Ý nghĩa văn bản Múa rối nước-hiện đại soi bóng tiền nhân (Phạm Thùy Dung)

 Đi vào kho tàng di sản văn hoá của Việt Nam ta luôn thấy được sự đa dạng, phong phú mang bản sắc của những vùng miền, dân tộc khác nhau. Những giá trị ấy hình thành từ nếp sống của người Việt từ ngàn xưa và được bảo tồn, phát huy cho đến tận ngày hôm nay. Một trong những loại hình nghệt thuật, giá trị văn hoá đặc sắc đó chính là múa rối nước của đồng bằng Bắc bộ Việt Nam.

     Múa rối nước là loại hình nghệ thuật đặc sắc của văn hóa lúa nước, ra đời hầu như cùng lúc với sự hình thành của nền văn hóa Đại Việt. Do tính đặc sắc, nên từ nghệ thuật mang yếu tố dân gian, múa rối nước đã nhanh chóng trở thành nghệ thuật truyền thống có thể sánh vai cùng tuồng, chèo. Sân khấu của múa rối nước được xem là bộ môn nghệ thuật“độc nhất vô nhị”. Thông qua hình tượng các con rối, cũng như những tích, trò được diễn trên sân khấu, chúng ta phần nào hình dung được những cảnh sinh hoạt dung dị của những người nông dân Việt Nam thuần hậu, chất phác. Múa rối nói chung và múa rối nước hiện nay đã chở thành một nhân tố cơ bản quan trọng trong nên văn hoá dân gian Việt Nam. Múa rối có khả năng truyền cảm cao độ, là sự phối hợp tài tình giữa kỹ thuật và nghệ thuật tạo hình với kỹ thuật và nghệ thuật điều khiển, lấy con rối làm phương tiện chủ yếu để tái hiện mọi mặt phong phú của trí tưởng tượng của con người, của hiện thực khách quan. Mưa rối có khả năng tập trung, hoà hợp nhiều hình thức nghệ thuật, không gian và thời gian kể cả các loại hình sân khấu khác. Múa rối có nhất nhiều loại trong đó nhân vật rối luôn là nhân vật trung tâm. Múa rối chủ yêu dùng tài năng của diễn viên điều khiển con rối, chứ không phải do hoá trang người thật hoặc máy móc quyết định.

     Múa rối tồn tại ở Việt Nam cho đến nay dưới 1000 năm, nó phát triển mạnh nhất ở thời Lý – Trần (thế kỷ XI – XII). Hiện vẫn chưa có một tư liệu nào chứng minh được nguồn gốc xuất xứ ra đời của nghệ thuật múa rối. Duy nhất hiện còn lưu trên Bia “Súng Thiện Diên linh tự tháp” có niên hiệu Thiên Phù Duệ thứ 2 (1121) thời Lý Nhân Tông, có ghi trò múa rối nước biểu diễn mừng thọ Nhà vua. Điều đó chứng tỏ rằng nghệ thuật múa rối dân gian Việt Nam đã được hình thành từ bao đời nay, được lưu truyền tồn tại và ngày càng phát triển với nhiều thể loại như: Rối tay, rối que, rối dây, rối nhà mồ, rối mặt nạ, rối diều sao, rối đồ chơi, rối bóng…. đặc biệt là múa rối nước. Nội dung trong tích, trò, vở diễn mang tính chất mua vui, giải trí, gây cười hóm hỉnh, hài hước, châm biếm,…. Hoạt động của múa rối dân gian Việt Nam, gắn liền với tín ngưỡng làng xã, một mặt để lễ bái thờ cúng thần linh – Tuần Thành Hoàng mặt khác để góp vui cho khánh trảy hội,…. Những người tham gia trong phường rối là các nghệ dân nghiệp dư, họ là những nông dân, thợ thủ công vào thời vụ thi cấy cày, làm đủ nghê kiếm sống, lúc nông nhàn thì tham gia các sinh hoạt nghệ thuật, mỗi phường có một người đứng đầu gọi là ông Trùm. Ông Trùm tụ tập mọi người (họ là những người tình nguyện) cùng trao đổi, sáng tác và tập luyện tập các tiết mục, thống nhất biểu diễn một số trò, tích theo yêu càu. Đó là những Phường rối, gánh tối dân gian được nhân dân thành lập và trân trọng gìn giữ lưu truyền đến ngày nay. Tiếp thu vốn nghệ thuật truyền thống , những người hoạt động trong lĩnh vực này đã dành tâm sức, đầu tư, để phát triển hơn lên nhưng không mất đi cái gốc truyền thống dân tộc.

     Gắn bó với đời sống tinh thần người Việt đã lâu đời, những giá trị mà múa rối nước em lại không thể phủ nhận. Nghệ thuật luôn đem lại cho ta giá trị nhận thức về con người và đời sống, múa rối nước cũng vậy. Múa rối nước là những bức tranh phản ánh chân thực về cuộc sống của những người nông dân trong sinh hoạt đời thường, từ đó, chúng ta nhận thức được mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với thế giới thiên nhiên, hiểu được lao động, sinh hoạt, khát vọng và ước mơ về cuộc sống ấm no, hạnh phúc của người nông dân vùng châu thổ sông Hồng trong tiến trình phát triển của lịch sử. Múa rối nước vùng châu thổ sông Hồng mang giá trị cộng cảm, công mệnh của văn hóa cộng đồng, được cộng đồng nuôi dưỡng, gìn giữ và phát triển. Múa rối nước trong lễ hội cũng hướng tới mục đích phản ánh nội dung, ý nghĩa, giúp nhận thức rõ giá trị văn hóa ẩn sâu trong đời sống tâm linh của mỗi cư dân nông nghiệp lúa nước. Mặc dù quân rối nước là sáng tạo của người thợ thủ công làm chùa, tạc tượng… Tuy nhiên, các trò diễn của Rối nước không bị ảnh hưởng trực tiếp từ tôn giáo, tư tưởng chính trị. Hiện thực cuộc sống ở Múa rối nước được nghệ nhân phản ánh không bằng tư duy hiện thực mà bằng tư duy lãng mạn – dân gian. Ta thấy một thế giới mà ở đó, người nông dân là một tạo hóa tạo ra một thế giới của riêng mình, làm cho quân rối – bất động vật trở thành một sinh thể, sống trong một thế giới hòa bình, tự do, tự sáng tạo và không bị lệ thuộc, không có quyền lực của Vua chúa, không có giáo huấn của đạo, mà Tễu là nhân vật điển hình.

     Từ việc nhận thức nghệ thuật luôn giáo dục con người ta. Múa rối nước giáo dục cho con người về lòng yêu lao động, yêu thiên nhiên, yêu quê hương, yêu đất nước và tinh thần tự hào dân tộc, cố kết cộng đồng trong sự nghiệp “chống thiên tai địch họa, chống ngoại xâm” để hướng tới cái đẹp “tình làng nghĩa xóm” trong văn hóa làng vùng châu thổ sông Hồng. Giống với Chèo, Múa rối nước cũng là sự thể hiện một phần của văn hoá đạo đức Việt Nam. Tuy nhiên, những nguyên tắc – tấm gương đạo đức mà Chèo thể hiện chịu ảnh hưởng khá nhiều của Nho giáo, coi những “tam cương”, “ngũ thường” như nguyên lý bất khả xâm phạm, bắt con người phải từ bỏ những ham muốn riêng tư. Ngược lại, tính khuyến giáo đạo đức trong Múa rối nước tồn tại ở dạng giản dị, hồn nhiên, rõ ràng và nhân văn, gieo vào lòng người tình yêu thương con người, đồng loại, khơi gợi những ước mơ, khát vọng cao cả, nâng tâm hồn, giá trị tinh thần của con người, đưa con người vươn tới quyền dân chủ, làm chủ cuộc sống, làm chủ thiên nhiên. Có lẽ, chính những thông điệp mang giá trị đạo đức hết sức nhân văn làm cho nghệ thuật Múa rối nước trở nên mang tính nhân loại. Giá trị đạo đức trong Múa rối nước chính là giá trị lý tưởng mà cả nhân loại chúng ta ngày nay theo đuổi, xây dựng.

     Trong bất cứ loại hình nghệ thuật nào cũng ẩn chứa những giá trị góp phần hướng con người đến những điều tốt đẹp, hướng con người đến chân-thiện-mĩ. Giá trị thẩm mĩ trong múa rối nước cũng vậy. Khác với các loại hình nghệ thuật khác, sức hấp dẫn, lôi cuốn người xem thường thông qua kịch bản, ngôn ngữ văn học, và thể hiện bằng nghệ thuật diễn suất của người diễn viên. Còn ở múa rối, sức hấp dẫn chính ở hành động của con rối. Múa rối Việt Nam là một văn phạm thị giác được diễn ra bởi những nhận thức tình nhạy của con người, làm nên đặc trưng của múa rối khác với các nghệ thuật khác. Rối có thể đến với những cộng đồng người ở khắp nơi trên thế giới, thuộc những nền văn hóa khác nhau, những ngôn ngữ khác nhau. Nghệ thuật của Múa rối thể hiện từ tính kỳ, thưởng và cười – vui. Đây chính là biểu hiện cao nhất ở cái đẹp của nghệ thuật múa rối thể hiện ở độ khó, độ phức tạp, độ thể hiện tính kỳ – cười vui trong trò diễn, kĩ thuật điều khiển con rối. Giá trị thẩm mỹ của múa rối thể hiện rất rõ ở những dấu ấn địa phương, Từ quân rối, kĩ thuật máy, kĩ thuật điều khiển, hay cùng một trò diễn giống nhau, nhưng mỗi phường, mỗi địa phương thể hiện có khác nhau…làm nên các tiểu vùng khác nhau văn hóa Châu thổ sông Hồng.

     Không chỉ vậy, là một loại hình được biểu diễn trên sân khấu dưới, có những câu thoại múa rối nước còn có giá trị giải trí rất lớn. Dù thành thị mát mẻ hay nông thôn lộng gió cũng đều có thể thưởng thức nghệ thuật múa rối nước. Rối nước Việt Nam thuở ban đầu ra đời thuần tuý chỉ vì mục đích giải trí, bằng những nội dung mang nặng tình yêu thiết tha với cuộc sống, và thấm đẫm tinh thần lạc quan của người nông dân vùng Châu thổ sông Hồng, đã góp phần đáng kể vào đời sống văn hóa tinh thần vui tươi lành mạnh ở khắp mọi nơi. Giá trị giải trí của Múa rối nước Việt Nam còn thể hiện ở sự sáng tạo thăng hoa của các nghệ nhân thủ công trong làng đã sáng tạo ra những trò diễn mới, độc đáo cho chính cộng đồng mình. Giá trị giải trí của nghệ thuật Múa rối nước không chỉ dừng lại ở việc thỏa mãn những thích thú cá nhân thuần túy, mà thông qua giải trí, con người được khơi dậy, kích thích phát triển những khả năng sáng tạo tiềm ẩn bên trong, tạo điều kiện cho sự phát triển toàn diện của con người ngay trong quá trình giải trí.

     Múa rối nước Việt Nam cùng với nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống khác đứng trước những thách thức lớn về khán giả, sự thay đổi thẩm mĩ, chất lượng cũng như số lượng kịch mục. Việc bảo tồn, phát triển rối nước với bảo tồn, phát triển các loại hình nghệ thuật cổ truyền khác của dân tộc đều có điểm chung là đang gặp khó khăn trong việc đến với khán giả vì hiện nay có rất nhiều loại hình nghệ thuật mới ra đời, du nhập từ nước ngoài như Kpop, hiphop,… hấp dẫn hơn, thu hút và bắt mắt hơn. Rõ ràng, đứng trong bối cảnh của xã hội hiện đại, múa rối nước không thể cạnh tranh với những bộ môn đó.

     Văn bản cho ta những cảm nhận tốt đẹp và mới mẻ về múa rối nước. Em cảm nhận được múa rối nước là loại hình nghệ thuật cổ truyền và lâu đời của dân tộc ta, mang nhiều những nét đặc trưng và thể hiện văn hóa của người Việt. Tuy nhiên, em cũng cảm thấy hơi buồn vì bộ môn này hiện nay không còn được chào đón như trước và đang gặp những khó khăn khi tiếp cận khán giả hiện đại, em mong mọi người và những nghệ nhân múa rối nước sẽ cố gắng bảo tồn và duy trì loại hình nghệ thuật đậm đà bản sắc này của Việt Nam.

     Để nét đẹp ấy không bị mai một và lụi tàn thì mỗi con người chúng ta cần phải có ý thức gìn giữ bản sắc văn hoá dân tộc. Không chỉ dừng lại ở việc gìn giữ và bảo tồn mà chúng ta còn phải phát huy giá trị ấy để xứng đáng với câu “Hiện đại soi bóng tiền nhân”.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *