KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THPT
Thời gian: 180 phút ( không kể thời gian giao đề)
Câu 1: ( 8,0 điểm)
Khi đang lướt trên Smartphone, bạn chỉ cần dùng một ngón tay cái. Và đã có bao nhiêu ngày, thứ duy nhất cử động là ngón tay cái của bạn? Không động não, không động tay, động chân, không có gì cảm động. Đó là tuổi thanh xuân bất động!
( Tuổi 20 tôi đã sống như một bông hoa dại, trang Xtd, NXB Trẻ, 2020)
Anh/ chị suy nghĩ gì về Tuổi thanh xuân bất động được nêu ra trong ý kiến trên?
Câu 2: ( 12,0 điểm )
Trong bài viết Hàn Mặc Tử – Một định nghĩa bằng máu về thơ, TS Chu Văn Sơn cho rằng: Thơ là sự lên tiếng của thân phận.
Bằng hiểu biết về văn học, anh/chị hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
————————-HẾT———————-
HƯỚNG DẪN CHẤM
YÊU CẦU CHUNG:
– Giám khảo cần nắm được nội dung trình bày trong bài làm của thí sinh để đánh giá chính xác, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm, khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo.
– Thí sinh có thể làm bài theo nhiều cách nhưng phải có lí lẽ, căn cứ xác đáng.
– Điểm toàn bài thi cho lẻ đến 0,25 điểm.
YÊU CẦU CỤ THỂ:
Câu 1 ( 8,0 điểm)
– Yêu cầu về kĩ năng: Cần xác định đây là đề nghị luận xã hội. Thí sinh có thể lựa chọn thao tác lập luận phù hợp, huy động được các chất liệu đời sống.
– Yêu cầu về kiến thức: Cần làm rõ những nội dung cơ bản sau:
Ý | Nội dung | Điểm |
1 | Giải thích | 1,5 |
– Smartphone: khái niệm chỉ một loại thiết bị di động thông minh có tích hợp nhiều tính năng cho phép người dùng kết nối trên không gian mạng.
– Cử động: sự chuyển động của cơ thể. – Bất động: trạng thái cơ thể không cử động |
0,5 |
|
-Tuổi thanh xuân: tuổi trẻ
– Không động não, không động tay động chân,không có gì cảm động: trạng thái “tê liệt”, ngừng trệ về thể xác, cảm xúc, tinh thần… |
0,5 |
|
→Tuổi thanh xuân bất động: là cách nói chỉ những tác động tiêu cực của smartphone gây ra trạng thái “tê liệt”, ngưng trệ về thể xác, cảm xúc, tinh thần… đối với giới trẻ. |
0,5 |
|
2 | Bàn luận | 5,0 |
– Thực trạng: | 1,0 | |
Tuổi thanh xuân bất động: là hiện tượng diễn ra trong một bộ phận không nhỏ giới trẻ hiện nay ( nghiện internet, game online, zalo, facebook, sống ảo,…) dần biến giới trẻ trở thành “con sâu mạng”, “robot thụ động” | ||
– Tác hại | 1,5 | |
+ Gây ra sự lãng phí lớn về thời gian, tiền bạc, sức lực; lấy đi niềm đam me, khát vọng chân chính khiến giới trẻ sao nhãng học hành, quên đi lí tưởng, mục đích sống.
+ Tê liệt cảm xúc , vô cảm, mất khả năng phản ứng, kết nối và hòa nhập với thế giới xung quanh, sa vào thế giới ảo dẫn đến lệch lạc nhân cách. + Gây ra những tệ nạn xã hội và những bất ổn trong đời sống… |
0,5
0,5
0,5 |
|
– Nguyên nhân: | 1,0 | |
Sự bùng nổ công nghệ số, sự lệch lạc trong nhận thức, lối sống của một bộ phận giới trẻ thiếu lí tưởng, sống hưởng thụ; trách nhiệm giáo dục của gia đình, nhà trường… | ||
– Giải pháp: | 1,5 | |
+ Đẩy mạnh việc tuyên truyền, lan tỏa những hoạt động trải nghiệm thực tế tích cực đến giới trẻ.
+ Mỗi người cần nhận thức lại bản thân, điều chỉnh hành vi phù hợp, biết kiểm soát hành động, định hướng mục tiêu dài hạn, sống có lí tưởng,… để cuộc sống không rơi vào vô nghĩa… + Cần phải có sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong giáo dục và định hướng nhận thức và hành động cho giới trẻ |
0,5
0,5
0,5 |
|
3 | Bài học | 1,5 |
– Không thể phủ nhận những tác động tích cực của smartphone đối với đời sống con người. Tuy nhiên, cần nhận thức rõ những tác động tiêu cực nghiêm trọng của smartphone nếu sử dụng không đúng cách và mất kiểm soát; phê phán lối sống lười biếng, thiếu mục tiêu, lí tưởng… | 0,75 | |
–Có bản lĩnh trước những cám dỗ của đời sống, mạng xã hội; trau dồi lí tưởng, mục đích sống để cống hiến và làm cho cuộc sống có ý nghĩa. | 0,75 |
Câu 2 ( 12,0 điểm)
– Yêu cầu về kĩ năng: Cần xác định đây là dạng đề nghị luận văn học, biết sử dụng những thao tác lập luận phù hợp.
– Yêu cầu về kiến thức: Cần làm rõ những nội dung cơ bản sau:
Ý | Nội dung | Điểm |
1 | Giải thích | 1,5 |
-Thơ là hình thức nghệ thuật dùng ngôn ngữ giàu hình ảnh và có nhịp điệu để thể hiện nội dung một cách hàm súc ( Từ điển Tiếng Việt ) | 0,5 | |
– Thân phận: địa vị xã hội, cảnh ngộ, cuộc đời, số phận của con người.
– Lên tiếng: Cất tiếng nói để biểu thị thái độ về một vấn đề nào đó. |
0,5 | |
→ Khẳng định đặc trưng của thơ: Là tiếng nói của thân phận con người, lời tâm sự sẻ chia của nhà thơ với những kiếp người đau khổ. | 0,5 | |
2 | Bàn luận | 3,0 |
-Thơ bắt nguồn từ hiện thực đời sống “Thơ là hiện thực, thơ là cuộc đời”, thơ ăn sâu, bén rễ vào hiện thực để cất lên tiếng lòng của nhà thơ về cuộc đời, về thân phận con người. | 1,0 | |
-Thơ khởi phát từ lòng người, thơ ra đời từ cảnh ngộ, tâm tư, nỗi lòng riêng của nhà thơ. Người nghệ sĩ đã viết bằng máu, bằng nước mắt về thân phận của chính mình. | 1,0 | |
-Thơ có sức mạnh kì diệu gắn kết những tâm hồn đồng điệu. Qua cảm xúc, nỗi lòng nhà thơ, người đọc tìm thấy chính mình, đồng cảm, sẻ chia với thân phận con người và với chính nhà thơ. | 1,0 | |
3 | Chứng minh | 6,0 |
-Thơ là sự lên tiếng của thân phận | ||
+ Thơ cất lên tiếng lòng, thân phận, cuộc đời nhà thơ | 1,5 | |
+ Thơ thể hiện cuộc đời, thân phận con người và nhân loại | 1,5 | |
+ Thơ gợi sự đồng cảm sâu xa, người đọc có thể tìm thấy tâm trạng, cuộc đời, thân phận của chính mình. | 1,0 | |
-Tiếng nói của thân phận trong thơ được thể hiện qua các hình thức nghệ thuật độc đáo: hình ảnh, ngôn ngữ, giọng điệu, nhịp điệu, các biện pháp tu từ… | 2,0 | |
4 | Đánh giá | 1,5 |
-Nhận định trên hoàn toàn đúng đắn. Tuy nhiên thơ không chỉ là sự lên tiếng của thân phận, thơ còn là tiếng nói của cảm xúc, thể hiện thế giới tâm hồn cao đẹp của con người, là sự đúc kết những chân lí của cuộc đời, thời đại… | 0,5 | |
-Để thơ là sự lên tiếng của thân phận, nhà thơ không chỉ cần có vốn sống, sự trải nghiệm mà cần có tâm hồn tinh tế, nhạy cảm trước cuộc đời. Một thi phẩm chân chính là sự kết tinh những rung động sâu sắc của thi nhân. | 0,5 | |
-Người đọc cần đọc tác phẩm bằng tất cả tâm hồn mình, để có thể đồng cảm với tiếng lòng của nhà thơ, với tâm trạng, khát vọng của những phận người trong tác phẩm | 0,5 |