TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XI | ĐỀ THI MÔN NGỮ VĂN |
TRƯỜNG THPT CHUYÊN TỈNH SƠN LA | LỚP 10 |
ĐỀ THI ĐỀ XUẤT | ( Đề này có 01 trang, gồm 02 câu) |
CÂU 1 (8 ĐIỂM)
Trong những ngày qua, trên khắp các phương tiện thông tin đại chúng trong và ngoài nước hình ảnh “kình ngư” Ánh Viên – người được báo chí thế giới đặc biệt ca ngợi đầy trìu mến“iron girl” – luôn luôn là tâm điểm của mọi sự chú ý. Với 8 HCV và phá 8 kỉ lục Sea games, Ánh Viên thực sự là cô gái vàng của thể thao Việt Nam tại Sea game 28. Song có lẽ mọi người thực sự nể phục cô bởi những suy nghĩ của cô gái 19 tuổi: “Tôi khóc vì không hài lòng với chính mình, bởi bản thân tôi đã mắc một số lỗi không thể chấp nhận được (…)Khi tôi hài lòng với những gì mình đạt được, chính tôi đã là kẻ thất bại ngay lúc này, chứ không cần phải chờ tới ngày mai. Khi chuẩn bị thi đấu, tôi không nghĩ gì về những chiến thắng đã đạt được, tôi lao xuống nước và nỗ lực như mình chưa giành được gì”.
Là một người trẻ tuổi, anh/ chị có suy nghĩ gì trước những lời nói ấy của “kình ngư” 19 tuổi.
CÂU 2 (12 ĐIỂM)
“Nhà thơ lớn ư? Là để cho nhân loại yêu mình bằng mọi cách
Khi thì nâng niu. Khi thì hạch sách
Khi giày vò mỗi chữ
Khi trân trọng ngắm từ xa
Nhà thơ vẫn vẹn nguyên qua trăm lần thử lửa”
(Trích: “Thơ bình phương – Đời lập phương” – Chế Lan Viên)
Bằng những hiểu biết của mình, anh/chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên và chứng minh “Truyện Kiều” của đại thi hào Nguyễn Du xứng đáng là một kiệt tác qua “trăm lần thử lửa”.
———————— Hết ————————–
(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
Người thẩm định | Người ra đề |
Vũ Thị Hồng Mai (0919511567) |
Nguyễn Thị Bích Ngọc (01234807986) |
HƯỚNG DẪN CHẤM
MÔN: NGỮ VĂN, LỚP 10
CÂU | Ý | YÊU CẦU NỘI DUNG | ĐIỂM | |||
I | Suy nghĩ về câu nói của VĐV Ánh Viên | 8 điểm | ||||
Yêu cầu chung | ||||||
– Câu này kiểm tra năng lực đọc hiểu văn bản của học sinh; đòi hỏi học sinh phải huy động kiến thức và kĩ năng đọc hiểu một văn bản.
– Từ việc hiểu văn bản (là một câu nói của một người nổi tiếng) cần rút ra ý nghĩa, bài học cho bản thân. |
||||||
Yêu cầu cụ thể | ||||||
1. Giải thích
– Giới thiệu đôi nét về “hiện tượng” của thể thao Việt Nam tại Sea Games 28: Ánh Viên – Giải thích câu nói của Ánh Viên: + “Tôi khóc vì không hài lòng với chính mình”: Dù đạt nhiều thành tích cao, mang về vinh quang làm rạng rỡ cho thể thao Việt Nam nhưng Ánh Viên không hề tỏ ra kiêu ngạo về những chiến thắng mình đã giành được. Cô luôn không tự bằng lòng với những gì mình đã đạt được. + “Khi tôi hài lòng… như mình chưa giành được gì”: Luôn nỗ lực hết mình để khẳng định bản thân chứ không đơn thuần chỉ để chiến thắng các đối thủ. Chiến thắng ngày hôm qua chỉ đơn thuần là động lực để cô tiếp tục nỗ lực không ngừng. → Ở tuổi 19, cô gái trẻ không những tỏa sáng rực rỡ với những chiếc HCV làm rạng rỡ nền thể thao Việt Nam mà còn đang thực sự tỏa sáng trong lòng mọi người bởi những suy nghĩ hết sức chín chắn, đáng nể phục: về sức mạnh của tuổi trẻ, về khát vọng chiến thắng và chiến thắng chính bản thân mình, về sự nỗ lực không ngừng, về sự khiêm nhường đáng quí.
|
2.0 | |||||
2. Phân tích, bình luận
– Ánh Viên, với những hành động và suy nghĩ của một cô gái ở độ tuổi 19 khiến chúng ta nể phục vô cùng. – Những suy nghĩ của cô gái trẻ khiến chúng ta không khỏi suy ngẫm và tự nhắc nhủ chính mình: + Trong cuộc sống: muốn thành công mỗi chúng ta phải nỗ lực không ngừng bởi nếu không nỗ lực sẽ không có thành quả nào rơi vào lòng bàn tay ta. Nếu không nỗ lực, sự sống của ta chỉ đơn thuần là sự tồn tại, ta sẽ bị lãng quên ngay khi sự sống vẫn đang tiếp diễn. + Trong cuộc sống: muốn tiếp tục thành công không được phép ngủ quên trên chiến thắng. Tự bằng lòng với những gì đạt được cũng đồng nghĩa với thất bại. Phải luôn luôn nhìn về phía trước để có gắng, đừng nhìn lại quá khứ để mãi ngủ quên trong hoài vọng. + Trong cuộc sống: muốn tiến bộ và thành công không thể thiếu sự khiêm nhường. Khiêm nhường không khiến ta nhỏ bé, tầm thường đi mà trái lại giúp ta nhìn nhận đúng về bản thân mình để tiếp tục nỗ lực hơn nữa vì tương lai. + Trong cuộc sống: muốn thành công phải biết đốt cháy mình bằng những khát vọng, những ước mơ. |
4.0 |
|||||
3. Bài học nhận thức và hành động
– Tấm gương sáng cần lan truyền – Từ nhận thức đúng đắn, mỗi người cần biết thay đổi chính mình để cuộc sống có thêm “lửa”, thêm “nhựa sống”. |
2.0 | |||||
II | Chứng tỏ “Truyện Kiều” là kiệt tác qua trăm lần thử lửa | 12 điểm | ||||
Yêu cầu chung
– Câu này kiểm tra năng lực viết bài nghị luận văn học của học sinh; đòi hỏi học sinh huy động kiến thức về tác phẩm văn học, lí luận văn học, kĩ năng tạo lập văn bản và khả năng cảm thụ văn chương để làm bài. – Học sinh có thể cảm nhận và kiến giải theo những cách khác nhau, nhưng phải có lí lẽ, có căn cứ xác đáng, bám sát yêu cầu đề. |
||||||
Yêu cầu cụ thể | ||||||
1 | Giải thích ý kiến | 2.0 | ||||
– Ý kiến của Chế Lan Viên đề cập đến vấn đề: tiếp nhận tác phẩm của người đọc và sự trường tồn của tác phẩm văn học đích thực, của nhà văn lớn trong lòng bạn đọc.
– Quá trình ra đời và tồn tại của tác phẩm văn học bao giờ cũng gồm 2 khâu: sáng tác và tiếp nhận. Không có lao động nghệ thuật của người nghệ sĩ thì không có tác phẩm văn học. Nhưng nếu không có người tiếp nhận thì văn bản ấy mãi ngủ yên trên giấy, không thể trở thành tác phẩm nghệ thuật đích thực. – Song mỗi người khi tiếp nhận tác phẩm văn học lại có ấn tượng riêng, cách hiểu và cảm nhận riêng. Đó là bởi: + Đặc trưng của văn học: phản ánh hiện thực qua thế giới hình tượng bằng chất liệu ngôn từ. Ngôn từ nghệ thuật hàm súc, biểu cảm, đa nghĩa. Chính điều đó làm nên vẻ đẹp và sức hấp dẫn cho tác phẩm. Mặt khác, sức hấp dẫn của tác phẩm nghệ thuật nói chung và thơ nói riêng chính là ở chỗ ý ở ngoài lời, tạo ấn tượng “cam dư vị”. + Nhà thơ không nói trực tiếp hoặc nói hết điều mình nghĩ và điều mình muốn nói mà thường chỉ gợi, nhiệm vụ của người đọc là phải cùng suy ngẫm, “đồng sáng tạo”. + Cách hiểu của mỗi người phụ thuộc vào nhiều yếu tố song chủ yếu là do vốn sống, vốn văn hóa, tâm thế tiếp nhận. – Tác phẩm nghệ thuật đích thực phải là khởi phát từ tài năng và trái tim yêu thương của người nghệ sĩ. Có như vậy tác phẩm mới có sức sống lâu bền trong trái tim bạn đọc. Đó cũng chính là ngọn lửa thử vàng đối với tác phẩm. |
1.0
1.0 |
|||||
Phân tích, chứng minh | 9.0 | |||||
1. Khẳng định ý kiến của Chế Lan Viên là đúng đắn đối với người nghệ sĩ chân chính mọi thời đại.
2. Làm sáng tỏ ý kiến qua tác phẩm “Truyện Kiều” của đại thi hào Nguyễn Du. – Giới thiệu vài nét về “Truyện Kiều”. – Trong lịch sử tiếp nhận “Truyện Kiều”: trước đây dưới cái nhìn khắt khe của lễ giáo phong kiến cũ, tác phẩm từng bị lên án, ngày nay, “Truyện Kiều” đã được nhìn nhận đúng đắn và có một vị trí xứng đáng trong nền văn học dân tộc và có sức sống lâu bền trong trái tim bạn đọc. – Khẳng định: Tác phẩm thực sự là một kiệt tác. Điều này thể hiện rõ nét qua những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, qua thông điệp Nguyễn Du muốn truyền tải tới bạn đọc và đặc biệt là tình cảm của đại thi hào trong từng con chữ, từng vần thơ. + Giá trị nội dung: . “Truyện Kiều” là tiếng khóc cho số phận con người đặc biệt là người phụ nữ, kiếp tài hoa. . “Truyện Kiều” là bài ca về tình yêu tự do và khát vọng công lí . “Truyện Kiều” là bản cáo trạng đanh thép tố cáo các thế lực đen tối chà đạp con người . “Truyện Kiều” là tiếng nói hiểu đời của đại thi hào Nguyễn Du. + Giá trị nghệ thuật: . Nghệ thuật xây dựng nhân vật . Nghệ thuật tự sự hấp dẫn . Ngôn ngữ trong sáng, biểu cảm (Cần lấy dẫn chứng tiêu biểu để chứng minh) |
1.0
1.0
1.0
3.0
3.0
|
|||||
Đánh giá
– Để khám phá chiều sâu chân giá trị của tác phẩm nghệ thuật và khẳng định tài năng của người nghệ sĩ cần lắm một trái tim đồng cảm, yêu thương, một tâm hồn đồng sáng tạo từ phía bạn đọc. – Mỗi bạn đọc cần có thái độ trân trọng, tích cực, công tâm trong đánh giá tác phẩm nghệ thuật. – Mặt khác, đòi hỏi người nghệ sĩ cần sáng tạo những tác phẩm thật sự giá trị, phải gửi vào trong từng “tờ hoa” yêu thương, rung cảm, tài năng và tinh huyết của mình. |
1.0 | |||||
Lưu ý chung:
1.Đây là đáp án mở, thang điểm không quy định chi tiết đối với từng ý nhỏ, chỉ nêu mức điểm của các phần nội dung lớn cần phải có. 2.Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu mỗi câu, đồng thời phải có triển khai chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc. 3. Khuyến khích những bài viết sáng tạo. Chấp nhận bài viết không giống đáp án, có ý ngoài đáp án, nhưng phải có căn cứ, lí lẽ thuyết phục. 4. Không cho điểm cao với những bài nêu chung chung, sáo rỗng. 5. Cần trừ điểm với những lỗi hành văn, ngữ pháp, chính tả. |
||||||