SỞ GD & ĐT….
Đề thi tham khảo
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI TỈNH
NĂM HỌC 2024 – 2025
Môn: Ngữ văn 12
Thời gian làm bài: 150 phút (Không tính thời gian phát đề)
ĐỌC HIỂU (10.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau:
CÂY CAM NGỌT CỦA TÔI (Trích)
Joses Mauro De Vasconcelos
Trong cuốn sách Cây cam ngọt của tôi, kể lại cảm xúc của cậu bé Zezé sau khi bị cha đánh đến ngất xỉu, tác giả viết:
“…Tối mất một tuần mới bình phục hoàn toàn. Nỗi buồn trong tôi không bắt nguồn từ đau đớn hay những cú đánh. Ở nhà, mọi người bắt đầu đối xử với tôi tốt đến mức có phần hơi kỳ. Nhưng một cái gì đó đã mất. Một cái gì đó quan trọng có thể khiến tôi trở lại là chính mình, khiến tôi có thể tin vào người khác, tin rằng họ là người tốt. Tôi trở nên câm lặng, thờ ơ, gần như lúc nào cũng ngồi bên Pinkie, thất thần nhìn thế giới xung quanh. Tôi không nói chuyện với Pinkie, cũng chẳng nghe những câu chuyện của nó. Hầu hết thời gian, tôi để em trai ngồi cùng mình. Tôi chơi trò cáp treo với nó, trò mà nó thích, và để nó đẩy cả trăm chiếc cúc giả làm toa cáp treo lên xuống cả ngày. Tôi nhìn nó chứa chan trìu mến, bởi vì khi còn nhỏ, cũng giống nó, tôi thích trò chơi đó lắm.
Gloria thấy lo cho sự câm lặng của tôi. Chị đặt xấp thẻ bài và cái túi bi của tôi ở bên cạnh tôi, nhưng nhiều khi tôi chẳng buồn nhúc nhích. Tôi không thích đi xem phim hay đi đánh giày. Sự thực là, tôi không thể chiến thắng nỗi đau trong lòng. Nỗi đau của một sinh vật nhỏ bé bị đánh đập tàn nhẫn mà không biết lí do tại sao.
Glória hỏi về những người bạn tưởng tượng của tôi.
Họ không còn ở đây nữa. Họ đi xa rồi.
Tôi muốn nói đến Fred Thompson và những người bạn khác.
Nhưng chị không biết cuộc cách mạng đang diễn ra trong tôi. Không biết điều tôi đã quyết định. Tôi đã đổi những cuốn phim. Tôi không còn dính dáng gì đến những chàng cao bồi và người da đỏ nữa. Từ giờ trở đi tôi chỉ muốn xem phim tình cảm, với thật nhiều nụ hôn và những cái ôm, trong đó mọi người đều yêu quý nhau. Vì tôi chẳng được tích sự gì, sinh ra chỉ để bị đánh đập thôi, nên ít nhất tôi có thể xem những người khác yêu quý nhau…”
(NXB Hội Nhà văn, 2022, tr. 180, 181)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Xác định ngôi kể của đoạn trích.
Câu 2. Theo đoạn trích, nhân vật tôi phải mất bao nhiêu thời gian để bình phục hoàn toàn?
Câu 3. Sau trận đánh của cha, nhân vật tôi đã có những thay đổi như thế nào trong cảm xúc?
Câu 4. Trong đoạn trích, câu văn “Tôi không thể chiến thắng nỗi đau trong lòng” cho ta hiểu thêm điều gì về nhân vật tôi?
Câu 5. Theo anh/chị, cách mọi người bắt đầu đối xử với tôi tốt đến mức có phần hơi kỳ bắt nguồn từ những nguyên nhân nào?
Câu 6. Từ cuộc cách mạng của nhân vật tôi, tác giả muốn gửi gắm điều gì tới người đọc?
Câu 7. Nếu bạn cũng rơi vào hoàn cảnh như nhân vật Tôi trong đoạn trích, bạn sẽ ứng xử như thế nào? Vì sao bạn lựa chọn cách ứng xử đó?
Câu 8. Theo bạn, một người trẻ có thể tự chữa lành được những tổn thương không? Nếu có, bạn hãy đề xuất một số cách có thể chữa lành.
- VIẾT (10.0 điểm)
BÀI THƠ CỦA MỘT NGƯỜI YÊU NƯỚC MÌNH 1
(Trần Vàng Sao)[1] …Tôi yêu đất nước này những buổi mai Không ai cười không tiếng hát trẻ con Đất đá cỏ cây ơi Lòng vẫn thương mẹ nhớ cha Ăn quán nằm cầu Hai hàng nước mắt chảy ra Mỗi đêm cầu trời khấn phật, tai qua nạn khỏi Tôi yêu đất nước này áo rách Căn nhà dột phên không ngăn nổi gió Vẫn yêu nhau trong từng hơi thở Lòng vẫn thương cây nhớ cội hoài Thắp đèn đêm ngồi đợi mặt trời mai Tôi yêu đất nước này như thế Như yêu cây cỏ trong vườn Như yêu mẹ tôi chịu khó chịu thương Nuôi tôi thành người hôm nay. (Trích Bài thơ của một người yêu nước mình http://www.thivien.ne |
C CẢM ƠN ĐẤT NƯỚC 3
(Huỳnh Thanh Hồng)4
Tôi chưa từng đi qua chiến tranh Chưa thấy hết sự hy sinh của bao người ngã xuống Thuở quê hương còn gồng gánh nỗi đau.
Tôi lớn lên từ rẫy mía, bờ ao Thả cánh diều bay Lội đồng hái bông súng trắng Mẹ nuôi tôi dãi dầu mưa nắng Lặn lội thân cò quãng vắng đồng xa.
Tôi lớn lên từ những khúc dân ca Khoan nhặt tiếng đờn kìm Ngân nga sáo trúc Đêm Trung thu say sưa nghe bà kể Chú Cuội một mình ngồi gốc cây đa.
Thời gian qua Xin cám ơn đất nước Bom đạn mấy mươi năm vẫn lúa reo, sóng hát Còn vọng vang với những câu Kiều Trong từng ngần ấy những thương yêu Tiếng mẹ ru hời Điệu hò thánh thót Mang hình bóng quê hương tôi lớn thành người….
(Trích Cảm ơn Đất nước, In trong Bến quê, NXB Văn nghệ TP Hồ Chí Minh, 2006, tr. ) |
Anh/chị hãy phân tích góc nhìn về Đất nước được thể hiện trong hai đoạn thơ trên. Từ đó, hãy bàn luận về dấu ấn riêng trong quá trình sáng tạo nghệ thuật của người nghệ sĩ.
————————— HẾT —————————
- D) SỞ GD & ĐT ….
Đề chính thức
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 12
ĐÁP ÁN, THANG ĐIỂM VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
(Đáp án, thang điểm và hướng dẫn chấm có 07 trang)
- YÊU CẦU CHUNG
- Có kiến thức văn học và xã hội đúng đắn, sâu rộng; kĩ năng làm văn tốt: bố cục rõ ràng, kết cấu chặt chẽ, diễn đạt trong sáng, giàu hình ảnh và gợi cảm, ít mắc lỗi về chính tả, ngữ pháp…
- Đáp ứng yêu cầu đổi mới cách thức kiểm tra, đánh giá phẩm chất năng lực học sinh, hướng dẫn chấm chỉ nêu nội dung cơ bản, định tính chứ không định lượng. Giám khảo cần hết sức linh hoạt khi vận dụng hướng dẫn chấm, không chỉ đánh giá kiến thức và kĩ năng mà còn chú ý đến thái độ, cảm xúc, tình cảm của người viết, cẩn trọng và tinh tế đánh giá bài làm của thí sinh trong tính chỉnh thể. Giám khảo cần khuyến khích những tìm tòi, sáng tạo riêng trong nội dung và hình thức bài làm, chấp nhận các kiến giải khác nhau, kể cả không có trong hướng dẫn chấm, miễn là hợp lí, có sức thuyết phục.
- Tổng điểm của toàn bài là 20,0 điểm, cho lẻ đến 0,5 điểm. Điểm toàn bài lấy đến một chữ số thập phân sau khi đã làm tròn số.
- YÊU CẦU CỤ THỂ
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I | ĐỌC HIỂU | 10,0 | |
1 | Xác định ngôi kể của đoạn trích: ngôi thứ nhất
Hướng dẫn chấm: – Thí sinh trả lời như đáp án: 1,0 điểm – Thí sinh trả lời không đúng như đáp án hoặc không trả lời: 0,0 điểm. |
1,0 | |
2 | Theo đoạn trích, nhân vật tôi phải mất một tuần để bình phục hoàn toàn
Hướng dẫn chấm: – Thí sinh trả lời như đáp án: 1,0 điểm – Thí sinh trả lời không đúng như đáp án hoặc không trả lời: 0,0 điểm. |
1,0 | |
3 | Sau trận đánh của cha, nhân vật tôi đã có những thay đổi trong cảm xúc:
+ Một cái gì đó đã mất + Tôi trở nên câm lặng, thờ ơ, thất thần nhìn thế giới xung quanh +Tôi không thể chiến thắng nỗi đau trong lòng +Tôi đã đổi những cuốn phim Hướng dẫn chấm: – Thí sinh trả lời như đáp án: 1,0 điểm – Thí sinh trả lời được 3 ý: 0,75 – Thí sinh trả lời được 2 ý: 0,5 điểm – Thí sinh trả lời được 1 ý: 0,25 điểm – Thí sinh trả lời không đúng như đáp án hoặc không trả lời: 0,0 điểm. |
1,0 | |
4 | Trong đoạn trích, câu văn “Tôi không thể chiến thắng nỗi đau trong lòng” cho ta hiểu thêm về những đau đớn, những tổn thương mà nhân vật tôi phải gánh chịu. Hơn nữa, nhân vật tôi đã và đang không thể vượt qua được nỗi đau thể xác và tinh thần sau trận đánh của cha.
Hướng dẫn chấm: – Thí trả lời như đáp án: 1,0 điểm – Thí sinh trả lời theo ý tương đương đáp án: 0,5 điểm – Thí sinh trả lời không đúng như đáp án hoặc không trả lời: 0,0 điểm. |
1,0 | |
5 | Nguyên nhân khiến mọi người bắt đầu đối xử với tôi tốt đến mức có phần hơi kỳ: muốn vỗ về, an ủi tôi; muốn xoa dịu, bù đắp nỗi đau của tôi.
Hướng dẫn chấm: – Thí sinh trả lời như đáp án: 1,0 điểm – Thí sinh trả lời được 1 ý: 0,5 – Thí sinh trả lời không đúng như đáp án hoặc không trả lời: 0,0 điểm. |
1,0 | |
6 | – Cuộc cách mạng diễn ra trong tôi là: Thay đổi những cuốn phim, thay đổi sở thích, mối quan tâm. Nhân vật tôi chấp nhận hiện thực, tự tìm cách vỗ về, chữa lành những tổn thương, tự mình vượt qua nỗi đau.
– Thông điệp mà tác giả muốn gửi đến người đọc qua đoạn trích. Một số gợi ý sau: + Đừng làm tổn thương người khác cả về thể xác lẫn tinh thần + Hãy biết cách an ủi, chia sẻ, động viên những người xung quanh nếu họ gặp chuyện không vui + Tự mình cần biết cách để vượt qua những nỗi đau, tự mình làm lành những vết thương trong tâm hồn… Hướng dẫn chấm: – Thí sinh trả lời đúng như đáp án hoặc ý tương đương: 2,0 điểm – Thí sinh trả lời đúng được 01 ý trong đáp án hoặc 1 ý tương đương: 1,0 điểm. – Thí sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 1,0 – 1,5 điểm – Thí sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm |
2,0 | |
7 | – Thí sinh đưa ra được một sự lựa chọn/phản ứng nếu rơi vào hoàn cảnh như nhân vật tôi và lý giải thuyết phục.
Một số phản ứng có thể sẽ xuất hiện: chấp nhận, tìm cách trò chuyện để tìm hiểu nguyên nhân, , tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người xung quanh; tìm cách tránh mặt, bỏ đi, bực tức, oán hận,… Hướng dẫn chấm: – Thí sinh trả lời như đáp án và lý giải thuyết phục: 2,0 điểm – Thí sinh nêu được phản ứng những lý giải chưa rõ ràng: 1,5 điểm – Thí sinh nêu được phản ứng những chưa lý giải: 1,0 – Thí sinh trả lời không đúng như đáp án hoặc không trả lời: 0,0 điểm. |
2,0 | |
8 | – Trả lời câu hỏi: có/ không
– Lý giải: + Nếu không, HS cần đưa ra lí do xác đáng. Ví dụ: không đủ bao dung, tha thứ; không đủ nghị lực, bản lĩnh; không tìm được sự giúp đỡ từ những người xung quanh… + Nếu có, đề xuất một số cách: tự mình học cách bao dung, tha thứ, thay đổi thái độ; tìm đến thiên nhiên, âm nhạc; tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người xung quanh… Hướng dẫn chấm: – Thí sinh trả lời như đáp án: 1,0 điểm – Thí sinh trả lời được 1 ý: 0,5 – Thí sinh trả lời không đúng như đáp án hoặc không trả lời: 0,0 điểm. |
1,0
|
|
II | VIẾT | 10,0 | |
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề |
0,5 | ||
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Phân tích góc nhìn về Đất nước trong hai đoạn thơ; bàn luận về dấu ấn riêng trong quá trình sáng tạo nghệ thuật của người nghệ sĩ
Hướng dẫn chấm: – Thí sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm. – Thí sinh xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0,0 điểm. |
0,5 | ||
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới: * Phân tích góc nhìn về Đất nước trong 2 đoạn thơ: – Giới thiệu ngắn gọn về 2 tác giả, tác phẩm và 2 đoạn thơ. – Phân tích góc nhìn về Đất nước trong 2 đoạn thơ: + Đoạn 1: Đoạn thơ thể hiện góc nhìn về đất nước với nhiều với nhiều cung bậc cảm xúc, nhiều sắc thái: ++ Đất nước với nhiều nỗi đau ++ Đất nước với nhiều yêu thương của những con người cùng khổ, vẫn yêu nhau trong từng hơi thở ++ Đất nước với những con người luôn có khát vọng về ngày mai tươi sáng. ++ Đoạn thơ là tình cảm yêu nước rất mực chân thành, thiết tha, hồn hậu, mãnh liệt của nhà thơ. Tình cảm đó được tạo nên bởi sự gắn bó, gần gũi với tình thân, với những điều dung dị, với cảnh vật, với cuốc sống, con người trên quê hương. Tình cảm đó được thể hiện một cách sâu sắc, xúc động với thể thơ tự do, ngôn ngữ giàu hình ảnh, giọng thơ xúc động, da diết… + Đoạn 2: Góc nhìn về Đất nước cũng được thể hiện với góc nhìn xúc động, chân thực: ++ Đất nước bình dị, gần gũi nhưng cũng cao cả, thiêng liêng ++ Dù qua bao năm tháng chiến tranh nhưng vẻ đẹp, sự sống, những giá trị vật chất, tinh thần vẫn trường tồn. ++ Đoạn thơ là tình yêu, sự tự hào, trân trọng và biết ơn Đất nước của tác giả vì đã cho mình được sống trong những không gian bình dị, trong những giá trị văn hóa, trong tình yêu thương. ++ Nghệ thuật: Thể thơ tự do; ngôn ngữ giản dị, gợi cảm xúc; các biện pháp nghệ thuật như ẩn dụ, so sánh, liệt kê… được sử dụng một cách sáng tạo; nhìn đất nước ở nhiều phương diện khác nhau; giọng điệu trầm lắng, thiết tha… – Chỉ ra điểm giống và khác: + Giống nhau: Cả 2 đoạn thơ đều thể hiện góc nhìn đầy trân trọng, mến yêu, tự hào của 2 nhà thơ về Đất nước. Cả 2 đoạn thơ đều thấm đẫm tình yêu quê hương, đất nước và cũng tiêu biểu cho phong cách thơ của của 2 tác giả. 2 đoạn thơ cũng là lời nhắc nhở mỗi người hãy sống gắn bó, tự hào về đất nước. Về nghệ thuật, cả 2 đoạn thơ đều được viết bằng thể thơ tự do; hình ảnh chân thực, gợi cảm xúc; ngôn ngữ trong sáng, giản dị… + Khác nhau: Đoạn thơ thứ nhất thể hiện góc nhìn về một đất nước gắn với những nỗi đau, với những con người, cảnh vật bình dị và khát vọng về một ngày mai tươi sáng bằng một giọng thơ đầy xúc động, xót xa. Đoạn thơ thứ hai thể hiện góc nhìn về một đất nước gần gũi, bình dị, cao cả, thiêng liêng, gắn với các giá trị văn hóa; giọng thơ trầm lắng, thiết tha. + Nguyên nhân dẫn đến khác nhau: do thời điểm sáng tác, do mục đích sáng tác; do hoàn cảnh riêng của mỗi thi sĩ, do trải nghiệm, góc nhìn và phong cách sáng tác của tác giả. + Bởi những điểm khác nhau đã góp phần tạo thêm những góc nhìn đa dạng về đề tài quê hương Đất nước trong thơ ca; đồng thời người đọc có thêm những ấn tượng về phong cách của nhà nhà thơ ở hai thời kì khác nhau. – Đánh giá: + Hai đoạn thơ đã thể hiện góc nhìn về Đất nước rất chân thực, xúc động. + Hai đoạn thơ tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của các nhà thơ + Hai đoạn thơ nói riêng, tác phẩm nói chung góp phần làm phong phú thêm các sáng tác về đề tài Đất nước trong văn học hiện đại. Hướng dẫn chấm: – Phân tích đầy đủ, sâu sắc: 4, 5 – 5,0 điểm. – Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 3,0 điểm – 4,5 điểm. – Phân tích chung chung, sơ sài: 1,0 điểm – 3,0 điểm. – Bài viết lạc đề hoặc không làm bài: 0,0 điểm |
5,0
|
||
* Bàn luận về dấu ấn riêng của người nghệ sĩ:
– Nghệ thuật là lĩnh vực của sự sáng tạo, độc đáo. Mỗi người nghệ sĩ trong quá trình cầm bút phải cố gắng tạo được dấu ấn riêng. Dấu ấn riêng đó thể hiện ở cách tiếp cận, phát hiện, khám phá riêng của nhà văn, nhà thơ về hiện thực cuộc sống; ở quan niệm riêng, tư tưởng mới lạ; ở hình thức độc đáo, không lặp lại. – Để hình thành nên phong cách của một nhà văn, cách nhìn là yếu tố quan trọng nhất. Cách nhìn đó không chỉ có nét riêng mà còn cần phải độc đáo. Cách nhìn riêng, độc đáo là dấu ấn sang tạo của mỗi một người nghệ sĩ, thể hiện những khám phá mới mẻ về hiện thực, làm nên sức sống, sức hấp dẫn cho mỗi tác phẩm. Nhà văn chỉ thực sự có phong cách khi cách nhìn riêng, độc đáo; khi đem đến những hình thức thể hiện mới lạ, khi đánh thức được những “khoái cảm thẩm mĩ” nơi người đọc. – Sự hợp thành của các tác giả có dấu ấn riêng, độc đáo, sẽ tạo nên diện mạo phong phú của nền văn học, góp phần thúc đẩy sự phát triển không ngừng cho văn học nghệ thuật. Đây cũng là quy luật sống còn, là quy luật tất yếu của văn học mọi thời đại, mọi nền văn học trên thế giới. – Mỗi người nghệ sĩ phải luôn luôn tạo dựng được dấu ấn độc; phải biết “đào sâu, tìm tòi khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có” (Nam Cao); người đọc phải hiểu và lí giải được sự sáng tạo nghệ thuật của nhà văn trong tác phẩm, biết trân trọng lao động nghệ thuật của người nghệ sĩ và trở thành người đồng sáng tạo với nhà văn. Hướng dẫn chấm: – Bàn luận đầy đủ, sâu sắc: 2,0 – 2,5 điểm. – Bàn luận chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 1,0 điểm – 1,75 điểm. – Bàn luận chung chung, sơ sài: 0,25 điểm – 0,75điểm. – Bài viết lạc đề hoặc không làm bài: 0,0 điểm |
2.5 | ||
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. |
0,5 | ||
e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
Hướng dẫn chấm: Học sinh biết vận dụng lí luận văn học trong quá trình phân tích, đánh giá; biết so sánh để làm nổi bật nét đặc sắc trong góc nhìn về Đất nước trong của 2 đoạn thơ; biết liên hệ vấn đề nghị luận với thực tiễn đời sống; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc; có những phát hiện mới mẻ về vấn đề nghị luận. – Đáp ứng được 3 yêu cầu trở lên: 1,0 điểm – Đáp ứng được 2 yêu cầu: 0,75 điểm – Đáp ứng được 01 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm. – Không đáp ứng được: không cho điểm. |
1,0 |