SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THANH HÓA TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG
Đề thi gồm có 02 trang |
KHẢO SÁT CL HSG LỚP 12
NĂM HỌC 2023 – 2024 MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài 150 phút (không kể thời gian phát đề) |
Họ và tên học sinh :………………………………………………………..Số báo danh : …………………………………..
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc văn bản sau:
TẢN MẠN MÙA LÁ RỤNG
Hà Nội, mùa này, lá đổ.
Chờ đèn đỏ ngã tư đường, lá rơi trên tóc, lá rụng trong giỏ xe. Nhớ câu thơ người bạn Sài Gòn đọc.
Hàng cây nói với lề đường
Mỗi khi đổ lá là thường nhớ nhau.
Mới đó mà tưởng chừng như xa lắm. Cuộc sống lạnh lùng giẫm qua khúc đường lãng mạn. Khi lá rụng nhắc ta chiếc lá cuối cùng trong mùa sống của O. Henry. Nhắc ta về hai đứa trẻ nhặt lá bàng trong mùa lạnh tơi bời của Thạch Lam. Nhắc ta về tuổi thơ quét lá rụng trong mùa giông bão trên đường Hoàng Diệu của Lê Vân…
Nhớ nồi lá vối. Nhớ chùm lá trong thùng gánh nước. Nhớ nồi cơm thơm mùi khói lá tre. Những mùa lá trong ký ức. Ta là lá chưa rụng nhưng đã thương về cội.
Lá vàng sớm rời xa để cây mãi còn xanh lá. Là lẽ sống cho đi và nhận về. Như giếng làng, phải cho đi nhiều mới trong, phải cho đi nhiều mới lành. Giếng cho, giếng mới sống.
Những chiếc lá hình tim. Rất nhiều lá hình tim, phải đâu chỉ là lá tỉnh thức – lá bồ đề – có hình tim. Phải chăng lá hình tim để nhắc nhở ta tình yêu cây cỏ, nhắc nhở ta về mối tình cộng sinh? Không còn cây lá, hành tinh này chỉ là hành tinh chết, thì con người về đâu?
Lá nào cũng có rãnh. Như chiếc máng xối. Để nhanh thoát nước? Để mách ta giọt buồn nên thoát nhanh?
Lá me kể lại với ta rằng những kỹ sư – công chánh ngày trước đã trồng me vì họ cũng suy tư về những chiếc lá rụng. Lá me không làm tắc cống, dễ trôi đi, và không làm khổ những người phu quét đường dừng chổi lắng nghe nỗi mệt nhọc đi qua ngày khuya.
Cảm ơn Hà Nội mùa lá rụng, nhắc ta rằng mùa lá rụng đâu phải là mùa thu. Đừng bắt chước văn chương xứ người để làm tập làm văn như con vẹt. Đừng cũ kỹ ước lệ, cứ mùa thu là “rơi xào xạc”, “thổn thức”, “cô phụ”, là “con nai vàng ngơ ngác”, là “lá vàng khô”. Hãy nói bằng mắt ta nhìn, bằng trí ta nghĩ.
Ta yêu thiết tha xứ sở nhiệt đới hoa lá bốn mùa. Ta thương quặn lòng mùa cây trút lá để nhẹ người gồng mình xuyên gió. Cây cỏ cũng chia khổ cùng xứ sở trong những mùa hạ bão giông.
(Đoàn Công Lê Huy, https://www.facebook.com/DoanCongLeHuy)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Theo tác giả, khi lá rụng nhắc ta những điều gì?
Câu 2. Nêu nội dung chính của bài viết.
Câu 3. Chỉ ra những chiêm nghiệm của tác giả khi ngắm nhìn những chiếc lá rụng? Nhận xét về tâm hồn tác giả qua những chiêm nghiệm đó.
Câu 4. Anh/ chị học được điều gì về cách nhìn cuộc sống?
PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN (14,0 điểm)
Câu 1 (4,0 điểm)
Từ nội dung phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về chủ đề: Đừng ngắm nhìn, hãy chạm vào cuộc sống.
Câu 2 (10,0 điểm)
Nhà thơ Thanh Thảo tâm sự: Thơ là chữ nghĩa cũng không là chữ nghĩa (..). Thơ đúng nghĩa là sự bộc lộ tận cùng của nhà thơ. (Quan niệm về thơ,Tạp chí Sông Hương số191-01-2005)
Từ đoạn trích Đất Nước (Nguyễn Khoa Điềm, Ngữ Văn 12, tập 1, NXBGD Việt Nam 2020), anh/chị hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG
|
ĐÁP ÁN KHẢO SÁT CL HSG LỚP 12
NĂM HỌC 2023 – 2024 MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài 150 phút (không kể thời gian phát đề) |
Phần | Câu | Yêu cầu cần đạt | Điểm |
I | ĐỌC HIỂU | 6,0 | |
1 | Theo tác giả, khi lá rụng nhắc ta chiếc lá cuối cùng trong mùa sống của O. Henry, về hai đứa trẻ nhặt lá bàng trong mùa lạnh tơi bời của Thạch Lam, về tuổi thơ quét lá rụng trong mùa giông bão trên đường Hoàng Diệu của Lê Vân… | 1,0 | |
2 | Nội dung của bài viết:
– Mùa lá rụng ở Hà Nội – Những suy ngẫm về cuộc đời, về sự sống… của tác giả khi ngắm nhìn những chiếc lá rụng |
1,0 | |
3 | – Khi nhìn những chiếc lá rụng, tác giả có những chiêm nghiệm:
+ Lẽ sống cho đi và nhận về + Tình yêu cây cối + Cách ứng xử với nỗi buồn trên thế gian + Sự nâng niu với sức lao động của con người + Cách nhìn, cách cảm về sự vật – Nhận xét: Những chiêm nghiệm sâu sắc ấy khiến mỗi chúng ta giật mình. Bài viết đã thực hiện được chức năng thẩm mĩ của một áng văn đích thực. |
1,0
1,0
|
|
4 | HS trình bày theo những phát hiện cá nhân. Có thể tham khảo gợi ý sau:
* Những bài học: – Không chỉ nhìn ngắm cuộc sống mà cần đắm mình trong vạn vật, lắng nghe thanh âm của chúng thì thầm – Trước mỗi sự vật, hiện tượng, hãy học cách suy nghĩ cho thật sâu sắc, liên hệ đến những bài học cuộc sống – Hãy nhìn sự vật, hiện tượng, cuộc đời bằng cái nhìn, bằng cách cảm nhận của riêng mình. Đừng bị chi phối bởi những định kiến có sẵn. * Lí giải hợp lí, khoa học. |
0,75
1,25 |
|
II | TẠO LẬP VĂN BẢN | 14,0 | |
1 | Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về chủ đề: Đừng ngắm nhìn, hãy chạm vào cuộc sống. | 4,0 | |
*Yêu cầu chung: | |||
– Câu hỏi hướng đến việc đánh giá năng lực, đòi hỏi thí sinh phải huy động những hiểu biết về đời sống xã hội, kĩ năng tạo lập văn bản để bày tỏ thái độ, chủ kiến của mình.
– Thí sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng; được tự do bày tỏ quan điểm riêng của mình, nhưng phải có thái độ chân thành nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. |
|||
* Yêu cầu cụ thể: | |||
a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn:
Có đủ mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn |
0,25 | ||
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Chủ đề: Đừng ngắm nhìn, hãy chạm vào cuộc sống. | 0,25 | ||
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành một đoạn văn theo những cách khác nhau, nhưng cần tập trung làm rõ chủ đề: Đừng ngắm nhìn, hãy chạm vào cuộc sống. Có thể triển khai theo hướng sau:
– Nếu ta chỉ đứng ngắm nhìn cuộc sống thì ta chỉ thấy điều gì? – Nếu ta “chạm” vào cuộc sống, ta sẽ cảm nhận được điều gì? + Vẻ đẹp thực sự của sự sống, cái êm dịu của cuộc đời, ta không chỉ lắng nghe mà còn đồng điệu hơi thở cùng vạn vật,… ta thực sự được sống + Vẻ đẹp của tình người: những hơi ấm nhẹ nhàng mà lan tỏa trong cuộc đời, truyền lan đi niềm tin, sự sống, hạnh phúc,… khiến cuộc sống đẹp tươi hơn. + Để “chạm” được vào cuộc sống ta cần hòa điệu bằng cả tâm hồn. |
1,0 | ||
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu:
Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. |
0,25 | ||
e. Sáng tạo
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận |
0,25 | ||
2 | Nhà thơ Thanh Thảo tâm sự: Thơ là chữ nghĩa cũng không là chữ nghĩa (..). Thơ đúng nghĩa là sự bộc lộ tận cùng của nhà thơ. (Quan niệm về thơ,Tạp chí Sông Hương số191-01-2005)
Từ đoạn trích Đất Nước (Nguyễn Khoa Điềm, Ngữ Văn 12, tập 1, NXBGD Việt Nam 2020), anh/chị hãy làm sáng tỏ nhận định trên. |
10,0 |
|
Yêu cầu chung | |||
– Câu hỏi hướng đến việc đánh giá năng lực viết bài văn NLVH, đòi hỏi thí sinh phải huy động kiến thức về lí luận văn học, tác phẩm văn học, kĩ năng tạo lập văn bản để làm bài.
– Thí sinh có thể cảm nhận và kiến giải theo những cách khác nhau, nhưng phải có lí lẽ, căn cứ xác đáng. |
|||
Yêu cầu cụ thể | |||
1. Giải thích ý kiến | |||
* Giải thích:
– Thơ là chữ nghĩa cũng không là chữ nghĩa: Thơ là hình thức nghệ thuật dùng ngôn từ làm chất liệu. Tuy nhiên, thơ không chỉ là sự chọn lọc ngôn ngữ đơn thuần mà ẩn sâu trong câu chữ là chiều sâu suy tưởng cuả người nghệ sĩ. – Thơ đúng nghĩa là sự bộc lộ tận cùng của nhà thơ:Thi phẩm đích thực còn là sự thổ lộ tình cảm mãnh liệt của nhà thơ. Tiếng thơ là tiếng lòng, phần sâu kín nhất trong tâm hồn thi sĩ. Tình cảm trong thơ là tình cảm chân thành nhất xuất phát từ trái tim người nghệ sĩ trước cuộc đời. => Nhận định bàn về đặc trưng của thơ. Thơ là nghệ thuật ngôn từ nhưng ngôn ngữ trong thơ không phải là câu chữ đơn thuần nghệ thuật mà phaỉ ghi lại được cảm xúc chủ quan mãnh liệt nhất của nhà thơ. * Lý giải: – Văn học là nghệ thuật ngôn từ. Văn học nói chung và thơ ca nói riêng lấy ngôn từ làm chất liệu xây dựng hình tượng, biểu đạt nôị dung tư tuởng. Ngôn ngữ của thơ là ngôn ngữ đời sống đã được nghệ sĩ mã hóa, chọn lọc tinh luyện. – Thơ là tiếng nói của đời sống tình cảm. Thơ trữ tình lấy cảm xúc, suy nghĩ, nỗi niềm bên trong tâm hồn để thể hiện. Khi rung động mãnh liệt trước cuọc sống, trong những trạng thái vui buồn ở mức thăng hoa; con người có nhu cầu bộc lộ tình cảm và gửi tất cả vào thơ. Vậy nên, ngôn ngữ thơ là phuơng tiện truyền tải tận cùng chiều sâu tư tưởng, cảm xúc của người nghệ sĩ. – Thơ bộc bộ tận cùng cảm xúc, nỗi niềm suy tư riêng của nguời nghệ sĩ. Nhưng tác phẩm thơ chân chính bao giờ cũng đạt đến tầm khái quát về con người và cuộc đời, nhân loại. Đó là cầu nối dẫn đến sự đồng cảm giữa con người. |
1,0
1,0 |
||
2. Phân tích đoạn trích Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm để làm sáng tỏ ý kiến. | |||
a. Giới thiệu ngắn gọn về tác giả Nguyễn Khoa Điềm và đoạn trích Đất nước. | 0,5 | ||
b. Chứng minh qua đoạn trích “Đất Nước”– Nguyễn Khoa Điềm:
– Đoạn trích Đất Nước là sự bộc lộ tận cùng cảm xúc, suy nghĩ, cảm nhận sâu sắc của nhà thơ về Đất Nước: + Cảm nhận về Đất Nước có nguồn gốc xa xưa lâu đời gắn với những điều bình dị quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày. Đất Nước mở ra với Thời gian đằng đẵng – Không gian mênh mông và trong truyền thuyết cổ tích về thời dựng nước cùng nguồn gốc giống nòi, lối sống tri ân nguồn cội. + Cảm nhận về Đất Nước kết tinh hóa thân trong cuộc sống mỗi người đều thừa hưởng những giá trị vật chất lẫn tinh thần. Từ đó thức tỉnh trách nhiệm công dân của thế hệ trẻ với Đất Nước. + Cảm xúc tự hào say sưa ca ngơị, nhà thơ cảm nhận Đất Nứớc qua các bình diện không gian địa lí, thời gian lịch sử và chiều sâu văn hóa và tâm hồn dân tộc. Điều đặc biệt là qua những cảm nhận này là phát hiện về công lao của Nhân Dân, chính Nhân dân là chủ nhân sáng tạo làm ra Đất Nước.Tưf đó đi đến khái quát về tư tửơng cốt lõi: Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại. + Qua những cảm nhận khám phá sâu sắc trên về Đất Nước chính là tình yêu Đất Nuớc thiết tha, là cảm xúc ngợi ca Nhân Dân trong hành trình dựng giữ nước; là niềm tự hào, niềm tin hi vọng vào tuơng lai tốt đẹp của Đất Nuớc. – Chữ nghĩa trong đoạn trích: + Ngôn ngữ, hình ảnh thơ vưà gần gũi chân thực, vừa tạo hình biểu cảm và đậm chất liệu văn hóa văn học dân gian mà vẫn rất hiện đại mới mẻ. + Thể thơ tự do với câu thơ dài ngắn xen kẽ có nhịp điệu biến đổi linh hoạt phù hợp mạch cảm xúc; kết hợp nhuần nhuyễn chất chính luận và trữ tình giàu cảm xúc và suy tư sâu lắng; giọng điệu thủ thỉ tâm tình …của một phong cách thơ trữ tình, chính luận đã góp phần tạo nên chữ nghĩa trong thơ |
5,0
2,5 |
||
c. Đánh giá | 1,0 | ||
Lời tâm sự đúng đắn về đặc trưng cơ bản của thơ và thơ đúng nghĩa:
– Thơ ca không thuần túy chỉ là nghệ thuật chữ nghĩa trau chuốt chọn lọc. Ẩn sâu trong chữ nghĩa là nội dung tư tưởng, tình ý của nhà thơ. Một thi phârm hay đúng nghĩa phải kết hợp hài hoà giưã vẻ đẹp ngôn từ và sự sâu sắc trong nội dung tư tưởng mà đoạn trích Đất Nước là một minh chứng. – Đó là bài học quý giá cho việc sáng tạo và tiếp nhận thơ ca, những nguời muốn trở thành thi sĩ, những nguời yêu thơ muốn thâm nhập thế giới vi diệu, bí ẩn của thơ ca: + Nhà thơ phải sống thật với lòng mình, tình mình, phải có tình cảm suy nghĩ phong phú cao đẹp và mở rộng tâm hồn trước cuộc đời. Đồng thời phải là những nghệ sĩ ngôn từ tạo được dấu ấn phong cách độc đáo. + Bạn đọc phải là người đồng hành sáng tạo (M.Gorki). Biết cảm nhận, thấu hiểu và trân trọng tiếng lòng, những tâm sự tình cảm mà nhà thơ gửi gắm vào thi phẩm để từ đó bồi đắp tâm hồn, tình cảm chính mình. |
|||
d. Sáng tạo: HS thể hiện sâu sắc vấn đề nghị luận và có cách diễn đạt mới mẻ. | 0,25 | ||
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu:
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt |
0,25 |
Lưu ý chung:
- Đây là đáp án mở, thang điểm có thể không quy định chi tiết đối với từng ý nhỏ, chỉ nêu mức điểm của phần nội dung lớn nhất thiết phải có.
- Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã nêu ở mỗi câu, đồng thời phải được triển khai chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc.
- Khuyến khích những bài viết có sáng tạo. Chấp nhận bài viết không giống đáp án, có những ý ngoài đáp án nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục.
- Không cho điểm cao đối với những bài chỉ nêu chung chung, sáo rỗng.
- Cần trừ điểm đối với những lỗi về hành văn, ngữ pháp và chính tả.