Đề HSG chương trình mới : Thơ là một thông báo thẩm mĩ kết hợp bốn yếu tố: ý, tình, hình, nhạc

Đề tham khảo số 16:

ĐỀ KIỂM TRA NĂNG LỰC HỌC SINH GIỎI

Môn: Ngữ văn

Ngày kiểm tra: …./ … /202..

Thời gian: 180 phút (không kể thời gian phát đề)                 

Câu 1: (8.0 điểm)

Anh/chị hãy viết một bài văn nghị luận bày tỏ suy nghĩ về câu nói: ”Đời người như một bài thơ, giá trị của nó không tùy thuộc vào số câu mà tùy thuộc vào nội dung” (Sê-nê-ca, theo ”Những vòng tay âu yếm”, NXB Trẻ 2003).

Câu 2: (12 điểm)

 Bàn về thơ, nhà nghiên cứu văn học – nhà thơ Mã Giang Lân cho rằng: “Thơ là một thông báo thẩm mĩ kết hợp bốn yếu tố: ý, tình, hình,  nhạc”.

Qua thực tế tiếp nhận các tác phẩm thơ trong chương trình Ngữ văn cấp THPT, anh/chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

—- Hết—-

ĐÁP ÁN, HƯỚNG DẪN CHẤM

Câu Nội dung Điểm
1 Anh, chị hãy viết một bài văn nghị bày tỏ suy nghĩ về câu nói của Nick Vujick: “Những ước mơ không chết chừng nào bạn còn nuôi dưỡng nó bằng niềm đam mê”.  
  *MB:

– Dẫn dắt vào đề

– Trích dẫn câu nói “….”

 
  –         Giải Thích:

+ Ước mơ chính là những kì vọng, khát khao của bản thân bắt nguồn từ đam mê, sở thích và mong muốn được thể hiện, được cống hiến.

+ Đam mê là cảm giác mong muốn, khát khao, sự nhiệt huyết, rèn luyện và theo đuổi đến cùng thế nên thiếu đi đam mê thì ước mơ sẽ chẳng bao giờ thực hiện được, mà nó sẽ mãi chỉ là ước mơ mà thôi.

=>Còn nếu không có ước mơ thì đương nhiên sự đam mê sẽ chẳng bao giờ tồn tại đam mê chính là sợi dây ấy, sẽ dẫn đưa ước mơ của bạn bay cao, bay xa và không bị lầm đường lạc lối.

1.0
  –         Tại sao?

+ Ước mơ là động lực cho mỗi người khao khát phấn đấu vươn lên.

+ Không có ước mơ ta sẽ sống cuộc đời vô nghĩa.

+ Để biến ước mơ thành sự thật cần thắp lên ngọn lửa đam mê. Đam mê là sợi dây vô hình để giữ chặt nhiệt huyết theo đuổi và đưa ước mơ bay cao, bay xa mà không bị lạc hướng.

2.0
  – Bàn luận:

+Câu nói của Nick như tiếp thêm sức mạnh ánh lửa soi đường cho những ai đang thực hiện lý tưởng của đời mình.

+Ước mơ và đam mê có mối quan hệ biện chứng không thể tách rời.

+ Quá trình thực hiện ước mơ sẽ va vấp những khó khăn, vất vả. Nếu bạn không đủ nghị lực ắt hẳn sẽ chùn bước, gục ngã, thất bại. Và vấp ngã thất bại phải biết đứng lên.

+ Ước mơ lớn nhưng niềm đam mê không đủ sẽ rất khó thành công. Vậy nên phải có niềm đam mê mãnh liệt.

+ Còn ước mơ là còn “sống”, thiếu ước mơ như đã chết trong tâm hồn.

2.5
  – Phê phán/; Không ước mơ khác nào đời sống thực vật, một khối tịt  di động, không phương hướng khác nào con tàu ma chìm dưới đại dương mà không biết đâu là bến bờ. 1.0
  – Nhận thức, hành động:

+ Nhận thức: Câu nói như lời cảnh tỉnh nhẹ nhàng cho thanh thiếu niên; cho người đọc nhiều suy tư về: mục tiêu, bản chất, cách thức chinh phục ước mơ.

+ Hành động: Phấn đấu hơn nữa sống không ngừng khát vọng và chinh phục bằng niềm đam mê; Cần sớm có kế hoạch, lộ trình thời gian, hành động bằng việc làm cụ thể để biến ước mơ thành hiện thực.

1.5
  KB:  
  Bàn về thơ, nhà nghiên cứu văn học – nhà thơ Mã Giang Lân cho rằng: “Thơ là một thông báo thẩm mĩ kết hợp bốn yếu tố: ý, tình, hình,  nhạc”.

Qua thực tế tiếp nhận các tác phẩm thơ trong chương trình Ngữ văn cấp THPT, anh/chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

 
2 Giải thích:

Giải thích ý kiến:

“thông báo thẩm mĩ”: là văn bản cung cấp những thông tin có giá trị nghệ thuật, mang tính nhân văn sâu sắc (chứ không khô khan, cứng nhắc), và được thể hiện qua hình thức nghệ thuật khác nhau của ngôn ngữ.

– “Ý”: hiểu theo nghĩa hẹp là ý thơ, tứ thơ, theo nghĩa rộng là nội dung, ý nghĩa của thi phẩm.

– “Tình”: là tình cảm, tâm trạng, cảm xúc trong thơ. Có thể là tình cảm giữa các nhân vật hoặc tình cảm của tác giả đối với vấn đề được nói tới hay diễn biến tâm trạng của nhân vật trữ tình.

– “Hình”:  Hình ảnh thơ, là những chi tiết của đời sống được nhà thơ ghi lại một cách sáng tạo hoặc tưởng tượng ra để thể hiện tư tưởng, tình cảm.

– “Nhạc”: là nhạc điệu của bài thơ, thể hiện ở giọng thơ, nhịp thơ, sự phối hợp thanh điệu bằng trắc. Nhạc điệu trong thơ không chỉ là sự kết hợp hài hòa của vỏ âm thanh (ngôn ngữ) mà là yếu tố thể hiện cảm xúc, tư tưởng.

– Đây là một nhận xét ngắn gọn nhưng nói lên được những đặc điểm cơ bản của thơ cả về nội dung và hình thức. Đó là những yếu tố làm nên một tác phẩm thơ, cũng là quyết định sự sống còn của thơ.

3.0
  *Chứng minh qua một số tác phẩm:

*Chứng minh qua bài thơ: “Đàn ghita của Lorca” – Thanh Thảo.

+ Bài thơ là sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố: ý, tình, hình, nhạc.

+ Ý: tứ thơ được triển khai dựa trên sự thật về cuộc đời và sự nghiệp nghệ thuật của nghệ sĩ thiên tài của đất nước Tây Ban Nha: Gacxia Lorca. Cụ thể như sau:

Đoạn 1: tái hiện không gian văn hóa Tây Ban Nha, bối cảnh chính trị Tây Ban Nha  thời Lorca và khắc họa chân dung người nghệ sĩ lãng du, đơn độc trên hành trình cách tân nghệ thuật.

Đoạn 2: Cái chết đột ngột, thảm khốc của Lorca giữa lúc tuổi xuân còn rực rỡ, tài năng đang độ chín, hành trình cách tân nghệ thuật còn dang dở.

Đoạn 3: Sức sống bất tử, sức ảnh hưởng của tài năng, nhân cách và nghệ thuật Lorca.

+ Tình:

– Sự căm giận, thương xót,cảm thông của tác giả trước số phận bất hạnh của Lorca.

– Lòng ngưỡng mộ, tôn sùng của Thanh Thảo trước tài năng, khát vọng và sức sống bất tử của con người, nghệ thuật Lorca.

+ Hình: hình ảnh thơ có tính chất ngẫu hưng và mang tính biểu tượng cao, nhiều hình ảnh ẩn dụ chuyển đổi cảm giác (đặc biệt là hình ảnh tiếng đàn), đánh thức giác quan của người đọc.

+ Nhạc:

– Giọng thơ: biến đổi linh hoạt theo ý thơ và cảm xúc của tác giả: khi căm giận, bàng hoàng, khi đau đớn, nghẹn ngào, khi tự hào, tin tưởng.

– Bài thơ được viết mô phỏng 1 bản đàn với tiếng nhạc dạo và tạo dư âm bằng âm thanh: lila lila lila (mô phỏng âm thanh đàn ghita).

– Lối thơ vắt dòng để cảm xúc tuôn chảy như một dòng suối bất tận.

– Cách ngắt nhịp ngẫu hứng, khoảng trống giữa các dòng thơ như những nốt lặng của một bản đàn, để lại dư âm ngân nga trong lòng người.

6.0
  *Đánh giá:

* Đánh giá chung về giá trị của bài thơ:

+  Các yếu tố hình, nhạc của bài thơ góp phần chuyển tải nội dung, tình cảm một cách sâu sắc và độc đáo.Thanh Thảo đã tìm đến những cách thể hiện khác lạ của thơ siêu thực, khai thác tối đa sức biểu đạt của hình ảnh và nhạc điệu trong thơ, đem đến một màu sắc mới cho một đề tài quen thuộc.

+ Với lối viết thiên về cách tân, Thanh Thảo đã góp phần đổi mới thơ Việt sau 1975, đáp ứng nhu cầu thẩm mĩ của một thế hệ bạn đọc mới, cũng là để thơ Việt tiếp cận gần hơn với xu thế phát triển của thơ ca hiện đại trên thế giới.

3.0
  * Bàn luận mở rộng:

+ Trong thơ, các yếu tố: ý, tình, hình, nhạc… không đứng độc lập mà luôn gắn kết chặt chẽ và tác động qua lại.  Yếu tố hình thức (hình, nhạc)… góp phần biểu đạt nội dung (ý, tình). Ngược lại nội dung, ý nghĩa của thơ thêm phần sâu sắc, hấp dẫn nhờ hình thức nghệ thuật độc đáo, nó làm cho thơ không chỉ mang nội dung thông báo khô khan mà mang lại giá trị nghệ thuật đặc sắc.

+ Khi đọc thơ, nếu chỉ chú ý vào ý, tình thì chưa thấy hết sự độc đáo của tác phẩm, nếu chỉ căn cứ vào hình, nhạc thì dễ rơi vào chủ nghĩa hình thức. Cần có một cái nhìn tổng thể để đánh giá khách quan và đầy đủ về giá trị của một thi phẩm.

+ Không nên tuyệt đối hóa vai trò của bốn yếu tố trên trong thơ, còn những yếu tố khác góp phần làm nên giá trị của bài thơ: ngôn từ, sự cảm nhận của độc giả…

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *