Đề giao lưu HSG môn văn cụm trường huyện Thọ Xuân 2024

      SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

 CỤM CÁC TRƯỜNG THPT HUYỆN THỌ XUÂN

  

 

ĐỀ CHÍNH THỨC

Đề thi gồm có  02 trang

    ĐỀ GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI

NĂM HỌC 2023 – 2024

                    MÔN: NGỮ VĂN

  Thời gian làm bài 150  phút

  (không kể thời gian phát đề)

 

 

Họ và tên học sinh :………………………………………………….Số báo danh : …………………………

 

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc đoạn trích:

“Cả một thế giới rộng lớn ngoài kia đang chờ bạn, mặc dù con đường tới đó không hiện ra cho những ai chỉ muốn đi trên các lối mòn quen thuộc và làm những công việc quen thuộc. Với những người này thì thế giới cũng chật hẹp giống như những lối mòn quen thuộc của họ và công việc của họ cũng hạn chế như những thói quen của họ vậy. Còn với những người tiên phong quyết tâm đi trên những con đường mới và thử làm những cái mới với tinh thần cầu tiến và chấp nhận thử thách, thế giới thật sự là một địa bàn rộng lớn và có vô số công việc để làm. Đó là cách thức mà tôi đã và sẽ tiếp tục sống – đi tìm những công việc mới và dồn tất cả những gì tôi có cho chúng.

      Bạn là thanh niên. Vậy hãy trở thành người đi tiên phong. Đi tiên phong mới là cách sống thực sự. Thế giới đang trở nên khá nhỏ để có thể gọi là “Cái làng địa cầu” nhưng vẫn còn rất nhiều nơi để khám phá. Hành tinh chúng ta có rất nhiều người đang làm rất nhiều việc vẫn chưa ai từng làm. Hãy nghĩ đến cả thế giới và có những dự định to lớn, và đừng sợ thất bại. Con đường của những người đi tiên phong là một con đường đơn độc, nhưng bạn phải tự mở đường cho tương lai của chính mình. Đó là tất cả những gì gọi là một cuộc sống thực sự”.

Trích Thế giới quả là rộng lớn và có rất nhiều việc phải làm, Kim Woo Chung –

Nguyên Giám đốc Tập đoàn Deawoo, NXB Văn hóa thông tin, tr.159,160)

Thực hiện các yêu cầu sau:       

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.

Câu 2. Theo tác giả, con đường dẫn đến thế giới rộng lớn ngoài kia chỉ dành cho những ai ?

Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến“Con đường của người đi tiên phong là một con đường đơn độc, nhưng bạn phải tự mở đường cho tương lai của chính mình” ?

Câu 4. Anh/chị có đồng tình với ý kiến: “Đi tiên phong mới là cách sống thực sự” không? Vì sao?

PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN (14,0 điểm)

 Câu 1 (4,0 điểm):

Từ nội dung phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy  nghĩ về vấn đề:  Nếu phía trước chưa có con đường.

 

 Câu 2 (10,0 điểm):

          “Thơ thể hiện cảm xúc, suy nghĩ, tâm trạng con người bằng ngôn ngữ cô đọng, gợi cảm, giàu hình ảnh và nhạc điệu”.

(Trích  SGK Ngữ văn 11-Tập một, NXB GD, năm 2016, tr136).

Anh/Chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ qua đoạn trích “Đất Nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng)  của Nguyễn Khoa Điềm.

 

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

           CỤM CÁC TRƯỜNG THPT

               HUYỆN THỌ XUÂN

  

 

Đáp án gồm có  05 trang

 ĐÁP ÁN ĐỀ GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI

  NĂM HỌC 2023 – 2024

                     MÔN: NGỮ VĂN

  Thời gian làm bài 150  phút

 

 

 

Phần Câu                                    Yêu cầu cần đạt Điểm
I   ĐỌC HIỂU 6,0
1 Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận 1,0
2 Theo tác giả con đường dẫn đến “thế giới rộng lớn ngoài kia” chỉ dành cho những người đi tiên phong quyết tâm đi trên những con đường mới và thử làm những cái mới với tinh thần cầu tiến và chấp nhận thử thách. 1,0
3 Ý kiến được hiểu:

– Người đi tiên phong là người tự mở ra cho mình một con đường mới, một hướng đi mới chưa ai từng đi và khác với truyền thống nên nhiều người chưa hiểu, đồng tình và ủng hộ.

– Tuy nhiên tương lai của chính mình là do mình tạo ra nên hãy dũng cảm mở đường cho chính mình để thành công và khẳng định giá trị bản thân

2,0

 

4 – Thí sinh có thể trả lời đồng tình hoặc không đồng tình. Tuy nhiên phải có cách lí giải phù hợp.

– Gợi ý trả lời đồng tình:

+ Tiên phong là đi đầu, sáng tạo nên cái mới, con đường mới. Người đi tiên phong sẽ khẳng định được tri thức, hiểu biết và tư duy sáng tạo; rèn luyện được bản lĩnh và lòng dũng cảm.

+ Tiên phong mới là cuộc sống  thực sự và có ý nghĩa.

2,0
II   TẠO LẬP VĂN BẢN 14,0
1 Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về vấn đề sau: Nếu phía trước chưa có con đường.

 

4,0
  *Yêu cầu chung:  
  – Câu hỏi hướng đến việc đánh giá năng lực, đòi hỏi thí sinh phải huy động những hiểu biết về đời sống xã hội, kĩ năng tạo lập văn bản để bày tỏ thái độ, chủ kiến của mình.

– Thí sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng; được tự do bày tỏ quan điểm riêng của mình, nhưng phải có thái độ chân thành nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

 

 
  *Yêu cầu cụ thể:  
  a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn:

Có đủ mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn

0,25
  b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: 0,25
  c. Triển khai vấn đề nghị luận thành một đoạn văn theo những cách khác nhau, nhưng cần tập trung làm rõ vấn đề: Nếu phía trước chưa có con đường.  Có thể triển khai theo hướng sau:

* Giải thích:

– Con đường:

+ Nghĩa hẹp là chỉ con đường để đi từ nơi này đến nơi khác.

+ Nghĩa rộng là hành trình đi đến tương lai, sự nghiệp.

=> Nếu phía trước chưa có con đường: Hãy là người tiên phong mở đường để tạo nên tương lai, sự nghiệp cho bản thân và có ích cho xã hội.

* Bàn luận:

– Mọi con đường không tự dưng mà có. Nó được tạo ra thông qua một quá trình tìm tòi, sáng tạo mở rộng tư duy, dám nghĩ dám làm, dám vượt qua bao khó khăn thử thách mới có thể tạo ra con đường mới, hướng đi mới.

– Nếu phía trước chưa có con đường hãy là người tiên phong khai phá thì mới có được tương lai sự nghiệp và đạt được thành tựu, khẳng định giá trị bản thân, có ích cho cộng đồng, xã hội.

– Đi tiên phong mở đường sẽ vất vả khó khăn đôi khi là đơn độc. Tuy nhiên trên đời này luôn cần những người dám làm, dám sáng tạo, dám chấp nhận thất bại để tạo ra con đường mới cho chính mình và cho xã hội để số đông người còn lại trên những con đường ấy nhanh đến đích hơn.

– Phê phán những người không dám mở đường luôn đi theo những lối mòn quen thuộc, công việc quen thuộc. Những người như vậy sẽ không hòa nhập được vào thế giới rộng lớn ngoài kia và cuộc sống không thực sự có ý nghĩa..

* Bài học nhận thức và hành động

– Nhận thức  sâu sắc về vai trò của người đi tiên phong, mở đường.

– Không ngừng học tập và rèn luyện bản lĩnh, sáng tạo để tạo cho mình con đường riêng khẳng định giá trị bản thân và làm nên tương lai cho chính mình.

 

 

 

0,5

 

 

 

 

 

 

 

 

2,0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0,5

 

 

 

 

 

  d. Chính tả, dùng từ, đặt câu:

Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.

 0,25
  e. Sáng tạo

Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận

 0,25
2    “Thơ thể hiện cảm xúc, suy nghĩ, tâm trạng con người bằng ngôn ngữ cô đọng, gợi cảm, giàu hình ảnh và nhạc điệu”.

(Trích  SGK Ngữ văn 11-Tập một, NXB GD, năm 2016, tr136).

Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ qua đoạn trích “Đất Nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng)  của Nguyễn Khoa Điềm.

 

 10,0

    Yêu cầu chung  
    – Câu hỏi hướng đến việc đánh giá năng lực viết bài văn NLVH, đòi hỏi thí sinh phải huy động kiến thức về lí luận văn học, tác phẩm văn học, kĩ năng tạo lập văn bản để làm bài.

– Thí sinh có thể cảm nhận và kiến giải theo những cách khác nhau, nhưng phải có lí lẽ, căn cứ xác đáng.

 
    Yêu cầu cụ thể  
    a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.  0,25
    b. Xác định đúng vấn đề nghị luận  0,25
    c.Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau:.  
    1. Giải thích ý kiến  
    * Giải thích:

Thơ thể hiện cảm xúc, suy nghĩ, tâm trạng con người:  Đề cập đến phương diện nội dung của thơ. Cốt lõi của thơ là cảm xúc, gắn với chiều sâu thế giới nội tâm của con người nên tác phẩm thơ là những rung động tâm hồn, suy ngẫm sâu xa, những trạng thái tâm lí của thi nhân trước thiên nhiên, cuộc sống con người.

– Ngôn ngữ cô đọng, gợi cảm, giàu hình ảnh và nhạc điệu: Đề cập đến phương diện nghệ thuật của thơ. Ngôn ngữ thơ đòi hỏi sự chắt lọc, gọt giũa trau chuốt tỉ mỉ; hình ảnh thơ chân thực, sinh động, có khả năng gợi ra những tầng ý nghĩa sâu xa; nhạc điệu của thơ không chỉ là tính nhạc trầm bổng do cách phối thanh mà còn là nhạc điệu của tâm hồn.

->Nhận định nói lên đặc trưng của thơ là diễn tả đời sống nội tâm phong phú, sâu sắc của con người bằng ngôn ngữ, hình ảnh,… chắt lọc, biểu cảm, hấp dẫn.

* Lý giải:

Ý kiến trên đúng đắn và xác đáng vì xuất phát từ đặc trưng thơ ca :

– Văn học phản ánh đời sống con người, với thơ ca cuộc sống không chỉ là là hiện thực xã hội bên ngoài mà còn là đời sống tâm hồn, tình cảm phong phú, là những suy nghĩ tâm trạng của nhà thơ. Thơ là tiếng nói của tình cảm, cảm xúc, nếu không có cảm xúc thì người nghệ sĩ không thể sáng tạo nên những vần thơ hay, những câu thơ sẽ chỉ là những xác chữ vô hồn trên trang giấy, nói như Ngô Thì Nhậm, thi sĩ phải: Xúc động hồn thơ cho ngọn bút có thần.                                                                         – Cảm xúc, suy nghĩ trong thơ không phải là thứ cảm xúc, suy nghĩ hời hợt. Đó phải là suy nghĩ ở độ chín, tình cảm ở mức độ mãnh liệt nhất thôi thúc người nghệ sĩ cầm bút sáng tạo. Nhà thơ phải sống gắn bó với cuộc đời mới có thể viết nên những vần thơ có giá trị tư tưởng sâu sắc, cảm xúc đạt tới sự phổ quát nhân loại.                                                                                 – Tình cảm, cảm xúc, suy ngẫm, tâm trạng của con người trong thơ phải được truyền tải bằng một hình thức nghệ thuật độc đáo, mang tính thẩm mĩ. Điều đó đem lại cho thơ vẻ đẹp hoàn mĩ.

1,0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1,0

    2. Phân tích đoạn trích Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm để làm sáng tỏ ý kiến.  
    a. Giới thiệu ngắn gọn về tác giả Nguyễn Khoa Điềm đoạn trích Đất nước. 0,5
    b. Chứng minh qua đoạn trích Đất Nước– Nguyễn Khoa Điềm:

*Những cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật trữ tình

Bao trùm đoạn trích là những suy nghĩ, cảm xúc chân thành của nhà thơ về đất nước.

.- Từ cảm xúc chân thành, nhà thơ đã cảm nhận về đất nước từ những cái gần gũi, bình dị trong cuộc sống hằng ngày rồi mở ra với Thời gian đằng đẵng – Không gian mênh mông trong những truyền thuyết về thời dựng nước.

– Suy nghĩ, cảm xúc của nhà thơ về đất nước: Đất nước không ở đâu xa mà kết tinh, hóa thân trong cuộc sống của mỗi con người. Cuộc đời của mỗi cá nhân đều được hưởng những di sản văn hóa tinh thần và vật chất của dân tộc, của nhân dân. Do đó, mỗi cá nhân phải có trách nhiệm giữ gìn và truyền lại cho các thế hệ tiếp theo. Lời thơ nhắn nhủ tới thế hệ trẻ về trách nhiệm với đất nước, đồng thời cũng là lời tự nhủ, tự dặn mình chân thành, tha thiết của nhà thơ .

( Trong anh và em… Đất Nước muôn đời).

– Với cảm hứng tự hào, say sưa, nhà thơ cảm nhận về đất nước theo các bình diện không gian địa lí, thời gian lịch sử, chiều sâu văn hóa và tâm hồn dân tộc. Nhưng tất cả các bình diện ấy đều được nhìn nhận và phát hiện từ một tư tưởng nhất quán và bao trùm: Đất nước của Nhân dân, chính nhân dân đã làm ra đất nước. Sự cảm nhận ấy về đất nước được gợi ra từ những thắng cảnh thiên nhiên, những địa danh gắn với những tên người bình dị rồi hướng đến lịch sử 4000 năm với những lớp người Không ai nhớ mặt đặt tên – Nhưng họ đã làm nên Đất Nước. Mạch suy tưởng của tác giả dẫn đến một khái quát cô đọng đúc kết một chân lí Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại.

– Đằng sau những suy nghĩ, cảm nhận mới mẻ về đất nước chính là tình yêu nước thiết tha: Ca ngợi công lao to lớn của nhân dân trên hành trình dựng nước; niềm tự hào của tác giả về đất nước thân thương gần gũi; thể hiện niềm tin và hi vọng vào tương lai thanh bình của đất nước

*Ngôn ngữ cô đọng, gợi cảm, giàu hình ảnh và nhạc điệu:

– Ngôn ngữ thơ vừa gần gũi, chân thực giản dị, tự nhiên, giàu sức gợi vừa mới mẻ, hiện đại. Ẩn sâu trong đó là vẻ đẹp trí tuệ, văn hóa và một  tình yêu đối với đất nước.

Hình ảnh thơ gợi hình, gợi cảm, đậm chất liệu văn hóa, văn học dân gian, gợi liên tưởng sâu sắc về không gian, thời gian của lịch sử và văn hóa với biết bao thăng trầm thay đổi của đất nước và những con người đã làm nên đất nước.

– Thể thơ tự do với các dòng thơ dài ngắn không đều, nhịp điệu thơ thay đổi linh hoạt phù hợp với mạch cảm xúc tuôn trào và tính hiện đại trong thơ Nguyễn Khoa Điềm; kết hợp nhuần nhuyễn chất chính luận và trữ tình, cảm xúc và suy tư sâu lắng…Điều đó tạo cho đoạn thơ  giọng điệu riêng: vừa thủ thỉ tâm tình sâu lắng, thiết tha  vừa đầy suy tư triết lí. Tất cả  góp phần tạo nên phong cách nghệ thuật trữ tình – chính luận độc đáo của Nguyễn  Khoa Điềm.

 

4,0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1,5

    c. Đánh giá 1,0
    – Nhận định trên đã chỉ ra đặc trưng của thể loại thơ ở cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật. Cụ thể tình cảm, cảm xúc, suy nghĩ, tâm trạng của con người trong thơ phải được thể  hiện qua một  hình thức nghệ thuật độc đáo.

– Đồng thời ý kiến cũng đưa ra yêu cầu đối với người sáng tác và người tiếp nhận:

+ Đối với người sáng tác: Cần phải có cái Tài và cái Tâm, phải dày  công sáng tạo, trau chuốt ngôn từ, chọn lọc hình ảnh, phải có những động tinh tế, những cảm xúc, suy nghĩ  chân thành, gắn bó sâu sắc với cuộc đời, con người để tác phẩm thơ thật sự đặc sắc về nghệ thuật và đặc sắc về nội dung tư tưởng.

+ Đối với người đọc: Hướng tới Chân, Thiện, Mĩ, bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm trong sáng, trí tuệ phong phú thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ  để cảm nhận được cảm xúc, tư tưởng của tác giả trong tác phẩm, từ đó trở thành bạn đọc đồng sáng tạo với người sáng tác.

 

 
    d. Sáng tạo: HS thể hiện sâu sắc vấn đề nghị luận và có cách diễn đạt mới mẻ.  0,25
    e. Chính tả, dùng từ, đặt câu:

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt

 0,25

Lưu ý chung:

  1. Đây là đáp án mở, thang điểm có thể không quy định chi tiết đối với từng ý nhỏ, chỉ nêu mức điểm của phần nội dung lớn nhất thiết phải có.
  2. Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã nêu ở mỗi câu, đồng thời phải được triển khai chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc.
  3. Khuyến khích những bài viết có sáng tạo. Chấp nhận bài viết không giống đáp án, có những ý ngoài đáp án nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục.
  4. Không cho điểm cao đối với những bài chỉ nêu chung chung, sáo rỗng.
  5. Cần trừ điểm đối với những lỗi về hành văn, ngữ pháp và chính tả.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *