ĐỀ THI HỌC KÌ I Năm học 2018-2019
Môn: Ngữ văn lớp 10 – Thời gian làm bài: 90 phút
(Không kể thời gian giao, chép đề)
I.MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA
– Kiến thức: Hệ thống lại những kiến thức về các phần: Làm văn, tiếng Việt và văn học chương trình Ngữ Văn 10.
– Kĩ năng: Vận dụng các kỹ năng: nhận biết; thông hiểu, vận dụng (phân tích đề, lập dàn ý, viết bài ) để làm được một bài kiểm tra trong thời gian 90 phút.
– Tư tưởng, thái độ : bồi dưỡng niềm tự hào về truyền thống văn hóa, văn học của dân tộc qua di sản văn học của cha ông để lại. Từ đó có lòng say mê với văn học Việt Nam.
HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA
– Hình thức: Tự luận
– Cách tổ chức kiểm tra: cho học sinh làm bài kiểm tra tự luận 90 phút
III. THIẾT LẬP MA TRẬN
– Liệt kê một số chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình môn Ngữ văn lớp 10
– Xác định khung ma trận.
KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN KHỐI 10 HỌC KÌ 1
Chủ đề/Mức độ | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Cộng | |
Vận dụng thấp | Vận dụng cao | ||||
Chủ đề 1: Đọc -hiểu văn bản |
– Nhận biết phương thức biểu đạt, phong cách chức năng ngôn ngữ – Chỉ ra biện pháp tu từ |
– Chỉ ra hiệu quả của các biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản |
– Viết một đoạn văn ngăn thê hiên suy nghĩ của bản thân về lí tưởng của những người trẻ trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm | ||
Số câu: Số điểm Tỉ lệ: |
2 2,0 điểm 20 % |
1,5điểm 15% |
1,0 điểm 10% |
1,0điểm 10 % |
1 câu 3đ 30% |
Chủ đề 2: Làm văn Phân tích, chứng minh, bình luận |
Nhận biết được kiểu bài, đúng vấn đề nghị luận |
Chỉ ra được các yêu cầu của đề bài. |
Kết hợp các thao tác lập luận để phân tích, chứng minh, bình luận vấn đề |
Có những liên tưởng thú vị, sự lí giải thấu đáo, văn viết có cảm xúc. |
|
Số câu: Số điểm Tỉ lệ: |
2,0 điểm 20% |
1,5 điểm 15% |
1,0điểm 10% |
1,0 điểm 10 % |
1 câu 7,0 đ 70% |
Tổng số câu: Số điểm Tỉ lệ: |
4,0điểm 40 % |
3.0 điểm 30% |
2,0điểm 20% |
1,0điểm 10 % |
2 câu 10 đ 100% |
BIÊN SOẠN ĐỀ THI THEO MA TRẬN
Trường THPT Lam Kinh
Đề kiểm tra học kỳ I năm học 2018 -2019
Môn: Ngữ văn. Lớp: 10 Thời gian làm bài: 90 phút
(Không kể thời gian giao, chép đề)
PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở bên dưới:
19.5.70
Được thư mẹ… Mẹ của con ơi, mỗi dòng chữ, mỗi lời nói của mẹ thấm nặng yêu thương, như những dòng máu chảy về trái tim khát khao nhớ thương của con. Ôi! Có ai hiểu lòng con ao ước được về sống giữa gia đình, dù chỉ là giây lát đến mức nào không? Con vẫn hiểu điều đó từ lúc con bước chân lên chiếc ô tô đưa con vào chiến trường bom đạn. Nhưng con vẫn ra đi vì lí tưởng. Ba năm qua, trên từng chặng đường con bước, trong muôn vàn âm thanh hỗn hợp của chiến trường, bao giờ cũng có một âm thanh dịu dàng tha thiết mà sao có một âm lượng cao hơn tất cả mọi bom đạn sấm sét vang lên trong lòng con. Đó là tiếng nói của miền Bắc yêu thương, của mẹ, của ba, của em, của tất cả… Từ hàng lim xào xạc trên đường Đại La, từ tiếng sóng sông Hồng dào dạt vỗ đến cả âm thanh hỗn tạp của cuộc sống thủ đô vẫn vang vọng trong lòng con không phút nào nguôi cả.
( Trích Nhật kí Đặng Thùy Trâm, NXB Hội nhà văn, Hà Nội, 2005)
Câu 1. Đoạn văn trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào? Đoạn văn có sử dụng những phương thức biểu đạt nào?
Câu 2. Xác định biện pháp tu từ và nêu tác dụng của nó trong câu văn: “Mẹ của con ơi, mỗi dòng chữ, mỗi lời nói của mẹ thấm nặng yêu thương, như những dòng máu chảy về trái tim khao khát nhớ thương của con”
Câu 3. Trong câu :” nhưng con vẫn gia đi vì lí tưởng”, lí tưởng mà liệt sĩ – bác sĩ Đặng Thùy Trâm nhắc đến trong câu văn là gì?
Câu 4. Anh( chị) nghĩ gì về sự hi sinh của những người trẻ tuổi trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc? ( Trình bày trong khoảng từ 7 – 10 dòng)
PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)
Vẻ đẹp của lối sống nhàn dật của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ Nhàn và bài học anh chị thấm thía nhất rút ra từ bài thơ?
—————–Hết—————
ĐÁP ÁN , BIỂU ĐIẾM
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I | ĐỌC HIỂU | 3,0 | |
1 | – Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (0,25) – Phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả, biểu cảm ( 0,25) |
0,5 | |
2 | – Biện pháp tu từ: so sánh (0,25) – Tác dụng: Khẳng định nỗi xúc động và tình cảm nhớ thương sâu nặng của liệt sĩ – bác sĩ Đặng Thùy Trâm khi nhận được thư của mẹ. (0,5) |
0,75 | |
3 | – Đó là lí tưởng hi sinh tuổi xuân lên đường chiến đấu để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. | 0,75 | |
4 | Hs bày tỏ suy nghĩ của mình, đảm bảo các ý: – Họ đã hi sinh tuổi xanh, đời trẻ vì lí tưởng độc lập và thống nhất dân tộc. – Thế hệ sau trân trọng và biết ơn các thế hệ đã quên mình, hi sinh để có Tổ Quốc, cuộc đời hôm nay ; từ đó có có ý thức trách nhiệm xây dựng đất nước giàu đẹp, vững mạnh. |
1,0 | |
II |
LÀM VĂN | 7,0 | |
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận ( có đủ các phần: mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết thúc được vấn đề) | 0,5 |
||
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận ( vẻ đẹp của lối sống thanh nhàn và bài học rút ra từ bài thơ) | 0,5 |
||
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm, thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí luận và dẫn chứng) – Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và vần đề cần nghị luận – Vẻ đẹp của lói sống thanh nhàn qua bài thơ: + Bản chất của chữ nhàn: Lối sống, phong thái thảnh thơi, tự tại, không vướng bận, sồng hoà hợp với thiên nhiên, tránh xa vòng danh lợi. + Vẻ đẹp của lối sống nhàn thể hiện qua: (cuộc sống trong lao động, cách chọn nơi ở, ăn uống, sinh hoạt, cách hưởng thụ, cách ứng xử) – Bàn luận : Lối sống nhàn trong thời đại của Nguyễn Bỉnh Khiêm là lối sống tích cực – Rút ra bài học cho bản thân: Với tuổi trẻ, sồng hoà hợp với thiên nhiên, không qua mưu cầu danh lợi, để tâm thanh tĩnh, hướng thiện. |
0,5 1,0 2,0 1,0 1,0 |
||
d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận | 0,25 | ||
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. | 0,25 | ||
ĐIỂM TOÀN BÀI THI: I+II = 10,00 điểm |
Kí duyệt của tổ chuyên môn Giáo viên thực hiện
Hà Thị Hương Nguyễn Huyền Trang