Đề đọc hiểu tự luận, đề phân tích bài Mưa Xuân Nguyễn Bính theo ma trận mới

 ĐỌC – HIỂU (6,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu:

MƯA XUÂN

                                                 (Nguyễn Bính)

Em là con gái trong khung cửi,

Dệt lụa quanh năm với mẹ già

Lòng trẻ còn như cây lụa trắng,

Mẹ già chưa bán chợ đàng xa.

 

Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay,

Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy.

Hội chèo làng Đặng đi qua ngõ,

Mẹ bảo: Thôn Đoài hát tối nay.

 

Lòng thấy giăng tơ một mối tình,

Em ngừng tay lại giữa thoi xinh.

Hình như hai má em bừng đỏ,

Có lẽ là em nghĩ đến anh.

 

Bốn bên hàng xóm đã lên đèn,

Em ngửa bàn tay trước mái hiên.

Mưa chấm bàn tay từng chấm lạnh,

Thế nào anh ấy chả sang xem.

 

Em xin phép mẹ, vội vàng đi

Mẹ bảo: Xem về kể mẹ nghe

Mưa bụi nên em không ướt áo,

Thôn Đoài cách đó một thôi đê.

Thôn Đoài vào đám hát thâu đêm,

Em mải tìm anh chả thiết xem.

Chắc hẳn đêm nay giường cửi lạnh,

Thoi ngà nằm nhớ ngón tay em.

 

Chờ mãi anh sang anh chẳng sang,

Thế mà hôm nọ hát bên làng,

Năm tao bảy tuyết anh hò hẹn,

Để cả mùa xuân cũng nhỡ nhàng.

 

Mình em lầm lụi trên đường về,

Có ngắn gì đâu một dải đê!

Áo mỏng che đầu mưa nặng hạt,

Lạnh lùng thêm tủi với canh khuya.

 

Bữa ấy mưa xuân đã ngại bay,

Hoa xoan đã nát dưới chân giày.

Hội chèo làng Đặng vè qua ngõ

Mẹ bảo: Mùa xuân đã cạn ngày.

 

Anh ạ! Mùa xuân đã cạn ngày !

Bao giờ em mới gặp anh đây?

Bao giờ hội Đặng đi ngang ngõ,

Để mẹ em rằng: hát tối nay ?

(Nguyễn Bính – Thơ tình Nguyễn Bính, NXB Văn hoá – Thông tin, 2000)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.

Câu 2. Văn bản trên được viết theo thể thơ nào?

Câu 3. Tâm trạng nhân vật trữ tình hiện diện qua những từ ngữ nào trong khổ thơ sau:

Chờ mãi anh sang anh chẳng sang

Thế mà hôm nọ hát bên làng

Năm tao bảy tuyết anh hò hẹn

Để cả mùa xuân cũng nhỡ nhàng!

Câu 4. Trong đoạn trích, nhân vật trữ tình hướng tới ai để bộc lộ cảm xúc?

Câu 5. Tâm trạng của nhân vật trữ tình bộc lộ như thế nào trong hai khổ thơ cuối?

Câu 6. Chỉ ra và nêu tác dụng của việc sử dụng từ láy trong khổ thơ sau:

Mình em lầm lụi trên đường về,

Có ngắn gì đâu một dải đê!

Áo mỏng che đầu mưa nặng hạt,

Lạnh lùng thêm tủi với canh khuya.

Câu 7. Ghi lại diễn biến tâm trạng của cô gái trong bài thơ.

Câu 8. Qua bài thơ, anh/chị có suy nghĩ gì về tình yêu của tuổi trẻ? (Trình bày khoảng 5  – 7 dòng).

LÀM VĂN (4,0 điểm)

Anh/chị hãy viết bài văn (khoảng 500 chữ) giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của văn bản trên.

Hướng dẫn chi tiết

ĐỌC – HIỂU

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm.

Câu 2. Văn bản trên được viết theo thể thơ thất ngôn (bảy chữ).

Câu 3. Tâm trạng nhân vật trữ tình hiện diện qua những từ ngữ: Chờ mãi, chẳng sang, thế mà, nhỡ nhàng.

Câu 4. Trong đoạn trích, nhân vật trữ tình hướng tới chàng trai để bộc lộ cảm xúc.

Câu 5. Tâm trạng của nhân vật trữ tình ở hai khổ thơ cuối: Buồn tủi, cô đơn, hi vọng.

Câu 6.

– Các từ láy được sử dụng trong khổ thơ: lầm lũi, lạnh lùng

– Tác dụng: Khắc sâu cảm xúc, tâm trạng buồn tủi, bẽ bàng của cô gái; làm cho câu thơ thêm sinh động, gợi hình gợi cảm; tọ nhịp điệu da diết, bâng khuâng.

Câu 7. Bài thơ thể hiện diễn biến tâm trạng của cô gái thôn Đông lần đầu tiên hẹn hò tìm nhau với chàng trai thôn Đoài trong đem hát chèo của làng. Cô đã xốn xang chờ đợi, bươn bả đến nơi hẹn, đã hồi hộp bồn chồn ngóng tìm … Nhưng cuối cùng chàng trai kia quên mất lời hẹn. Cô gái một mình trở về dưới đêm mưa trong nỗi sầu tủi.

Câu 8. Có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý sau:

– Tình yêu của tuổi trẻ trong sáng, hồn nhiên, chân thành.

– Hãy biết gìn giữ và trân trọng những tình cảm đẹp của bản thân.

– Tình yêu cao thượng, không vụ lợi..

LÀM VĂN (Đảm bảo các luận điểm cơ bản dưới đây)

Dàn ý

Mở bài: Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm.

– Giới thiệu chung về bài thơ

– Xác định vấn đề sẽ được tập trung bàn luận trong bài viết: nội dung và hình ảnh trong bài thơ.

Thân bài: Phân tích, đánh giá những nét đặc sắc, độc đáo của bài thơ:

* Phân tích, đánh giá mạch ý tưởng, cảm xúc của nhân vật trữ tình:

– Nhan đề: Nhan đề bài thơ thể hiện sự rung cảm trọn vẹn trước làn mưa mơ hồ, huyền hoặc của mùa xuân cũng như đánh dấu một kỉ niệm khó phai. Kỉ niệm về những hạt mưa đầu xuân, về những cảm xúc luyến ái đầu đời, những mơ mộng chớm hé về cuộc hẹn đầu tiên.

– Nhân vật trữ tình: Nguyễn Binh đã nhập vai một cô gái thôn quê để kể về lần lỗi hẹn đầu tiên với một chàng trai trong hội chèo làng Đặng.

– Cảm xúc chủ đạo: Bài thơ là nỗi tủi phận, tủi duyên, là nỗi lỡ làng của cô gái dưới đêm mưa.

-Mạch cảm xúc của bài thơ thể hiện qua diễn biến tâm trạng của nhân vật trữ tình: Ban đầu là háo hức, mê say, là “xăm xăm băng nẻo”, là “đánh đường tìm hoa”. Phần sau là lỡ dở, buồn thương, tủi phận…

* Phân tích đánh giá sự phát triển của hình tượng chính và tính độc đáo của các phương diện ngôn từ.

– Bài thơ thể hiện diễn biến tâm trạng của cô gái thôn Đông lần đầu tiên hẹn hò tìm nhau với chàng trai thôn Đoài trong đem hát chèo của làng. Cô đã xốn xang chờ đợi, bươn bả đến nơi hẹn, đã hồi hộp bồn chồn ngóng tìm … Nhưng cuối cùng chàng trai kia quên mất lời hẹn. Cô gái một mình trở về dưới đêm mưa trong nỗi sầu tủi.

– Tâm trạng vui, háo hức, phấn chấn:

Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay

Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy.

Giữa cảnh sắc thiên nhiên hoa xoan tím nồng nàn, trong làn mưa xuân “phơi phới” bay, hội chèo làng Đặng đi qua ngõ, tiếng trống chèo ở thôn Đoài đã rung lên, cô thôn nữ bâng khuâng và xao xuyến. Hương sắc ấy, âm thanh ấy là hồn quê xứ sở thanh bình. Các từ ngữ: “phơi phới bay”, “lớp lớp rụng vơi đầy” là những nét xuân rất gợi cảm trong thơ Nguyễn Bính.

Cô gái dịu dàng, bâng khuâng trong mốì tình đầu ”giăng tơ”:

Lòng thấy giăng tơ một mối tình

Em ngừng tay lại giữa thoi xinh

Hình như hai má em bừng đỏ

Có lẽ là em nghĩ đến anh.

Tâm hồn thiếu nữ như mặt nước ao xuân phẳng lặng, trong trẻo bỗng xao động khi bóng hình yêu thương của chàng trai bên làng chợt hiện ra, và tâm hồn khẽ nhắc: Em nghĩ đến anh”, “Thế nào anh ấy chẳng sang xem”. “Chiếc thoi xinh” ngừng lại giữa bàn tay thon nhỏ cũng như cảm nhận được và chia sẻ với tiếng lòng thiếu nữ.

Thi sĩ đã hóa thân vào cô gái để làm sống dậy cái hân hoan khi đèn lên, đêm xuống, cả cái cách xem mưa bằng ngửa lòng bàn tay thật chân quê. Nhất là những chấm mưa chấm xuống xuống làn da đầy mẫn cảm. Những chấm lạnh ấy đâu chỉ là tín hiệu của mưa nhẹ hạt. Nó còn như lời thì thầm mời mọc của mưa xuân.

“Bốn bên hàng xóm đã lên đèn,

Em ngửa bàn tay trước mái hiên.

Mưa chấm bàn tay từng chấm lạnh,

Thế nào anh ấy chả sang xem.”

Những chấm lạnh ấy lan truyền trở thành một khát khao thầm kín hơn là một đoạn chắc đến sự cả tin. “Mưa chấm bàn tay từng chấm lạnh/Thế nào anh ấy chẳng sang xem”. Bởi vì cũng là cái lạnh cả thôi nhưng cảm giác lạnh chốc nữa “Chắc hẳn đêm nay giường cửi lạnh” thì lại nhắc đến cả sự lẻ loi, buồn nhớ.

Cô gái ra đi xem hội chèo với một niềm tin yêu phấn chấn đầy hăm hở:

Mưa bụi nên em không ướt áo

Thôn Đoài cách có một thôi đê

“Thôi” cũng như hồi” là đơn vị chỉ thời gian ngắn, cách nói của dân quê. Thôi đê” trong câu thơ Nguyễn Bính chỉ một đoạn đê ngắn, con đường đi tới thôn Đoài. Đến thôn Đoài để nghe hát chèo và cái chính để tìm gặp người yêu. Con đường ấy có gì xa cách, đâu phải là đầu sông – cuối sông”, mà chỉ có một thôi đê” ngắn ngủi. Nhưng cô gái đợi chờ mãi mà chàng trai không đến.

– Tâm trạng buồn tủi, sầu thương:

Chờ mãi anh sang anh chẳng sang

Thế mà hôm nọ hát bên làng

Năm tao bảy tuyết anh hò hẹn

Để cả mùa xuân cũng nhỡ nhàng!

Chàng trai lỗi hẹn hay đã thay lòng đổi dạ? Phải chăng niềm thương yêu, tin cậy và chung thuỷ của thiếu nữ đã bị chàng trai bội bạc phũ phàng? Hai tiếng “chờ mãi” như một tiếng thở dài mà không thể kìm nén. “Để cả mùa xuân cũng nhỡ nhàng” là một lời than thân, nghẹn ngào, nuối tiếc. Đâu chỉ “nhỡ nhàng!” trong một đêm hội xuân. Như một dự cảm trong lòng thôn nữ về sự “nhỡ nhàng” tình duyên cả một thời son trẻ: “Để cả mùa xuân cũng nhỡ nhàng!”. Tiếng thở, lời than ấy vừa ngậm ngùi xót xa, vừa thể hiện tình yêu đối với cô gái hệ trọng biết nhường nào!

Ấy vậy mà cô gái cô gái dường như đã tha thứ cho tất cả, vấn khát khao đợi chờ đến xuân sau:

“Anh ạ! Mùa xuân đã cạn ngày !

Bao giờ em mới gặp anh đây?

Bao giờ hội Đặng đi ngang ngõ,

Để mẹ em rằng: hát tối nay?”

Từ cuộc đời và khung cửi, mọi chuyện chẳng thể còn như cũ. Thế giới bình yên đã mất. Có thể năm sau xuân đến, mưa xuân có về, thì chồi xuân nay làm sao còn có lại cái háo hức tinh khôi thần tiên  ấy nữa.  Điệp ngữ ”bao giờ” được láy lại trong hai câu hỏi tu từ khép lại bài thơ, đã thể hiện một tâm trạng đợi chờ, phấp phỏng với ít nhiều hi vọng.

– Bài thơ đậm chất dân gian trước hết bởi thế giới ngôn từ tái hiện rõ nét khung cảnh thôn quê qua những hình ảnh, chi tiết độc đáo.

Nét đặc sắc và độc đáo của bài thơ Mưa xuânlà nghệ thuật tả cảnh ngụ tình. Năm lần Nguyễn Bính nói đến mưa xuân, nhưng mỗi lần một vẻ, mang sắc thái biểu cảm vui, buồn khác nhau theo mạch thời gian và tâm trạng:

Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay

Mưa chấm bàn tay từng chấm lạnh

Mưa bụi nên em không ướt áo

Áo mỏng che đầu mưa nặng hạt

Bữa ấy mưa xuân đã ngại bay

Ngôn từ của tác giả Lỡ bước sang ngang thật giàu có, sáng tạo và tinh luyện, đậm đà màu sắc đồng quê: thoi xinh / thoi ngà; khung cửi/ giường cửi; thôi đê / dải đê; Năm tao bảy tuyết anh hò hẹn; Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy / Hoa xoan đã nát dưới chân giày;…

– Nhiều câu thơ tác giả nhập thân vào nhân vật, nên ngôn ngữ thể hiện rõ nét những cung bậc tâm trạng cô gái, bài thơ như lời tự tình của cô gái vậy.

* Phân tích, đánh giá nét hấp dẫn riêng của bài thơ so với những sáng tác khác cùng đề tài, chủ đề, thể loại

– “Mưa Xuân” của Nguyễn Bính là một bài thơ trữ tình, kể về câu chuyện tình yêu của một cô gái dệt lụa trong làng quê. Bài thơ dùng hình ảnh mưa xuân để thể hiện tâm trạng bối rối, khấp khởi, ngại ngùng và mong đợi của cô gái khi có một người đàn ông đến làng và gây ấn tượng với cô. Bài thơ có ngôn ngữ giản dị, giàu tính tượng hình, so sánh và ẩn dụ, tạo nên một bức tranh xuân đẹp mà cũng đầy tình cảm.

– “Mùa Xuân Chính” của Hàn Mặc Tử là một bài thơ lãng mạn, ca ngợi vẻ đẹp của mùa xuân và niềm hạnh phúc của lứa đôi. Bài thơ dùng hình ảnh nắng xuân, hoa xoan, gió và thiên lý để miêu tả sự sống và sự tươi đẹp của thiên nhiên mùa xuân. Bài thơ cũng dùng hình ảnh tà áo biếc, tiếng thơ ngây và mắt trong để miêu tả sự duyên dáng, ngọt ngào và trong sáng của người yêu. Bài thơ có ngôn ngữ kết tinh, hồn hậu, tạo nên một bài ca xuân vẹn tròn, đầy đặn, thiết tha

– Cả hai bài thơ “Mưa xuân” và “Mùa xuân chín” đều là những tác phẩm xuất sắc, nhưng có những cách nhìn và cảm nhận khác nhau về mùa xuân và tình yêu. “Mưa xuân” của Nguyễn Bính mang nét đẹp giản dị, thực tế, gần gũi của làng quê Việt Nam, còn “Mùa xuân chín” của Hàn Mặc Tử mang nét đẹp lãng mạn, lý tưởng, cao siêu của tâm hồn thi sĩ. Đó là những nét độc đáo và hấp dẫn của hai bài thơ, mà bạn có thể khám phá thêm khi đọc và cảm nhận chúng.

Kết bài: Khẳng định giá trị tư tưởng và giá trị thẩm mĩ của bài thơ.

–  Bài thơ “Mưa xuân” đã thể hiện giá trị nhân bản sâu sắc, đó là niềm hi vọng về tình yêu và hạnh phúc lứa đôi.

– Bài thơ tiêu biểu cho những nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật thơ Nguyễn Bính. Cùng với các bài thơ khác, “Mưa xuân” đã thổi vào thơ mới cái “Hồn quê” thật ấn tượng.

Bài viết tham khảo

 “Anh đi qua trái đất để lại chừng thơ ấy

Hãy thương anh! Anh nào có chi nhiều

Một chút nắng tàn, một dòng nước chảy

Trái tim nghèo, nhưng cũng đã tin yêu”.

(Chế Lan Viên)

Nếu hội họa dùng đường nét và màu sắc để phác họa nên bức tranh cuộc sống, âm nhạc dùng ca từ và giai điệu để tạo nên những tiếng ca thì văn học dùng ngôn ngữ và hình ảnh để làm chất liệu cho sáng tác. Hiện thực đời sống luôn là nguồn cảm hứng vô tận sáng tạo nên văn chương. “Từ muối mặn phù sa của cuộc đời” người nghệ sĩ đã góp nhặt “những hạt vàng rơi vãi”, gửi lòng mình vào đó để truyền lửa cho đời. Có lẽ chính vì vậy mà trái tim nhà thơ Nguyễn Bính đã bao lần rung lên trước khung cảnh mùa xuân đang độ căng tròn chín mộng. Thi phẩm “Mưa xuân” đã ghi lại những cảm xúc thăng hoa tuyệt vời ấy.

Nguyễn Bính là một trong những cây bút tiêu biểu của phong trào Thơ Mới Việt Nam. Là một nhà thơ có bút lực dồi dào, có vốn sống phong phú, tâm hồn nhạy cảm và tinh tế. Tiếng thơ của ông đã không ít lần làm rung động trái tim của hàng triệu độc giả. Với lối viết mộc mạc chân thành, giản dị nồng nàn thiết tha giàu cảm xúc, nhà thơ đã để lại cho đời nhiều những thi phẩm đặc sắc. Song có lẽ cõi thơ vẫn là niềm đam mê mà ông khát khao, đam mê sáng tạo, trong số đó không thể không nhắc đến “Mưa xuân”. Tác phẩm được sáng tác năm 1936 in trong tập “Thơ tình Nguyễn Bính”.

Nhan đề bài thơ chính là cánh cửa đưa ta đến với thế giới thơ. Nhan đề tác phẩm văn học đóng một vai trò rất quan trọng bởi đó là con đường dẫn đến nội dung tư tưởng, ý nghĩa và thông điệp mà tác giả gửi gắm. Nhan đề góp phần làm cho tác phẩm gói trọn vẹn nội dung và nghệ thuật, làm cho tác phẩm hấp dẫn hơn, ý nghĩa hơn. Nhà thơ Nguyễn Bính đã đặt nhan đề bài thơ là “Mưa xuân” mang theo nhiều dụng ý sâu sắc.Nhan đề bài thơ thể hiện sự rung cảm trọn vẹn trước làn mưa mơ hồ, huyền hoặc của mùa xuân cũng như đánh dấu một kỉ niệm khó phai. Kỉ niệm về những hạt mưa đầu xuân, về những cảm xúc luyến ái đầu đời, những mơ mộng chớm hé về cuộc hẹn đầu tiên. Nguyễn Binh đã nhập vai một cô gái thôn quê để kể về lần lỗi hẹn đầu tiên với một chàng trai trong hội chèo làng Đặng.

Có ai đó đã từng nói “Cảm hứng thơ là sức sống bên trong đã tích tụ, ấp ủ lên men sáng tạo, thời điểm mà ngọn lửa thơ ca bùng cháy”. Cảm hứng trong bài thơ “Mưa xuân” là nỗi tủi phận, tủi duyên, là nỗi lỡ làng của cô gái dưới đêm mưa. Mạch cảm xúc đó được thể hiện qua diễn biến tâm trạng của nhân vật trữ tình: Ban đầu là háo hức, mê say, là “xăm xăm băng nẻo”, là “đánh đường tìm hoa”. Phần sau là lỡ dở, buồn thương, tủi phận…

Bài thơ thể hiện diễn biến tâm trạng của cô gái thôn Đông lần đầu tiên hẹn hò tìm nhau với chàng trai thôn Đoài trong đem hát chèo của làng. Cô đã xốn xang chờ đợi, bươn bả đến nơi hẹn, đã hồi hộp bồn chồn ngóng tìm … Nhưng cuối cùng chàng trai kia quên mất lời hẹn. Cô gái một mình trở về dưới đêm mưa trong nỗi sầu tủi.

Diễn biến mạch cảm xúc trước hết thể hiện ở tâm trạng vui, háo hức, phấn chấn của cô gái.

Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay

Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy.

Giữa cảnh sắc thiên nhiên hoa xoan tím nồng nàn, trong làn mưa xuân “phơi phới” bay, hội chèo làng Đặng đi qua ngõ, tiếng trống chèo ở thôn Đoài đã rung lên, cô thôn nữ bâng khuâng và xao xuyến. Hương sắc ấy, âm thanh ấy là hồn quê xứ sở thanh bình. Các từ ngữ: “phơi phới bay”, “lớp lớp rụng vơi đầy” là những nét xuân rất gợi cảm trong thơ Nguyễn Bính. Cô gái dịu dàng, bâng khuâng trong mốì tình đầu ”giăng tơ”:

Lòng thấy giăng tơ một mối tình

Em ngừng tay lại giữa thoi xinh

Hình như hai má em bừng đỏ

Có lẽ là em nghĩ đến anh.

Tâm hồn thiếu nữ như mặt nước ao xuân phẳng lặng, trong trẻo bỗng xao động khi bóng hình yêu thương của chàng trai bên làng chợt hiện ra, và tâm hồn khẽ nhắc: ”Em nghĩ đến anh”, “Thế nào anh ấy chẳng sang xem”. “Chiếc thoi xinh” ngừng lại giữa bàn tay thon nhỏ cũng như cảm nhận được và chia sẻ với tiếng lòng thiếu nữ.

Thi sĩ đã hóa thân vào cô gái để làm sống dậy cái hân hoan khi đèn lên, đêm xuống, cả cái cách xem mưa bằng ngửa lòng bàn tay thật chân quê. Nhất là những chấm mưa chấm xuống xuống làn da đầy mẫn cảm. Những chấm lạnh ấy đâu chỉ là tín hiệu của mưa nhẹ hạt. Nó còn như lời thì thầm mời mọc của mưa xuân.

Bốn bên hàng xóm đã lên đèn,

Em ngửa bàn tay trước mái hiên.

Mưa chấm bàn tay từng chấm lạnh,

Thế nào anh ấy chả sang xem.

Những chấm lạnh ấy lan truyền trở thành một khát khao thầm kín hơn là một đoạn chắc đến sự cả tin. “Mưa chấm bàn tay từng chấm lạnh/Thế nào anh ấy chẳng sang xem”. Bởi vì cũng là cái lạnh cả thôi nhưng cảm giác lạnh chốc nữa “Chắc hẳn đêm nay giường cửi lạnh” thì lại nhắc đến cả sự lẻ loi, buồn nhớ.

Cô gái ra đi xem hội chèo với một niềm tin yêu phấn chấn đầy hăm hở:

“Mưa bụi nên em không ướt áo

Thôn Đoài cách có một thôi đê”.

“Thôi” cũng như ”hồi” là đơn vị chỉ thời gian ngắn, cách nói của dân quê. ”Thôi đê” trong câu thơ Nguyễn Bính chỉ một đoạn đê ngắn, con đường đi tới thôn Đoài. Đến thôn Đoài để nghe hát chèo và cái chính để tìm gặp người yêu. Con đường ấy có gì xa cách, đâu phải là ”đầu sông – cuối sông”, mà chỉ có một ”thôi đê” ngắn ngủi. Nhưng cô gái đợi chờ mãi mà chàng trai không đến.

Nhưng sự đời thường trớ trêu. Có kẻ từng đứng dưới trời mưa bên cầu giữa đêm khuya đợi gặp người yêu, nhưng càng mong chờ càng mỏi mắt. Ở đây cũng vậy, giữa đám hội đông vui ”Thôn Đoài vào đám hát thâu đêm”, thiếu nữ ”chả thiết” xem, chỉ lo, chỉ mải miết đi tìm người yêu. Nhưng càng tìm càng thất vọng. ”Giường cửi” và ”thoi ngà” – công cụ dệt lụa thân quen của cô gái làng nghề được nhân hoá như có tâm hồn. Nguyễn Bính đã lấy sự vật để ngụ tình, để diễn tả tâm trạng, bơ vơ, buồn tủi của cô thôn nữ thất tình lạc lõng giữa đám hát chèo đông vui

Chờ mãi anh sang anh chẳng sang

Thế mà hôm nọ hát bên làng

Năm tao bảy tuyết anh hò hẹn

Để cả mùa xuân cũng nhỡ nhàng!.

Chàng trai lỗi hẹn hay đã thay lòng đổi dạ? Phải chăng niềm thương yêu, tin cậy và chung thuỷ của thiếu nữ đã bị chàng trai bội bạc phũ phàng? Hai tiếng “chờ mãi” như một tiếng thở dài mà không thể kìm nén. “Để cả mùa xuân cũng nhỡ nhàng” là một lời than thân, nghẹn ngào, nuối tiếc. Đâu chỉ “nhỡ nhàng!” trong một đêm hội xuân. Như một dự cảm trong lòng thôn nữ về sự “nhỡ nhàng” tình duyên cả một thời son trẻ: “Để cả mùa xuân cũng nhỡ nhàng!”. Tiếng thở, lời than ấy vừa ngậm ngùi xót xa, vừa thể hiện tình yêu đối với cô gái hệ trọng biết nhường nào!  Ấy vậy mà cô gái cô gái dường như đã tha thứ cho tất cả, vấn khát khao đợi chờ đến xuân sau:

Anh ạ! Mùa xuân đã cạn ngày !

Bao giờ em mới gặp anh đây?

Bao giờ hội Đặng đi ngang ngõ,

Để mẹ em rằng: hát tối nay ?

Từ cuộc đời và khung cửi, mọi chuyện chẳng thể còn như cũ. Thế giới bình yên đã mất. Có thể năm sau xuân đến, mưa xuân có về, thì chồi xuân nay làm sao còn có lại cái háo hức tinh khôi thần tiên  ấy nữa.  Điệp ngữ ”bao giờ” được láy lại trong hai câu hỏi tu từ khép lại bài thơ, đã thể hiện một tâm trạng đợi chờ, phấp phỏng với ít nhiều hi vọng.

Bài thơ không chỉ hấp dẫn người đọc bởi cấu tứ mà còn hấp dẫn ở cách xây dựng những chi tiết, hình ảnh tiêu biểu để làm nổi bật khung cảnh thôn quê qua những hình ảnh, chi tiết độc đáo. Nét đặc sắc và độc đáo của bài thơ Mưa xuân là nghệ thuật tả cảnh ngụ tình. Năm lần Nguyễn Bính nói đến mưa xuân, nhưng mỗi lần một vẻ, mang sắc thái biểu cảm vui, buồn khác nhau theo mạch thời gian và tâm trạng:

 Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay

 Mưa chấm bàn tay từng chấm lạnh

 Mưa bụi nên em không ướt áo

 Áo mỏng che đầu mưa nặng hạt

 Bữa ấy mưa xuân đã ngại bay

Ngôn từ trong bài thơ giàu có, sáng tạo và tinh luyện, đậm đà màu sắc đồng quê: thoi xinh / thoi ngà; khung cửi/ giường cửi; thôi đê / dải đê; Năm tao bảy tuyết anh hò hẹn; Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy / Hoa xoan đã nát dưới chân giày; v.v…Nhiều câu thơ tác giả nhập thân vào nhân vật, nên ngôn ngữ thể hiện rõ nét những cung bậc tâm trạng cô gái, bài thơ như lời tự tình của cô gái vậy.

Tố Hữu quan niệm: “Bài thơ hay là bài thơ đọc lên không còn thấy câu thơ mà chỉ còn thấy tình người và tôi muốn thơ phải thật là gan ruột của minh”. Khi bài thơ thoát li ra khỏi cái vỏ hình thức của ngôn từ, lộ ra bên trong phần “tình người”, phần “tình” chân thật xuất phát từ gan ruột của người thi sĩ, ấy mới là một bài thơ hay. Đơn giản hơn, thơ hay phải chạm đến trái tim của độc giả, khiến họ cảm nhận được những rung động chân phương, sâu sắc, ấm nóng từ tâm hồn chân thật, giàu tình người của thi sĩ. Với “Mưa xuân”, Nguyễn Bính đã làm nên một “bài thơ hay”, chính những giá trị giản đơn ấy đã đem đến sức sống trường tồn cho bài thơ nói riêng và tạo nên vị trí văn học của Nguyễn Bính.

, ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *