SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT NGUYỄN THỊ GIANG
(Đề thi có 01 trang) |
KỲ THI KSCL HỌC SINH GIỎI LỚP 12 – LẦN 1
NĂM HỌC 2023-2024 ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề) |
Câu 1
Đọc bài thơ sau:
For whom the bell tolls(*) No man is an island, If a clod be washed away by the sea, Each man’s death diminishes me, |
Bản dịch:
Chuông nguyện hồn ai Không ai là hòn đảo Hoàn toàn chỉ riêng mình Mỗi người là một mẩu của lục địa Một mảnh của đại dương.
Nếu một hòn đất bị biển khơi lấy mất Châu Âu sẽ nhỏ hơn. Và cũng vậy, nếu đó là một dải đất; Nếu đó là thái ấp của anh Hay của bạn của anh.
Mỗi cái chết đều khiến tôi hao hụt Bởi tôi là một phần của loài người. Cho nên đừng hỏi Chuông nguyện hồn ai, Chuông nguyện hồn anh đấy. |
(John Donne, dịch giả Vũ Hoàng Linh, dẫn theo thivien.net)
Hãy viết một bài văn bày tỏ quan điểm của bản thân về thông điệp nhân sinh được gợi ra qua bài thơ trên.
Câu 2
Nhà văn Nguyễn Khải từng phát biểu:
Một tác phẩm văn học hay, theo tôi quan niệm, lõi phải dày, vỏ phải mỏng; mọi vấn đề đặt ra trong đó phải thẳng căng, những tình cảm phải được đẩy đến mức tột cùng.
(Các nhà văn nói về văn, NXB Tác phẩm mới, 1985)
Anh/Chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng trải nghiệm văn học, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
—— Hết ——
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh:……………………………………………………; SBD:……………………………….
(*): Bài thơ “Chuông nguyện hồn ai” của tác giả John Donne (1572 – 1631) – một trong những nhà thơ lớn của Anh thế kỉ XVII theo trường phái siêu thực, đã gợi cảm hứng cho nhiều văn nghệ sĩ sáng tác hoặc dùng làm nhan đề cho sáng tác của mình như: tiểu thuyết “For Whom The Bell Tolls” của nhà văn Mỹ Ernest Hemingway, bài hát “For Whom The Bell Tolls” của ban nhạc Úc Bee Gees.
TRƯỜNG THPT NGUYỄN THỊ GIANG |
KỲ THI CHỌN HSG LỚP 12, NĂM HỌC 2023-2024
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN HDC gồm: 03 trang |
- YÊU CẦU CHUNG
– Giám khảo cần nắm được nội dung trình bày trong bài làm của thí sinh, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt HDC, sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí, khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo, có chất văn.
– Thí sinh có thể làm bài theo nhiều cách nhưng nếu đáp ứng những yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho điểm tối đa.
– Điểm bài thi làm tròn đến 0,25 điểm.
- YÊU CẦU CỤ THỂ
Câu | Nội dung | Điểm |
1 |
Hãy viết một bài văn bày tỏ quan điểm của bản thân về thông điệp nhân sinh được gợi ra từ bài thơ Chuông nguyện hồn ai của John Donne. | 6,0 |
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Có đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. | 0,25 | |
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: sự gắn kết số phận và trách nhiệm của mỗi người với nhân loại. | 0,5 | |
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: Vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp tốt các lí lẽ, dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động. Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau: | ||
* Giải thích và xác định vấn đề nghị luận | 1,0 | |
Giải thích thông điệp gợi ra qua bài thơ: (thông qua các hình ảnh, các câu thơ, khổ thơ)
– Không ai có thể sống tách biệt mà mỗi người đều là một phần của nhân loại. – Số phận, mất mát của mỗi cá nhân đều ảnh hưởng đến người khác, đến loài người. – Qua bài thơ, tác giả đã gửi đến người đọc thông điệp: mỗi người không nên thờ ơ mà cần có trách nhiệm với các vấn đề chung. (Thí sinh có thể đưa ra thông điệp khác nhưng phải phù hợp với nội dung của bài thơ và chuẩn mực đạo đức, pháp luật). |
||
* Bàn luận | 3,0 | |
– Vì sao có sự gắn kết chặt chẽ giữa số phận của cá nhân với nhân loại?
+ Không ai có thể sống riêng lẻ, tách biệt, mỗi người đều thuộc về một gia đình, dòng họ, tập thể, quê hương… đều có một mối liên hệ với nhân loại. + Mỗi một mất mát xảy ra dù không liên quan trực tiếp nhưng vẫn là vấn đề của cộng đồng, xã hội và sẽ tác động đến các cá nhân. + Mỗi một điều tốt đẹp dù của bất kì ai cũng có sức lan tỏa tới cả cộng đồng. – Vì sao không thể thờ ơ bàng quan mà cần hành động, chung tay giải quyết các vấn đề chung? + Biểu hiện và tác hại của thái độ thờ ơ, vô cảm trước các vấn đề chung. + Mỗi cá nhân cần có sự cống hiến, đóng góp công sức của mình cho những vấn đề chung vì sẽ tạo ra được sự lan tỏa các giá trị tốt đẹp, tạo sức mạnh lớn lao giúp giải quyết các vấn đề của nhân loại. + Mỗi người quan tâm, chung tay giải quyết các vấn đề chung còn làm cho cuộc sống sẽ ngày một tốt đẹp hơn và cũng là một cách giúp chính mình hoàn thiện bản thân. Lưu ý: Trong quá trình bàn luận, thí sinh phải đưa ra những dẫn chứng tiêu biểu, toàn diện, xác đáng để làm rõ vấn đề. |
||
* Bài học nhận thức và hành động | 0,5 | |
Thí sinh rút ra bài học nhận thức và hành động phù hợp với bản thân và chuẩn mực đạo đức xã hội.
– Nhận thức được sứ mệnh của những công dân trẻ toàn cầu. – Học hỏi, rèn luyện kĩ năng, trải nghiệm… để có thể góp phần vào công cuộc chung. |
||
d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận. | 0,5 | |
e. Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. | 0,25 | |
2 |
Nhà văn Nguyễn Khải từng phát biểu:
Một tác phẩm văn học hay, theo tôi quan niệm, lõi phải dày, vỏ phải mỏng; mọi vấn đề đặt ra trong đó phải thẳng căng, những tình cảm phải được đẩy đến mức tột cùng. (Các nhà văn nói về văn, NXB Tác phẩm mới, 1985) Anh/Chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng trải nghiệm văn học, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. |
14,0 |
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết thúc được vấn đề. | 0,5 | |
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: nội dung và hình thức tác phẩm văn học phải đạt đến độ hàm súc; tư tưởng nhà văn phải được bày tỏ công khai, rõ ràng và phải chứa đựng tình cảm, cảm xúc mãnh liệt. | 0,5 | |
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: Vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp tốt các lí lẽ, dẫn chứng, đánh giá khái quát vấn đề nghị luận. Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau: | ||
* Giải thích | 1,5 | |
– Tác phẩm văn học: là công trình sáng tạo của nhà văn, sử dụng phương tiện là ngôn từ, hình tượng nghệ thuật để gửi gắm thông điệp về con người và cuộc đời. Tác phẩm văn học hay là tác phẩm có giá trị về nội dung và nghệ thuật.
– Lõi: chỉ nội dung, ý nghĩa bên trong của tác phẩm. Lõi dày nghĩa là tác phẩm phải chứa đựng những ý nghĩa thiết thực, sâu sắc. – Vỏ: chỉ hình thức bên ngoài. Vỏ mỏng nghĩa là tác phẩm nên có dung lượng gọn nhẹ, không nên phức tạp, cồng kềnh. – Vấn đề tác phẩm đặt ra phải thẳng căng: lập trường tư tưởng của người viết phải rõ ràng, minh bạch. – Tình cảm phải đẩy đến mức tột cùng: tình cảm phải chân thành, mãnh liệt. => Nguyễn Khải đã đưa ra quan niệm về một tác phẩm văn học hay trên cả hai bình diện nội dung và hình thức, đó là phải đạt đến độ hàm súc; tư tưởng nhà văn phải được bày tỏ công khai, rõ ràng và phải chứa đựng tình cảm, cảm xúc mãnh liệt. |
||
* Lí giải ý kiến | 2,5 | |
Khẳng định ý kiến của Nguyễn Khải là đúng đắn vì nó nói lên được đặc trưng của tác phẩm văn học và bản chất của sự sáng tạo nghệ thuật:
* Vì sao tác phẩm hay lõi phải dày, vỏ phải mỏng? (đảm bảo tính hàm súc) Một tác phẩm cô đọng, hàm súc là tác phẩm chứa đựng những giá trị lớn về nội dung, mang đến những ý nghĩa sâu sắc, khơi gợi nhiều suy tư, trăn trở nơi người đọc về cuộc đời, về cõi nhân sinh nhưng lại được biểu hiện trong một dung lượng ngôn ngữ ngắn gọn, vừa đủ, không rườm rà. * Vì sao mọi vấn đề đặt ra trong đó phải thẳng căng ( Tư tưởng của người viết phải được bày tỏ công khai, rõ ràng, minh bạch) Một tác phẩm hay trước hết phải có tư tưởng. Cũng chính nhà văn Nguyễn Khải đã từng nói: Giá trị của một tác phẩm nghệ thuật trước hết là ở giá trị tư tưởng của nó. Một tác phẩm văn học có giá trị trước hết nó phải đề xuất được những vấn đề mới mẻ, có ý nghĩa nhân sinh. Tư tưởng đó phải được bày tỏ một cách công khai, minh bạch, rõ ràng, không được trung lập, mập mờ, giấu diếm * Vì sao những tình cảm phải đẩy đến mức tột cùng (yêu cầu về sự mãnh liệt của cảm xúc) Tác phẩm văn học hay phải được viết ra từ trái tim sôi sục của người nghệ sĩ, đó là những tình cảm, cảm xúc mãnh liệt, chân thành. Tình cảm đẩy lên đến cao trào chính là lúc tài năng của nhà văn được tỏa sáng. Mọi sự hờ hững, hời hợt sẽ không bao giờ khơi gợi được những giá trị cho văn chương |
||
* Chứng minh | 7,0 | |
Trong quá trình bàn bạc, luận giải thí sinh cần biết kết hợp lựa chọn và phân tích cảm nhận một số tác phẩm tiêu biểu giàu sức thuyết phục để làm sáng tỏ vấn đề lí luận trên các phương diện:
– Tính cô đọng, hàm súc được thể hiện trong tác phẩm như thế nào? (Dung lượng bao nhiêu trang? Những vấn đề được đặt ra trong tác phẩm là gì?) – Thái độ, tình cảm tác giả bộc lộ trong tác phẩm ra sao? – Để đạt đến thành công đó, tác giả đã sử dụng những thủ pháp nghệ thuật đặc sắc nào? |
|
|
* Đánh giá, nâng cao vấn đề | 1,0 | |
– Nhận định của Nguyễn Khải vô cùng xác đáng đã khái quát được yêu cầu đối với một tác phẩm văn học chân chính và bản chất của sự sáng tạo nghệ thuật.
– Ý kiến đặt ra bài học quan trọng đối với người sáng tác và người tiếp nhận: + Đối với người sáng tác: Người nghệ sĩ phải luôn có tư tưởng rõ ràng, mang triết lí nhân sinh sâu sắc, cùng với đó là một trái tim nóng hổi, tha thiết, khắc khoải với cuộc đời. Sáng tạo nghệ thuật cần có độ tinh luyện, cô đọng, hàm súc cao, làm sao để một tác phẩm hài hòa giữa nội dung và hình thức, không có các yếu tố dư thừa, không cần thiết. + Đối với người đọc: Cần phải bồi dưỡng tâm hồn, hướng đến giá trị Chân – Thiện – Mĩ. Khi đọc tác phẩm văn học, người đọc không nên lạnh lùng, thờ ơ mà cần thưởng thức bằng cả trái tim và khối óc để cảm nhận được những trăn trở, nỗi niềm mà nhà văn, nhà thơ gửi gắm thông qua tác phẩm, từ đó trở thành những người đồng sáng tạo với nhà văn. |
|
|
d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận. | 0,5 | |
e. Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. | 0,5 | |
Tổng điểm | 20,0 |
—– HẾT —-