Tính thần nhân văn qua một số truyện cổ dân gian Việt Nam thần thoại, sử thi, truyền thuyết, truyện thơ, cổ tích, truyện cười trong chương trình lớp 10.
Mục lục
- I. Nhân văn là thước đo giá trị văn học của mọi thời đại:
- II. Tinh thần nhân văn là tư tưởng xuyên suốt các loại hình truyện cổ dân gian việt nam với những biểu hiện phong phú:
- 1. Khát vọng chinh phục, chế ngự thiên nhiên, giải thích tự nhiên (Đăm Săn, Đẻ đất đẻ nước): ~
- 2. Tinh thần tự lực, tự cường (An Dương Vương và Mỵ Châu – Trọng Thuỷ):
- 3. Tình nghĩa và đạo lí
- 4. Khát vọng công lí (Tấm Cám, một số truyện cười):
- 5. Cái nhìn khoan dung đối với con người Mỵ Châu – Trọng Thuỷ, một số truyện cười):
I. Nhân văn là thước đo giá trị văn học của mọi thời đại:
Để làm sáng tỏ nhận định trên, trước hết phải hiểu “nhân văn” là gì? Nhân là con người; văn: là văn vẻ, văn từ; cái dấu vết đo đạo đức lễ nhạc giáo hóa mà có vẻ đẹp đẽ rõ rệt gọi là “văn”
Vì thế “nhân văn” là những nguyên tắc đối xử giữa con người với con người,
là lòng nhân ái. Nhân văn ngợi ca, đế cao và trân trọng những vẻ đẹp hình thể lẫn tâm hồn, ước mơ, khát vọng của con người. Bên cạnh đó còn biết cảm thông với những nỗi khổ đau bất hạnh và lên tiếng bênh vực, đấu tranh giành quyền hạnh phúc cho con người.
Nhân văn trở thành một trong những yếu tố quyết định đến giá trị của một tác phẩm văn học.
Tổng quát nhận định trên, chúng ta cổ thể hiểu nôm na rằng: nếu một tác phẩm văn học mà không mang tính nhân văn thì dù tác phẩm văn học đó xuất sắc đến mấy cũng khó để lại ấn tượng trong lòng người đọc, người nghe. Và điều này đúng cho văn học mọi .thời đại: từ văn ‘học dân gian cho đến văn học hiện đại. Trong truyện cổ .tà bắt gặp được rất nhiều điều mang. tính nhân văn.
1.Truyện cổ tích:
Phản ánh số phận của những người nhỏ bé, bất hạnh: Trong truyện cổ tích, cuộc đấu tranh giữa thiện với ác; bóc lột và làm thuê; ngay thật và giả dối, siêng năng và lười biếng… chính là cuộc đấu tranh cho công bằng, chính nghĩa của những người . bất hạnh trong xã hội đã phân hóa .giai cấp. Tác giả dân gian luôn đứng về phía hồ miêu tá họ theo hướng lí . tưởng hoa. Những con người bị gia đình và xã hội khinh rẻ lại là những người hiền lành, tốt bụng, tài năng theo quan niệm của nhân dân về người tốt.
Trình bày mơ ước về công bằng, dân chủ, hạnh phúc: hơn tất cả thể loại khác của văn- học dân gian, truyện cổ tích đã xây dựng thành công một thế giới trong mơ ước, trình bày lí tưởng của nhân dân về một xã hội công bằng, dân chủ, trong đó người lương thiện, tốt bụng tài năng sẽ được hưởng hạnh phúc xứng đáng với những phẩm chất tốt đẹp của họ. Trong xã hội cổ tích, người hiền sẽ gặp lành, kẻ ác sẽ bị trừng trị, sự công bằng được thực hiện lao động được nhẹ nhàng, tuổi già và cái chết bị đẩy xa, người xấu xí dị dạng sẽ trở nên đẹp đẽ, người mất vợ hay người yêu sẽ được đoàn tụ, người nghèo sẽ giàu có, người bị áp bức cực khổ nhất sẽ có địa vị và quyền thế cao sang.
– Tất cả những ước mợ cao cả, lãng mạn đó không thể thực hiện được ngoài đời thì đều giải quyết nhanh chóng và hoàn hảo trong truyện cổ tích. .
2. Truyện thơ
Mang đậm bản sắc văn hóa, phong tục tập quán, phân ánh tâm hồn, tình cảm của đồng bào các dân tộc. Truyện thơ, vừa có khả năng phản ánh sâu sắc hiện thực đời sống vừa thấm đẫm tâm trạng, tình cảm, tâm hồn con người các dân tộc.
Truyện thợ phản ánh hai chủ đề chính. Thứ nhất là phản ánh khát vọng tự do yêu đương và hạnh phúc lứa đôi , chủ đề thứ hai phản ánh số phận đau . khổ và mơ ước của người nghèo:
3. Sử thi:
Sử thi thần thoại: tìm hiểu khám phá hiện thực, tự nhiên.
Sử thi anh hùng: ước mơ con người đề cao, ca ngợi chinh phục thiên nhiên.
Mang đậm bản sắc văn hoá Tây Nguyên và bản sắc văn hóa của dân tộc Việt:
4. Truyện cười:
là biểu hiện của trí thông minh sắc – sảo, tinh thần lạc quan và đấu tranh của nhân dân lao động chống lại những cái xấu đáng cười.
5. Truyền thuyết:
Trân trong lịch sử và rút ra những bài học từ lịch sử nhất nước, giữ nước…
6. Thần thoại:
Khám phá nguồn gốc của thế giới và đời sống con người trong tự nhiên.
Từ đó ta, thấy, trong mỗi tác phẩm truyện cổ đều mang tính nhân văn sâu sắc Nếu như không cô. tính nhân văn sâu sắc ấy thì giờ đây thể loại này đã bị: lãng quên,. khó được lưu truyền và ca tụng đến bây giờ: Để chứng minh, chúng ta thử đặt ngược lại vấn đế: nếu không có tính nhân văn thì tác phẩm văn học sẽ như thế nào? Nó chỉ đơn thuần là một công cụ ghi chép không hơn không kém. Văn học trở nên là một thứ nhàm chán và rẻ tiền: Dĩ nhiên, điều này đồng nghĩa với việc sẽ không có các kiệt tác văn chương đỉnh cao như “Truyện Kiều của Nguyễn Du, hoặc các tác phẩm trường tồn với thời gian như binh Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi, “Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn, hay “Tắt đèn của Ngô Tất Tố, ‘(Đất rừng phương Nam” của Đoàn Giỏi
Tóm lại: nhân văn đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành giá trị của một tác phẩm văn học và trở thành một thuộc tính không thể thiếu của văn học, chính vì thế mới cô câu: “Văn học là nhân học”.
II. Tinh thần nhân văn là tư tưởng xuyên suốt các loại hình truyện cổ dân gian việt nam với những biểu hiện phong phú:
1. Khát vọng chinh phục, chế ngự thiên nhiên, giải thích tự nhiên (Đăm Săn, Đẻ đất đẻ nước): ~
1.1 Khát vọng chinh phục chế ngự thiên nhiên trong sử thi Đăm Săn:
Vào buổi đầu của thời kì lịch sử hình thành các bộ tộc Tây Nguyên, con người phải luôn sống một cuộc sống đầy những khó khăn vất vả: chống chọi với tứ nhiên, với thiên tai lũ lụt; chiến đấu với biết bao nguy hiểm luôn rình rập xung quanh, mối nguy hiểm đến từ những kẻ thù “bốn chân” và “hai chân”.
Trong cuộc hành trình bảo vệ cuộc Băng đã kéo dài từ thế .kỉ này sang thế kỉ khác, con người cũng đã náy sinh trong mình những ước mơ, những khát khao hát sức tự nhiên: Đó là khát vọng chinh phục, chế ngư thiên nhiên. Và niềm khát vọng ấy đã được người để gửi gắm trọn vẹn vào tác phẩm sử thi anh hùng vĩ đại của dân tộc mình: “Sử thi Đăm Săn” . Tiêu biểu là các sự việc: Đăm Săn chiến đấu và chiến thắng tù trưởng Mtao Mxây, Đăm Săn. và dân làng tham gia lao động sản xuất, chặt cây thần Smuk và qua hành động đi bắt Nữ thần Mặt Trời.
Sự kiện thứ nhất: Đăm Săn và dân làng lao động sản xuất.
Là một vị tù trưởng giàu mạnh, hùng cường, Đăm Săn không chỉ muốn buôn
làng mình ngày càng mạnh hơn mà phải được no ấm, giàu có hơn. Vì thế mà trong sử thi, bao giờ chàng cũng là người hô hào buôn làng tích cực tham gia lao động sản xuất. Nhận được lời kêu gọi của Đăm Săn “mau mau đi làm rẫy , buôn làng đã đi kín cả một khu rừng, chặt cây, đốt rẫy trên một khoảng rộng bằng bảy hòn núi:
Trời lại cho họ một thứ lúa thiêng, mỗi hạt gạo là đủ một góc rẫy. Đăm Săn còn dạy tôi tớ đào đất cuốc cỏ, làm chòi đuổi thú. Rồi khi chàng lại hô hào dân làng: “Tất cả ta xuống nước đi”, cả đoàn người đông như kiến ra sông và chi trong chốc lát; họ đã mang lên đầy cá; tôm, cua. Những việc làm của đăm Săn cùng buôn làng thật phi thường, mang đậm màu sắc sử thi. ước mơ làm được những việc phi thường trong lao động sản xuất đã biểu hiện rõ cho khát vọng chế ngự thiên nhiên của con người Tuy nhiên trong phần này, việc lao động sân xuất không thể chỉ cô một mình Đăm Săn thực biện được mà còn phải cô sự tham gia, đóng góp hết sức to lớn của buôn làng. Giờ đây, ước mơ không còn chỉ là gửi gắm cho người anh hùng nữa mà đã lan sang cả cộng đồng. Chính họ cũng có thể làm được những điều phi thường.
Sự kiện thứ 2: Chiến đấu với. các tù trưởng vùng lân cận, tiêu biểu là chiến thắng tù trưởng Mtao Mxây.
Mtao Mxây được miêu tả như một vị thần, “một tướng đã quen đi đánh thiên hạ, bắt tù binh, đã quen đi xéo nát đất đai thiên hạ”. Xét về cả sức mạnh lần lực lượng, hắn đều hơn Mtao Grư bội phần. Thậm chí, hắn còn mạnh ngang ngửa với Đăm Săn (Nếu không có Trời mách “Lấy cái chày mòn _ném vào vành tai hơn thì có lẽ Đăm Săn cũng khó lòng thắng được hắn). Sức mạnh của hắn khiến cho Đăm Săn cảm thấy nắng đốt cháy mặt . Việc sử dụng các hình ảnh trong tự nhiên để miêu tả Mtao Mxây “‘khiên hắn tròn như đầu cú, gươm hắnóng ánh như cái cầu vồng”, cũng như ngôi nhà của hắn “đầu sàn hiên đẽo hìnhmặt trăng, đầu cầu thang đẽo hình chim ngói khiến cho hắn như là hiện thân của cho sức mạnh nào đó thật ghê gớm, một thế lực tự nhiên hung tàn. Khát khan chiến thắng Mâm Mxây cũng chính là. khát khao chế ngư được tự nhiên của con người.
Trong đoạn trích “Chiến thắng Mtao Mxây , hình tượng người anh hùng Đăm Săn như một chiến binh dũng mãnh Lúc múa khiên: “Chàng múa lên cao, gió
như bão. Chàng múa dưới thấp, gió như lốc. Chòi lẫm đổ lăn lóc. Cây cối chết rụi… Khi chàng múa chạy nước kiệu, quả núi ba lần rạn nứt, ba đồi tranh bật rễ bay tung… “. .Còn khi chàng xông trận: “Một lần xốc tới, chàng vượt một đồi tranh. Một lần xốc tới nữa, chàng vượt một đài lồ ô. Chàng chạy vun vút qua phía đông, vun vút qua phía tây. Những động tác múa khiên, đánh võ dũng mãnh của chàng Đăm Săn hiện lên vẻ đẹp của một sức mạnh thần kì. Sức mạnh đó đã khiến cho thiên nhiên cũng phải khuất phục: Sức mạnh đó cũng chính là cái mà con người khát khao mong muốn có được. Họ đã gửi niềm mong ước đó vào trong nhân vật anh hùng của sử thi dân tộc mình.
Sự kiện thứ 3: Chặt cây thần Smuk.
Vào một buổi sáng, Đăm Săn kêu gọi buôn làng cùng vào rừng đi đốn cây và lấy mây song. Đoàn người đi . hàng trăm ngàn mang theo rìu cuốc vào rừng. Họ gặp một cây lớn chưa từng có. “phải một năm mới đi hết vòng gốc, hỏi ra, Đăm
Săn mới biết đó chính là cây Smuk, cây linh hồn, cây sinh ra Hơ Nhị, Hơ Bhị” :Bỏ ngoài tai tất cả lời kêu than, van xin của hai người vợ, không một chút nghĩ ngợi, chàng ra lệnh “Vậy thì ta đốn cây này đi”. Đăm Săn quyết tâm chặt cây đến nỗi bao chuyến trăng sáng đi qua, và ve sầu đã kêu lại một kì khác mà Vẫn không hề biết. Và cuối cùng, cây thần cũng đã đổ. Hành động thật cây thần của chàng tù trưởng Đăm Săn như một lời khẳng định hùng hồn với cả loại người lẫn thế giới thần linh: không cổ gì là loại người không làm được. Họ có thể chế ngư được tự nhiên, khuất phục dược được thiên nhiên bằng chính sức lao động và trí tuệ của mình.
Sự kiện thứ 4: Bắt nữ thần Mặt Trời.
Đây là một trong những trường đoạn hay nhất của tác phẩm. Sự việc bắt đầu sau khi Đăm Săn đánh bại nhiều tù trưởng hung ác, chặt gãy cây thần Smuk, khai phá nương rẫy rộng lớn, đanh tiếng của chàng vang động cả chốn thần linh. Song, Đăm Săn không thoả mãn. Chàng quyết định đi bắt nữ thần Mặt Trời nhằm đạt được ước mơ vĩ đại: chinh phục thiên nhiên, mở rộng buôn làng, táo nên sức mạnh chưa từng có ở cộng đồng mình. Nữ thần Mặt Trời là hình tượng mang nhiều lớp ý nghĩa. Nàng tượng trưng cho sức mạnh tự nhiên, cụ thể là mặt trời cái vầng sáng rực rỡ có ảnh hưởng lớn lao, trực tiếp đến sự sống trên mặt đất. “Hành động Đăm Săn ra đi chinh phục nữ thần Mà Trời bắt nàng phải chịu trở về ở với mình, tuân theo sự chỉ huy của mình, thể hiện đến tầm độ cao nhất quyết liệt nhất niềm khát vọng muôn đời cửa con người : Làm chủ hoàn toàn những thế lực tự nhiên kì dĩ đầy bí hiểm mà lại có ảnh hưởng trực tiếp và quan trọng biết bao đến sự sống trên mặt đất” (Lê Trường Phát).
Đoạn trích đi bắt Nữ thần. Mặt Trời tập trung thể hiện ở mức. cao nhất những . . khát vọng to lớn mà Đăm Săn theo đuổi trong suốt cuộc đời đấu tranh ngoan cường và không hề mệt mỏi của chàng.
Bên cạnh khát vọng ngoan cường, muốn chinh phục tự nhiên, người ê-đê cổ
đại đã cho thấy một trí tưởng tượng thật phong phú mà cũng vô cùng táo bạo qua việc miêu tả . -Nữ thần Mặt Trời. Nàng cũng như mọi cô gái ê-đê khác, nhưng xinh đẹp. hơn, lộng lẫy..hơn bội phần và đặc biệt rất. uy nghi. Chính cách miêu tả này đã là cột mốc, đánh dấu cho thời điểm con người bắt đầu có ý thức về thế giới tự nhiên xung quanh mình. Dần dần qua các sự việc được miêu tả từ lúc Nữ thần Mặt Trời từ chối đi với” Đắm Săn vì lí do sẽ làm cho mọi thứ chết khô, cho đến khi Đăm Săn ngập dần vào khu rừng Sáp Đen dưới ánh mặt trời, Nữ thần ánh Sáng hiện – lên không còn : là một cô gái lộng lẫy, uy nghi nữa mà đã trở thành mặt trời thường ngày trong tự nhiên mà ta vẫn thấy. Tóm lại, việc miêu tả mặt trời như một nữ thần có ý nghĩa tượng trưng, biểu hiện cho lí tưởng cao đẹp và khát vọng hiểu biết, khát khao chinh phục tự nhiên của con người.
Ô Khát vọng giải thích tự nhiên trong sử thi “Đẻ đất đẻ nước .
Nếu. “Đăm săn là bài ca về khát vọng của con người thì đẻ đất đẻ nước của dân tộc Mường lại thiện về “giải thích cho quan về quá khứ dĩ đại trong cảm hứng tự tôn (Vũ Anh Tuấn).
ở sử thi này, khái niệm “đẻ” ghép với Các Sự Vật hiện tượng như “đất” và ,nước”. chứa đựng một quan niệm đầy về nguyên sơ, thôn dã: ở cái thuở cổ xưa xa xăm, mù mịt, người . Mường cổ cũng như nhân loại buổi đầu ngây thơ cho rằng mọi sự vật, hiện tượng, cũng như con người đều do một cái gì đó chửa đẻ tạo thành. Chính vì cái mù mịt đó mà con người thời ấy vẫn chưa có những khái niệm cụ thể về các sự vật
Dưới đất chưa có đất .
Trên trời chưa có trời
Trên đời chưa có ngôi sao đỏ đỏ
Cau muôn dậy nhưng chưa có mo ne
Dây củ mài muốn dậy leo vắt leo vờ… ”
Họ mang vào sử thi của dân tộc mình một quan niệm khác về thế giới thuở ban đầu. Khi đó, thế giới chỉ là một khối hỗn mang. ở đó, trời và đất tách riêng ra, rồi muôn loài dần dần được tạo dựng. Mọi vật dần được tạo ra từ cái “chưa có” Quan niệm “chưa có” không đơn thuần chỉ có nghĩa là chưa xuất hiện, mà còn cô nghĩa là chưa có tiền đề cho. sự hình thành, hoặc chưa có đủ hệ thống. Tất cả những hiện tượng tự nhiên không chỉ được nêu ra mà còn được giải thích cặn kẽ, rõ ràng, dễ hiểu theo suy nghệ của con người lúc bấy giờ: hình dung sự hình thành thế giới theo quan niệm hết sức đớn giản, chưa mang ý nghĩa nhận thức khoa học. Những câu thơ hồn nhiên, ngây thơ, cùng với lối diễn đạt thật đơn giản bằng những hình ảnh trong tự nhiên đã thể hiện được khát khao của con người, tiêu biểu là dân tộc Mường luôn muốn khám phá, giải thích .được thế giới tự nhiên xung quanh mình.
2. Tinh thần tự lực, tự cường (An Dương Vương và Mỵ Châu – Trọng Thuỷ):
Truyền thuyết là “nghệ thuật lựa chọn .các sự kiện và nhân vật để- xây. dựng các hình. tượng nghệ thuật, phân tình tập trung nhất lịch sử của địa phương, quốc gia, dân tộc… Nếu lịch sử cố gắng phản ánh_ chính xác các sự kiện và nhân vật thể truyền thuyết lại quan tâm hơn đến sự lay động tình cảm và niềm tin của người nghe sau những sự kiện và nhân vật đó.- Thật vậy, truyền thuyết “An Dương Vương và Mỹ Châu, Trọng Thuỷ” được lưu truyền và gìn giữ cho tới ngày này không phải vì những thông tin lịch sử chứa đựng trong đó mà là nhờ những bài học mang giá trị nhân văn sâu sắc.
Trong bối cảnh lịch . sử. mà sự nghiệp dựng nước luôn song- hành với công cuộc giữ nước, truyền thuyết An Dương Vương .với những nhân vật và quan hệ đa chiều đã vượt mọi không gian, thời gian truyền lại cho người dân Việt Nam thế hệ sau này một khát vọng của thời đại ấy: khát vọng độc lập, tự cường. Theo truyền thuyết, An Dương Vương quyết định dời đô từ núi Nghĩa Lĩnh về Cổ Loa để mở rộng và phát triển đất nước. “Truyền thuyết cho nói ngắn gọn trong một câu nhưng đó là cả một sự nghiệp đời non lấp biển của một dân tộc ở buổi bình minh (Nguyễn Khắc Phi). Lật lại lịch sử, đến với thế kỉ XI khi Lý Thái Tổ viết “Chiếu dời đô” và chuyển kinh đô về. Thăng Long đánh dấu một mốc son rực rỡ trong lịch. sử Việt Nam thì mới thấy hết sự vĩ đại trong việc đời đỡ của An Dương Vương. Dời về đồng bằng, đó là một xu thế tất yếu nếu muốn phát triển đất nước. ở rừng núi tuy có cái lợi là địa hình hiểm trở, dễ xuất dễ ẩn khiến giặc lúng túng; nhưng nó lại ảnh hưởng đến việc mở mang bờ cõi, phát triển đất nước về sau. Về đồng bằng thì khác, đất đai bằng. phẳng, màu mỡ, trù phú. thuận- lợi cho việc canh tác, khai khẩn: Một dân tộc mà một khi không phải chi lo đối phó thù trong giặc ngoài mà bắt đầu chú ý đến việc khai hoang, chăm lo kinh tế thì đó là dân tộc đang cường thịnh, đời đô chứng tỏ điều đó Dời đô còn thể hiện tầm nhìn xa trông rộng, .bản lĩnh vững vàng và quyết định sáng suốt của người đứng đầu đất nước. Bên cạnh đó, nó còn là tinh thần tự cường của dân tộc, khao khát được lớn mạnh nhờ chính thực lực của mình chứ không phải dựa dẫm vào địa hình rừng núi.
Dời đô là một quốc sách nhưng không hẳn là một diệu kế. Bởi lẽ về đồng bằng đồng nghĩa với việc phơi lưng trên vùng đất trống trải, thách thức đối phương, khơi dậy dã tâm cướp nước vốn đã nung nấu từ lâu trong lòng Triệu Đà.
Chính vì thế An Dương Vương đã quyết định xây thành phòng thủ. Nhưng khi bắt tay vào thì mọi Chuyện không hề đơn giản: “xây thành owr đất Việt Trì, hễ
đắp tới đâu là đất lở tới đấy tốn nhiều công sức mà không thành. Nhà vua bên lập đàn trai giới, cầu đảo bách thần. Thấy có cụ già lạ đến, An Dương Vương mừng rỡ, thi lễ và hỏi kế sách: Là vía mà lại sẵn sàng thi lễ trước một cụ già, chuyện khó tin nhưng lại là sự thật. Phải chăng đổ . là là hành động xuất phát từ tấm lòng lo cho dân cho nước, tấm lòng trân trọng hiền tài của một vị vua nhân đức? Thành xây xong rộng hơn ngàn trượng, xoắn như hình trôn ốc, vậy mà nhà vua vẫn lo ngại. lỡ đâu giặc đến thì lấy gì mà chống’ đoạ Rùa vàng sứ giả của cụ già hôm nọ, bèn cho cái .móng vuốt để làm nỏ .thần,. bắn trăm phát trăm trúng. Thực ra nô thần chính là sự thần thánh hoa sức mạnh và bí mật của vũ khí, là kết tinh của trí thông minh và nghệ thuật giữ nước của ông cha ta. Dòng thời hàm ý ca ngợi việc làm được lòng trời, hợp ý dân cửa An Dương Vương.. Xây thành, chế nô là những hành động thể hiện ý thức độc lập, tự cường đang manh nha và bắt đầu hình thành rõ nét trong tư tưởng còn đơn giản của người xưa. . .
Chi tiết An Dương Vương . gả tuỵ Châu cho con trai Triệu Đà được nhiều người đánh giá là sai lầm đầu tiên mở đường cho những sai lầm nghiêm trọng tiếp theo. Nhưng. thực ra, xét cho cùng, cuộc hôn nhân ấy chỉ là một giao ước liên minh. trong hoà bình, mang tính chất cầu hoà Chấp nhận gả con gái yêu của mình cho Trọng Thuỷ chắc hẳn An Dương Vương nghĩ cuộc hôn nhân này sẽ là sợi dây giữ tình hoà hiếu giữa hai nước, để dân tộc ta không còn mối lo canh cánh bên mình. Đó không chỉ là mong muốn của An Dương Vương -mà là nguyện ước của dân ta ngàn đời nay. Thế nhưng, tiếc thay. khan khát đó không thể thực hiện bởi vì sự chân thành chỉ đến từ một phía, còn phía kia là cả một mưu đồ đen tối.
Đến khi mọi chuyện vỡ lở, Rùa Vàng thét. lớn với An Đương Vương tầng: “Kẻ ngôi sau lưng chính Là giặc đó một lời’ kết tội đanh thép dành cho hành động vô tình mà phản quốc của Mỵ Châu. Lúc bấy giờ, An Dương Vương đã di vào ngõ cụt,trước mặt là biển rộng, sau lưng là quân thù Bất lực, ông đành tuốt 1 kiếm chém Mỵ Châu đứa con gái yêu quý của mình.Hành động ấy không phải là hành động.của.một người cha chém con mà là của.một vị vua trừng trị kể thần dân có tội phản quốc là hành động quyết liệt của một vị. vua’ đứng về. phía nhân dân, đặt’ quyền lợi đất nước trên trên quyến lợi cá nhân. Là một sự tỉnh ngộ muộn mằn. Bằng những tình tiết đậm màu sắc lịch sử, dân gian đã gửi gắm khát vọng độc lập tự cường vào bi kịch mất nước ấy.
Phạm Văn Đồng từng khẳng định: “Những truyền thuyết dân gian thường có
cái lõi là sự thật lịch sử mà nội dung qua nhiều thế hệ đã lí tưởng hóa gửi gắm vào đó tâm tình thiết tha của mình. Và tinh thần nhân văn chính là cái gốc, với “nhánh cây” ý thức về độc lập, tự do đã giúp nhân dân thừa sức ước mơ và hi vọng.
3. Tình nghĩa và đạo lí
(Chủ Đồng Tử, Tiễn dặm người yêu, Đăm Săn):
“Tôi yêu truyện cổ nước tôi
Vừa nhân hậu lai tuyệt vời sâu xa”
(Lâm Thị Mỹ Dạ)
Truyện cổ dân gian Việt Nam cổ một mảng đáng kể đành .cho các giá trị nhân văn của dân tộc. Tinh nghĩa và đạo lí là . một trong những giá trị tiêu biểu, thấm đẫm chất liệu đời sống xã hội Việt cổ, là biểu trưng nghệ thuật của cái hiền hoà, nhân ái và tính chừng mực trong tâm lí dân tộc. ý nghĩa. là một phạm trù của đạo đức, là tình cảm giữa con người với’ con người, nó luôn hiện hữu xung quanh cuộc sống của tất cả mọi người. Người dân sống .với nhau bằng tình cảm chân thật, xuất phát từ tấm lòng thuần khiết, trong sáng và chất phác của họ. Và như vậy, tình nghĩa dần đần là một chân lí mặc nhiên được thừa nhận mà không thể thiếu .trong’ cuộc sống nghĩa tình của nhân dân ta
Theo Nho giáo phong kiến thì một trong những bổn phận quan’ trọng của người làm com là hiếu thảo với cha mẹ. Chữ “hiếu’ ở đây là con cái phải nhất nhất nghe lời cha mẹ, thậm chí “phụ xử tử vong, tử bất vong bất hiếu . Nếu như xem xét tinh thần ‘ nhân văn trong truyện’ cổ dân gian Việt Nam ở góc độ tư tưởng này thì sẽ cô nhiều mâu thuẫn Ví như trong truyện “Chử Đồng Tử , chàng trai họ Cho đã phải đứng trước hai sự lựa chọn: Vâng lời cha thì không nỡ, mà. trái lời cha ‘cũng không xong. Giữa lương tâm và bổn phận, giữa tình yêu cao cả và tội bất. hiếu, Chử Đồng Tử chẳng biết nên chọn cái nào. Cuối cùng, chàng đã nghe theo tiếng nói của trái tim, đem chiếc khố duy nhất chôn theo cha. Trái lời dặn của cha trước khi mất ấy vậy mà hành động ấy lại được nhắn dân ta ca ngợi là tấm gương về lòng hiếu thảo. Có điều gì mâu thuẫn trong vấn đề này chăng .Hoàn toàn không, mà. đơn giản là đã có một khái niệm mới về chữ-“hiếu’ được hình thành trong tầng lớp .nhân dân. Chữ “hiếu” ở đây không còn là khái niệm tuyệt đối của Nho giáo mà được hiểu theo quan niệm của nhân dân: thờ cha kính mẹ, đền đáp công ơn dưỡng dục của đấng sinh thành. Hành động không vâng lời cha là xuất phát từ tình câm tự nhiên của con người. Đó là tấm lòng và tình cảm yêu thương thật sự chứ không đơn thuần chỉ là nghĩa vụ của người làm con.
Trong “Tiễn dặn người yêu , cô gái cũng luôn mang chữ hiếu bên mình. Đang ở lứa tuổi yêu đương, tình cảm trong cô vừa nồng cháy lại vừa thiết tha đến rực lửa nhưng cô lại bị cha mẹ ép buộc gã bán cho tên nhà giàu xa lạ ma nào đoái hoài đến tâm tư, tình cảm của cô : Thế nhưng phận làm con chưa trả ơn gì cho cha mẹ; cô nào dám oán, dám trách. Cô. lặng lẽ gánh chịu nỗi đau, cố nuốt nước mất vào trong mà từ bỏ tình yêu thiêng liêng, cao cả của mình. Và đành ngậm ngùi từ giã người yêu để.làm theo lời cha’ mẹ, để thực hiện nghĩa vụ của một người con và để đáp đền công ơn . của cha mẹ . . .
Những hành động ấy mới là hành động cửa một chữ “hiếu’ đích thực theo
quan niệm và khuôn khổ .của xã hội thời đổ.
Tình cảm gia đình thiêng liêng, cao quý bao nhiêu thì tình yêu đôi lứa trong truyện cổ lại càng đẹp đẽ, cao thượng bấy nhiêu: Tình yêu là tình cảm tự nhiên, xuất phát từ hai trái tim đồng điện của hai con người, là sự hài hoà, gắn kết giữa hai tâm hồn tình yêu quá lá điếu kì diệu khi nó có thể xóa .nhoà ranh giới giữa giàu và nghèo, rút ngắn khoảng cách giữa sang và hèn, đấy hải con người ở hai thái cực khác nhau: công chúa và chàng đánh cá nghèo xích lại gần nhau. Đường đường là một công chúa là ngọc cành vàng, vậy mà Tiên Dung đã gạt bỏ mọi thứ: quyền lực, địa vị, giàu sang qua một bên, sẵn sàng đến với một chàng trai nghèo đến nỗi không có lấy một chiếc khố che thân Ca ngợi chuyện tình Cho Đồng Tử-tiên Dung. là ca ngợi tình yêu của hai người đã phá vỡ mọi định kiến khắt khe của xã hội phong kiến. Điều đó không hề là nghịch lí mà lại rất phù hợp với quan niệm về tình nghĩa của dân ta. Khi yêu nhau, người ta’ có thể vượt qua mọi khổ khăn để đến với tình yêu đích thực.
“Tiễn dặn người yêu là câu chuyện tình thơ’ mộng và đầy nước mắt của đôi trai gái người Thái.’ Họ biết nhau từ trong lòng mẹ, cùng nghịch. đất thuở bé thơ:
“Đuôi cá đập tay . trái ta rủ nhau cười
Đuôi cá đẹp tay phải ta đua nhau khóc .
Cứ ngỡ họ sẽ nên duyên .vợ chồng nhưng ngờ đâu cha’ mẹ cô gái ép gả cô cho người khác giàu cô hơn đôi trai gái phải ngậm đắng. nuốt cay từ đây. Chàng trai cố gắng làm giàu mong chuộc lại người yêu, nhưng muộn mất rồi… Tưởng như chuyện tình mộng mơ đã tan thành mây khói, nhưng không, tình câm chàng trai dành cho cô gái vẫn là vô bờ.bến. Anh cố dằn lòng và tiễn dặn người yêu về nhà chồng.” Trên đường đi anh chăm sóc cô rất chu đáo, lại dặn dò cô về bổn: phận của người: con. gái khi về .nhà chồng. Lúc cô gái bị hành hạ, anh cũng là người. chăm sóc, thuốc thang cho cô..
‘Dậy rũ áo kẻo bọ
Dậy phủi . áo kẻo lấm!
Đâu bù anh ‘chải cho
Tóc rối đưa anh búi hộ’
Tình yêu của anh dành cho cô đã vượt lên cả tình cảm trai gái thông thường, dường như trong tấm chân tình ấy còn có thêm lòng nhân nghĩa. Chàng trai đã dùng tình nghĩa để xua tan đi những đau khổ chất chồng của cô gái. Và cuối củng, sau bao nhiêu năm tháng vất vả, khổ đau, hai người yêu nhau cũng đốn được với nhau, dù có hơi muộn màng.
Quan niệm tình nghĩa của nhân dân còn được mở rộng ra thành tình cảm giữa cá nhân với cộng đồng. Mỗi người đều sống trong một tập thể của mình, chi có cùng sống trong môi trường như thế, con người mới cổ đủ sức mạnh để chiến thắng tất cả, ‘để làm lụng, sản xuất và hưởng thụ hạnh phúc. .Vì thế họ luôn gắn bó và dành tình cảm cho cộng đồng của .mình. ‘Chẳng hạn như trong sử thi “Đăm Săn” sử thi anh hùng của dân tộc . ê-đê, những chiến công và hành động của tù trưởng hùng dũng .Đăm Săn nhìn về hình thức thì xuất phát từ quan hệ cá nhân nhưng nếu nhìn rộng ra, nó lại mang ý nghĩa cộng đồng rất lớn. chiến thắng ấy vừa khiến uy đanh ‘Đăm Săn vang khắp núi rừng lại vừa bảo vệ được cuộc sống yên lành của buôn làng, đồng thời cũng mang lại’ sự giàu cố cường thịnh chó buôn làng. Bên cạnh việc giữ gìn sự bình yên cho cộng đồng Đăm Săn còn giúp dân làng lan động sân xuất, nâng cao giá trị của cuộc sống. Thử hỏi nếu không xuất phát từ tình nghĩa với cộng đồng thì làm sao Đăm Săn lại chú trọng đến đời sống dân làng đến vày, lâm sao chàng lại có những hành động anh dũng khiến người . đời phải – nể phục?
Không chỉ có vậy, tinh thần nhân văn trong truyện cổ còn thể hiện qua những bài học đạo lí về lối sống có văn hóa, cổ đạo đức. Đạo lí là lẽ phải ở đời, là cách ứng xử của con người với nhau. Đạo lí được xem là chuẩn mực .của conngười dân tộc từ từ xưa đến nay. Trong bài học về cách đối nhân xử thế ấy cô đạo lí về lòng hiếu thảo được thể ‘hiện qua các câu chuyện cổ một cách sinh động, hấp dẫn:và mang tính giáo dục cao.
Trung cũng là một trong những chuẩn mực đạo đức quan trọng trong quan niệm của người xưa. . ‘Trung nghĩa là trung thành luôn hướng về đất nước, một . lòng phò tá vua làm nên nghiệp -lớn. Chủ Đồng Tử là người dân trung v-ới nước. Tuy đã bay về trời, đã hưởng cuộc sống an nhàn, không tranh đấu tránh xa trần tục những chàng vẫn luôn hướng trái tim mình về với đất nước, với dân tộc. Khi giặc sang xâm lược, chàng đã cưỡi rồng xuống đầm Nhất Dạ cho Triệu Việt Vương một cái vuốt. rồng để đánh tan giặc Là tiên mà vẫn nhớ trần, lên trời mà vẫn không quên đất nước đô chính là chữ trung trong con người Chử Đồng Tử.
Đã là dân nước Việt thì ngoài việc mang trong mình chữ hiếu, kính trọng cha mẹ và chữ trung . với đất nước thì còn phải .có lòng biết ơn sâu sắc đối với những ai có công với dân tộc. Chính vì vậy mà truyện cổ . dân gian còn dạy cho ta bài học đạo lí: uống nước nhớ nguồn”. Khi con người đạt một thành quả dù lớn. hay nhỏ cũng đều phải nhớ đến công lao của người giúp .đỡ mình. Đạo lí đô đã ăn sâu vào tâm hồn dân tộc ta và thấm nhuần trong tinh thần nhân văn của” truyện cổ. Trong sử thi “Đăm Săn , lễ ăn mừng sau mỗi lần chiến thắng đã thể hiện rõ phong tục tập quán của đồng bào ê-đê. Người ta quan niệm rằng mọi chiến thắng đều có sứ phù trợ của tổ tiên và thần thánh. Thế nên Đăm Săn – người anh hùng của buôn làng đã làm lễ cúng thần cáo tổ tiên một cách linh đình với rượu bảy ché, trâu bảy con, lợn thiến bảy… Đạo lí dấn tộc đã ăn sâu vào tư tưởng nguyên thuỷ nhưng chân tình của người xưa. Không chỉ thế, nhân dân ta còn để lại bài học về cách sống; cư xử trong mối quan hệ cộng đồng. Gieo gió thì gặt bão. Trong cuộc đấu tranh giữa cái Thiện và cái ác giữa việc chính nghĩa. và việc phi nghĩa, dĩ nhiên chiến thắng sẽ thuộc về những người công lí tưởng với nhân dân. Còn những kẻ làm điều ác ắt sẽ bị trừng trị thích đáng. Trong sử thi “Đăm Săn” nhân vật MTao Mxây và MtaoGọi là những kẻ xảo quyệt dối trá. Chúng đã lợi dụng lòng tốt bụng và sự ngây thơ trong trắng của Hơ Nhí để cướp: nàng về làm vợ. Chính chúng là nguyên nhân gây ra chiến tranh vì thế’ phải bị trừng phạt theo đúng đạo lí. Kết quả của hai cuộc giao chiến, Mtao Mxây và Mtao Gọi là hai kẻ bại trận, tất cả của cải dinh .lâng của chúng đều thuộc về Đăm Săn.
Tóm lại tình nghĩa và đạo lí là .hai chuẩn mực đạo đức truyền thống của đất nước và nhân dân Việt Nam. Ngay từ thuở còn thơ những người bà, người mẹ đã dạy cho chúng ta sống phải biết đến tình cám ‘và phải theo đạo lí làm người ở đời thông qua những câu chuyện cổ tích: Chử Đồng Tử, Tấm Cám… Chính vì’ vậy mà. tình nghĩa và đạo lý là hai khía cạnh được đề cao trong tinh thần. nhân văn.của truyện cổ…
4. Khát vọng công lí (Tấm Cám, một số truyện cười):
4.1 Tấm Cám
Đầu tiên cần nói đến khái niệm công lí, đó chính là những lẽ phải, công bằng ở đời, là khát khao chung của những người dân thấp cổ bé họng trong cuộc sống, bởi lẽ -cuộc sống của họ không có sự công bằng, không có cái gọi là công lí để bênh vực, bảo vệ ‘họ. Vì vậy họ tìm đến khát vọng công lí, khát vọng về sử công bằng trong ‘xã hội, xóm bỏ giai cấp và sống trong ước nguyện chiến thắng luôn thuộc về. điều tốt đẹp, điều chính nghĩa; cái xấu, cái ác sẽ bị trừng phạt, bi tiêu diệt. Dù không thể thực hiện khát vọng đó trong cuộc sống hiện thực nhưng họ đã gửi gắm niềm hi vọng công lí sẽ được thực hiện trong chính những câu chuyện mà họ sáng tác ra, tiêu biểu là truyện “Tấm Cám”.
Nguyên nhân đưa người dân tìm đến ước vọng công lí trong truyện: đó là do
những bất .công mà cô Tấm ‘hiền ngoan phải chịu trong mối mâu thuẫn giữa mẹ con Cám. với Tám mâu thuẫn trong mối quan hệ giữa mẹ con dì ghẻ đối với con chúng. Tấm là cô gái mồ côi mẹ từ lúc bé, mấy năm sau lại mất cha, sống vôi dì ghẻ lở mẹ Cám và đứa em cùng cha khác mẹ là Cám. Tấm suốt ngày làm tụng vất vả, hết chăn ‘ trâu, gánh nước đến hái khoai vớt bèo, đêm ngày không nghỉ tay. Trong khi đó, mẹ con Cám ăn trắng mặc trơn, chẳng phải làm việc gì mấy. Mâu thuẫn trên xoay xung quanh quyền lợi vật chất và tinh thần trong cuộc sống gia đình thường ngày đến mức biến thành xung đột về quyến lợi xã hội. Ngay từ ban đầu hình tượng cô Tấm đã được khắc họa là cô gái mồ côi tủi nhục, cực khổ, tự cam chịu không một lời than oán, không một mảy may dám đứng lên đấu tranh. Mâu thuẫn ngày một nảy sinh dần giữa mẹ con Cám đối với Tấm, ban đầu là trong mối quan hệ già đình dì ghẻ với con chồng nhưng sau đó là mối mâu thuẫn giai cấp trong xã hội: lười biếng với siêng năng; cái giàu có sung túc vôi bất hành, khổ đau… và hơn thế nữa đó chính là mâu thuẫn giữa cái ác với cái Thiện. Từ những mâu thuẫn đó, nhân dân ta đã đi đến quan niệm mơ ước, khát vọng về hạnh phúc với triết lí “ở hiền gặp lành , tác giả ác báo , gieo.gió gặt bão”… Và với quan niệm đổ nhân dân ta’ đã thể hiện ước mơ, khát vọng về công lí xã hội: cái thiện chiến thắng, cái ác phải trả giá; ước mơ về hạnh phúc gia đình (Tấm trở về sống sung sướng, yên vui bên nhà vua); ước mơ chính đáng về sự bù đắp xứng đáng cho những khổ đau bằng sự đổi đời (Tấm trở thành hoàng hậu); ước mơ tình nghĩa (Tấm và bà cụ bán nước, chim vàng. anh, cây xoan .đào và vua). Có thể nổi, bởi những đau khổ cô Tấm phải chịu đựng mà không dám một lời oán thán hay dám đấu tranh cho quyền lợi của mình mà nhân dân’ với sự yêu thương, niềm cảm thông sâu sắc đã nhân danh công lí đòi lại sự công bằng cho cô,dù rằng chính nhân dân cũng không được hưởng một chút hạnh phúc nào nhờ công lí nhưng ước mơ. của họ lại được chính họ vun đắp trong hình tượng cô Tấm, cho cô Tấm niềm hạnh . phúc của lẽ công bằng.
Đi Vào câu chuyện, ta thấy những mâu thuẫn thể hiện qua ba sự việc đầu tiên: đi hớt tép, nuôi cá bống và chuẩn bị đi xem hội. Những bất công qua ba sự việc đó hiện lên rõ ràng: đờ dẫm suốt buổi hớt được đầy giỏ tép nhưng bị Cám lừa cướp cồng, về nhà giành lấy .y.ếm đào-phần .thưởng tuy nhô bé nhưng đối với cô Tấm từ nhỏ sống trong sự thiếu vắng tình thương đó lại là một món quà quý giá thể hiện sự quan tâm của mọi người về một cô gái mới lớn; nhường cho cá bống bát cơm hằng ngày, nuôi bống mau lớn nhưng một lần nữa bị mẹ con Cám lừa Tấm đi chăn trâu đồng xa, ở nhà bắt bống ăn thịt, ăn thịt bằng chính là cướp đi người bạn nhỏ bé đồng hành cùng chia sẻ niềm vui. buồn với cô; mong ước đi dự hội nhưng lại bị mẹ con Cám đang tâm trộn thóc với gạo bắt nhặt để không được đi xem hội, việc làm ấy chẳng khác nào cướp đi mất ‘ niềm vui được hoà nhập, giao hưởng vôi đời của một tâm hồn trễ thơ. Mỗi’ lần bị đối xử bất công, tủi thân Tấm đều khóc và ông Bụt hiện lên giúp đỡ. Mỗi lần Bụt hiện lên thể hiện niềm cảm thông sâu sắc đối với cô gái mồ côi, ước mơ về công lí cho cô, đó cũng là tấm lòng nhân đạo của nhân dân ta. Khi Tấm mất yếm đỏ,’ Bụt cho cá bống làm bạn, an ủi cô; rồi bỗng bị ăn .thịt, Bụt cho Tấm hi ‘ vọng đổi đời, có quần áo đi dự hội nhờ chôn xương cá bống. Tấm bị bắt nhặt thóc gạo, không được đi hội, Bụt sai chim sẻ đốn giúp và cho Tấm quần áo đẹp đi dự hội. Lúc đi hội Tấm làm rơi đôi hài xuống nước, voi của vua đi qua, đứng lại cắm vòi xuống nước, nhờ đó tìm được đôi hài, Tấm thử vừa hài và được làm vợ vua. Từ thân phận nhỏ bé bất hạnh bước lên đài tối cao của quyền lực, đanh vọng, cuộc sống sung sướng, hạnh phúc. Nhân dân đặt vào cô Tấm những khát vọng vươn lên trong cuộc sống bế tắc của họ, họ hoàn toàn không được sống và hưởng hạnh phúc đáng ra phải có, bởi ‘thế ước mơ họ hoàn toàn chính đáng, tốt đẹp.
Theo lẽ thường của một câu truyện cổ tích, khi nhân vật được hưởng hạnh phúc, câu chuyện sẽ kết thúc. Thế nhưng khác với mòi câu chuyện cổ tích khác cùng đề tài, Tấm Cám chưa dừng lại ở đây. Cô Tấm muốn có ‘được hạnh phúc trọn vẹn, bền vững phải trải qua muộn vàn thử thách và đấu tranh khốc liệt hơn nữa ‘và chính cô phải vượt qua nó để giành được chính hạnh phúc cho bản thân chứ không phải nhờ vào ai khác. Những xung đột khi Tấm đã trở thành hoàng hậu. ngày giỗ cha, Tấm’ về thăm nhà, bị mụ dì ghẻ lừa trèo lên hái cau cúng cha. rồi chặt gốc cau, ngã xuống mà chết. Không cam chịu trước cái chết oan ức, cô hóa thành chim vàng anh, bay vào cung quấn quýt bên vua, chim bị Cám giết chết, từ tro chim mọc thành hai cây xoan đào che bóng mát cho vua, Căm lại chặt cây, làm thành khung cửi. Lại một lần nữa Cám đốt khung cửi, đổ tro xa nơi ‘vua ở tại đó mọc lên cây thị, từ cây thị đó chỉ có một quả duy nhất, rụng vào bị bà lão. hàng nước, trong quả thị ấy, cô Tấm hiền lành, chăm chỉ bước ra, ở cùng bà lão. Vua vì quá mong nhớ Tấm mà xuất cung vi hành. Một ngày nọ, vua đến quán nước của bà lão, nhận rà mang trầu Tấm thường têm ngày trước, gặp lại Tấm và. đón cô về cung, trở về với ngôi vị hoàng hậu. Tấm hiền lành chăm chi lài trải quạ bao gian” truân, bao lần chết đi sống tại vẫn không cam chịu chết trong oan ức, vẫn vững vàng đứng lên đấu tranh giành lại sự sống trong chính đời sống. hiện thực này. Sự hóa thân để trở về với cuộc đời của Tấm phản ánh ước mơ về công bằng xã hội. người lương thiện không thể chết oan, họ phải được hưởng hạnh ‘phúc, còn kẻ ác bị trừng phạt ‘đích đáng. Hình ảnh Tấm trở về trong đỉnh can của chức vị, . ngư trên ngôi cao, êm ấm bền nhà vua và cái chết bi thảm của mẹ con Cám thể hiện rõ hơn ‘bao giờ hết tính công.lí mạnh mẽ, quyết liệt trước. bao tội ác, khổ đau, bất hạnh mà mẹ con Cám đã dội lên đầu tấm, đã không từ bất cứ.thủ đoạn nào để chèn ép, bức hại cô.
Hai tính công lí được thể .hiện trong truyện, đô là quyền được hưởng quyền lợi hạnh phúc ngay lúc chỉ’ mới là một dứa bê mồ côi, thế nhưng khi đã bước lên ngôi cao mà người khác không ‘thể cô được -thì .ở đây không chỉ là quyền hạnh phúc mà ngay quyền sống cũng bị tước đoạt: Cái .ác quá tàn bạo, nếu không mạnh mẽ, kiên cường đấu tranh thì ngay cả mạng sống cũng không có., và ngáy kết thúc truyện cái ác phải ‘ được tiêu diệt triệt để ‘ bằng chính người bị hại chứ không phải bản’ thân nó vì cái ác sẽ không bao giờ nhận ra cái ác và tự trừng trị mình, nhất là với mẹ con Cám đã năm lần bảy lượt hại Tấm.
Qua truyện “Tấm Cám , tính công lí được đề cao và thể hiện rõ ràng với niềm khát khao, mơ ước, tấm lòng nhân đạo của nhân dấn hướng về cô Tấm đẹp người đẹp nết mà phải chịu bao khó khăn, gian khổ mới có được hạnh phúc trọn vẹn trong cuộc đời mông manh.
4.2 Khát vọng về công lí trong một số truyện cười:
`Trong văn học dân gian có vô số truyện cười nổi lên được khát vọng công lí của nhân dần, ví như một số truyện sau đây: “Xin đại vương đình lại cho một đêm , “Cứ bảo tuổi sửu có được không ‘, “Trung thẩn nghĩa sĩ cá , “Quan lớn mua vàng”, “Nhưng nó phải bằng hai mày”,… Qua một số truyện cười đó cho thấy rằng bất kể đúng hay ‘sai, chi có chạy tiền bạc ‘ của cải’ cho quan mới qua được khỏi vòng lao lí. Bởi vậy đã xây dựng nên một thực trạng xã hội mà nhìn’ nhận lẽ phải, công lí ở ngay trong đồng tiền. Từ đó, nhân dân mới có niềm khát khao được hưởng lẽ công bằng trong xã hội và nó được hiện ngay trong chỉnh những câu ‘truyện cười hài hước, châm biếm Chẳng hạn: .
Cứ bảo tuổi sửu có được không?
“Đồn rằng quan huyện rất thanh liêm, không ăn đút lót bao giờ. Bà huyện thấy tính chồng như thế không dám nhận lễ của ai. Có làng nọ muôn nhờ quan huyện bênh cho được kiện, nhưng mang lễ đến quan cũng gạt đi hết. Họ mới ôm cách đút lót bà huyện. Bà huyện cũng chối đây đẩy. “Tôi mà nhận cửa các ống thì mươi, mười lăm. năm sau, ông ấy biết ông ấy ‘vẫn còn rầy tôi cơ đấy . Dân làng nài nỉ mãi bà huyện một nể tình bày cách. Quan huyện nhà tôi tuổi tí dân làng đã có ý như vậy thì hãy đúc một con chuột bạc đến đây, rồi tôi thử cố noi giùm, may ra còn được chăng. Dân làng nghe nói về đúc một con chuột cống thật to, ruột đặc, toàn bằng bạc đem đến. Một hôm, quan huyện trông thấy con chuột bạc, hỏi ở đâu ra, bà huyện đem’ đầu đuôi câu chuyện kể lại. Nghe xong, ông huyện mắng: “Sao mà ngốc vậy Lại bảo là tuổi tí, cứ bảo tuổi sửu có được không?
Mở đầu truyện có giới thiệu qua ông quan huyện là người nổi tiếng thanh liêm, không ăn đút lót bao giờ. Thế nhưng người dân làng này đã tự muốn đút lót ông ta để được xử thắng kiện và họ đã cố dùng mọi cách để được đút lót cho ông quan thanh liêm này. Tưởng chừng như họ sẽ không dễ dàng gì để làm được điều đó nếu không có sự “nể tình” của bà quan huyện. Cả hai dạng nhân vật xuất hiện trên đều không có khái niệm về công lí. Nếu ông quan phụ mẫu này phát hiện ra và cho họ một bài học đích đáng có lẽ họ sẽ nhận ra lỗi của mình nhưng diễn biến truyện hoàn toàn ngược lại. ông quan ấy không chỉ muốn ăn đút lót mà còn muốn ăn đút lót nhiều nữa kia. Qua câu chuyện trên, ta thấy ông quan đường đường là quan huyện, là nó đại diện cho công lí, và cũng mang tiếng thơm là nổi tiếng thanh liêm xuyên suốt từ đầu đến gần cuối truyện ta cứ ngỡ đó là sự thật nhưng kết thúc lại rất bất ngờ mở ra tình huống thật đáng trách, đáng chê cười. Cả ông quan phụ mẫu và những đứa con của ông quan đó đều ý thức rõ về giá trị đồng tiền trước lẽ phải, họ dường như cho rằng “có tiền mua tiên cũng được” hay nói cách khác không tồn tại khái niệm công lí trong cuộc sống của họ và cán cân công lí chỉ nghiêng về bên nào có nhiều tiền vào túi quan mà thôi.
Với truyện trên, một câu chuyện có nhân vật quyền lực đại diện cho công lí, mang tiếng tài giỏi, thanh liêm, trong sạch, tốt đẹp với đời nhưng kết thúc câu chuyện là một tình tiết vô cùng đặc biệt, lộ ra cái bản thất xấu xa, hèn kém, không xứng đáng với chức phận, được giấu kín ngay từ đầu truyện. Cái thực trạng xã hội bất công, lẽ phải bị vùi dập càng làm cho nhân dân khát khao vươn tới công lí của xã hội bằng cách phản ánh thực trạng đáng buồn ấy vào truyện. Chính người dân đã tự ý thức được về vòng lao lí khi phải sống trong chế độ vô lí bất công này và họ đã sáng tạo ra những truyện cười kiểu này, chẳng những để châm biếm mà còn để thể hiện nỗi niềm khao khát về một công lí luôn tồn tại trong xã hội, lên tiếng kêu gọi tính công lí đó để cho họ cái đúng cái sai thật sự, cái rõ ràng, rành mạch, dứt khoát trong cuộc sống hiện thực.
Bài viết này thủ yếu muốn đưa ra được khái niệm về công lí, cùng với đó nêu ra nguyên nhân dẫn đến ước vọng công lí và hướng giải quyết của nhân dân ta
trong truyện Tấm Cám và một số truyện cười để thoải mãn mong ước về lẽ công
bằng, tính công lí trong truyện mà ở cuộc đời hiện tại nhân dân trong xã hội phong khiến thời ấy không có được.
5. Cái nhìn khoan dung đối với con người Mỵ Châu – Trọng Thuỷ, một số truyện cười):
5.1 My Châu – Trọng Thuỷ:
Tinh thần nhân đạo là một nét đặc trưng trong tình cảm của người Việt Nam. Tinh thần và tình cảm đó luôn được các tác giả dân gian gửi gắm vào tác phẩm của mình. Tiêu biểu nhất là trong truyện cổ dân gian Việt Nam. Trong đó, khoan dung là một nét tình cảm đậm tính nhân văn. Bởi trong đó chứa đựng sự cảm thông, thương xót của nhân dân với những con người nghèo khổ bất hạnh.
Truyền thuyết “An Dương Vương, Mỹ Châu – Trọng Thuỷ” ngoài việc rút ra
bài học về kính nghiệm giữ nước còn là niềm cảm thương của dân gian đối với vị vua có công lớn trong việc dựng nước và những con người sống chung thuỷ, tình nghĩa nhưng chỉ vì một phút sai lầm đã đưa đất nước vào bi kịch. Tất cả những sai lầm của cha con An Dương Vương phải trả một cái giá quá đắt bằng cả giang sơn và cả tình yêu ngây thơ, vô tội của mình:
Đầu tiên, đối với My Châu nhân dân ta đã định đoạt và phán quyết một cách nghiêm khắc cái tội của nàng dù chỉ là vô tình, “chỉ bị người đời lừa gạt . Vốn là một cô gái đẹp người, đẹp nết, hiền lành, tốt bụng nên nàng dễ dàng tin theo những lời dụ dỗ của Trọng Thuỷ. Cho đến giờ phút cuối cùng, khi nước đã mất nhà đã tan nàng vẫn ngây ngô đến nỗi nghiễm nhiên rắc lông ngỗng chỉ đường cho Trọng Thuỷ. Sự hiền lành và cả tin của lviy Châu đã vô tình trở thành vũ khí giết chết chính mình. Không thể đứng nhìn hành động ngu ngơ, thiếu trách nhiệm và những sai lầm liên tiếp của nàng nữa, các tác giả dân gian đã để Rùa Vàng hiện lên nói với An Dương Vương chính nàng là giặc thì nàng mới nhận ra tai họa lớn mà mình đã gây ra cho đất nước. Không cầu mong sự tha thứ, Mỵ Châu chấp nhận bị trừng phạt, nàng chỉ mong rửa được tiếng “bất trung, bất hiếu , chỉ muốn mọi người hiểu rằng mình một lòng trung hiếu mà bị lừa dối. Công chúa Mỵ Châu còn được người âu Lạc xưa và người Việt Nam đời đời thương xót chính là vì nàng biết tội và dám nhận tội và cam lòng chịu tội. Bằng chứng là sau khi chết, máu nàng được trai ăn thì hóa thành ngọc trai. Đó là một chi tiết sáng tạo của nhân dân ta nhằm thể hiện lòng cảm thông, thương xót đối với Mỹ Châu, nàng đã vô tình gây tội và phải trả một cái giá quá đắt, quá đau.
Lại nói về Trọng Thuỷ, sau khi đạt được tham vọng chính trị chàng lại muốn trọn tình với người đẹp nhưng chính cái chết bất ngờ của Mỵ Châu đã khiến tham vọng của Trọng Thuỷ tiêu tan. Chàng cũng đã tự tìm đến cái chết để thoát khỏi nỗi giày vò trong tâm can. Có nhiều dị bản quanh cái chết của Trọng Thuỷ tuy nhiên việc chàng tự tử được lưu truyền nhiều nhất. Đó không chỉ là sự hồi cải muộn màng mà còn là sự thể hiện tấm lòng khoan dưng của nhân dân đối với kẻ lừa đảo tội nghiệp ấy. Một chi tiết nữa là khi lấy ngọc Mỵ Châu rửa nước giếng Trọng Thuỷ thì lại càng sáng lên, điều đó cho thấy nhân dân ta đã dành sự cảm thương với các nhân vật – những nạn nhân của chiến tranh phi nghĩa. Không những đối với Mỵ Châu và Trọng Thuỷ, nhân dân ta còn có nhìn khoan dung độ lượng đối với An Dương Vương, vị vua có công xây dựng đất nước, tuy đã phạm sai lầm không thể sửa chữa, đã để nước mất nhà tan, nhưng nhân dân không trách móc oán hận, mà vẫn dành cho ông kết cục có hậu. Nếu như Thánh Gióng được bay về trời thì kết thúc truyện An Dương Vương được Rùa Vàng rẽ cho một đường nước đi xuống thuỷ cưng. Đó chính là cái nhìn khoan dung của nhân dân, thể hiện lòng nhân đạo của người Viết Nam đối với người .có công với đất nước, nhưng chỉ vì mất cảnh giác, khinh địch mà đã gây nên tai hoạ lớn.
Ghét và thương, phê phán và độ lượng đó là thái độ vô cùng đúng đắn, nhân văn thể hiện cái nhìn vô cùng khoan dung của nhân dân xưa đối với con người mà rõ nhất là An Dương Vương, Mỹ Châu, Trọng Thuỷ.
5.2 Một số truyện cười:
Tấm lòng khoan dung của nhân dân còn được thể hiện sâu sắc trong truyện cười Dù những câu chuyện có ý nghĩa phê phán. những thời hư tật xấu trong xã hội nhưng chỉ răn đe với tính chất phê phán nhẹ nhàng chứ không hề có thái độ tố cáo, phản bác. Chẳng hạn trong truyện cười ‘Nhưng nó phải bằng hai mày” nhân dân ta đã khắc hoạ hình ảnh hai nhân vật Cải và Ngô thật đáng thương, họ vừa là nguyên nhân vừa là nạn nhân của xã hội. Sở dĩ đặt tên nhân vật là Cải và Ngô nhằm chỉ những người nông dân lao động nghèo khổ, thật thà không hiểu biết về pháp luật. Họ không thể nhận thức được lẽ đúng sai của mình mà chỉ biết chạy tiền quan để mong được thoát hiểm khỏi vòng lao lí nhưng vẫn không được, vì xã hội ấy là xã hội mà lẽ phải được định giá bằng đồng tiền:
“Rất công bằng, rất thông minh
Vừa độ lượng lại đa tình, đa mang .
Khoan dung là một khía cạnh của tinh thần nhân văn trong truyện cổ. Nó không chỉ dành . cho những cái đúng cái đáng thương mà còn dành chỗ cho những người sai nhưng không biết mình đã làm điều ấy. Bởi thực sự họ cũng chỉ là nạn nhân của xã hội đầy rẫy những bất công. Kết luận: Giá trị của tinh thần nhân văn trong truyện cổ là giúp người đọc khám phá được những ve đẹp tâm hồn dán tộc, làm phong phú nhân thức con người, bồi dưỡng tư tưởng tình cảm trong tinh thần nhân dân. chất nhân văn là kết tinh, hội .tụ tinh thần truyền thống của dân tộc, tạo nên sức cuốn hút, hấp dẫn mọi thế hệ, là sự gắn kết mạch nguồn dân tộc từ quá khứ đến tương lai.” (Trần Hà Nam)