Viết văn bản thuyết minh về tác phẩm Quê hương nỗi nhớ -Hoàng Thanh Tâm

VIẾT VĂN BẢN THUYẾT MINH VỀ MỘT TÁC PHẨM VĂN HỌC

Đề bài

ĐỌC – HIỂU (6,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu:

Quê hương nỗi nhớ

-Hoàng Thanh Tâm

Trở về tìm mái nhà quê

Tìm hình bóng mẹ bộn bề nắng mưa

Tìm nắng xuyên ngọn cây dừa

Tìm hương mạ mới gió lùa thơm tho

Tìm đàn trâu với con đò

Áo bà ba mẹ câu hò trên sông

Nón lá nghiêng nắng nước ròng

Miền quê khó nhọc con còng con cua

Lục bình tim tím mùa mưa

Bồng bềnh một khúc sông khua mái chèo

Khói lên cháy bếp nhà nghèo

Con gà cục tác con mèo quẫy đuôi

Heo gà chạy ngược chạy xuôi

Chân bùn tay lấm nụ cười chân quê

Cánh cò trắng xóa vọng về

Ngân nga vọng cổ bốn bề thiên nhiên

Đậm đà ký ức giao duyên

Xương cha máu mẹ dịu hiền ca dao

Con dù biền biệt phương nào

                                   Quê hương một dạ dạt dào khó phai.   

 

Chú thích:

– Hoàng Thanh Tâm sinh ngày 14 tháng 4 năm 1960 là một nhà thơ, nhạc sĩ Việt Nam, thứ nam của ông Hoàng Cao Tăng, cố giám đốc Đài phát thanh Pháp Á. Hoàng Thanh Tâm có khoảng 60 tác phẩm sáng tác trong khoảng 3 thập niên từ 1980-2009, trong số đó có những nhạc phẩm nổi bật như: “Tháng sáu trời mưa”, “Lời tình buồn”, “Trả Lại Thoáng Mây Bay”, “Ngập ngừng”…

– Bài thơ “Quê hương nỗi nhớ ”  được Hoàng Thanh Tâm sáng tác vào lần ông nhớ về quê hương, nhớ về đất nước.

 

Trả lời các câu hỏi sau

Câu 1 (0.5 điểm): Xác định thể thơ của văn bản?

Câu 2 (0.5 điểm): Xác định đề tài của bài thơ?

Câu 3 (0.5 điểm): Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai?

Câu 4 (1.0 điểm): Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ liệt kê được sử dụng trong đoạn thơ:

Trở về tìm mái nhà quê

Tìm hình bóng mẹ bộn bề nắng mưa

Tìm nắng xuyên ngọn cây dừa

Tìm hương mạ mới gió lùa thơm tho

Tìm đàn trâu với con đò

Câu 5 (1.0 điểm): Anh/chị hãy nhận xét về tình cảm của nhân vật trữ tình đối với quê hương?

Câu 6 (1.0 điểm): Anh /chị hiểu như thế nào về 2 câu thơ sau:

Đậm đà ký ức giao duyên

Xương cha máu mẹ dịu hiền ca dao

Câu 7 (1.0 điểm): Anh/chị hãy rút ra một thông điệp sâu sắc nhất mà tác giả gửi gắm qua bài thơ trên?

Câu 8 (0.5 điểm): Anh/ chị có đồng tình với ý kiến của tác giả trong 02 câu thơ cuối không? Vì sao?

LÀM VĂN (4,0 điểm)

Anh/chị hãy viết bài văn (khoảng 600 chữ) thuyết minh về tác phẩm trên.

Hướng dẫn đáp án chi tiết  

 

     
Phần Câu Nội dung Điểm  
I Đọc hiểu 6.0  
1 Câu 1: Thể thơ lục bát

Hướng dẫn chấm:

+ Học sinh trả lời như đáp án: 0.5 điểm.

+ Câu trả lời không đúng hoặc không trả lời : 0 điểm.

0.5  
2 Câu 2: Đề tài: quê hương

Hướng dẫn chấm:

+ Học sinh trả lời như đáp án: 0.5 điểm.

+ Học sinh trả lời không đúng hoặc không trả lời: 0 điểm

0.5  
3 Câu 3: Nhân vật trữ tình: người con – tác giả

+ Học sinh trả lời như đáp án: 0.5 điểm.

+ Học sinh trả lời không đúng hoặc không trả lời: 0 điểm

0.5  
4 Câu 4:

-Biện pháp tu từ liệt kê: mái nhà quê, hình bóng mẹ, nắng xuyên ngọn cây dừa, hương mạ mới, đàn trâu, con đò

– Tác dụng:

+ Thể hiện nỗi nhớ quê hương qua những hình ảnh thân thương, quen thuộc gắn với quê hương.

+ Giúp đoạn thơ có giá trị tạo hình, sinh động, hấp dẫn.

Hướng dẫn chấm:

+ Học sinh trả lời đúng như đáp án: 1.0 điểm.

+Chỉ ra dưới 4 hình ảnh: 0.25

+Nêu được 1 ý tác dụng: 0.25 điểm.

+ Trả lời sai hoặc không trả lời:0 điểm

( Chấp nhận diễn đạt tương đồng)

1.0

0.5

 

0.5

 
5 Câu 5.

Tình cảm của nhân vật trữ tình:

-Yêu mến trước những vẻ đẹp bình dị của quê hương.

– Luôn khắc ghi hình bóng quê hương, tình yêu quê hương luôn ở trong lòng.

Hướng dẫn chấm:

+ Học sinh trả lời như đáp án : 1.0 điểm

+ Học sinh trả lời được 1 ý: 0.5 điểm

+ Học sinh trả lời không đúng hoặc không trả lời: 0 điểm

( Chấp nhận diễn đạt tương đồng)

1.0  
6 Câu 6.

Đậm đà ký ức giao duyên

Xương cha máu mẹ dịu hiền ca dao

Học sinh đưa ra những cách hiểu thuyết phục

– Quê hương là nơi chứng kiến tình yêu của đôi lứa.

– Quê hương có sự hi sinh của cha mẹ dành cho con, có tình yêu thương nuôi con lớn từ những lời ru.

Hướng dẫn chấm:

+ Học sinh trả lời như đáp án: 1.0 điểm.

+ Trả lời được 1 ý: 0.5 điểm

+ Câu trả lời sai hoặc không trả lời: 0 điểm.

( Chấp nhận diễn đạt tương đồng.)

1.0  
7 Câu 7. Thông điệp của bài thơ: Học sinh có thể rút ra nhiều thông điệp khác nhau:

-Yêu quê hương, tự hào về quê hương.

– Hãy luôn nhớ về quê hương, dù ở đâu.

– Sống cống hiến, xây dựng quê hương.

Hướng dẫn chấm

– Học sinh trả lời tương đương như đáp án: 1,0 điểm.

– Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,5 điểm.

– Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm.

( Chấp nhận diễn đạt tương đồng.)

1.0  
8 Câu 8.

– Đồng tình với tác giả.

– Vì: quê hương là cội nguồn, nuôi lớn ta nên người…

Hướng dẫn chấm:

+ Học sinh trả lời như đáp án: 0.5 điểm.

+ Học sinh trả lời 1 ý: 0.25 điểm.

+ Câu trả lời sai hoặc không trả lời: 0 điểm.

( Chấp nhận diễn đạt tương đồng.)

0.5  
II PHẦN VIẾT 4.0  
Viết bài văn (khoảng 600 chữ) thuyết minh về tác phẩm trên.  
a Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề

0.25  
b Xác định đúng vấn đề nghị luận:

Giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích Kiều đánh đàn cho Kim Trọng.

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm.

– Học sinh xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0,0 điểm.

0.25  
c Triển khai vấn đề

HS có thể viết bài nhiều cách trên cơ sở kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm; đảm bảo các yêu cầu sau:

3.0  
1. Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm

-Giới thiệu về đề tài quê hương.

-Giới thiệu tác giả Hoàng Thanh Tâm và bài thơ “Quê hương nỗi nhớ”.

2. Thân bài:

* Giới thiệu ngắn gọn về quê quán, gia đình, con người, sự nghiệp văn chương của tác giả

Hoàng Thanh Tâm sinh ngày 14 tháng 4 năm 1960 là một nhà thơ, nhạc sĩ Việt Nam, thứ nam của ông Hoàng Cao Tăng, cố giám đốc Đài phát thanh Pháp Á. Hoàng Thanh Tâm có khoảng 60 tác phẩm sáng tác trong khoảng 3 thập niên từ 1980-2009, trong số đó có những nhạc phẩm nổi bật như: “Tháng sáu trời mưa”, “Lời tình buồn”, “Trả Lại Thoáng Mây Bay”, “Ngập ngừng”…

 

* Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác và thể loại của tác phẩm

Bài thơ “Quê hương nỗi nhớ” được Hoàng Thanh Tâm sáng tác vào lần ông nhớ về quê hương, nhớ về đất nước. Bài thơ gồm 20 câu lục bát.

 

* Trình bày giá trị tư tưởng và nghệ thuật của tác phẩm

Bài thơ “Quê Hương Nỗi Nhớ” là một tác phẩm đầy cảm xúc, lấy cảm hứng từ tình yêu và lòng nhớ nhung với quê hương.

-Nhịp thơ nhẹ nhàng chậm rãi, cách gieo vần ở mỗi khổ độc đáo sáng tạo.

3. Kết bài:  Khẳng định đóng góp của tác phẩm cho nền văn học hoặc cho đời sống văn hóa của đất nước.

Dù thời gian có trôi qua bao lâu chăng nữa thì quê hương sẽ luôn nằm trong trái tim mỗi con người. Vì vậy, tác phẩm “Quê hương nỗi nhớ” cũng sẽ đi sâu vào lòng người đọc dù trải qua bao lâu đi nữa.

Hướng dẫn chấm:

– Phân tích đầy đủ, sâu sắc: 3.0 điểm.

– Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 1,5 điểm – 2,5 điểm.

– Phân tích chung chung, sơ sài: 0,25 điểm – 1,5 điểm.      

   
d Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

Hướng dẫn chấm:

+Học sinh không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp: 0.5

+ Học sinh mắc một vài lỗi chính tả, ngữ pháp: 0.25

+ Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

0.25  
e Sáng tạo

Bài viết có giọng điệu riêng; cách diễn đạt sáng tạo, văn phong trôi chảy.

Hướng dẫn chấm:

Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm.

Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm.

– Không đáp ứng được yêu cầu: 0 điểm

0.25  
Tổng điểm 10.00  

 Bài viết tham khảo:

Quê hương là nguồn cảm hứng bất tận trong thi ca. Với một người thi sĩ, khi viết về đề tài quê hương ta sẽ bắt gặp những từ ngữ, hình ảnh đẹp và những tình cảm chân thành về quê hương. Giữa muôn vàn bài thơ hay về quê hương thì tôi lại dừng chân ở bài thơ “Quê hương nỗi nhớ ” của nhà thơ Hoàng Thanh Tâm.

Nhà thơ Hoàng Thanh Tâm sinh ngày 14 tháng 4 năm 1960 là một nhà thơ, nhạc sĩ Việt Nam, thứ nam của ông Hoàng Cao Tăng, cố giám đốc Đài phát thanh Pháp Á. Hoàng Thanh Tâm có khoảng 60 tác phẩm sáng tác trong khoảng 3 thập niên từ 1980-2009, trong số đó có những nhạc phẩm nổi bật như: “Tháng sáu trời mưa”, “Lời tình buồn”, “Trả Lại Thoáng Mây Bay”, “Ngập ngừng”, “Trong tay thánh nữ có đời Tôi”… Ông còn sáng tác những bài thơ để bộc lộ tâm tư, nỗi nhớ quê hương, trong đó có bài thơ “Quê hương nỗi nhớ”.

Bài thơ “Quê hương nỗi nhớ” được Hoàng Thanh Tâm sáng tác vào lần ông nhớ về quê hương, nhớ về đất nước. Bài thơ gồm 20 câu lục bát  gieo vần chân và vần lưng, chữ sáu dòng lục hiệp vần với chữ sáu dòng bát, chữ tám dòng bát lại hiệp vần với chữ sáu dòng lục và thường gieo vần ở thanh bằng, cứ như thế cho đến hết bài.

Bài thơ “Quê Hương Nỗi Nhớ” là một tác phẩm đầy cảm xúc, lấy cảm hứng từ tình yêu và lòng nhớ nhung với quê hương. Bài thơ đã khắc họa một cách tinh tế và sâu sắc những nỗi nhớ, những kỷ niệm đẹp về quê hương trong lòng người viết. Bài thơ không chỉ đơn thuần là một lời ca ngợi về quê hương, mà còn chứa đựng những tâm tư, những suy tư về cuộc sống và ý nghĩa của quê hương đối với con người. Hoàng Thanh Tâm đã thể hiện sự nhớ nhung, sự khát khao trở về quê hương bằng những câu chuyện hình ảnh về mẹ và những kỷ niệm tuổi thơ. Điều này khiến cho người đọc cảm nhận được sự tình cảm chân thành và lòng trung thành với quê hương.

Từng câu thơ trong bài thơ mang đến cho người đọc một cảm giác sâu lắng và thấm đượm. Nhịp thơ nhẹ nhàng chậm rãi, cách gieo vần ở mỗi khổ độc đáo sáng tạo. Hoàng Thanh Tâm đã sử dụng những hình ảnh tươi đẹp để tạo nên một bức tranh sống động về quê hương. Những từ ngữ nhẹ nhàng, mềm mại đã thể hiện sự mến khách và tình cảm sâu sắc của tác giả dành cho quê hương.

Tác phẩm “Quê hương nỗi nhớ” của Hoàng Thanh Tâm là một tác phẩm đã mang đến nội dung và nghệ thuật vô cùng đặc sắc và thú vị nhưng cũng không kém phần nhẹ nhàng sâu lắng dành cho đọc giả. Dù thời gian có trôi qua bao lâu chăng nữa thì quê hương sẽ luôn nằm trong trái tim mỗi con người. Vì vậy, tác phẩm “Quê hương nỗi nhớ” cũng sẽ đi sâu vào lòng người đọc dù trải qua bao lâu đi nữa.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *