NGỮ VĂN 10
Câu 1 (4,0 điểm)
Hạnh phúc
đôi khi như lá
xanh trong nắng dội mưa tràn
Hạnh phúc
đôi khi như quả
thơm trong im lặng, dịu dàng
Hạnh phúc đôi khi như sông
vô tư trôi về biển cả
chẳng cần biết mình
đầy vơi
(Nguyễn Loan – Hạnh phúc đôi khi, Tạp chí Sông Hương số 336)
Trình bày suy nghĩ của anh/ chị về thông điệp được gửi gắm trong bài thơ trên.
Câu 2 (6,0 điểm)
“Thơ ca bắt rễ từ lòng người, nở hoa nơi từ ngữ.” (Viên Mai)
Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến trên? Bằng hiểu biết về một vài tác phẩm văn học, hãy làm sáng tỏ ý kiến đó.
– – – – – – – – – Hết – – – – – – – – –
(Thí sinh không được sử dụng tài liệu, cán bộ coi thi không giải thích gì
Họ và tên thí sinh………………………………… Số báo danh……………………………………
Cán bộ coi thi số 1………………………… Cán bộ coi thi số 2……………………………………
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HẢI DƯƠNG
|
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 10 THPT CẤP TỈNH
Môn thi: NGỮ VĂN Hướng dẫn chấm có 03 trang |
HƯỚNG DẪN CHẤM
- YÊU CẦU CHUNG
– Giám khảo phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của thí sinh, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt Hướng dẫn chấm, sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí, khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo.
– Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách nhưng nếu đáp ứng những yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm.
– Điểm bài thi có thể cho lẻ đến 0,25 điểm và không làm tròn.
- YÊU CẦU CỤ THỂ
Câu 1 (4,0 điểm)
- Về kĩ năng:
Biết cách làm bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lý với bố cục rõ ràng, mạch lạc, hành văn trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. Kết hợp nhuần nhuyễn các thao tác lập luận: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận,… dẫn chứng tiêu biểu, chọn lọc.
- Về kiến thức:
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần làm rõ những nội dung cơ bản sau:
1. | Giới thiệu vấn đề: Quan niệm về hạnh phúc | 0,5 |
2. | Giải thích quan niệm về hạnh phúc của Nguyễn Loan | 0,5 |
– Thể thơ tự do, lối thơ vắt dòng, kết cấu đơn giản với phép lặp cấu trúc ở 3 khổ thơ:
+ Hạnh phúc như lá xanh trong mưa nắng: hạnh phúc như cây cỏ, tràn đầy sức sống giữa nắng gió, đất trời + Hạnh phúc như quả thơm dịu dàng: hạnh phúc là những điều sâu lắng, bình dị; là cống hiến lặng lẽ, âm thầm + Hạnh phúc như sông: hạnh phúc là dòng chảy vô tận, khi cuồn cuộn, khi êm đềm => Quan niệm về hạnh phúc: hạnh phúc là những điều bình dị, dễ tìm, hiện hữu trong cuộc sống quanh ta. – “Hạnh phúc” là một trạng thái cảm xúc của con người khi được thỏa mãn một nhu cầu nào đó. Hạnh phúc là một cảm xúc bậc cao, được cho rằng chỉ có ở loài người, nó mang tính nhân bản sâu sắc và thường chịu tác động của lý trí. |
0,25
0,25 |
|
3 | Phân tích, lí giải | 2,50 |
– Vì sao cần trân trọng hạnh phúc?
+ Hạnh phúc là khát vọng, là mong muốn, là đích đến của con người trong cuộc sống. Hạnh phúc không phải lúc nào cũng cao sang, đôi khi hạnh phúc có được từ những điều giản dị nhất trong cuộc sống + Hạnh phúc mang đến tâm trạng phấn chấn, tươi vui, nhẹ nhõm. Nó cân bằng cảm xúc bên trong con người. Nó tạm xua đi những buồn đau, bất hạnh … trong cuộc sống. + Hạnh phúc cũng giúp chúng ta có thêm động lực để phấn đấu cho những dự định lớn hơn ở phía trước, xây thêm những điều tốt đẹp cho cuộc sống … – Bàn luận + Hạnh phúc là thứ mà tất cả mọi người đều có quyền được hưởng thụ nhưng không có sẵn. Hạnh phúc do chính con người tạo ra. + Phê phán những người sống ỷ lại, không biết trân trọng, gìn giữ hạnh phúc; những người chìm đắm trong hạnh phúc mà quên đi thực tại, kiêu ngạo, tự phụ, đánh mất mình; trông chờ hoặc theo đuổi những hạnh phúc viển vông, mơ hồ… |
2,0
0,5
|
|
4. | Rút ra bài học nhận thức và hành động | 0,5 |
– Cần có nhận thức đúng đắn về hạnh phúc trong mối quan hệ với cuộc sống của bản thân. Biết cảm thông, chia sẻ, hài hòa giữa hạnh phúc cá nhân với hạnh phúc của mọi người.
– Biết vun đắp hạnh phúc bằng những việc làm cụ thể, biết trân trọng, gìn giữ hạnh phúc. “Đừng tô vẽ một chân trời xa toàn màu hồng thắm/ Hạnh phúc vẹn nguyên giữa cuộc đời thường” |
Lưu ý: thí sinh có thể có những cách lý giải, triển khai vấn đề khác đáp án nhưng hợp lý vẫn được ghi nhận.
Câu 2 (6,0 điểm)
- Về kĩ năng:
– Biết cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề lí luận văn học, bố cục rõ ràng, sử dụng linh hoạt các thao tác lập luận: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận…
– Văn viết mạch lạc, trong sáng, có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Về kiến thức:
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các nội dung cơ bản sau:
1. | Giới thiệu vấn đề nghị luận: mối quan hệ giữa nội dung và hình thức của tac phẩm nghệ thuật; về đặc trưng của văn học, đặc trưng của thơ | 0,5 |
2. | Giải thích | 0,5 |
– Thơ ca: trước hết là một loại hình văn học, sau nữa có thể hiểu là chỉ văn học nghệ thuật nói chung.
– Thơ ca bắt rễ từ lòng người: Thơ ca là tiếng nói chân thực của tình cảm. Nó được khơi nguồn, bắt rễ từ tư tưởng, cảm xúc của người nghệ sĩ.; vai trò của yếu tố tình cảm, xúc cảm trong sáng tác thơ, đến nội dung của tác phẩm văn học. – Nở hoa nơi từ ngữ: Là ngôn từ nghệ thuật, giá trị nghệ thuật, vẻ đẹp ngôn ngữ của tác phẩm văn học. => Như vậy, nhận định bàn về mối quan hệ giữa nội dung và hình thức của tac phẩm nghệ thuật; về đặc trưng của văn học, đặc trưng của thơ; đề cao vai trò của yếu tố tình cảm, cảm xúc trong thơ, đồng thời yêu cầu tình cảm ấy phải được diễn tả bằng ngôn từ đẹp đẽ, giàu tính thẩm mĩ. |
0,25
0, 25
|
|
3. | Lí giải | 1,0 |
– Thơ ca bắt rễ từ lòng người bởi lẽ:
+ Xuất phát từ đặc trưng của văn học: Nghệ thuật là lĩnh vực sáng tạo để phản ánh hiện thực, trong đó phản ánh tâm tư, tình cảm của chủ thể sáng tạo. Xuất phát từ đặc trưng về đối tượng, nội dung của văn học, có thể thấy: văn học không phản ánh hiện thực một cách bàng quan, lạnh lung mà bao giờ cũng gắn chặt với tình cảm, ước mơ, khát vọng…của nhà văn. Điều đó tạo nên qui luật tình cảm trong phản ánh nghệ thuật. + Xuất phát từ đặc trưng của thơ, đặc biệt là thơ trữ tình: tiếng nói trữ tình bao giờ cũng được bộc lộ trực tiếp, trở thành bình diện thứ nhất của sáng tác. – Tiếng nói của tình cảm, tâm tư con người được gửi gắm trong tác phẩm nghệ thuật như thế nào? + Nhu cầu được giãi bày những gì chất chứa trong lòng (niềm vui, nỗi buồn…) + Là lời nhắn gửi, sự cảm thông; là tiếng lòng đến với tiếng lòng (tiếng nói tri âm) + Nghệ thuật chân chính còn chứa đựng trong nó chiều sâu của tư tưởng tiến bộ, các giá trị đối với cuộc sống, làm đẹp và phong phú hơn cho tâm hồn con người. – Nở hoa nơi từ ngữ bởi lẽ: vẻ đẹp của tình cảm, cảm xúc trong thơ phải được kết tinh ở hình thức nghệ thuật, được biểu hiện bằng những biện pháp nghệ thuật độc đáo mà trước hết là nghệ thuật sử dụng ngôn từ. |
0,5
0,25
0,25 |
|
4. | Chứng minh nhận định qua một vài tác phẩm văn học | 3,5 |
Học sinh vận dụng kiến thức trong một vài tác phẩm ( 2 hoặc 3 tác phẩm) để chứng minh được 2 ý cơ bản sau:
– Tiếng nói của tình cảm, tâm tư con người được gửi gắm trong bài thơ – Nghệ thuật sử dụng ngôn từ độc đáo Ví dụ: Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” – Thanh Hải – Phương diện nội dung + Cảm hứng chủ đạo: tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời, thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến cho đất nước, góp một “mùa xuân nho nhỏ” của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc. + Tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trữ tình: Niềm say mê trước mùa xuân thiên nhiên tươi đẹp, đồng thời thể hiện khát vọng được công hiến hết mình để làm đẹp cho mùa xuân của đất nước của tác giả. – Phương diện nghệ thuật + Thể thơ 5 chữ gần với điệu dân ca, âm hưởng trong sáng, nhẹ nhàng, tha thiết, điệu thơ như điệu của tâm hồn, cách gieo vần liền tạo sự liền mạch của dòng cảm xúc. + Hình ảnh tự nhiên, giản dị, những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng. Đặc biệt, một số hình ảnh cành hoa, con chim, mùa xuân được lặp đi lặp lại và nâng cao, tạo ấn tượng sâu sắc + Cấu tứ bài thơ chặt chẽ, chủ yếu dựa trên sự phát triển của hình tượng mùa xuân. Từ mùa xuân đất trời đến màu xuân đất nước và rồi cuối cùng là mùa xuân trong lòng người. + Giọng điệu bài thơ phù hợp với cảm xúc của tác giả. Ở đoạn đầu vui vẻ, say sưa với vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, rồi phấn chấn, hối hả trước khí thế lao động của đất nước. Và cuối cùng là trầm lắng, trang nghiêm mà thiết tha bộc bạch, tâm niệm. |
|
|
4. | Bàn luận, mở rộng
– Nhận định đã đề cập đến giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm. Một tác phẩm chân chính phải khởi phát từ tình cảm dạt dào của tác giả và được thể hiện bằng ngôn từ chắt lọc, trau chuốt. – Người nghệ sĩ phải có trái tim nhạy cảm, tinh tế về khả năng lao động nghệ thuật nghiêm túc thì mới tạo được những vần thơ trác tuyệt. – Người đọc cần có sự tìm tòi, khám phá giá trị tác phẩm trên 2 phương diện: nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật; luôn trân trọng tài năng của nhà văn. |
0,5 |