TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÀO CAI
(Đề thi gồm 01 trang) |
KỲ THI HỌC SINH GIỎI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
LẦN THỨ X, NĂM HỌC 2016 – 2017
ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN 11 Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề)
|
Câu 1 (8,0 điểm):
Một người đi du lịch đã nhiều nơi. Hôm về nhà, kẻ quen người thuộc, làng xóm láng giềng đến chơi đông lắm. Một người bạn hỏi: “Ông đi du sơn du thuỷ, thế tất đã trông thấy nhiều cảnh đẹp. Vậy ông cho ở đâu là thú hơn cả?” Người du lịch đáp rằng: “Cảnh đẹp mắt tôi trông thấy đã nhiều, nhưng không đâu làm cho tôi cảm động, vui thú bằng lúc trở về chốn quê hương, trông thấy cái hàng rào, cái tường đất cũ kỹ của nhà cha mẹ tôi. Từ cái bụi tre ở xó vườn, cho đến con đường khúc khuỷu trong làng, cái gì cũng gợi ra cho tôi những mối cảm tình chứa chan, kể không sao xiết được”.
(Trích “Quốc văn giáo khoa thư” – bộ sách tiếng Việt do các học giả TRẦN TRỌNG KIM – NGUYỄN VĂN NGỌC – ĐẶNG ĐÌNH PHÚC và ĐỖ THẬN biên soạn).
Theo anh (chị), những cảm nhận của nhân vật trong câu chuyện trên xuất phát từ căn nguyên nào? Hãy trình bày những suy nghĩ của anh (chị) về điều đó.
Câu 2 (12,0 điểm):
Có ý kiến cho rằng:
“Truyện ngắn đã chọn con đường làm một hạt cát để hình dung về thế giới. Như William Blake từng nói: “Để trông thấy một thế giới trong một hạt cát”. Trong cái nhỏ bé nhất của vạn vật, thế giới vẫn hiện hữu. Và nếu chúng ta lặn sâu được vào cuộc sống, chúng ta sẽ khám phá được toàn vẹn bản thể vũ trụ chỉ trong một hạt cát mỏng”
Anh (chị) hãy bày tỏ quan điểm về vấn đề trên và chọn một vài tác phẩm trong chương trình lớp 11 để làm sáng tỏ ý kiến của mình.
————– HẾT ————–
(Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÀO CAI
(Hướng dẫn chấm gồm 03 trang) |
KỲ THI HỌC SINH GIỎI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
LẦN THỨ X, NĂM HỌC 2016 – 2017
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: NGỮ VĂN 11 Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề)
|
Câu 1 (8,0 điểm)
- Yêu cầu về kĩ năng:
– Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận xã hội theo hướng mở, biết vận dụng linh hoạt các thao tác lập luận, đưa ra ý kiến riêng khi giải quyết vấn đề.
– Bài viết có bố cục mạch lạc; hệ thống luận điểm, luận cứ rõ ràng; dẫn chứng thuyết phục; hành văn trong sáng, giàu cảm xúc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đáp ứng được những ý cơ bản sau:
1 | Giới thiệu vấn đề nghị luận rõ ràng, chính xác, hấp dẫn (0,5) | |
2 | Giải thích ý kiến (1,5) | |
Giải thích ý nghĩa câu chuyện.
– Về câu hỏi của làng xóm: Hỏi về cảnh đẹp thú nhất trên thế gian, khơi gợi câu trả lời về những vẻ kì thú của phương xa xứ lạ, những danh thắng hấp dẫn nhất mà người hỏi chưa có dịp đặt chân đến. – Về câu trả lời của người du lịch: Khung cảnh cảm động, vui thú nhất gợi nên “mối cảm tình chứa chan, kể không sao xiết được” chính là chốn quê nhà bình dị với cái hàng rào, cái tường đất cũ kỹ của nhà cha mẹ, cái bụi tre ở xó vườn, con đường khúc khuỷu trong làng… -> Ý nghĩa câu chuyện: Không đâu đẹp đẽ, rưng rưng cảm động bằng chốn quê mình. Câu chuyện khơi gợi tình yêu quê hương xứ sở, mở rộng là tình yêu đất nước là tình cảm thiêng liêng chan chứa nhất trong tâm hồn mỗi con người. Điều này được đúc kết bằng chính vốn hiểu biết phong phú và cuộc đời đầy trải nghiệm của nhân vật trong câu chuyện. |
||
3 | Bình luận, lý giải, chứng minh (3,0) | |
– Những cảm nhận của nhân vật trong câu chuyện là những cảm nhận sâu sắc, nó xuất phát từ nhiều căn nguyên:
+ Vốn sống, vốn hiểu biết phong phú, sự trải nghiệm của cả một đời người: ông đi du sơn du thuỷ, thế tất đã trông thấy nhiều cảnh đẹp…. + Tấm lòng yêu quý, trân trọng đối với gia đình, quê hương bình dị, thân thuộc thậm chí nghèo khổ lam lũ, nơi đã nuôi dưỡng thể chất và tâm hồn mình từ thuở ấu thơ, nơi gắn liền với cha mẹ và xóm làng bao bọc chở che… + Sự chiêm nghiệm, so sánh giữa quê nhà với quê người – những miền đất kì thú xa lạ mà nhân vật đã trải qua, dẫn đến một thức nhận thấm thía: Không đâu đẹp đẽ và cảm động như quê mình. – Những suy nghĩ của bản thân về ý nghĩa của quê hương: + Gia đình, quê hương là cái nôi ru mỗi đời người khi lớn lên, cội nguồn sinh dưỡng, chắp cánh tâm hồn và khát vọng mỗi con người, cũng là nơi con người trở về, muốn trở về khi tuổi già bóng xế. + Gia đình, quê hương là những chân giá trị giản dị mà bền vững trong cuộc đời mỗi con người, là bến neo đậu bình yên của đời người, nhưng đôi khi con người phải giàu trải nghiệm mới nhận ra những chân giá trị đó (Nhĩ – Bến quê). + Tình yêu quê hương, xứ sở là thứ tình cảm đẹp đẽ gắn liền với nhiều tình cảm nhân văn khác: Tình yêu đất nước, ý thức dựng xây, bảo vệ quê hương, niềm tự hào dân tộc… |
||
4 | Bàn luận, mở rộng nâng cao vấn đề (1,5) | |
– Ngợi ca, trân trọng những tấm lòng biết yêu quý và dốc tâm, dốc sức bảo vệ, dựng xây quê hương xứ sở. Phê phán những người quay lưng lại với quê hương, nguồn cội của chính mình.
– Mở rộng nâng cao: Tình yêu quê hương đất nước không phải chỉ bằng những hành động lớn lao, to tát, mà thể hiện tình yêu ấy đôi khi chỉ là những hành động rất đỗi nhỏ bẻ, bình dị, đời thường, hàng ngày: Không vứt rác bừa bãi, yêu cha mẹ gia đình, cố gắng học tập rèn luyện, bản thân trở thành những công dân tốt, sống có ích, có ý nghĩa, đó đã là yêu quê hương đất nước. |
||
5 | Rút ra bài học nhận thức và hành động (1,0) | |
– Yêu quý, gắn bó, tự hào về quê hương mình.
– Nhận rõ những yếu kém, lạc hậu, trì trệ, nghèo nàn của quê hương để tranh đấu, cải tạo và dựng xây. – Bồi đắp lòng yêu quê hương xứ sở cho thế hệ mai sau… |
||
6 | Kết thúc vấn đề: Đúng, lắng đọng, sâu sắc (0,5) | |
Câu 2 (12,0 điểm)
- Yêu cầu về kĩ năng:
Học sinh biết cách làm bài nghị luận về một vấn đề lí luận văn học. Luận điểm rõ ràng, lô gíc; lập luận sắc sảo, thuyết phục. Văn giàu cảm xúc, hình ảnh; không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, chính tả….
- Yêu cầu về kiến thức:
Học sinh có thể trình bày vấn đề theo những cách khác nhau, song bài viết phải làm nổi bật được các nội dung chính sau:
1 | Giới thiệu vấn đề nghị luận rõ ràng, chính xác, hấp dẫn (0,5) |
2 | Giải thích ý kiến (1,0) |
Truyện ngắn đã chọn con đường làm một hạt cát để hình dung về thế giới. Như William Blake từng nói: “Để trông thấy một thế giới trong một hạt cát”. Trong cái nhỏ bé nhất của vạn vật, thế giới vẫn hiện hữu. Và nếu chúng ta lặn sâu được vào cuộc sống, chúng ta sẽ khám phá được toàn vẹn bản thể vũ trụ chỉ trong một hạt cát mỏng” à Ý kiến đề cập đến những đặc trưng cơ bản của truyện ngắn:
– Dung lượng nhỏ – như một hạt cát, cái nhỏ bé nhất của vạn vật. – Nội dung phản ánh có sức chứa lớn, giúp người đọc hình dung về thế giới, khám phá được toàn vẹn bản thể vũ trụ chỉ trong một hạt cát mỏng. – Yêu cầu đối với nhà văn: lặn sâu được vào cuộc sống – Sống sâu sắc, có tài năng nghệ thuật để khái quát được những vấn đề lớn lao của cuộc sống, thế giới thông qua hình thức mini của tác phẩm nghệ thuật. |
|
3 | Bình luận, lý giải (3,0) |
* Khẳng định ý kiến đúng đắn, xác đáng, sâu sắc.
* Lý giải: – Khái niệm truyện ngắn: Tác phẩm tự sự cỡ nhỏ. Nội dung của thể loại truyện ngắn bao trùm hết các phương diện của đời sống: đời tư, thế sự hay sử thi, nhưng cái độc đáo của nó là ngắn. Truyện ngắn được viết ra để tiếp thu liền một mạch, đọc một hơi không nghỉ.”(1) Như vậy, ấn tượng mà truyện ngắn để lại, thứ nhất nằm ở hình thức (dung lượng), thứ hai là nằm ở khả năng tác động mạnh mẽ và tức thì. – Đặc trưng của thể loại truỵện ngắn: lấy ít nói nhiều, lấy điểm nói diện, lấy cái khoảnh khắc để nói cái muôn đời… – Để làm nổi bật đặc trưng truyện ngắn được phân tích, cần làm rõ được các yếu tố sau: + Phân tích khả năng khái quát nghệ thuật của truyện ngắn, có những truyện ngắn mà sức chứa ngang với một tiểu thuyết; có những vấn đề lớn lao của cuộc sống nhân sinh lại được gói ghém trong phạm vi vài trang truyện ngắn. + Để khái quát đời sống, tác giả truyện ngắn thường sáng tạo ra các tình huống truyện đặc sắc, mà ở đó thường chứa đựng và phản ánh tập trung các mâu thuẫn cơ bản của đời sống. + Để truyện ngắn có khả năng khái quát cao, nhà văn thường tập trung xây dựng những nhân vật có tính điển hình cao, qua đó tác giả đàm luận với người đọc về vai trò và số phận của con người giữa xã hội và cuộc đời. |
|
4 | Chứng minh (6,0) |
HS lấy dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp để làm sáng tỏ vấn đề nghị luận. | |
5 | Bàn luận, mở rộng nâng cao (1,0) |
– Khẳng định vị trí đặc biệt của truyện ngắn trong các thể loại tự sự.
– Định hướng tiếp nhận đối với người đọc. – Yêu cầu đối với nhà văn khi viết truyện ngắn. |
|
6 | Khái quát vấn đề: Đúng, lắng đọng, có chiều sâu (0,5) |