Đề đọc hiểu Nguồn thư tịch và một số nghiên cứu liên quan đến trang phục thời Nguyễn

 

 

KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2023 – 2024

Môn: Ngữ văn, lớp 11

 

  1. I. KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC II MÔN NGỮ VĂN LỚP 11
TT Thành phần

năng lực

 

Mạch nội dung

 

Số câu

Cấp độ tư duy
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng

%

Số câu Tỉ lệ Số câu Tỉ lệ Số câu Tỉ lệ 40%
I Năng lực Đọc Văn bản đọc hiểu 5 2 10 % 2 20 % 1 10 %
II Năng lực Viết Nghị luận văn học 1 5% 5% 10% 20%
Nghị luận xã hội 1 7,5% 10% 22,5% 40%
Tỉ lệ %   22,5% 35% 42,5% 100%
Tổng 7 100%

 

  1. BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II MÔN NGỮ VĂN LỚP 11

 

TT Kĩ năng Đơn vị kiến thức/Kĩ năng Mức độ đánh giá Số câu hỏi theo mức độ nhận thức
1 1. Đọc hiểu Văn bản thông tin

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhận biết:

– Nhận biết được một số dạng văn bản thông tin tổng hợp; văn bản thuyết minh có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận.

– Nhận biết được sự kết hợp giữa các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận trong văn bản thông tin.

– Nhận biết được sự kết hợp giữa phương tiện giao tiếp ngôn ngữ và các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ trong văn bản thông tin.

Thông hiểu:

– Phân tích được ý nghĩa của đề tài, thông tin cơ bản của văn bản, cách đặt nhan đề của tác giả.

– Giải thích được mục đích, tác dụng của việc lồng ghép các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận trong vào văn bản.

– Phân tích được sự kết hợp giữa phương tiện giao tiếp ngôn ngữ và các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ để biểu đạt nội dung văn bản.

– Giải thích được mối liên hệ giữa các chi tiết và vai trò của chúng trong việc thể hiện thông tin chính của văn bản.

Vận dụng:

Rút ra ý nghĩa hay tác động của thông tin trong văn bản đối với bản thân.

Vận dụng cao:

– Đánh giá được mức độ chính xác, khách quan của thông tin trong văn bản dựa trên những căn cứ xác đáng.

– Đánh giá được cách đưa tin và quan điểm của người viết thể hiện qua văn bản.

Nhận biết

 

Thông hiểu

 

 

Vận Dụng

 

 

2 câu

 

2 câu

 

1 câu

 

2 Viết 1. Đoạn văn nghị luận văn học Nhận biết:

– Giới thiệu được đầy đủ thông tin chính về tên tác phẩm, tác giả, loại hình nghệ thuật,… của đoạn trích/tác phẩm.

– Đảm bảo cấu trúc, bố cục của một đoạn văn bản nghị luận.

Thông hiểu:

– Trình bày được những nội dung khái quát của đoạn trích.

– Phân tích được những biểu hiện riêng của thể loại thể hiện trong đoạn trích.

– Nêu và nhận xét về nội dung, một số nét nghệ thuật đặc sắc.

– Kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm.

– Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

Vận dụng:

– Nêu được những bài học rút ra từ đoạn trích/tác phẩm.

– Thể hiện được sự đồng tình / không đồng tình với thông điệp của tác giả (thể hiện trong đoạn trích/tác phẩm).

Vận dụng cao:

– Sử dụng kết hợp các phương thức miêu tả, biểu cảm, tự sự,…để tăng sức thuyết phục cho bài viết.

– Vận dụng hiệu quả những kiến thức Tiếng Việt lớp 11 để tăng tính thuyết phục, sức hấp dẫn cho bài viết.

     
2. Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội, một lối sống tích cực

 

 

Nhận biết

Xác định được yêu cầu về nội dung và hình thức của bài văn nghị luận.

– Mô tả được vấn đề xã hội và những dấu hiệu, biểu hiện của vấn đề xã hội trong bài viết.

– Xác định rõ được mục đích, đối tượng nghị luận.

– Đảm bảo cấu trúc, bố cục của một văn bản nghị luận.

Thông hiểu

– Giải thích được những khái niệm liên quan đến vấn đề nghị luận.

– Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các luận điểm.

– Kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm.

– Cấu trúc chặt chẽ, có mở đầu và kết thúc gây ấn tượng; sử dụng các lí lẽ và bằng chứng thuyết phục, chính xác, tin cậy, thích hợp, đầy đủ; đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

Vận dụng

– Đánh giá được ý nghĩa, ảnh hưởng của vấn đề đối với con người, xã hội.

– Nêu được những bài học, những đề nghị, khuyến nghị rút ra từ vấn đề bàn luận.

Vận dụng cao

– Sử dụng kết hợp các phương thức miêu tả, biểu cảm, tự sự, … để tăng sức thuyết phục cho bài viết.

– Vận dụng hiệu quả những kiến thức Tiếng Việt lớp 11 để tăng tính thuyết phục, sức hấp dẫn cho bài viết.

     
Tổng số câu        
Tỉ lệ %   22,5% 35% 42,5% 100%
Tỉ lệ chung   70% 30%

III. ĐỀ KIỂM TRA VÀ ĐÁP ÁN – HƯỚNG DẪN CHẤM

KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2023- 2024

Môn: Ngữ văn, lớp 11

Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề

  1. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau:

Nguồn thư tịch và một số nghiên cứu liên quan đến trang phục thời Nguyễn

 từ 1558 đến 1945

       […] Có nhiều công trình nghiên cứu về trang phục, tầm quan trọng của trang phục và sự thay đổi của trang phục qua các triều đại được kể đến là của các tác giả Đoàn Thị Tình (2006), Phan Kế Bính (2005), Ngô Đức Thịnh (2000) và Bùi Duyên Hải (2018)… Đáng kể đến là công trình nghiên cứu tương đối công phu và có hệ thống về trang phục cung đình của họa sĩ Trịnh Quang Vũ, đó là: Trang phục triều Lê Trịnh, với nguồn tư liệu trang phục phong phú về trang phục nội giám, trang phục hoàng tử, vương tử, công chúa, quận chúa, trang phục trạng nguyên, tiến sĩ và trang phục cho các bộ thần phụng mang đi sứ, trang phục sứ thần Đại Việt Phùng Khắc Khoan đi sứ ở Trung Quốc, trang phục Hoàng gia- Vương gia, trang phục quân đội, trang phục tang lễ vua chúa Đàng Ngoài, trang phục nhà vua đi tế giao, trang phục nhân dân.

Người phụ nữ mặc áo dài ngồi đánh đàn. Ảnh: Tư liệu

[…]

Tạm kết

       Các nguồn thư tịch về trang phục cũng như  kết quả nghiên cứu về trang phục ở nhiều góc độ khác nhau đã giúp minh chứng sự thay đổi trang phục qua từng giai đoạn và những dấu ấn đặc biệt để rồi tạo ra một bản sắc riêng của từng vùng miền và có một tiếng nói chung, bản sắc trang phục riêng cho dân gian và cung đình, đó là Áo dài Việt Nam – Quốc phục của dân tộc Việt.

(Trích Nguồn thư tịch và một số nghiên cứu liên quan đến trang phục thời Nguyễn từ 1558 đến 1945, Lê Thị An Hòa,  Huế- Kinh đô áo dài Việt Nam, Sở văn hóa thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế, NXB Thuận Hóa, 2022, tr. 156-157- 158)

Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5 (trình bày ngắn gọn):

Câu 1. Xác định thể loại văn bản của ngữ liệu trên.

Câu 2. Nêu những yếu tố hình thức của thể loại văn bản đã xác định ở câu hỏi 1 có trong ngữ liệu.

Câu 3. Giải thích nghĩa của các từ: họa sĩ, hoàng tử, công chúa, Quốc phục xuất hiện trong đoạn trích trên.

Câu 4. Gọi tên và nêu tác dụng của yếu tố phi ngôn ngữ trong ngữ liệu.

Câu 5.  Nhận định: “Áo dài Việt Nam- Quốc phục của dân tộc Việt” có ý nghĩa như thế nào với anh/chị?

  1. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

Viết 01 đoạn văn nghị luận (khoảng 150 chữ) trình bày cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của đoạn thơ sau:

Nếu là chim, tôi sẽ là loài bồ câu trắng

Nếu là hoa, tôi sẽ là một đóa hướng dương

Nếu là mây, tôi sẽ là một vầng mây ấm

Là người, tôi sẽ chết cho quê hương.

(Trích Tự nguyện, Trương Quốc Khánh,Tuyển tập ca khúc Hát cho đồng bào tôi nghe, Đoàn Văn nghệ HSSV ấn hành năm 1970, NXB Sài Gòn, tr.36)

Câu 2.(4,0 điểm)

Viết bài văn nghị luận (khoảng 500 – 800 chữ) bày tỏ quan điểm của anh/chị về thói quen đọc sách của thế hệ trẻ hiện nay.

—– HẾT —–

                                    – Thí sinh không được sử dụng tài liệu;

– Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

 

 

KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2023 – 2024

Môn: Ngữ văn, lớp 11

 

 

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM

(Gồm 04 trang)

Phần Câu Nội dung Điểm
I. ĐỌC HIỂU
  1 Văn bản thông tin

– Hướng dẫn chấm:

+ Học sinh trả lời đầy đủ như đáp án: 0.5 điểm

+ Học sinh trả lời sai: 0.0 điểm

0,5
2 Những yếu tố hình thức của văn bản thông tin trong ngữ liệu:

– Nhan đề: Nguồn thư tịch và một số nghiên cứu liên quan đến trang phục thời Nguyễn từ 1558 đến 1945

– Chữ in nghiêng: Trang phục triều Lê Trịnh

– Chữ in đậm: Tạm kết

– Bức ảnh: Người phụ nữ mặc áo dài ngồi đánh đàn (Ảnh: Tư liệu)

– Hướng dẫn chấm:

+ Học sinh trả lời từ 3-4 ý như trong đáp án: 0.5 điểm

+ Học sinh trả lời 1-2 ý trong đáp án: 0.25 điểm

+ Học sinh trả lời sai: 0.0 điểm

0,5
3 Giải thích nghĩa của các từ:

– Họa sĩ: Người chuyên vẽ tranh nghệ thuật.

– Hoàng tử: con trai của vua.

– Công chúa: con gái của vua.

– Quốc phục: Quần áo theo kiểu riêng của từng nước từ xưa truyền lại, gắn với đặc trưng văn hóa và thường được mặc trong các dịp lễ hội.

– Hướng dẫn chấm:

+ Học sinh trả lời đầy đủ như đáp án hoặc diễn đạt tương đương: 1.0 điểm.

+ Học sinh trả lời được đúng 1 ý trong đáp án: 0.25 điểm

+ Học sinh trả lời sai: 0.0 điểm.

1,0

0,25

0,25

0,25

0,25

4 Gọi tên và nêu tác dụng của yếu tố phi ngôn ngữ trong ngữ liệu

-Gọi tên:  Bức ảnh: Người phụ nữ mặc áo dài ngồi đánh đàn (Ảnh: Tư liệu)

– Nêu tác dụng:

+ Trực quan hóa thông tin về áo dài Việt Nam, dễ dàng nhận ra chủ đề chính của văn bản.

+ Giúp người đọc nắm thông tin của văn bản một cách nhanh chóng.

– Hướng dẫn chấm:

+ Học sinh trả lời đầy đủ như đáp án: 1.0 điểm

+ Học sinh trả lời được 1 ý: 0.5 điểm

+ Học sinh trả lời không hợp lí, không thuyết phục: 0.0 điểm

1,0

 

 

0,5

 

0,5

0,25

 

0,25

5 -Nhận định: “Áo dài Việt Nam- Quốc phục của dân tộc Việt” có ý nghĩa như thế nào với anh/chị

+ Nhận thức được vai trò, vị trí, tầm quan trọng của áo dài trong đời sống thường ngày, đời sống văn hóa của người Việt.

+ Bồi đắp tình yêu, niềm tự hào, trân trọng, gìn giữ áo dài Việt Nam từ người xưa để lại và quảng bá rộng ra thế giới.

-Hướng dẫn chấm:

+ Học sinh trả lời đầy đủ như đáp án: 1.0 điểm

+ Học sinh trả lời đúng 01 ý: 0.5 điểm

+ Học sinh trả lời sai: 0.0 điểm

1,0

 

0,5

 

0,5

II. VIẾT                                                                                                                  6,0
  Câu 1 Viết 01 đoạn văn nghị luận (khoảng 150 chữ) trình bày cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của đoạn thơ sau:

Nếu là chim, tôi sẽ là loài bồ câu trắng

Nếu là hoa, tôi sẽ là một đóa hướng dương

Nếu là mây, tôi sẽ là một vầng mây ấm

Là người, tôi sẽ chết cho quê hương.

 

2,0
a.      Xác định yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn

Xác định đúng yêu cầu về hình thức và dung lượng(khoảng 150 chữ) của đoạn văn. Thí sinh có thể trình bày đoạn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng- phân – hợp, móc xích hoặc song hành.

0,25
b.      Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Xác định đúng vấn đề nghị luận: đánh giá vẻ đẹp nội dung và nghệ thuật của đoạn trích.

0,25
c.      Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận

Xác định được các ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận, sau đây là một số gợi ý và sắp xếp ý:

–         Mở đoạn: Khái quát chung

–         Thân đoạn:

+  Vẻ đẹp nội dung: Sự lựa chọn, mong muốn mang ý nghĩa tích cực, lí tưởng lớn lao, cống hiến, hi sinh, khát vọng cho đi… của cái tôi đầy nhiệt huyết.

+ Vẻ đẹp nghệ thuật: Sử dụng lối thơ tự do; các biện pháp tu từ: phép điệp, ẩn dụ, hình ảnh giàu liên tưởng, biểu tượng; câu thơ, nhịp thơ cân đối, hài hòa; giọng điệu khẳng định mạnh mẽ…

Kết đoạn: Đánh giá chung

0,5
d.      Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau:

– Triển khai được ít nhất hai luận điểm để làm rõ nội dung và nghệ thuật của đoạn trích.

– Lựa chọn được tháo tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận.

– Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và bằng chứng.

0,5
 

 

 

 

đ. Diễn đạt

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết văn bản.

0,25
e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ

0,25

 

 

  Câu 2 Viết 01 bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) bày tỏ ý kiến của anh/chị về thói quen đọc sách của thế hệ trẻ hiện nay. 4,0
a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài

Xác định được yêu cầu của kiểu bài: Nghị luận xã hội

0,25
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận

Xác định đúng vấn đề nghị luận: thói quen đọc sách của thế hệ trẻ hiện nay.

0,5
c. Đề xuất hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận:

– Xác định các ý chính của bài viết :

– Sắp xếp được các ý hợp lí theo bố cục 3 phần của bài văn nghị luận:

* Giới thiệu được vấn đề nghị luận và nêu khái quát quan điểm của cá nhân về vấn đề.

* Triển khai vấn đề nghị luận:

– Giải thích: thế nào là thói quen đọc sách của thế hệ trẻ hiện nay, nêu biểu hiện, thực trạng.

– Lợi ích của thói quen đọc sách ở thế hệ trẻ hiện nay.

·         + Mở rộng tầm hiểu biết, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm;

·         + Tăng cường vốn từ vựng phong phú;

·         + Cải thiện sự tập trung, giúp rời xa những cám giỗ và thói quen xấu thời hiện đại;

·         + Trau dồi kỹ năng tư duy, phân tích;

·         + Tăng cường trí nhớ;

·         + Giúp não bộ thư giãn, giải trí, cải thiện tâm trạng

·         + Trau dồi khả năng viết.

·         + Tạo ra hiệu ứng văn hóa đọc cho xã hội.

·         …

– Giải pháp để thế hệ trẻ ngày nay có thói quen đọc sách:

1.      + Tạo cảm giác hứng thú khi đọc sách, nghiêm túc với việc đọc sách …

2.      + Thiết lập thời gian đọc phù hợp.

3.      + Xem sách như người bạn đồng hành.

4.      + Chọn lọc sách hay để đọc.

5.      + Lựa chọn không gian đọc yên tĩnh.

6.      + Lựa chọn sách giấy để đọc.

7.      + Viết review sách sau khi đọc.

8.      + Hình thành kĩ năng đọc sách.

– Phê phán những biểu hiện tiêu cực, lập luận nêu phản đề.

*Khẳng định lại quan điểm của bản thân và bài học rút ra.

1,0
d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau:

Triển khai luận điểm để làm rõ quan điểm cá nhân.

– Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận.

– Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý.

– Lập luận chặt chẽ, thuyết phục; lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng.

Lưu ý: Học sinh có thể bày tỏ quan điểm, suy nghĩ riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

1,5
  đ. Diễn đạt

Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết văn bản.

0,25
e. Sáng tạo

Thể hiện sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0,5
Tổng điểm 10,0

 

—————HẾT————

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *