Đề tham khảo số 27:
UBND TỈNH
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ THI CHÍNH THỨC (Đề có 01 trang) |
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VÒNG TỈNH CẤP THPT
NĂM HỌC 2023 – 2024 Môn thi: Ngữ văn THPT Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề) |
Câu 1 (8,0 điểm)
Suy nghĩ của anh/chị về câu nói của nhà bác học Marie Curie:
Cuộc sống không phải để sợ, mà là để hiểu.
Câu 2 (12,0 điểm)
Vô vàn thi nhân trước anh đã viết về mưa
Mắt anh chả còn hồn nhiên đâu sau nhiều từ ngữ
Khéo cơn mưa anh viết bây giờ là cơn mưa của họ
Chiếc võng thơ anh chửa lên nằm, nó đã đung đưa
Này, thời đại anh có cái gì khác chứ?
Hình như anh có cả cơn mưa lửa
Hãy mang con mắt thời đại anh để nhìn trời mưa cũ
Nếu không, dù anh có tuôn xuống trăm câu, nghìn chữ Cũng thừa
(Chế Lan Viên toàn tập, NXB Văn học, 2002)
Anh/Chị hiểu như thế nào về lời khuyên của Chế Lan Viên: “Hãy mang con mắt thời đại anh để nhìn trời mưa cũ”? Hãy làm sáng tỏ bằng những hiểu biết của anh/chị qua những tác phẩm văn học.
———–HẾT———
UBND TỈNH
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
|
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VÒNG TỈNH CẤP THPT NĂM HỌC 2023 – 2024 Môn thi: Ngữ văn THPT Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề) |
HƯỚNG DẪN CHẤM
(Hướng dẫn chấm gồm 02 trang)
- YÊU CẦU CHUNG
- Giám khảo cần nắm được nội dung trình bày trong bài làm của thí sinh để đánh giá một cách tổng quát, tránh đếm ý cho điểm.
- Cần vận dụng linh hoạt những yêu cầu của Hướng dẫn chấm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.
- Điểm toàn bài để lẻ đến 0,25
- YÊU CẦU CỤ THỂ
Câu | Nội dung | Điểm | |
1
(8,0 điểm) |
I. Về kĩ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lí. Lập luận chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc, trong sáng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. | ||
II. Về kiến thức: Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng luận điểm phải rõ lẽ và dẫn chứng hợp lí, làm rõ được các ý chính sau: | ràng, lí | ||
1. Nêu vấn đề nghị luận | 0,5 | ||
2. Giải thích | 1,5 | ||
– Cuộc sống: là tổng thể những hoạt động trong đời sống của một con người hay một xã hội.
– Sợ hãi: là cảm xúc lo lắng, bất an, e ngại khi đối diện với một mối đe đọa, hiểm nguy nào đó bản thân không thể chống lại hoặc không thể tránh khỏi. => Ý nghĩa của câu nói: Chúng ta không nên sợ hãi trước cuộc sống mà cần phải tìm hiểu về bản chất, nhận thức đúng về giá trị đích thực của cuộc sống. |
1,0
0,5 |
||
3. Bàn luận, mở rộng vấn đề | 4,5 | ||
– Trong cuộc sống hàng ngày, con người phải đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách. Tuy vậy, chúng ta không nên sợ hãi trước cuộc sống, vì:
+ Cuộc sống con người rất quý giá, mỗi người chỉ được sống một lần. + Sợ hãi trước cuộc sống sẽ khiến chúng ta mất tự tin, giảm năng lực phán đoán, phân tích, dẫn ta đến những suy nghĩ tiêu cực, bi quan, biến cuộc sống của chính mình thành chuỗi ngày ảm đạm. + Sợ hãi khiến con người mất đi những cơ hội quí báu trong cuộc sống, không dám khẳng định bản thân, khó dẫn đến thành công. |
1,5 | ||
– Chúng ta cần tìm hiểu về cuộc sống, bởi:
+ Cuộc sống ẩn chứa những điều kì diệu xen lẫn những bất trắc. + Hiểu bản chất cuộc sống giúp ta biết cách đối diện với khó khăn, trở ngại; biết thích nghi với mọi hoàn cảnh để biến thách thức thành cơ hội vươn tới thành công, hạnh phúc. |
2,0 | ||
– Phê phán những người luôn sống trong sợ hãi, trốn tránh, thu mình, không có bản lĩnh, không dám đối mặt với cuộc sống. – Sống không sợ hãi không đồng nghĩa với sống liều lĩnh.
– Việc hiểu về cuộc sống giúp ta chế ngự và vượt lên nỗi sợ. |
1,0 | ||
4. Bài học nhận thức và hành động
Cần trang bị cho mình tri thức, bản lĩnh, kinh nghiệm sống để sẵn sàng đối mặt với mọi tình huống trong cuộc sống; đón nhận thử thách và tận hưởng niềm vui mà cuộc sống mang lại. |
1,0 | ||
5. Khẳng định vấn đề nghị luận, liên hệ bản thân | 0,5 | ||
Lưu ý: Trong quá trình bàn luận, thí sinh cần kết hợp hài hòa giữa lí lẽ và dẫn chứng minh
họa để tăng sức thuyết phục; nếu thí sinh có suy nghĩ riêng, hợp lí, sáng tạo thì vẫn chấp nhận; chỉ cho điểm tối đa khi bài làm đạt cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức. |
|||
2
(12,0 điểm)
|
I. Về kĩ năng: Thí sinh biết cách làm bài nghị luận về một ý kiến luận bàn về văn học, diễn đạt logic1 và giàu chất văn; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. Bài viết có cảm xúc và sáng tạo. | ||
II. Về kiến thức: Trên cơ sở hiểu biết về giá trị, chức năng của văn học, thí sinh có bày theo nhiều cách khác nhau, cần nêu được các ý chính sau: | thể trình | ||
1. Nêu vấn đề nghị luận, trích dẫn ý kiến | 0,5 | ||
2. Giải thích
– Nhìn: cái nhìn – cách đánh giá, thể hiện nhân sinh quan, thế giới quan của người viết. – Con mắt của thời đại: cái nhìn – cách đánh giá của thời đại mà nhà thơ đang sống. – Cơn mưa cũ: hiện thực cuộc sống – con người. => Cả câu thơ: Lời khuyên với người sáng tác: phải đánh giá, nhìn nhận cuộc sống – con người bằng cái nhìn, cách đánh giá mới mẻ, mang hơi thở của thời đại. |
1,5
1,0
0,5
|
||
3. Bàn luận
– Nhà văn thuộc về một giai đoạn lịch sử xác định, chịu sự chi phối của thời đại mà mình đang sống về tư tưởng và thi pháp. – Sáng tác là sản phẩm của nhà văn hay in đậm dấu ấn sáng tạo của nhà văn nhưng cũng phải thể hiện tầm tư tưởng của thời đại. |
3,0
1,5
1,5
|
||
4. Phân tích, chứng minh
– Thí sinh lựa chọn một hoặc một số tác phẩm thơ, văn xuôi, kịch trong chương trình Ngữ văn THPT tiêu biểu, phù hợp với vấn đề nghị luận. – Cần làm rõ điểm sau: Trong quá trình phân tích, thí sinh phải chỉ ra được nét độc đáo, phong cách riêng của nhà thơ đó trên cái nền đổi thay của cả thời đại thi ca lúc bấy giờ. |
5,0
|
||
5. Đánh giá
– Ý thơ của Chế Lan Viên đã chỉ ra yêu cầu bắt buộc đối với người nghệ sĩ: phải biết nhìn những đề tài cũ bằng cái nhìn mới để những trang văn luôn in dấu ấn riêng của người sáng tác và dấu ấn riêng của thời đại. – Con mắt thơ không được dừng lại ở bề nổi của thời đại mà phải đi vào bề sâu của hiện thực. Nhà thơ phải là người có ý thức tìm tòi, đổi mới, có tài quan sát tinh tế, có khả năng sử dụng ngôn từ. |
1,5
|
||
6. Kết thúc vấn đề nghị luận | 0,5 |