ĐỀ 8
Câu 1. (8 điểm)
Khi nói về hạnh phúc, Henry Drummond cho rằng: “Hạnh phúc… là cho, và sống vì người khác”, còn Albert Camus lại khẳng định: “Để hạnh phúc, chúng ta không được để tâm quá nhiều đến người khác.”.
Trình bày quan điểm của anh/chị về hai ý kiến trên.
Câu 2. (12 điểm)
Bàn về thơ, có nhận định rằng: “Tình cảm là sinh mệnh của thơ” (Trần Đình Sử chủ biên, Lí luận văn học – tập 2, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội 2014, tr260)
Bằng những cảm nhận về bài thơ Sóng của nữ sĩ Xuân Quỳnh (Ngữ văn 12, tập một, NXBGD Việt Nam, 2019), anh/chị hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
ĐÁP ÁN
Câu | Nội dung | Điểm |
1 | Khi nói về hạnh phúc, Henry Drummond cho rằng: “Hạnh phúc… là cho, và sống vì người khác”, còn Albert Camus lại khẳng định: “Để hạnh phúc, chúng ta không được để tâm quá nhiều đến người khác.”.
Trình bày quan điểm của anh/chị về hai ý kiến được nêu ở trên |
8,0 |
* Giải thích, cắt nghĩa
– HP là trạng thái vui vẻ, thỏa mãn của con người khi đạt được điều họ hằng mong muốn, tìm thấy được ý nghĩa trong cuộc sống. – Ý kiến của Henry: cho và sống vì người khác – quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ những người xung quanh mình -> khi chúng ta biết cho đi, biết sẻ chia, yêu thương, đùm bọc lẫn nhau (vật chất hoặc tinh thần), ta sẽ cảm nhận được niềm vui sướng, sự mãn nguyện, ta sẽ thấy HP – Ý kiến của Albert Camus: “để tâm quá nhiều đến người khác” là để ý quá nhiều đến sự khen chê, những quan điểm – ý kiến của người khác dẫn đến bị chi phối bởi người khác; hoặc quá chú trọng thỏa mãn những nhu cầu mong muốn của người khác mà quên bản thân mình. -> muốn HP, cần phải biết lắng nghe chính mình, đừng quá chú ý quan tâm đến người khác mà bỏ quên bản thân. => 2 ý kiến của Henry và Albert tưởng như trái ngược, mâu thuẫn nhưng đều hướng đến những lối sống đúng đắn giúp con người có thể tạo dựng hạnh phúc cho bản thân. |
1,0 | |
* Bình luận, chứng minh
– Ý kiến của Henry Drummond : + Con người có mối quan hệ gắn bó không thể tách rời với xã hội. Một trong những cách tạo dựng mối liên kết chặt chẽ với xã hội là cống hiến, “cho đi”. Mỗi người có thể cho đi ở nhiều hình thức: Về tinh thần: sự quan tâm, động viên, đồng cảm, chia sẻ, chăm sóc… với người thân và những người gặp hoàn cảnh éo le Về vật chất: trong khả năng; đúng lúc đúng cách…… + Vì sao Cho, và sống vì người khác lại mang đến hạnh phúc cho bản thân? ++ Khi quan tâm, giúp đỡ người khác, cuộc sống của ta trở nên có ý nghĩa, khẳng định sự tử tế, nhân văn của bản thân, lan tỏa giá trị tốt đẹp đến cộng đồng, làm việc có ích. HP là điều con người dễ dàng lan tỏa và trao tặng cho nhau. ++ Đem đến sự ấm áp, niềm vui, hi vọng và động lực cho người nhận. Đồng thời, bản thân ta cũng sẽ thấy thanh thản, vui vẻ, an nhiên, thấy được giá trị đích thực của cuộc sống bởi “Người HP nhất là người đem đến HP cho nhiều người nhất”. Mang lại HP cho người khác cũng là mang lại HP cho chính mình. Bởi khi đó, cơ thể sẽ tiết hoocmon Dopamine – hoocmon hạnh phúc . ++ Giúp đỡ, sống vì người khác cũng là một lối sống hướng đến bồi dưỡng tâm hồn, nhân cách và giá trị nhân văn tốt đẹp cho chính bản thân mình. Đó cũng là cách thức mang cảm giác hạnh phúc phủ kín tâm hồn ta. DC: Chàng trai trẻ Quang Linh 9x của xứ Nghệ giúp đỡ rất nhiều cả vật chất lẫn tinh thần cho người dân của đất nước Angola châu Phi. Quang Linh đã trả lời trong một cuộc phỏng vấn: Tôi cảm thấy vui khi mình đã lan tỏa được những điều tốt đẹp cho xã hội… – Ý kiến của Albert Camus + Chỉ bản thân ta mới biết rõ nhất khả năng, sở thích, nhu cầu… của chính mình. Và bản thân mỗi người cần chịu trách nhiệm cho chính cuộc đời của mình. + Vì sao không để tâm quá nhiều đến người khác sẽ đem lại hạnh phúc cho bản thân? ++ Khi ta không bị chi phối bởi cái nhìn, ý kiến, quan điểm… của người khác, nhận diện rõ ràng mong muốn thực sự của bản thân và sống trọn vẹn với cái “tôi” đích thực của mình, ta sẽ tìm thấy niềm vui, niềm HP thực sự. ++ Chỉ quan tâm đến người khác, trao đi mà bỏ quên nhu cầu chính đáng của bản thân sẽ đẩy cuộc sống của mình vào hoàn cảnh đau khổ, bế tắc, không mong muốn. Khi đó, không bao giờ con người có được hạnh phúc cá nhân + Cần phân biệt “không được để tâm quá nhiều đến người khác” với không quan tâm đến người khác để sống vì mình một cách hạnh phúc chứ không rơi vào tình cảnh bảo thủ. DC: H’Hen Niê – Hoa hậu Hoàn vũ “không quan tâm” tới hủ tục con gái phải lấy chồng sớm của buôn làng mình, hành động theo nguyện vọng phát triển của bản thân và thành công, hạnh phúc với thành quả trên trường Quốc tế của mình. (Lấy dẫn chứng thực tế đời sống để chứng minh) |
4,0
|
|
* Mở rộng vấn đề
– Như vậy có thể hiểu ý kiến của Henry D và Albert C là hai mặt của một vấn đề. Muốn có hạnh phúc trọn vẹn cần biết cho đi, biết quan tâm đến người khác và đồng thời cũng phải biết an nhiên tự tại, không để những tác động bên ngoài làm ảnh hưởng đến nội tâm mình. DC: Nhân vật truyền cảm hứng “Tiến bước sống đầy” 2022 do báo vnexpress.net bình chọn: Giàng A Phớn – Nguyễn Văn Trãi mặc khó khăn với những lời gièm pha… mang ý chí và quyết tâm lên vùng cao nguyên núi đá Hà Giang lập nghiệp, sáng lập dự án tặng bồn nước cho đồng bào quanh năm thiếu nước. Giàng A Phớn đã “mặc kệ” mọi người để làm theo tiếng gọi của trái tim mình hướng về đồng bào, đem nước và sự sống – nguồn hạnh phúc đến cho người dân đồng bào thiểu số ở Hà Giang. – Hạnh phúc sẽ không trọn vẹn nếu: + Chỉ biết cho và sống vì người khác. Khi đó ta sẽ quên mất hạnh phúc của bản thân. Một người không thực sự hạnh phúc sẽ không có được nguồn năng lượng hạnh phúc để truyền/ lan tỏa tới người khác. DC: những người chăm việc “vác tù và hàng tổng” mà quên mất bản thân và những người thân xung quanh + Chỉ biết “mặc kệ” người khác để sống cho mình. Sẽ trở thành người ích kỉ, nhỏ nhen, tầm thường, chỉ biết mình. Hạnh phúc chỉ hướng đến cá nhân là thứ hạnh phúc vị kỉ đáng lên án. DC: những đứa con chỉ biết đòi hỏi nhu cầu của bản thân mà mặc kệ cha mẹ với khó khăn về kinh tế… (Thí sinh dùng dẫn chứng phù hợp, tiêu biểu để chứng minh) |
0,5 | |
* Bài học nhận thức, hành động và liên hệ bản thân
– Nhận thức được hạnh phúc đến từ nhiều nguồn, từ những việc giản đơn đến những hành động lớn lao, vĩ đại… và con người cần quý trọng cũng như trau dồi và nắm bắt / tận hưởng được những khoảnh khắc hạnh phúc đó. – Giải pháp: + Tham gia nhiều hoạt động xã hội, cộng đồng có ích + Cống hiến hết mình trong lĩnh vực nghề nghiệp, công việc của bản thân + Nâng niu, lắng nghe những nhu cầu của bản thân, biết chăm sóc bản thân |
1,0 | |
d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm…); thể hiện quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. | 0,5 | |
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
Dẫn chứng trên chỉ mang tính chất tham khảo |
0,25 |
2 | Bàn về thơ, có nhận định rằng: “Tình cảm là sinh mệnh của thơ” (Trần Đình Sử chủ biên, Lí luận văn học – tập 2, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội 2014, tr260)
Bằng những cảm nhận về bài thơ Sóng của nữ sĩ Xuân Quỳnh (Ngữ văn 12, tập một, NXBGD Việt Nam, 2019), anh/chị hãy làm sáng tỏ nhận định trên. |
12,0 |
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Có đủ các phần: mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề; thân bài triển khai được vấn đề; kết bài đánh giá được vấn đề. |
0,5 | |
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận
Đề cập đến vai trò của tình cảm trong thơ gắn với đặc trưng cốt yếu của thể loại trữ tình, làm nên giá trị, sức sống của thơ. |
1,0 | |
c. Triển khai vấn đề nghị luận
Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Có thể trình bày theo định hướng sau: |
||
* Giải thích
– Tình cảm: là rung động, cảm xúc, tư tưởng thuộc về đời sống tinh thần của con người. – Tình cảm là sinh mệnh của thơ: tình cảm là tiếng nói, sự sống của thơ, mang đến vẻ đẹp và quyết định sự tồn tại, sức sống của thơ trong trái tim độc giả. => Nhận định đề cập đến vai trò của tình cảm trong thơ gắn với đặc trưng cốt yếu của thể loại trữ tình: thơ là sự cất lời lên tiếng của những xúc cảm, suy tư và chính tiếng nói cất lên từ sâu thẳm tâm hồn con người làm nên giá trị, sức sống của thơ. |
1,0
|
|
* Bàn luận
Thí sinh có thể trình bày những suy nghĩ khác nhau tuy nhiên cần tập trung vào những nội dung cơ bản sau: – Gốc của thơ là tình cảm. Bản chất trữ tình của thơ là ở sự giãi bày bộc lộ, những rung cảm, những suy tư của chủ thể sáng tạo trước cuộc đời. Chính những rung cảm cùng chiều sâu suy nghĩ của người làm thơ đã làm nên sự sống, sức sống của thơ. – Sáng tác thơ, xét đến cùng, đối với chủ thể trữ tình là để phô tỏ cái bản thể. Chính nhu cầu tự khẳng định, tự định vị mình của người làm thơ làm nên giá trị, cái riêng, cái độc đáo mới mẻ – yêu cầu cốt tử cho thơ sức sống lâu bền, vĩnh cửu. – Tình cảm là cây cầu nối diệu kì nối dài những đồng điệu, tri âm, giữa người làm thơ và người đọc thơ. Khi tiếng lòng riêng vươn chạm tới nỗi niềm chung, thơ phập phồng, bền bỉ sống trong lòng bạn đọc. (Thí sinh phải có những dẫn chứng điểm ở phần bàn luận) |
1,0 | |
* Chứng minh
– Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm Sóng – Tình cảm trong Sóng chính là những rung động, cảm xúc, khát vọng, những suy tư, chiêm nghiệm về tình yêu của người phụ nữ khi yêu. Chính những trăn trở, kiếm tìm, khao khát của hồn thơ Xuân Quỳnh trong tình yêu đã tạo nên diện mạo, sự sống của thi phẩm Sóng: + Niềm trăn trở, nỗi khát khao khám phá, bộc lộ những cảm xúc tình yêu trong tâm hồn người phụ nữ khi yêu. + Khao khát vươn tới một tình yêu lớn lao để được tỏ mình, được vươn mình, vượt mình; được thấu hiểu, đồng điệu, … + Khao khát về một tình yêu nồng nàn, mãnh liệt, gắn bó thủy chung sâu sắc. + Khao khát vươn tới tình yêu vĩnh hằng, để bất tử hóa cái đẹp, cái tốt trong cuộc đời. – Những xúc cảm, suy tư trong Sóng đã chạm đến những quy luật, khát vọng muôn đời của người phụ nữ đang yêu. Chính sự gặp gỡ, đồng điệu trong những cảm xúc, khát vọng của tình yêu ấy đã tạo nên sức sống lâu bền của Sóng: + Đó là tình yêu vừa mang tính chất truyền thống, vừa mang tính chất hiện đại. + Vẻ đẹp nữ tính ở sự nhạy cảm, giàu trực giác với những dự cảm, lo âu về sự mong manh của hạnh phúc, tình yêu; sự nâng niu, chi chút hạnh phúc bình dị, nhỏ bé giữa đời thường, nét hồn hậu, dịu dàng, đằm thắm và lắng sâu của người phụ nữ trong tình yêu… – Bản tình ca của Xuân Quỳnh trong Sóng được cất lên với những nét đặc sắc của nghệ thuật thơ ca: + Sự sáng tạo hình tượng sóng và em trong sự sóng đôi, soi chiếu cho nhau giúp bộc lộ tinh tế những cung bậc cảm xúc, tình cảm trong sự đồng điệu, + Sự vận dụng kết hợp linh hoạt giữa thể thơ ngũ ngôn, cách ngắt nhịp linh hoạt và lối tổ chức theo nguyên tắc tương xứng, hô ứng, trùng điệp tạo âm hưởng và nhịp điệu của sóng biển, sóng lòng: khi êm dịu, nhịp nhàng, khi dữ dội, trào dâng… + Ngôn ngữ thơ giản dị, trong sáng, lắng đọng chiều sâu của cảm xúc và suy tư về tình yêu. (Chú ý: Nếu thí sinh chỉ phân tích dẫn chứng đơn thuần mà không làm sáng tỏ vấn đề lí luận: cho không quá ½ số điểm) |
6,0 | |
* Đánh giá, mở rộng vấn đề
– Ý kiến của nhà phê bình Trần Đình Sử là một trong những quan niệm đúng đắn, sâu sắc về thơ. Thơ là sự cất tiếng của tâm hồn con người, là nơi con người giãi bày tình cảm và những tâm tư trước cuộc đời. Do vậy tình cảm đích thực là sinh mệnh của thơ, quyết định sự sống và sự trường tồn của thơ. – Tình cảm là yếu tố cốt tử làm nên sinh mệnh của thơ, song đó phải là tình cảm chân thành, mãnh liệt, sâu sắc và phải được thể hiện bằng hình thức nghệ thuật mới mẻ, ý nghĩa. – Ý kiến là một chỉ dẫn cho người sáng tác và định hướng cho người tiếp nhận. + Với người sáng tác: Nhà thơ cần phải sống thật với chính mình, mở rộng tâm hồn mình trước cuộc đời, con người, có những trải nghiệm sâu sắc, những tình cảm phong phú cao đẹp. + Với người tiếp nhận: Bạn đọc phải là người đồng hành sáng tạo, biết cảm nhận, thấu hiểu, trân trọng những tâm tư, tình cảm, tiếng lòng mà nhà thơ gửi gắm. Từ đó, bồi đắp tâm hồn, tình cảm của mình.. |
1,0
|
|
d. Sáng tạo
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận. |
1,0 | |
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu
Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. |
0,5 | |
Tổng toàn bài | 20,0 |