2017 Đề nguồn DHBB K11 đề + đáp án đề xuất ngữ văn 11 Chuyên Lam Sơn Thanh Hóa

 

SỞ GD VÀ ĐT THANH HÓA

TRƯỜNG THPT CHUYÊN LAM SƠN

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ NĂM HỌC 2016 – 2017
ĐỀ ĐỀ XUẤT
ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN LỚP 11

Thời gian 180 phút (không kể thời gian giao đề)

Ngày thi: 23/04/2016

 

Câu 1 (8 điểm)

Trong cuốn  Đaghextan của tôi, nhân vật A-bu-ta-lip nói: “Nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng lục, th? tương lai sẽ bắn vào anh bằng đại bác.”

          Trong bài phát biểu gây chấn động dư luận nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam của m?nh, tổng thống Mĩ Obama nói: “Câu chuyện hai nước Việt Nam và Mĩ là bài học cho cả thế giới rằng: trái tim có thể thay đổi khi ta từ chối làm tù nhân của quá khứ”.

          Anh/chị h?y tr?nh bày suy nghĩ của m?nh về những lời phát biểu trên.

Câu 2 (12 điểm)

Trăn trở về nghề, nhà thơ Lê Đạt chia sẻ:

“Tôi trọng những nhà thơ sinh sự với văn phạm để tạo ra sự sinh của ngôn ngữ”

H?y làm sáng tỏ ? kiến qua việc cảm nhận một tác phẩm mà anh (chị) tâm đắc nhất.

…………….HẾT……………….

Người ra đề: Nguyễn Thị Thư

SĐT: 0912856259

 

 

SỞ GD VÀ ĐT THANH HÓA

TRƯỜNG THPT CHUYÊN LAM SƠN

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ NĂM HỌC 2016 – 2017
  ĐÁP ÁN MÔN: NGỮ VĂN LỚP 11

 

 

  Câu Nội dung Điểm  
   

 

 

 

 

 

1

Trong cuốn Đaghextan của tôi, nhân vật A-bu-ta-lip nói: “Nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng lục, th? tương lai sẽ bắn vào anh bằng đại bác.”

          Trong bài phát biểu gây chấn động dư luận nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam của m?nh, tổng thống Mĩ Obama nói: “Câu chuyện hai nước Việt Nam và Mĩ là bài học cho cả thế giới rằng: trái tim có thể thay đổi khi ta từ chối làm tù nhân của quá khứ”.

          Anh/chị h?y tr?nh bày suy nghĩ của m?nh về những lời phát biểu trên.

8,0  
  1. Yêu cầu về kĩ năng

– Biết cách làm bài nghị luận x? hội về tư tưởng đạo lí được gửi gắm trong các ? kiến, nhận định.

– Diễn đạt trong sáng, mạch lạc; lập luận chặt chẽ; lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục.

 

 

 

 
  2. Yêu cầu về kiến thức

Thí sinh có thể làm bài theo nhiều hướng nhưng về cơ bản, cần đạt được những yêu cầu chính sau:

 
  a. Giải thích (2,0 điểm)    
  – Câu nói của A-bu-ta-lip sử dụng lối diễn đạt bằng h?nh ảnh: bắn – bằng sung lục, bắn – bằng đại bác  để bộc lộ quan điểm con người sẽ phải trả giá nếu có thái độ không đúng: chối bỏ, quay lưng, phủ nhận đối với quá khứ.

– Câu nói của Obama cũng dùng h?nh ảnh: tù nhân của quá khứ để nói về hậu quả của việc giam m?nh trong bức tường vô h?nh quá khứ, v? thế mà cản trở sự hợp tác và phát triển.

=> Hai câu nói thoạt nghe có vẻ mâu thuẫn, đối lập nhau. Câu nói của A-bu-ta-lip nhắc nhở con người biết trân trọng quá khứ. Câu nói của Obama lại khuyên con người biết khép lại quá khứ. Đó là hai cách ứng xử của con người đối với những g? đ? diễn ra trong quá khứ.

 

0,5

 

 

 

0,5

 

 

1,0

 
  b. Bàn luận (4,0 điểm)    
  – V? sao không được chối bỏ, quay lưng, phủ nhận với quá khứ:

+ V? quá khứ là một phần của lịch sử, một phần của sự phát triển. Quá khứ dù đen tối hay huy hoàng nó đều có vị trí ý nghĩa, đều hữu ích với con người.

+ Các dân tộc trên thế giới và cả nhân loại đều tôn trọng lịch sử, trân trọng quá khứ, lấy quá khứ làm bàn đạp của sự phát triển trong hiện tại và tương lai. Bất cứ một hành động phủ nhận quá khứ nào cũng đáng bị trừng phạt.

– V? sao nên biết khép lại quá khứ:

+ V? có những điều trong quá khứ nếu ta cứ khư khư chịu trói buộc sẽ không thể thay đổi, không thể hướng tới những điều tốt đẹp và không thể phát triển được.

+ Lời phát biểu của Obama thể hiện thiện chí h?a b?nh và khẳng định thực tế: Việt nam và Mĩ từng là kẻ thù ở hai chiến tuyến trong quá khứ, thế nhưng đ? b?nh thường hóa mối quan hệ. Hai quốc gia đ? khép lại quá khứ đau buồn để cùng hướng tới hiện tại và tương lai hữu nghị, hợp tác, cùng phát triển, v? h?a b?nh thế giới. Trước quá khứ, nhất là quá khứ đau buồn và thù địch, con người có hai lựa chọn: tự nguyện hoặc từ chối làm tù nhân của nó. Việt Nam và Mĩ đ? chọn cách thứ 2 và lựa chọn đó giúp cho hai nước xích lại gần nhau trong mối quan hệ hữu nghị, hợp tác.

– Cả hai câu nói đều đúng bởi đó là hai cách ứng xử của con người với những g? đ? diễn ra trong quá khứ. (Quá khứ lịch sử của một quốc gia và quá khứ của mỗi cá nhân)

2,0

 

 

 

 

 

 

 

 

2,0

 

 
  c. Liên hệ và rút ra bài học (2,0 điểm)    
  – Một mặt con người cần ? thức ghi nhớ quá khứ, rút ra những bài học ? nghĩa từ quá khứ. Mặt khác con người cũng cần biết khép lại quá khứ, vượt qua hận thù để xây dựng tương lai tươi đẹp. Đây là bài học ý nghĩa đối với lịch sử, với quốc gia dân tộc cũng là bài học với mỗi người.

– Suy nghĩ của cá nhân, ở góc nh?n của một người trẻ: thấm thía thông điệp ý nghĩa từ 2 ý kiến để sống đẹp, sống nhân văn hơn.

1,0

 

1,0

 
   

2

    Trăn trở về nghề, nhà thơ Lê Đạt chia sẻ:

“Tôi trọng những nhà thơ sinh sự với văn phạm để tạo ra sự sinh của ngôn ngữ”

H?y làm sáng tỏ ? kiến qua việc cảm nhận một tác phẩm mà anh (chị) tâm đắc nhất.

 

12,0

 
    1.Yêu cầu về kỹ năng:

– Học sinh biết vận dụng kết hợp các thao tác nghị luận để giải quyết một vấn đề văn học theo định hướng của đề ra.

– Bố cục mạch lạc, chặt chẽ; hành văn trong sáng, biểu cảm; không mắc các lỗi về diễn đạt, chính tả…

   
    2.Yêu cầu về kiến thức:

Trên cơ sở kiến thức lí luận văn học về ngôn ngữ nghệ thuật, bản chất sáng tạo trong văn chương và kiến thức về các tác phẩm văn học cụ thể; học sinh có thể tr?nh bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần làm r? những nội dung cơ bản sau:

   
    a. Giải thích nhận định (3,0 điểm)    
    * Cắt nghĩa:

– nhà thơ sinh sự với văn phạm: không chấp nhận khuôn mẫu, lối m?n và những giới hạn biểu đạt của ngôn ngữ.

– tạo ra sự sinh của ngôn ngữ: khám phá khả năng của ngôn ngữ, tạo ra giá trị thẩm mỹ cho ngôn từ nghệ thuật, làm mới, làm giàu ngôn ngữ.

=> ? kiến đ? đề cập tới vấn đề lao động sáng tạo của người nghệ sĩ như  một hành tr?nh không ngừng nghỉ để khám phá khả năng biểu đạt của ngôn ngữ, góp phần làm mới làm giàu ngôn ngữ bằng chính tài năng và tâm huyết của m?nh.

* Lí giải:

– Ngôn ngữ là chất liệu, yếu tố đầu tiên của văn học. Ngôn ngữ luôn được làm mới không ngừng trong quá tr?nh sử dụng, đời sống giao tiếp đ? mang lại cho ngôn ngữ những nguồn năng lượng vô tận của khả năng diễn đạt và biểu cảm.

– Ngôn ngữ thơ là tinh hoa tối cao của ngôn ngữ, là sự hữu h?nh hóa tiếng nói tâm hồn, những trạng thái t?nh cảm, cảm xúc của người làm thơ, bởi bản chất của thơ là trữ t?nh.

– Lao động sáng tạo thơ thực chất là lao động sáng tạo ngôn từ. Hành tr?nh sáng tạo thơ – khám phá ngôn từ – luôn đ?i hỏi sự độc đáo. Mỗi nghệ sĩ trong hành tr?nh sáng tạo của m?nh v? vậy cần có ? thức tiếp thu, học tập kho báu ngôn từ; biết ? thức không chấp nhận khuôn mẫu, biết phá bỏ giới hạn biểu đạt của ngôn từ; phải tiếp tục làm mới, làm giàu ngôn từ bằng tài năng, tâm huyết và sự sáng tạo mang dấu ấn cá nhân.

 1,0

 

 

 

 

 

 

 

 

2,0

 
    b. Chứng minh (7,0 điểm)    
    – HS biết lựa chọn tác phẩm giá trị, in đậm dấu ấn sáng tạo ngôn từ của người nghệ sĩ.

– Bằng việc cảm nhận dấu ấn riêng độc đáo, khả năng sáng tạo của nhà thơ trong tác phẩm được chọn lựa về phương diện ngôn từ như: từ và cách phối hợp từ, âm thanh, giọng điệu, nhịp điệu, các biện pháp nghệ thuật… làm sáng tỏ vấn đề.

 

 

 

 

 

 
    c. Bàn luận, đánh giá (2,0 điểm)    
  – Lời chia sẻ của Lê Đạt chính là tâm niệm sâu sắc của người nghệ sĩ luôn trăn trở về nghề: nghiêm túc, nỗ lực trong lao động sáng tạo, biết sinh sự với văn phạm – phá bỏ giới hạn biểu đạt của ngôn từ; để tạo ra sự sinh của ngôn ngữ khám phá khả năng biểu đạt để làm mới, làm giàu ngôn từ .

– ? kiến cũng mang đến một định hướng, gợi mở, một yêu cầu đối với người đọc thơ: biết cảm, hiểu giá trị, sự độc đáo của ngôn từ và trân trọng  tài năng, sự lao động sáng tạo của nhà thơ.

– Nỗ lực sáng tạo ngôn từ là yêu cầu thiết yếu trong sáng tạo văn chương, tuy nhiên, không v? thế mà biến lao động sáng tạo thơ thành việc g? câu, đúc chữ cực đoan.

 

1,0

 

 

 

 

0,5

 

 

0,5

 

 

 

 

* Cách cho điểm:

– Điểm 12: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về kĩ năng và kiến thức, tri thức phong phú, lập luận sắc sảo.

– Điểm 10-11: Đáp ứng được hầu hết các ? cơ bản, mắc một vài lỗi nhỏ về chính tả, diễn đạt.

– Điểm 8-9:  Đáp ứng được phần lớn những ? cơ bản, mắc một số lỗi nhỏ về chính tả, diễn đạt.

– Điểm 6-7: Tr?nh bày được khoảng một nửa yêu cầu về kiến thức, mắc một số lỗi chính tả, diễn đạt.

– Điểm 4-5: Bài viết sơ sài, tri thức lí luận văn học nghèo nàn, phân tích dẫn chứng hời hợt, mắc một số lỗi chính tả, diễn đạt.

– Điểm 1-2-3: Chưa hiểu r? vấn đề, kĩ năng làm văn đuối, mắc nhiều lỗi chính tả, diễn đạt.

– Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề.

* Lưu ? chung: Khi chấm bài, giám khảo vừa bám sát đáp án và biểu điểm, vừa linh hoạt; trân trọng những suy nghĩ riêng của thí sinh nếu thấy hợp lí, thuyết phục.

                                             Người ra đề: Nguyễn Thị Thư

SĐT: 0912856259

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *