Đề HSG: Thơ có thể bất chợt, rất nhẹ nhàng, chạm tới những tầng sâu, những nơi âm thầm nhất của phận người

Đề tham khảo số 26:

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO         ĐỀ THI HOC SINH GIỎI THPT  TRƯỜNG THPT …….                                      NĂM HOC 23 – 24                                                          

 MÔN : NGỮ VĂN

Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề)

                                                     (Đề thi có 01 trang, gồm 02 câu)

Câu 1. (8 điểm)

Sống như chính mình trong một thế giới luôn cố biến mình thành người khác- đó là thành tựu lớn nhất trong đời.

(Ralph Waldo Emerson, Dẫn theo Rosie Nguyễn, Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu, Nhà xuất bản Hội nhà văn, 2016, Tr. 147)

Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến trên.

Câu 2. (12 điểm)

Trong cuốn “Thơ mãi mãi là bí mật”, nhà thơ Thanh Thảo khẳng định: Thơ có thể bất chợt, rất nhẹ nhàng, chạm tới những tầng sâu, những nơi âm thầm nhất của phận người.    

Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua bài  thơ Tự tình (Bài 2) của Hồ Xuân Hương và Đọc Tiểu Thanh kí (Độc Tiểu Thanh kí) của Nguyễn Du.

——HẾT—–

Ghi chú:

Thí sinh không được s dng tài liu.

Giám th không gii thích gì thêm.

                                                

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO                                 HƯỚNG DẪN CHẤM

                HƯỚNG DẪN CHUNG

– Giám khảo căn cứ vào nội dung triển khai và mức độ đáp ứng các yêu cầu về                        kÿ năng để cho điểm tối đa hoặc thấp hơn đối với mỗi ý.

– Điểm toàn bài là tổng số điểm của hai câu, không làm tròn số, có thể cho: 0; 0,25; 0,5; 0,75 … đến tối đa  là 20 điểm.

– Cần khuyến khích những bài viết có lập luận chặt chẽ, văn viết sáng tạo, giàu cảm xúc, trình bày thẩm mỹ, đạt chuẩn chính tả.

HƯỚNG DẪN CỤ THỂ

Về kĩ năng:

– Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội, nghị luận văn học, bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, vận dụng tốt các thao tác lập luận, dẫn chưng tiêu biểu, chọn lọc.

– Bài viết trong sáng, mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

Về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm các ý:

Câu/ý Hình thức, kĩ năng và nội dung kiến thứ Điểm
Câu 1

 

Sống như chính mình trong một thế giới luôn cố biến mình thành người khác- đó là thành tựu lớn nhất trong đời. 8.0
Yêu cầu về kiến thức: Bài viết cần đảm bảo một số ý cơ bản sau đây. 6.0
  Giới thiệu khái quát vấn đề nghị luận:

Sống thực với giá trị của bản thân trước mọi hoàn cảnh

1.0
  1. Giải thích ý kiến

– Sống như chính mình: Là sống với ý thức về giá trị cá nhân, sống trung thực, thẳng thắng với cái tôi của mình, là sự khẳng định bản ngã trước người khác, trước cộng đồng xã hội.

– Một thế giới cố biến thành người khác: Là hoàn cảnh xã hội, là những yếu tố bên ngoài tác động khiến con người không được là chính mình, đánh mất mình.

– Thành tựu: Cái đạt được, có ý nghĩa lớn sau một quá trình hoạt động thành công.

→Ý kiến khẳng định vai trò, tầm quan trọng của việc con người vượt lên những cản trở của yếu tố tác động bên ngoài để sống là chính mình. Đó là điều có ý nghĩa nhất, kết quả lớn nhất mà con người thu được trong hành trình sống của bản thân.

2. Bình luận

2.1. Bình:

a. Sống như chính mình được biểu hiện như thế nào:

– Sống có tài năng: Tài năng và trí tuệ

– Sống có bản lĩnh, ý chí và nghị lực

– Sống có mục đích, lý tưởng, có đạo đức, nhân cách

– Sống có cá tính, dám sống với những nhu cầu bản thể của mình, đồng nhất giữa bên ngoài và bên trong…

b. Nguyên nhân quan trọng khiến con người không được sống như chính minh là bởi con người phải sống trong một thế giới luôn cố biến mình thành người khác:

– Xã hội Việt Nam ảnh hưởng của chế độ phong kiến tập quyền – Ý thức cá nhân không có điều kiện phát triển, người có tư duy mới mẻ, có chủ kiến thường phải hứng chịu cái nhìn mang tính định kiến

– Cuộc sống hiện đại ngày nay khiến con người dễ biến mình thành người khác:

+ Sự phát triển mạnh mẽ của nền văn minh vật chất→ đưa đến nguy cơ tha hoá của con người

+ Nền kinh tế thị trường chi phối khiến con người sống nhanh, sống nhanh, sống gấp, sống giả tao,…→ không chú trọng bồi đắp, bồi dưỡng những giá trị tinh thần

+ Sự phát triển của mạng xã hội→ con người đắm chìm trong thé giới ảo, tôn thờ cái ảo mà đánh mất những giá trị thực

+ Sự mất phương hướng, bi quan,…do chiều hướng phát triển đa dạng, phức tạp của cuộc sống.

C. Vì sao sống như chính mình trong một thế giới luôn cố biến mình thành người khác là thành tựu lớn nhất trong đời:

– Khi con người dám là mình trong một thế giới cố biến mình thành người khác, từ suy nghĩ đến hành động thì sẽ không còn bị môi trường chi phối, trở nên độc lập, không hoà lẫn vào đám đông, không còn mặc cảm, tự ti, không dễ bị tổn thương, sống an nhiên, tự tại, tự tin đối diện với thế giới xung quanh, vượt qua những thách thức, những tác động tiêu cực của cuộc sống.

– Khi vượt qua được những cản trở của yếu tố bên ngoài, con người vượt qua các giới hạn của bản thân, phát triển và sáng tạo, khai phóng được tất cả mọi khả năng, sức mạnh tiềm ẩn, khẳng định được sự tồn tại có ý nghĩa trong cuộc đời.

– Khi vượt qua sự chi phối của ngoại cảnh, sống là chính mình, con người sẽ vun đắp được những nét đặc sắc của riêng mình, vẻ đẹp của riêng mình, in dấu được cái tôi bản thể.

d. Làm thể nào để sống là chính mình trong một thế giới luôn cố biến mình thành người khác:

– Không thể khẳng định bản thân bằng cách dựa dẫm vào ngoại lực hay bằng hình thức, phương tiện vay mượn từ bên ngoài, trước hêt và chủ yếu phải phải phụ thuộc vào  nội lực của mình. Con người cần có bản lĩnh được hun đúc nên từ trí tuệ, tâm hồn và nhân cách.

– Mặt khác con người chỉ có thể trở thành chính mình trong một môi trường tự do dân chủ. Cái tôi chỉ có thể tồn tại trong môi trường mà con người cá nhân được tôn trọng.

2.2 Luận:

– Cần có ý thức khẳng định cái tôi cá nhân vượt lên sự chi phối của môi trường sống mà không tự kiêu, tự đại

– Sống là chính mình được đánh giá cao khi không chỉ hướng đến sự phát triển của cá nhân mà còn gắn với sự phụng sự vô tư cho lợi ích của cộng đồng…

– Phê phán những con người đánh mất chính mình với lối sống hèn nhát, thụ đông, lối sống trong bao,…

3. Bài học

– Nhận thức được vai trò quan trọng của việc sống là chính mình trong bối cảnh xã hội hiện đại.

– Bồi đáp và rèn luyện năng lực của bản thân để kiến tạo một cuộc sống có ý nghĩa.

1.0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4.5

4.0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0.5

 

 

 

 

 

 

0.5

 

  * Sáng tąo: Có cách diễn đạt sáng tạo, độc đáo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.

*Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo viết đúng chính tả, dùng từ, đặt câu đúng ngữ pháp.

1.0
Câu 2 Trong cuốn “Thơ mãi mãi là bí mật”, nhà thơ Thanh Thảo khẳng định: Thơ có thể bất chợt, rất nhẹ nhàng, chạm tới những tầng sâu, những nơi âm thầm nhất của phận người.

Anh/chị  làm sáng tỏ ý kiến trên qua bài thơ Tự tình (Bài 2) của Hồ Xuân Hương và Đọc Tiểu Thanh kí (Độc Tiểu Thanh kí) của Nguyễn Du.      

12.0

Điểm

  1.Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Đặc trưng của văn học nói chung và thơ ca nói riêng là tiếng nói hướng về con người, đặc biệt là thân phận con người ở những chiều sâu, những góc khuất mà không phải ai cũng dễ dàng thấy được.

 

1.0
  2. Giải thích

Thơ chạm tới những tầng sâu, những nơi âm thầm nhất của phận người: Thơ phản ánh cuộc đời, con người nhưng không ở bề nổi, bên ngoài – thứ mà bất cứ ai cũng có thể cảm, thấy được. Thơ nói lên nỗi đau của  thân phận con người ở những góc khuất, những chiều sâu, những mảng tối. Từ đó đem đến cho người đọc niềm thương cảm sâu sắc.

– Tuy nhiên cách phản ánh của thơ không ồn ào, nặng nề mà bất chợt, nhẹ nhàng, thơ giúp người đọc nhìn ra được bản chất của đời sống, thấy được số phận con người một cách ngẫu nhiên và nhẹ nhàng nhất bằng cách người đọc tự thấu, tự cảm được.

– Như vậy, ý kiến của Thanh Thảo đề cập tới đặc trưng của văn học nói chung và thơ ca nói riêng là tiếng nói hướng về con người, đặc biệt là thân phận con người ở những chiều sâu, những góc khuất mà không phải ai cũng dễ dàng thấy được.

 

2.0
  3. Bàn luận

– Đây là những ý kiến đúng đắn, làm nổi bật được bản chất thơ.

– Vì sao thơ lại chạm tới những tầng sâu, nơi âm thầm nhất của phận người:

+ Thơ cũng chính là cuộc đời, thơ ăn sâu bén rễ vào mảnh đất hiện thực để nói lên tiếng lòng của thi sĩ về kiếp nhân sinh, trong đó điều khiến nhà thơ luôn đau đáu, trăn trở chính là phận người.

+ Văn học nói chung và thơ nói riêng luôn giúp con người được sống, được biết nhiều cuộc đời, khái quát được số phận, bản chất của con người; đặc biệt khám phá được chiều sâu trong thế giới tinh thần của con người. Từ đó, khả năng thấu hiểu và đồng cảm với con người sâu sắc hơn.

+ Nhà thơ luôn mang trong mình một con mắt tinh tế, một trái tim nhạy cảm, “những điều trông thấy” về cuộc sống, đặc biệt những nỗi đau, bất công, oan trái mà phận người phải đối diện luôn khiến nhà thơ “đau đớn lòng”, từ đó làm nên những trang thơ day dứt về phận người.

 Phân tích

* Bài “Tự tình” II của Hồ Xuân Hương đã chạm tới những tầng sâu, nơi âm thầm nhất của phận người:

– Bài thơ trước hết là lời tự tình của Hồ Xuân Hương về chính phận mình

+ Đó là phận của kiếp hồng nhan bạc phận, duyên phận hẩm hiu.(4 câu đầu)

+ Đó là thái độ không cam phận nhưng càng phản kháng quyết liệt cuối cùng vẫn rơi vào đau khổ.

–  Bài thơ đã chạm tới thân phận bi kịch chung của những người phụ nữ mang thân đi lấy lẽ và của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

– Để chạm tới những tầng sâu, nơi âm thầm nhất của phận người, Hồ Xuân Hương đã có những sáng tạo độc đáo về ngôn từ, hình ảnh thơ…

Đọc Tiểu Thanh kí đã chạm tới những tầng sâu, nơi âm thầm nhất của phận người.

  Đó là phận của người phụ nữ tài hoa mệnh bạc. (4 câu đầu)

–  Đó là phận của tất cả những bậc giai nhân tài tử trong cuộc đời

– Đó là phận của chính nhà thơ luôn chịu lận đận, cô đơn trước cuộc đời

– Đề chạm tới những tầng sâu, nơi âm thầm nhất của phận người một cách bất chợt, nhẹ nhàng Nguyễn Du đã sử dụng những hình thức nghệ thuật đặc sắc, độc đáo: nghệ thuật sử dụng ngôn từ, hình ảnh, …

* Nhận xét

– Cả hai bài thơ đều là nỗi đau cho thân phận con người nhất là những kiếp hồng nhan bạc mệnh, đều thấm đẫm tinh thân nhân đạo của hai nhà thơ. Cả hai tác giả đã có những sáng tạo đặc sắc về nghệ thuật để viết về phận người.

Tự tình (Bài 2) là nỗi niềm tự thương thân xót phận.  Hồ Xuân Hương là người phụ nữ viết về nỗi thân phận hẩm hiu của người phụ nữ vừa trữ tình vừa đậm đà tính dân tộc. Bài thơ in đậm phong cách độc đáo của “bà Chúa thơ Nôm”.

“Đọc Tiểu Thanh kí” vừa thương phận người mà thấm thía phận mình. Nguyễn Du đã mượn chén của người để rót rượu của mình. Bài thơ không chỉ thương cho phận của người xưa, người nay mà còn thương cho cả những kiếp tài hoa ở hậu thế.

+ Mỗi tác giả đã chọn những cách khác nhau để “chạm” vào phần thẳm sâu của phận người và qua đó lan tỏa tới người đọc: Hồ Xuân Hương sử dụng thơ Nôm với ngôn ngữ thuần Việt, sử dụng  biện pháp tu từ đảo ngữ,… ; còn Nguyễn Du sử dụng thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật viết bằng chữ Hán hàm súc, đa nghĩa…

6.0
  4. Đánh giá, mở rộng, nêu ý nghĩa của vấn đề

Nhận định đã đặt ra yêu cầu đối với người sáng tác và người tiếp nhận:

– Với người sáng tác: làm thơ không chỉ truyền đến người đọc tình yêu với nghệ thuật, cái đẹp mà còn khiến người đọc thấu hiểu và thương cảm trước thân phận con người. Để đạt được điều ấy, mỗi nhà thơ cần có tài năng, tấm lòng và sự trải nghiệm sâu sắc.

– Với người tiếp nhận: Nhận định của thanh Thảo định hướng cho người đọc trong quá trình tiếp nhận văn học, là tiêu chí giúp họ đánh giá được giá trị của một bài thơ hay đâu chỉ ở cảm xúc mà còn ở tấm lòng, ở cái tâm của người nghệ sĩ với cuộc đời, với con người.

2.0
  * Sáng tąo: Có cách diễn đạt sáng tạo, độc đáo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.

*Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo viết đúng chính tả, dùng từ, đặt câu đúng ngữ pháp.

1.0

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *