HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DH VÀ ĐB BẮC BỘ
TRƯỜNG THPT CHUYÊN THÁI BÌNH. ĐỀ THI ĐỀ XUẤT
|
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI KHU VỰC
DUYÊN HẢI VÀ ĐB BẮC BỘ NĂM 2015 MÔN THI: NGỮ VĂN – LỚP: 10 (Thời gian làm bài 180 phút không kể thời gian giao đề) Đề thi gồm 01 trang |
Câu 1: (8 điểm)
Nếu không làm chỗ dựa cho mọi người ta sẽ phải dựa dẫm vào người khác.
Anh/ chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về quan điểm trên.
Câu 2: ( 12 điểm)
Nói về thơ, Nguyễn Đình Thi cho : “Thơ là tiếng nói đầu tiên, tiếng nói thứ nhất của tâm hồn khi đụng chạm tới cuộc sống”.
Anh/ chị có suy nghĩ gì về ý kiến trên? Bằng những hiểu biết của mình về bài thơ Thuật hoài (Phạm Ngũ Lão) và Cảnh ngày hè (Nguyễn Trãi) hãy làm sáng tỏ những suy nghĩ của mình.
…………………………HẾT………………………………
Người ra đề
Nguyễn Thị Hiền ĐT : 0989751533
ĐÁP ÁN + BIỂU ĐIỂM CHẤM MÔN NGỮ VĂN KHỐI 10
Câu 1 (8điểm)
I- Kĩ năng
Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận xã hội; luận điểm, luận cứ rõ rằng, khoa học, chặt chẽ; lập luật sắc sảo; dẫn chứng cụ thể sinh động; có cảm xúc; không mắc lối diễn đạt….
II- Kiến thức
Học sinh có thể làm theo những cách khác nhau, nhưng về cơ bản phải làm rõ:
Câu1 | Nội dung kiến thức cần đạt | Điểm |
|
– Giải thích:
+ chỗ dựa, dựa dẫm + Nếu không gặt hái thành công, có thể giúp đỡ người khác về vật chất và tinh thần ta sẽ phải lệ thuộc vào sự giúp đỡ của họ.
|
1 điểm |
– Bàn luận
|
3 điểm |
|
+ Đây là một quan điểm đúng.
|
||
+ Trong cuộc sống, mỗi người đều tiềm ẩn những năng lực nhất định. Nếu nỗ lực phấn đấu, rèn luyện, mài sắc những năng lực bản thân chúng ta sẽ đạt được những thành công, có đời sống tinh thần thoải mái, có thái độ tự tin, chủ động trong cuộc sống. Khi đó, ta sẽ trở thành chỗ dựa cho mọi người. Bởi:
* Lúc ấy, chúng ta không chỉ góp phần thúc đẩy đời sống kinh tế xh sẽ phát triển, tạo công căn việc làm cho mọi người mà còn có điều kiện chia sẻ, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh. * Ta có thể động viên, chia sẻ, làm chỗ dựa tin cậy, vững chắc cho những người xung quanh về mặt tinh thần. |
||
+ Ngược lại, nếu không phát phuy được năng lực bản thân, không gặt hái được những thành tựu có giá trị, chúng ta phải lệ thuộc vào người khác về mọi phương diện. Bởi:
* Lệ thuộc về đời sống vật chất, khiến đời sống bấp bênh và không có điều kiện chia sẻ, giúp đỡ những người khác. Dựa dẫm cũng sẽ khiến ta mất sự chủ động, tự tin, tạo thói quen chây lười, ỉ lại. * Dựa dẫm về tinh thần càng khiến con người ủy mị, yếu đuối, dễ gục ngã khi gặp những biến động bất thường. |
||
+ Phấn đấu “làm chỗ dựa” cho mọi người không đồng nghĩa với việc bao bọc vô điều kiện khiến họ hình thành thói quen ỉ lại, dựa dẫm. Tạo cho người khác chỗ dựa là giúp họ phấn đấu vươn lên. Không sống dựa vào người khác không có nghĩa là bỏ qua, coi thường sự giúp đỡ của mọi người với mình. Nếu biết sử dụng sự hỗ trợ cần thiết, vừa phải của người khác để tiến lên, ta có thể có đóng góp nhiều hơn, là chỗ dực của rất nhiều người khác.
|
2 điểm |
|
– Bài học:
+ Chủ động, tích cực phấn đấu để có thể làm chỗ dựa cho những người xung quanh. trên tinh thần giúp mọi người cùng tiến bộ. + Luôn có ý thức tự chủ, tránh dựa dẫm vào người khác nhưng cũng biết tận dụng sự tương trợ cần thiết của mọi người ở một mức độ nhất định để gặt hái thành công hơn.
|
1 điểm |
|
– Liên hệ tới bản thân. | 1 điểm |
Câu 2(12 điểm)
I- Kĩ năng
Học sinh biết cách làm bài nghị luận về một vấn đề văn học. Luận điểm rõ ràng, lô gíc; lập luận sắc sảo, thuyết phục. Văn giàu cảm xúc, hình ảnh; không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, chính tả….
II- Kiến thức
Học sinh có thể trình bày vấn đề theo những cách khác nhau, song bài viết phải làm nổi bật được các nội dung chính sau:
Câu 2 | Nội dung kiến thức cần đạt | Điểm |
– Giải thích
+ Tiếng nói đầu tiên, tiếng nói thứ nhất của tâm hồn: những tình cảm, cảm xúc nảy nở tự nhiên trong tâm hồn người. + Câu nói của Nguyễn Đình Thi: Thơ là những tình cảm tự nhiên nảy nở trong tâm hồn khi nhà thơ bắt gặp bức tranh hiện thực đời sống.
|
2 điểm |
|
– Bàn luận
+ Ý kiến nói lên được đặc trưng cơ bản của thơ. + Thơ là sản phẩm có được từ tình cảm mãnh liệt trong tâm hồn nhà thơ. + Nhưng những cảm xúc trong thơ dù mãnh liệt đến đầu cũng phải có điểm tựa từ hiện thực cuộc sống. Nó là những tình cảm, cảm xúc chân thành nhất cất lên từ một hoàn cảnh cụ thể của đời sống mà nhà thơ là người nếm trải. + Vì vậy, thơ là tiếng nói tâm hồn nhà thơ nhưng vẫn là hiện thực đời sống được phản ánh.
|
3 điểm |
|
– Hai bài thơ Thuật hoài( Phạm Ngũ Lão) và Cảnh ngày hè (Nguyễn Trãi)
+ Là những cảm xúc mãnh liệt của mỗi nhà thơ * Thuật hoài là những day dứt, tự hào, khao khát, hổ thẹn của Phạm Ngũ Lão. * Cảnh ngày hè là tình yêu thiên nhiên, niềm vui và khát vọng về cuộc sống yên bình, âm no cho nhân dân.
|
2 điểm |
|
+ Đây là những cảm xúc, tình cảm chân thành này nở từ những cảnh ngộ cụ thể của bản thân mỗi nhà thơ.
* Tình cảm của Phạm Ngũ Lão nảy sinh trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên, khi nhà thơ cùng quân dân nhà Trần chiến đấu với khí thế bừng bừng. Cuộc chiến đã mấy năm mà chưa dành hẳn thắng lợi. Phạm Ngũ Lão khao khát lập công, thấy hổ thẹn vì chưa giúp được nhà Trần đánh đuổi quân xâm lược. * Tình cảm của Nguyễn Trãi nảy sinh khi nhà thơ về Côn Sơn sống gần gũi, chan hòa với thiên nhiên tạo vật. Tuy sống ẩn dật nhưng tấm lòng Nguyễn Trãi vẫn hướng về dân, về nước.Âm thanh tiếng ve chiều và tiếng lao xao chợ cá làm trào dâng trong ông niềm vui, nỗi khát khao mong mỏi về cuộc sống ấm no cho nhân dân. |
2 điểm |
|
+ Cái hay của những bài thơ này là những tình cảm ấy đều mang tính thẩm mĩ và được chuyên chở trong một hình thức nghệ thuật đặc sắc. | 1 điểm | |
– Đánh giá:
+ Thơ là những tình cảm tự nhiên, nảy nở từ đời sống, nhưng đó phải là những tình cảm mang tính thẩm mĩ và phải được chuyên chở trong một hình thức nghệ thuật đặc sắc mới có sức lay động cho thơ. + Đó là lời nhắc nhở quý giá cho những người muốn trở thành thi sĩ, những người yêu thơ muốn thâm nhập thế giới vi diệu, bí ẩn của thơ ca.
|
2 điểm |
Giáo viên: Nguyễn Thị Hiền- THPT Chuyên Thái Bình
ĐT : 0989751533