TRƯỜNG THPT CHUYÊN THÁI NGUYÊN
TỔ NGỮ VĂN |
ĐỀ THI HỘI TRẠI HÙNG VƯƠNG
Môn: Ngữ văn 10 Thời gian làm bài: 180 phút |
Câu 1:
“Trong tháng thứ hai của khóa học y tá, vị giáo sư của chúng tôi đã cho chúng tôi một câu hỏi hết sức bất ngờ trong bài thi vấn đáp…
Tôi đã lướt qua hầu hết các câu hỏi trong bài thi và ngạc nhiên dừng lại ở câu hỏi cuối cùng: “Hãy cho biết tên người phụ nữ quét dọn trường học của chúng ta?”. Một câu hỏi không có trong chuyên môn, chắc đây chỉ là một câu hỏi đùa thôi. Tôi đã nghĩ vậy!
Thật ra, tôi đã nhìn thấy người phụ nữ đó vài lần. Cô ấy cao, tóc sẫm màu và khoảng chừng 50 tuổi nhưng làm sao tôi có thể biết được tên cô ta cơ chứ? Tôi đã kết thúc bài làm của mình với câu cuối cùng bị bỏ trống.
Cuối giờ kiểm tra, một sinh viên đã hỏi vị giáo sư rằng: “Liệu ông có tính điểm cho câu hỏi cuối cùng kia không?”, ông trả lời: “Chắc chắn rồi”, rồi ông nói tiếp: “Trong công việc, các em sẽ gặp rất nhiều người, tất cả họ đều quan trọng, họ xứng đáng được nhận sự quan tâm của các em, dù chỉ là một nụ cười hay một câu chào”
Tôi đã không bao giờ quên bài học đó trên mỗi bước đường đời của mình sau này và tôi cũng không bao giờ quên tên người phụ nữ đó, cô Dorothy”
(Trích Hạt giống tâm hồn, NXN Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh)
Suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa câu chuyện trên.
Câu 2:
“Nguyễn Khuyến là một trong những cây đại thụ của văn học dân tộc. Tuy bóng mát của cây đại thụ ấy không rợp bóng thời gian suốt mấy thế kỷ như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du nhưng gốc rễ của nó đã ăn sâu vào đất Việt, góp phần tạo nên tâm hồn Việt” (Nguyễn Khuyến – Thi hào dân tôc, Vũ Thanh, Nguyễn Khuyến về tác gia và tác phẩm, NXB Giáo dục, 2001).
Bằng những hiểu biết của mình về cuộc đời và sự nghiệp của của Nguyễn Khuyến anh/chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HỘI TRẠI HÙNG VƯƠNG
Môn: Ngữ văn
- Một số lưu ý khi chấm bài:
– Thí sinh có thể làm bào theo những cách khác nhau, nhưng phải đảm bảo yêu cầu về những kiến thức cơ bản dưới đây.
– Khuyến khích và đánh giá cao những bài viết có tính sáng tạo, thể hiện khả năng cảm nhận tinh tế, có phát hiện mới
II. Đáp án và biểu điểm
Câu | 1 | 8 điểm | |
a | Rút ra nội dung câu chuyện:
– Câu chuyện đề cập đến một thái độ sống tích cực và tốt đẹp của con người: sự quan tâm. – Quan tâm là sự để tâm, chú ý đến mọi vấn đề xung quanh để kịp thời hỏi thăm, chia sẻ, động viên… dù đó là những điều rất nhỏ trong cuộc sống. |
1đ
1đ |
|
b | Bàn luận | ||
– Quan tâm đến người khác là một thái độ sống đẹp, có ý nghĩa:
+ Cuộc sống là bức tranh muôn màu, mỗi người có một hoàn cảnh khác nhau, sự quan tâm sẽ mang đến cho mỗi người tình yêu, niềm hạnh phúc. Sự quan tâm góp phần nâng cánh ước mơ, hy vọng, tiếp thêm nghị lực để chúng ta vươn tới những điều tốt đẹp trong những lúc khó khăn. + Quan tâm đến người khác là chúng ta cho đi những điều tốt đẹp, tâm hồn chúng ta trở nên rộng mở và biết yêu thương nhiều hơn. – Tuy nhiên với guồng quay gấp gáp của cuộc sống, đôi lúc chúng ta trở nên vô tâm, sống ích kỷ vụ lợi. Sự thờ ơ đó sẽ làm mọi người bị tổn thương và cuộc sống của chúng ta trở nên cô đơn, khô cằn. ( Liên hệ với thái độ sống của thanh niên hiện nay. Với nhiều cám dỗ của cuộc sống, nhiều trường hợp trở nên vô cảm, lạnh lùng) (Dẫn chứng làm sáng tỏ ) |
3đ
1.5đ
|
||
c | Mở rộng nâng cao vấn đề:
– Trong bất cứ hoàn cảnh nào chúng ta luôn biết sống yêu thương, quan tâm (dù đó là việc rất nhỏ) để cuộc sống trở nên tươi đẹp, trọn vẹn. – Mỗi người luôn biết tự nhận thức và hoàn thiện chính mình |
1.5đ | |
Câu | 2 | ||
a | Giới thiệu vài nét về tác giả:
Nguyễn Khuyến là nhà thơ thế kỷ 19 là đại diện lớn nhất và cuối cùng của văn học trung đại, sáng tác của ông đã tạo nên những thành tựu mới mẻ, những dáng vẻ riêng biệt của thơ ca dân tộc. |
1đ | |
b | Giải thích ý kiến:
– Nhận định trên khẳng định vị trí của Nguyễn Khuyến trong văn học dân tộc và sự gắn bó mật thiết của thơ Nguyễn Khuyến với đời sống tâm hồn con người Việt Nam – Nguyễn Khuyến để lại một sự nghiệp với số lượng lớn với nhiều thể loại, nhưng trong số đó không có những “Thiên cổ hùng văn” như Nguyễn Trãi, không có những tác phẩm dài hơi tầm cỡ như “Truyện Kiều” của Nguyễn Du. Thể loại đặc sắc, thành công nhất của ông là thơ – những tác phẩm có dung lượng nhỏ. Nguyễn Trãi là nhà thơ tạo ra bước ngoặt và sự khởi đầu quan trọng cho văn học dân tộc trong việc kết hợp nhuần nhuyễn giữa trí tuệ bác học và dân gian, mang lại cho văn học tinh thần của thời đại và hơi thở của dân tộc. Nguyễn Du làm nên bước tổng hợp lớn khẳng định sự lớn mạnh của văn học dân tộc, một lần nữa đưa văn học dân tộc lên một đỉnh cao mới – Sự kết hợp lớn lao cả về chất lượng lẫn quy mô tạo nên một gia đoạn văn học rực rỡ, sự nở hoa của văn học dân tộc. (Truyện Kiều là tập đại thành của văn học dân tộc, kết tinh vẻ đẹp ngôn ngữ tiếng Việt). Vai trò Nguyễn Khuyến khiên tốn hơn, nhưng hơn 400 bài thơ của mình, ông đã mang cuộc sống thôn quê dân dã bước vào thơ ca một cách chân thực, thân quen, gần gũi và đẹp đẽ đến diệu kỳ. (điều mà những nhà thơ trước đó kể cả Nguyễn Trãi, Nguyễn Du đã dày công tạo tác nhưng cũng chưa thoát khỏi những gò bó, khuôn mẫu). Mảng thơ viết về nông thôn của ông là “xé rào” nhiều nhất, phá vỡ tính quy phạm của văn học phong kiến việt Nam |
1đ
1đ
0.5
0.5đ
1đ |
|
c | Chứng minh
– Nội dung: Nguyễn khuyến có lẽ là người đầu tiên trong lịch sử văn học chữ Nôm phản ánh một cách cụ thể sinh động bức tranh sinh hoạt hàng ngày của làng quê Việt Nam. Ông đã đưa vào thơ ca của mình một cách chân thực những cảnh đời lam lũ, những lo toan tất bật của công việc đồng áng vị chua mặn của giọt mồ hôi vất vả như: cảnh lụt lội, đói kém, mất mùa, nợ nần, cảnh vay nặng lãi… đến tình cảm làng quê chân tình… Đặc biệt với sự tinh tế của mình ông đã tái hiện chân thực những cảnh vật quê hương ở những thời điểm khác nhau, làm nổi bật cái hồn cảnh vật (Dẫn chứng ). – Nghệ thuật: Tất cả cảnh sống chân thực đó được tác giả thể hiện với lối ngôn ngữ giản dị giàu sức biểu cảm, gần gũi cuộc sống của người dân. – Nguyên nhân cuả sự thành công đó là: + Nguyễn Khuyến từ nhỏ đã sống gắn bó với quê hương đồng bằng chiêm trũng nghèo khó, gần gũi và am hiểu đời sống, công việc đồng áng của dân quê. + Khả năng quan sát tinh tế, luôn tắm mình trong thế giới muôn ngàn màu sắc với niềm thích thú đặc biệt. + Việc hòa mình vào cuộc sống tự nhiên nơi thôn dã giúp cho nhà thơ giải toản được tâm trạng luôn day dứt, đau khổ và mặc cảm của mình. |
3đ
1đ
1.5đ
|
|
d | Đánh giá khái quát:
– Khẳng định sự đúng đắn của ý kiến – Với những đóng góp lớn lao của mình Nguyễn khuyến đã được mệnh danh là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam, nhà thơ của dân tình. Trong lịch sử văn học dân tộc, vị trí đó không ai có thể thay thế được.
|
1.5 |