Đề HSG 12: Thơ còn tồn tại được không trong vũ trụ truyền thông đại chúng

  ĐỀ THI CHỌN HSG LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2022 -2023

Môn: NGỮ VĂN

Thời gian làm bài: 180 phút(không kể thời gian giao đề)

Câu 1. (8,0 điểm)

                                    … Cha mẹ định quàng dây cương vào tôi.

                                    “Hãy để con tự đi!”

                                    Độc mã,

                                    Quyết làm những gì mình muốn…

                                                                        (Vi Thuỳ Linh – Khát – NXB Phụ nữ, 2007)

Suy nghĩ của anh/chị về vấn đề xã hội được đặt ra trong  trích trên.

Câu 2. (12,0 điểm)

Cách đây 40 năm, Eugenio Montale – nhà thơ người Italia từng đặt câu hỏi:

Thơ còn tồn tại được không trong vũ trụ truyền thông đại chúng?

Từ góc độ của một người đang sống trong xã hội hiện đại ngày nay, anh/chị hãy trả lời câu hỏi trên.

 

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI  MÔN THI NGỮ VĂN

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 LẦN 1

(Hướng dẫn chấm có 04 trang)

 

CÂU NỘI DUNG CẦN ĐẠT ĐIỂM
1 Suy nghĩ về vấn đề xã hội được đặt ra trong đoạn trích  
1. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Cách dạy con theo lối áp đặt của cha mẹ và mong muốn được sống tự lập, tự do làm những gì mình muốn của con trẻ. 0,5
2. Bảo đảm cấu trúc của bài văn nghị luận với kết cấu 3 phần: Mở bài: Dẫn dắt, nêu vấn đề; Thân bài: Triển khai vấn đề cần NL; Kết bài: Khẳng định lại vấn đề. 0,25
3. Triển khai vấn đề: Thi sinh có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau, nhưng về cơ bản cần đáp ứng các nội dung sau:  
3.1. Giải thích:

– Quàng dây cương: sự kiểm soát, áp đặt của cha mẹ với con cái. (0,25 điểm)

– Tự đi, độc mã: chỉ sự độc lập, tự chủ (0,25 điểm)

– Mượn lời giải bày của nhân vật tôi, tác giả đặt ra vấn đề mang tính xã hội: Cách nuôi dạy con theo hướng áp đặt của cha mẹ và mong muốn được tự do “bước đi” trên đôi chân mình của con trẻ. (0,5 điểm)

1,0
3.2. Bình luận:

3.2.1. Cách nuôi dạy con theo lối kiểm soát, áp đặt của cha mẹ:

– Cách nuôi dạy theo lối muốn bảo bọc, che chở, muốn dẫn dắt, “sắp đặt” cuộc đời con theo mong muốn chủ quan của cha mẹ đã có từ xưa và cũng là xu hướng khá phổ biến trong xã hội ngày nay. (0,5 điểm)

– Về mặt tích cực, cách nuôi dạy này có thể giúp con phát triển nhân cách, năng lực; cho con thêm nhiều kinh nghiệm sống bổ ích; có thể giúp con định hướng phù hợp cho tương lai, tránh được những sai lầm đáng tiếc… (0,75 điểm)

– Ở mặt đối lập, việc kiểm soát, áp đặt, cưỡng cầu của cha mẹ sẽ khiến con sống phụ thuộc, trông chờ, ỷ lại; tước đi của con cơ hội được trải nghiệm, quyền được quyết định tương lai, số phận của mình; gây ức chế tâm lý cho khiến một số người chống đối, phản ứng bằng những hình thức tiêu cực, để lại hậu quả đáng buồn. (0,75 điểm)

2,0
3.2.2. Mong muốn sống tự lập của con trẻ:

– Trong xã hội xưa, con cái thường sống theo sự sắp đặt của cha mẹ (Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy); trong xã hội ngày nay, đa số con cái đều mong muốn được tự lập, tự sống theo ý muốn của chính mình. (0,5 điểm)

– Việc sống tự lập, tự chủ sẽ mang lại nhiều ý nghĩa tích cực:

+ Giúp con cái có nhiều trải nghiệm; có cơ hội để theo đuổi đam mê, khát vọng, từ đó cuộc sống trở nên có ý nghĩa hơn. (0,5 điểm)

+ Giúp con cái ý thức rõ hơn về bản thân, tự hoàn thiện và phát triển năng lực, phẩm chất của mình…để chủ động đương đầu với thử thách, mạnh mẽ vươn lên trong cuộc sống. (0,5 điểm)

– Nếu con cái không lắng nghe sự định hướng, sự sắp đặt của cha mẹ thì dễ mắc phải sai lầm, sa vào cạm bẫy, trở thành đứa con bất hiếu…khiến cha mẹ phải phiền lòng. (0,5 điểm)

2,0
  3.3. Mở rộng, rút ra bài học cho bản thân:

Không phải lúc nào cha mẹ cũng áp đặt con cái một cách cực đoan và không phải lúc nào mong muốn “tự đi” của con cũng xuất phát từ những suy nghĩ chín chắn. Cho nên, cần có sự dung hoà: Cha mẹ quan tâm, định hướng cho con theo tinh thần “gợi mở” chứ không áp đặt; con cái cần tự lập, tự chủ nhưng cũng cần lắng nghe, tiếp thu lời khuyên, chỉ bảo của người lớn. (0,5 điểm)

. Phê phán cách nuôi dạy theo kiểu “bọc con trong vạt áo”, “đặt đâu con phải ngồi đấy” và cách hành xử bồng bột, thiếu chín chắn, nhầm lẫn giữa tự do và buông thả của một số bạn trẻ. (0,5 điểm)

– Rút ra bài học cho bản thân: Vâng lời cha mẹ nhưng phải có chính kiến, biết đối thoại trên tinh thần cởi mở….(0,25 điểm)

1,25
4. Lập luận chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc, chữ viết rõ ràng, ít sai lỗi chính tả… 0,25
5. Bài viết thể hiện sự sáng tạo (ý tưởng, câu chữ, dẫn chứng…) 0,75
2 Trả lời câu hỏi: Thơ còn tồn tại được không trong vũ trụ truyền thông đại chúng?  
1. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Vai trò, sức sống của thơ ca giữa thời đại công nghệ số phát triển. 0,5
2. Bảo đảm cấu trúc của bài nghị luận văn học với kết cấu 3 phần: Mở bài: Dẫn dắt, nêu vấn đề; Thân bài: Triển khai vấn đề cần NL; Kết bài: Khẳng định lại vấn đề. 0,25
3. Triển khai vấn đề: Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau, nhưng về cơ bản cần đáp ứng các nội dung sau :

3.1. Giải thích:

Thơ: Là một loại hình nghệ thuật thiên về việc bộc lộ cảm xúc, tư tưởng bằng một hình thức nghệ thuật đặc biệt. (0,5 điểm)

– Vũ trụ truyền thông đại chúng: Đó là thế giới của công nghệ, máy móc và những thiết bị kỹ thuật số; mạng xã hội lên ngôi, con người quen với việc tìm kiếm, chia sẻ và tiếp nhận thông tin qua màn hình…(0,25 điểm)

Câu hỏi trên đã thể hiện nỗi băn khoăn về vai trò, sức ảnh hưởng của thơ ca đối với con người trong thời đại công nghệ số phát triển, truyền thông đại chúng lên ngôi. (0,25 điểm)

 

 

1,0

3.2. Bình luận:

3.2.1.Trong thế giới công nghệ hiện đại, các phương tiện truyền thông, kỹ thuật số có thể mang thông tin, hình ảnh…đến với con người một cách nhanh chóng, kịp thời; giúp họ giải trí, giảm căng thẳng vì áp lực cuộc sống thời hiện đại. Với ưu thế về mặt tốc độ và tầm bao phủ, truyền thông đại chúng tác động đến con người trước hết là về mặt nhận thức, tư tưởng.

3.2.2. Thơ ca tác động đến con người theo cách riêng của mình:

– Là tiếng nói của cảm xúc mãnh liệt và những rung cảm sâu sắc của người nghệ sĩ trước cuộc sống, thơ ca tác động mạnh mẽ đến tâm hồn, tình cảm của con người (cả về phía sáng tác và tiếp nhận), giúp họ xoa dịu nỗi buồn, nỗi đau… để lòng người trở nên thanh thản, nhẹ nhàng hơn. (Dẫn chứng)

– Là một loại hình nghệ thuật bắt nguồn từ cuộc sống, phản ánh hiện thực qua lăng kính chủ quan của nghệ sĩ nên thơ ca góp phần làm phong phú thêm vốn hiểu biết, giúp con người sống sâu sắc, nhạy cảm hơn trước cuộc đời. (Dân chứng)

– Trong dòng chảy hối hả của thời đại công nghệ số, bằng hình thức nghệ  thuật độc đáo (tiết tấu, nhịp điệu, ngôn từ, hình ảnh giàu sức gợi), thơ ca giúp con người biết sống chậm lại để cảm nhận, suy ngẫm, tận hưởng những khoái cảm thẩm mĩ. (Dẫn chứng)

– Là tiếng nói tri âm, tiếng kèn tập hợp…thơ ca rút ngắn khoảng cách để người gần người hơn trong tình yêu với cái Đẹp, cái Thiện. (Dẫn chứng)

 

1,0

 

 

 

 

1,75

 

 

 

 

1,75

 

 

1,5

 

 

1,25

3.2.3. Dù thời thế thay đổi, công nghệ phát triển hiện đại đến đâu, thơ ca vẫn mãi tồn tại, sẽ làm bạn với những vui buồn của con người đến ngày tận thế. (Dẫn chứng) 0,5
3.3. Mở rộng:

– Tuy cách thức, sức tác động của thơ ca và truyền thông đại chúng với cuộc sống con người không giống nhau nhưng hai lĩnh vực này có ảnh hưởng qua lại lẫn nhau. Vì vậy, một mặt khẳng định vai trò, sự cần thiết của thơ ca nhưng mặt khác không nên hạ thấp, xem nhẹ vai trò của truyền thông đại

chúng.

– Trong thời điểm hiện nay, có thể thơ ca không còn giữ vị trí độc tôn do sự lấn lướt của truyền thông nhưng thơ vẫn còn vẹn nguyên giá trị.

– Không phải bất kỳ tác phẩm thơ nào cũng tồn tại lâu bền cùng thời gian và đủ sức cạnh tranh với sự phát triển có tốc độ như vũ bão của công nghệ truyền thông. Chỉ những tác phẩm nói lời riêng mà thấu triệu tâm hồn, có những phát minh riêng về hình thức, khám phá mới về nội dung mới đủ sức tồn tại. Đòi hỏi này của thơ ca cũng là yêu cầu đặt ra muôn thuở với người cầm bút.

 

0,5

 

 

 

 

0,25

 

 

0,5

4. Lập luận chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc, chữ viết rõ ràng, ít sai lỗi chính tả… 0,25
5. Bài viết thể hiện sự sáng tạo (ý tưởng, câu chữ, dẫn chứng…) 1,0
TỔNG CÂU 1 + CÂU 2 20,0

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *