Đề tham khảo theo cấu trúc mới 2025 của Bộ -đề số 1

ĐỀ THAM KHẢO

THEO CẤU TRÚC CỦA BỘ GD&ĐT

Đề bài:

ĐỌC – HIỂU (4,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu

– Bu ơi con đói….

Lần này có lẽ là lần thứ mười, thằng cu bé chạy về đòi ăn, chị đĩ Chuột đang quấy một nồi gì trong bếp, cáu tiết chạy ra mắng át nó đi:

– Đã bảo hết cơm rồi, tí nữa chè chín thì ăn chè mà!…

Thấy mẹ gắt, thằng cu không dám đòi ăn nữa, nhưng mặt nhăn nhó bịu xịu như muốn khóc. Chị đĩ Chuột thương hại, dịu dàng bảo:

– Con chạy ra vườn xem chị Gái làm cỏ, lúc nào chè chín bu gọi về mà ăn… chóng ngoan rồi bu thương.

Nhưng nó không nhúc nhích, mà nó còn nhúc nhích làm sao được: một nắm cơm nhỏ ăn từ sáng đã bị cái dạ dày chăm chỉ của con nhà nghèo tiêu hết đánh phèo một cái rồi, còn chi. Nó ngồi phịch xuống đất, gục đầu vào ngưỡng cửa, ngáp…

– Sắp chín chưa, bu?

Quay ra vẫn thấy con nằm phục đấy, mắt lờ đờ như chết lả, chị Chuột chép miệng:

– Thôi đây! Chín chả chín thì đừng, bắc mẹ nó ra cho chúng mày ăn không có chúng mày làm tội cũng chết. Chốc lại nheo nhéo, chốc lại nheo nhéo…

Chị vừa lẩm bẩm, vừa dập lửa rồi bắc cái nồi ở trên bếp xuống, lấy một cái vỏ trai múc vào mấy cái bát sành sứt mẻ tứ tung, đặt ngay trên mặt đất. Thằng cu Bé vội vàng lê xích lại gần, hai mắt lóng lánh đổ dồn cả vào mấy bát “chè” màu nâu đục, khói bốc lên nghi ngút. Mồm nó nuốt nước bọt ừng ực, mũi nó nở hẳn ra như để hít lấy hương vị của khói chè ngon ngọt. Chị đĩ Chuột phải đưa tay cản nó lại, sợ nó sà vào mà bị bỏng. Chị bảo nó:

– Còn nóng lắm, chưa ăn được. Con ra vườn gọi chị về cho chị ăn với không có phải tội chết, nó làm quần quật từ sáng tới giờ mà chưa được tí gì vào bụng.

Không đợi đến hai tiếng, chị Gái hớn hở chạy về, lôi thôi lếch thếch trong mấy mảnh giẻ rách tả tơi, vừa đến bếp nó đã reo lên:

– Sướng quá! Lại được ăn chè kia chứ! Có ngọt không bu? Bu lấy đâu được mật mà lại nấu chè thế?

Chị Chuột mắng yêu con:

– Úi chà! Tíu tít như con mẹ dại ấy! Tha hồ ăn đến chán chê, chỉ sợ không sao nuốt được thôi, con ạ.

Rồi chị bảo thằng cu Bé:

– Bé lại đây, bu cho ăn.

Thằng cu ngồi xổm bên mẹ, hấc mặt lên, há hốc mồm ra như con chim non đợi mẹ mớm mồi. Một miếng vào mồm, nó đã vội nuốt thỏm đi, khen “ngon quá”. Nhưng chưa kịp ăn miếng nữa, nó đã oẹ một cái, mũi đỏ lên, nước mắt ứa ra giàn giụa.

– Sao thế?

Nó chỉ hụ hị nhìn mẹ mà không nói, cũng không chịu há mồm ăn nữa. Cái Gái nhìn mẹ, xêu một miếng chè nữa ăn thử lại:

– Nhạt quá, bu ạ.

Chị Chuột mắng con:

– Làm gì có nhiều mật mà ngọt. Có mà ăn cho no bụng là phúc rồi.

Thằng cu chừng đói quá không chịu được, lại há mồm ra. Mẹ nó đút cho nó một xêu nhỏ nữa. Nó nhắm mắt, duỗi cổ, cố nuốt cho trôi. Nhưng cũng như lần trước, nó lại oẹ ra, và khóc oà lên. Chị đĩ Chuột lấy tay áo lau nước mắt không cầm nổi đã trào ra hai má hõm xanh bủng như người ngã nước. Cái Gái lấy ngón tay di một cục “chè”. Rồi bỗng nói to lên:

– À! Con biết rồi! Không phải chè, cám mà! Cám nâu mà bu bảo chè!

(Tóm tắt phần sau: Anh đĩ Chuột ốm nặng nằm trong buồng, nghe thấy câu chuyện của ba mẹ con. Anh quyết định thắt cổ chết để bớt gánh nặng cho chị đĩ Chuột…)

(Trích Nghèo, truyển tập truyện ngắn Nam Cao)

Thực hiện yêu cầu từ câu 1 đến câu 5 (trình bày ngắn gọn).

Câu 1: Xác định ngôi kể của người kể chuyện.

Câu 2: Liệt kê một số từ ngữ, hình ảnh cho thấy cái nghèo của gia đình nhà chị Chuột trong văn bản.

Câu 3: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong các câu văn sau: Thằng cu chừng đói quá không chịu được, lại há mồm ra. Mẹ nó đút cho nó một xêu nhỏ nữa. Nó nhắm mắt, duỗi cổ, cố nuốt cho trôi. Nhưng cũng như lần trước, nó lại oẹ ra, và khóc oà lên. Chị đĩ Chuột lấy tay áo lau nước mắt không cầm nổi đã trào ra hai má hõm xanh bủng như người ngã nước.

Câu 4: Nhận xét một phẩm chất nổi bật của chị Chuột được thể hiện trong văn bản.

Câu 5: Qua văn bản, hãy nêu một ước mơ của chị Chuột mà em cảm thấy có ý nghĩa nhất với cuộc sống ngày hôm nay và giải thích lí do.

LÀM VĂN (6,0 điểm)

Câu 1. (2.0 điểm)

Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) làm rõ đặc điểm về cảm xúc của nhân vật trữ tình trong đoạn văn bản sau:

Tôi ngồi tôi ngóng ngày xưa

Xa xa dáng mẹ chợ trưa đường làng

Bánh đa bánh đúc rộn ràng

Tiếng cười con trẻ ngô rang bếp lò

Tôi ngồi tôi nhớ quạt mo

Bàn tay mẹ dỗ giấc mơ đêm hè

Có con đom đóm lập lòe

Thắp miền thơ ấu đến giờ còn vui…

Tôi ngồi tôi khóc mồ côi

Mới tươi nắng sớm đã bời bời mưa

Cái cò run rẩy bờ khuya

Rồi ra ai đón ai đưa những ngày…

Tôi ngồi tôi nhấp đêm dài

Nghe thương nhớ rịn cay cay mắt mình…

(Ca dao nhớ mẹ – Đặng Toán)

Câu 2. (4.0 điểm)

Cuộc sống của mỗi người phải có lòng quyết tâm: Thực hiện hay không là lựa chọn của bạn.

Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) bày tỏ ý kiến của anh/ chị về quyết tâm của tuổi trẻ.

……………………………HẾT………………………….

 

HƯỚNG DẪN CHẤM NGỮ VĂN 11

(HDC gồm 02 trang)                                                       

Phần Câu Nội dung Điểm
I   ĐỌC HIỂU 4.0
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1 – Ngôi kể của người kể chuyện: Ngôi thứ ba 0.5
2 – Liệt kê một số từ ngữ, hình ảnh cho thấy cái nghèo của gia đình nhà chị Chuột trong văn bản: Hết cơm rồi, con nhà nghèo, bát sành sứt mẻ tứ tung, mấy mảnh giẻ rách tả tơi, cám nâu.. 0.5
3 – Phép tu từ so sánh:  so sánh “hai má hõm xanh bủng” của chị Chuột với “như người ngã nước”.

– Tác dụng:

+ Qua việc so sánh, đối chiếu hai hình ảnh đó là hai hõm má xanh bủng của chị đĩ Chuột với màu sắc và hình dáng của người bị ngã nước, giúp người đọc dễ dàng hình dung trạng thái ốm yếu, nghèo khổ của chị Chuột. Qua đó thể hiện sự đồng cảm của tác giả với đời sống khốn cùng của người nông dân nghèo trước Cách mạng tháng Tám.

+ Tăng sức gợi hình, gợi cảm trong diễn đạt.

1.0
4 Nhận xét một phẩm chất nổi bật của nhân vật chị Chuột trong văn bản:

– Chỉ ra một phẩm chất nổi bật của nhân vật chị Chuột: tấm lòng yêu thương con.

– Nhận xét về phẩm chất đó(Chỉ ra ý nghĩa, vai trò của phẩm chất đó tác động tới cộng đồng, tác động tới bản thân học sinh)

+ Tình yêu thương con thể hiện ở: thấy các con đói vì nhà hết cơm, dù bất lực nhưng chị vẫn cố gắng nấu nồi “chè cám” cho con ăn tạm, luôn nghĩ đến đứa con Gái lớn vẫn đang làm cỏ ngoài vườn, cản con lại vì sợ con bỏng khi chị mang nồi “chè cám” ra, rơi nước mắt vì thương con và bất lực.

+ ý nghĩa: gia đình là tế bào của xã hội, trong đó tình cảm yêu thương con của người mẹ rất quan trọng. Người mẹ yêu thương con mới có thể yêu thương, quan tâm, chắm soc con chu toàn. Đứa trẻ lớn lên trong sự yêu thương của mẹ sẽ được hạnh phúc, được chỉ dạy để học tập, lao động và trở thành một người có ý nghĩa.

+ Mỗi chúng ta cần trân trọng tình mẫu tử thiêng liêng, sống và học tập xứng đáng với tình yêu thương ấy, sau này khi có gia đình, hãy trở thành những đấng sinh thành mẫu mực.

1.0
5 Ước mơ của nhân vật chị Chuột mà anh/chị cho là có ý nghĩa nhất đối với cuộc sống hiện nay và giải thích lí do.

– Ước mơ của nhân vật Hộ mà anh chị cho là có ý nghĩa nhất đối với cuộc sống hiện nay: ước mơ lo được cuộc sống gia đình no đủ.

– Lí giải hợp lí.

+ Đối với mỗi người, gia đình có vai trò quan trọng nhất. Gia đình là nơi những người thân yêu và có mối quan hệ chặt chẽ về huyết thống và tình cảm với mỗi người. Nên ước mơ đầu tiên và quan trọng nhất chính là gắn với gia đình.

+ Dù là ai cũng đều mong muốn mình có thể chung tay, gắng sức lo được cuộc sống gia đình no đủ. Làm mẹ, cùng với trách nhiệm là sự yêu thương gắn liền với bản năng “tính mẫu” của mỗi người nên đều muốn có thể chăm lo cho gia đình nói chung và con cái nói riêng từ vật chất đến tinh thần đủ đầy.

+ Gia đình hạnh phúc và phát triển thì xã hội mới có thể tiến bộ.

1.0
II   VIẾT 6,0
 

 

1 Viết đoạn văn nghị luận ( Khoảng 200 chữ) làm rõ đặc điểm về cảm xúc của nhân vật trữ tình trong văn bản Ca dao nhớ mẹ – Đặng Toán. 2.0
a. Xác định được về hình thức, dung lượng của đoạn văn ( khoảng 200 chữ). Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng- phân- hợp; song hành hoặc móc xích. 0.25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: đặc điểm về cảm xúc của nhân vật trữ tình 0.25
c.Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề cần nghị luận.

Xác định được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề cần nghị luận, sau đây là một số gợi ý:

– Nêu tên tác giả, tác phẩm và yêu cầu đề bài.

– Cảm xúc của nhân vật trữ tình “tôi”:

+ Cảm xúc xúc động đến nghẹn ngào khi nghĩ về kí ức ngày xưa và mẹ.

+ Cảm xúc hạnh phúc, nhớ thương khi nghĩ về những kỉ niệm, sự yêu thương chăm sóc của mẹ dành cho mình: từ đồng quà, tấm bánh khi mẹ đi chợ về, bàn tay quạt mát của mẹ mỗi đem hè oi bức.

+ Cảm xúc đau đớn, nghẹn ngào khi nhận ra mình đã mồ côi mẹ. Kết đọng bài thơ là cảm xúc thương nhớ khôn nguôi theo suốt cuộc đời người con.

0.5
d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau:

– Lựa chọn được thao tác lập luận, phương thức biểu đạt hợp lý để triển khai vấn đề.

– Trình bày rõ quan điểm và hệ thống ý.

– Lập luận chặt chẽ, thuyết phục, lí lẽ xác đáng,  bằng chứng hợp lý.

0.5
e. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

0.25
g. Sáng tạo: Bài viết có giọng điệu riêng; cách diễn đạt sáng tạo, văn phong trôi chảy. 0.25
2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

            Cuộc sống của mỗi người phải có lòng quyết tâm: Thực hiện hay không là lựa chọn của bạn.

Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) bày tỏ ý kiến của anh/ chị về quyết tâm của tuổi trẻ.

4.0
a. Đảm bảo đúng kiểu bài văn nghị luận  xã hội 0.25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: về quyết tâm của tuổi trẻ. 0.5
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề cần nghị luận.

– Xác định được ý chính của bài viết.

– Xác định các ý theo bố cục 3 phần của bài văn nghị luận:

* Giới thiệu được  vấn đề nghị luận và nêu khái quát quan điểm cá nhân về vấn đề nghị luận.

* Triển khai vấn đề cần nghị luận:

– Giải thích:“quyết tâm” là bản thân cố gắng thực hiện bằng được điều đã định, tuy biết là có nhiều khó khăn, trở ngại, định việc gì là nhất định phải làm.

– Bày tỏ quan điểm của người viết:

+ Trước mỗi chặng hành trình và kế hoạch mới, chúng ta cần có sự chủ động trong việc chuẩn bị trước nhiều yếu tố như kiến thức, kĩ năng, sức khỏe… sự chuẩn bị kĩ lưỡng sẽ giúp cho chúng ta tự tin hơn và xác suất thành công cao hơn.

+  Sự quyết tâm chính là việc mỗi người nỗ lực hết sức mình, dốc hết khả năng của mình để thực hiện ước mơ, nguyện vọng, mục tiêu mà bản thân mình đã đặt ra. Sự quyết tâm là tập trung năng lượng và nỗ lực vào một công việc, cụ thể nào đó và gắn bó với nó cho tới khi hoàn thành, đây còn là một một khả năng, giúp bạn cố gắng tiếp tục làm một việc gì đó mặc dù nó rất khó, sự quyết tâm phải được rèn giũa qua nhiều năm tháng.

+ Sự quyết tâm có vai trò và ý nghĩa vô cùng to lớn có tính chất quyết định đến sự thành công của mỗi người. Nếu thiếu đi sự quyết tâm, giấc mơ của ta sẽ mãi dang dở, ngày càng xa rời ra và trở nên hão huyền hơn bao giờ hết. Sự quyết tâm chính là sợ dây kéo ước mơ gần lại với hiện thực.

+ Quyết tâm làm cho con người mạnh mẽ hơn, kiên định hơn với lí tưởng sống của mình, từ đó có thêm động lực để cố gắng, phấn đấu và vượt qua những khó khăn gian khổ. Hơn nữa, nhờ lòng quyết tâm và ý chí mạnh mẽ, ta sẽ không bỏ ngang giữa chừng vấn đề mà mình đang làm, cũng như sẽ luôn cố gắng tìm ra cơ hội mới, con đường mới khi gặp khó khăn giữa chừng. Tạo được sức mạnh vực được mỗi người bước tiếp sau những thất bại, học được từ những thất bại và đi tiếp đến thành công.

+ Không có sự quyết tâm, con người sẽ không có động lực phấn đấu, mất đi sự kiên trì và những đức tính tốt đẹp của bản thân.

+ Tạo dựng được sự tự chủ của bản thân, cũng như sống một cuộc sống có ý nghĩa hơn bao giờ hết. Và khi có lòng quyết tâm, nó sẽ giống như ngọn đèn hải đăng soi sáng cách mà chúng ta chinh phục con đường sự nghiệp, giúp chúng ta tránh rơi xuống những “ổ gà”, vấp ngã. Chính vì vậy, những sự nỗ lực và rèn luyện chính mình chính là nền móng cho những thành quả về lâu về dài.

+ Người có lòng quyết tâm sẽ tạo dựng được những mối quan hệ xã hội tốt đẹp, được những người xung quanh yêu quý và thúc đẩy xã hội phát triển.

– Lấy được dẫn chứng và phân tích dẫn chứng.

– Mở rộng, bày tỏ quan điểm trái chiều, hoặc ý kiến khác để có cái nhìn toàn diện hơn.

– Phê phán những người không có lòng quyết tâm, dễ dàng đầu hàng trước khó khăn, thử thách, run sợ, đầu hàng, chán nản, buông xuôi trước những thử thách trong cuộc sống hoặc muốn thành công bất chấp mọi giá. Tự vây hãm bản thân trong sự tiêu cực, bi quan, chán nản, bỏ lỡ nhiều cơ hội, đánh mất ý nghĩa của cuộc sống hoặc đặt quá nhiều hi vọng dẫn đến ảo tưởng, mơ mộng viển vông.

* Khẳng định lại quan điểm cá nhân và rút ra bài học cho bản thân.

Không phải hoàn cảnh thử thách nào cũng giúp con người trở nên mạnh mẽ hơn. Mỗi cá nhân cần tự lượng sức mình, không liều lĩnh thử thách bản thân bởi những điều vượt quá giới hạn cho phép. Để vượt qua những khó khăn thử thách trong cuộc sống, con người cần lắng nghe nội tâm mình; đồng thời cũng cần biết đón nhận sự động viên, khích lệ, yêu thương, giúp đỡ của những người xung quanh.

Là người học sinh, chủ nhân tương lai của đất nước, mang trong mình nhiều ước mơ, khát vọng, lí tưởng sống cao đẹp thì ngay từ bây giờ ta phải nhận thức được tầm quan trọng của lòng quyết tâm, hãy sống với sự quyết tâm, ý chí mạnh mẽ để có thể hiện thực hóa những ước mơ đó của chính mình. Thời gian không chờ đợi bất kì ai cũng như không quay ngược lại quá khứ, chính vì thế, ta cần biết cố gắng nhiều hơn nữa từng ngày, biết nắm bắt thời cơ và tạo ra những giá trị tốt đẹp cho bản thân cũng như cho xã hội ngày càng trở nên văn minh, thịnh vượng hơn.

1.0-

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

d.  Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau:

Học sinh lựa chọn được 2 luận điểm để bày tỏ được quan điểm của cá nhân.

– Lựa chọn được thao tác lập luận, phương thức biểu đạt hợp lý để triển khai vấn đề.

– Trình bày rõ quan điểm và hệ thống ý.

– Lập luận chặt chẽ, thuyết phục, lí lẽ xác đáng,  bằng chứng hợp lý.

Lưu ý: Học sinh có thể bày tỏ quan điểm của cá nhân nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

1.5
e. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt, liên kết bài văn

0.25

 

g Sáng tạo: Bài viết có suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ. 0.5

 

Tổng điểm 10.0

 

PHẦN I : ĐỌC – HIỂU (4.0 điểm)

Câu 1. Nhân vật chính trong truyện là ai?

Nhân vật chính: Lương.

Câu 2. Xác định ngôi kể và điểm nhìn trong đoạn trích?

Ngôi kể thứ 3.

Điểm nhìn: Người kể chuyện (Toàn tri, bên ngoài, nhân vật)

Câu 3. Xác định chủ đề chính của đoạn trích?

Xoay quanh cuộc đời và số phận của nhân vật Lương – mồ côi, nghèo, xấu, khuyết tật-> bất hạnh.

Câu 4. Hãy chỉ ra những câu văn thể hiện trực tiếp triết lí nhân sinh ở truyện ngắn trên?

Những câu văn thể hiện triết lí nhân sinh: Học sinh trích dẫn được từ 2 câu trở lên. Gợi ý:

– “Lương vẫn mãi miết chèo qua chèo lại, càn lên dòng chảy, lên sóng nước mà đi.”

– “Lương khoe nghèo, cực nhưng vui lắm.”

“Ngày trăm lượt chèo nát mặt sông từ bến xóm Miễu qua bến chợ, anh chứng kiến biết bao nhiêu thay đổi cuộc đời, người xóm Miễu già đi, những thằng con trai, đứa con gái lấy nhau sinh ra nhiều thiệt nhiều đứa trẻ”…

– “Người không biết qua bến nhìn Bông xinh đẹp tươi hồng rồi nhìn vẻ mặt già háp của Lương mà lòng tiếc hùi hụi, tiếc đôi đũa mốc với cái mâm son, tiếc bông lài trắng với bãi cứt trâu xanh.”

Câu 5. Thông điệp có ý nghĩa nhất mà anh chị rút ra được cho bản thân từ câu chuyện trên? Lí giải vì sao?

– Học sinh rút ra thông điệp có ý nghĩa nhất với bản thân, dưới đây là một số gợi ý:

+ Hãy quan tâm đến những người có hoàn cảnh khó khăn, thiệt thòi ở quanh ta

+ Hãy tin tưởng vào khả năng vươn dậy của con người

Lý giải: Hợp lý, thuyết phục

LÀM VĂN (6.0 điểm).

Mở bài: Dẫn dắt và giới thiệu vấn đề.

Tình mẫu tử luôn là một trong những tình cảm thiêng liêng với mỗi người.

– Gần như mỗi nhà văn, nhà thơ đều có cho mình ít nhất một sáng tác về người mẹ kính yêu. Đây cũng là một trong những đề tài phổ biến trong sáng tác văn học và gây xúc cảm sâu xa đối với mỗi độc giả. Nhà văn Nguyễn Công Danh đã sáng tạo tác phẩm “Cơm mùi khói bếp” với sự thành công và độc đáo ở một số phương diện nội dung và nghệ thuật như chủ đề, nhân vật, ngôn ngữ…

Thân bài:

2.1. Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm.

– Tác giả sinh năm 1987, hiện làm ở Tạp chí Cửa Việt, Quảng Trị. Anh đã xuất bản ba tập truyện ngắn: Cõng nhau trong một cõi người (2013), Chuyến tàu vé ngắn (2016), Trong cơn say níu sợi dây đứt (2019) và một tập tùy bút: Khói sẽ làm mắt tôi cay (2014) đều ở NXB Trẻ. Đầy chiêm nghiệm, sâu sắc ở cả đời và đạo, truyện Hoàng Công Danh thấm đẫm tình người lại hóm hỉnh, rất có duyên; cũng như lương duyên với văn chương nghệ thuật dù rằng anh tốt nghiệp kỹ sư ngành vật lý Trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Belarus.

– Truyện ngắn được in trong Chuyến tàu vé ngắn, xuất bản năm 2015.

2.2. Phân tích vẻ đẹp của nhân vật, chi tiết, tình huống…

Ngôi kể và điểm nhìn: Tác phẩm sử dụng ngôi kể thứ ba, điểm nhìn là kết hợp giữa điểm nhìn bên trong và điểm nhìn bên ngoài

Nhan đề: Bao gồm 4 từ giản dị, gợi lên những bữa cơm mà bát cơm còn vương mùi khói bếp, mùi bếp củi được cháy lên bởi rơm rạ, củi khô quen thuộc với mỗi người, đặc biệt là những người sinh ra và gắn bó ở nông thôn. Hình ảnh bát cơm, bữa cơm được tạo nên bởi đôi tay gầy khẳng khiu của mẹ giữa khói bếp chờn vờn mỗi sớm mai là hình ảnh được nhắc đi nhắc lại trong tác phẩm, thậm chí đẽ trở thành một biểu tượng nghệ thuật.

Chủ đề: Người con trai cùng gia đình nhỏ của mình vì quen với lối sống thành thị nên không coi trọng những bữa cơm mẹ nấu cùng tình cảm của mẹ, đến khi mẹ qua đời thì hối hận cũng đã muộn. Từ đó, tác phẩm đề cao những bữa cơm sum họp gia đình, nhắc nhở mỗi chúng ta bên cạnh sự bươn chải cuộc sống, hãy yêu thương, quan tâm và thấu hiểu với mẹ vì mẹ già không thể sống trường thọ mỗi chúng ta, điều cha mẹ cần ở mỗi người con không phải là vật chất mà chính là sự yêu thương và đại gia đình quây quần bên nhau.

Phân tích hình tượng nhân vật người mẹ:

Hoàn cảnh:

Đó là một bà mẹ quê đã ngoài sáu mươi, lưng đã bắt đầu cong hình đòn gánh.

Bà phải sống một mình, bởi gia đình người con trai sinh sống ở Sài Gòn.

Bà là người mẹ quê đôn hậu, yêu thương con cái hết mực:

Bà vui mừng khi thấy gia đình người con trai về, đon đả chạy ra tận ngõ đón.

Bà luôn quan tâm lo lắng cho những đứa con, nhất là cái ăn:

+ Khi vừa xếp đồ đạc xong, câu hỏi đầu tiên của bà là: “Chắc bây đói bụng rồi, để mẹ đi nấu cơm cho ăn”. Khi biết các con đã ăn trên thị xã, bà hơi chạnh lòng. Bà chạnh lòng vì muốn được tự mình nấu cho các con ăn, muốn được cùng các con ăn một bữa cơm sum vầy, ấm cúng sau bao năm xa cách.

+ Mỗi sáng sớm, bà đều trở dậy nấu cơm, bởi trong suy nghĩ chân chất của bà, chỉ có cơm mới chắc bụng, no lâu, phải ăn cơm mới khỏe: “Không ai thương bằng cơm thương”. Bà dậy sớm nấu cơm bếp rơm cũng là muốn cho con trai được ăn lại miếng cơm cháy mà ngày còn nhỏ anh rất thích. Những hành động đó của bà đều xuất phát từ tấm lòng yêu thương con của một người mẹ.

+ Buổi sáng khi gia đình người con chuẩn bị vào lại Sài Gòn, bà lại dậy sớm chuẩn bị mọi thứ cho các con mang theo ăn dọc đường: Bà mẹ dậy sớm làm gà, nấu cơm. Vẫn một mình bà cặm cụi với cái bếp. Bà xúc đầy đơm cơm vào chiếc cà mèn. Gà luộc cho vào hộp đựng. “Bây đem lên xe mà ăn. Cơm dọc đường dọc sá không ngon đâu”. Sự quan tâm ấy, đối với con người hiện đại bấy giờ có thể là nhiêu khê, nhưng ẩn chứa trong đó là một sự quan tâm ân cần, chu đáo, sự lo lắng khôn nguôi của người mẹ dành cho những đứa con mình. Khi con cháu lên xe, bà còn dặn với: “Vào trong nhớ ăn uống đàng hoàng nghe bây. Đừng bỏ bữa sáng. Không ai thương bằng cơm thương”. Quả thật, trong mắt mẹ, con cái bao giờ cũng nhỏ dại, cũng cần được quan tâm, lo lắng.

+ Khi bà bị ốm, nằm không dậy được, gặp con, câu đầu tiên bà hỏi: “Con ăn chi chưa? Mẹ không bắc cơm được. Thôi ra đầu chợ ăn tạm. Bữa nào khỏe mẹ nấu cơm cho ăn. Tội nghiệp”. Vẫn là nỗi lo lắng về con, vẫn là niềm thương con, không hề nghĩ gì cho bản thân mình.

2.3. Nêu và phân tích đặc sắc về nghệ thuật.

+ Khắc họa tính cách nhân vật thông qua ngôn ngữ đối thoại và qua hành động.

+ Ngôi kể thứ ba, linh hoạt trong sử dụng điểm nhìn.

+ Xây dựng tình huống truyện độc đáo: chỉ qua một cuộc gặp gỡ ngắn ngủi, nhưng vẻ đẹp tâm hồn, tình yêu thương chân chất của người mẹ quê đã được khắc họa rõ nét.

+ Sử dụng những chi tiết đắt giá như chén cơm,…

+ Ngôn ngữ:

2.4. Đánh giá chung, mở rộng, nâng cao.

Tư tưởng của tác giả gửi gắm qua hình tượng nhân vật người mẹ:

+ Ca ngợi tấm lòng của những người mẹ quê: luôn yêu thương con bằng một tình yêu chân chất, mộc mạc mà sâu sắc.

+ Cảnh tỉnh con người hiện đại về lối sống xô bồ, vô cảm, bỏ quên những điều tưởng chừng như bình dị nhưng lại vô cùng quý giá.

+ Gửi gắm thông điệp: mỗi người con hãy luôn biết trân trọng tình yêu của mẹ dành cho mình, để sau này không phải day dứt, ân hận khi mẹ không còn nữa.

– Nghệ thuật xây dựng nhân vật:

+ Khắc họa tính cách nhân vật thông qua ngôn ngữ đối thoại và qua hành động.

+ Ngôi kể thứ ba, linh hoạt trong sử dụng điểm nhìn

+ Xây dựng tình huống truyện độc đáo: chỉ qua một cuộc gặp gỡ ngắn ngủi, nhưng vẻ đẹp tâm hồn, tình yêu thương chân chất của người mẹ quê đã được khắc họa rõ nét.

+ Sử dụng những chi tiết đắt giá như chén cơm,…

Kết bài: Đánh giá tác phẩm và tài năng tác giả.

Đây là tác phẩm truyện ngắn độc đáo và đặc sắc.

Qua tác phẩm, cho thấy thành công của tác giả trong việc khai thác thể loại truyện ngắn và tấm lòng nhân đạo sâu sắc của nhà văn. Đọc xong tác phẩm, mỗi chúng ta thấy bận bịu vô cùng về tình cảm yêu thương dành cho người mẹ kính yêu của mình, nhắc nhở mỗi chúng ta cần biết trân trọng những bữa cơm gia đình, những điều bình dị trong cuộc sống hàng ngày cũng như biết lắng nghe và thấu hiểu mẹ của mình.

Bài viết tham khảo

“Văn học và đời sống là những vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm là con người” (Nguyễn Minh Châu – Phỏng vấn đầu xuân 1986 của báo Văn nghệ). Nhận định của nhà văn Nguyễn Minh Châu đã khắc họa thiên chức của văn chương chính là tấm gương phản ánh trung thành hiện thực cuộc sống khách quan qua lăng kính chủ quan của người nghệ sĩ. Dù được sáng tác bằng bất cứ thể loại nào và trong bất cứ thời đại nào, ngòi bút của các nhà văn luôn hướng đến cuộc sống với tất cả những nỗi niềm, dù là vui tươi yêu đời hay đau khổ đến phẫn uất của con người. Cuộc sống xã hội hiện đại ngày nay với biết bao nhiêu phức tạp của đời sống kinh tế  thị trường và sự gấp gáp của một guồng quay như muốn nuốt chửng con người đã khiến con người đôi khi quên mất cần phải trân trọng tình mẫu tử, trân trọng những điều nhỏ bé bình dị của cuộc sống xung quanh mình. ý thức được mối quan hệ giữa văn học và đời sống cũng như thiên chức của người cầm bút ấy, mỗi nhà văn, nhà thơ đều có cho mình ít nhất một sáng tác về người mẹ kính yêu. Đây cũng chính là mảnh đất cội nguồn màu mỡ đã được các nhà văn đào sâu và khai phá tự muôn thuở của văn chương. Nhà văn Nguyễn Công Danh đã sáng tạo tác phẩm “Cơm mùi khói bếp” với sự thành công và độc đáo ở một số phương diện nội dung và nghệ thuật như chủ đề, nhân vật, ngôn ngữ…tạo được dấu ấn sâu sắc trong lòng bạn đọc.

Nhà văn Nguyễn Công Danh, sinh năm 1987, hiện làm ở Tạp chí Cửa Việt, Quảng Trị. Anh đã xuất bản ba tập truyện ngắn: Cõng nhau trong một cõi người (2013), Chuyến tàu vé ngắn (2016), Trong cơn say níu sợi dây đứt (2019) và một tập tùy bút: Khói sẽ làm mắt tôi cay (2014) đều ở NXB Trẻ. Đầy chiêm nghiệm, sâu sắc ở cả đời và đạo, truyện Hoàng Công Danh thấm đẫm tình người lại hóm hỉnh, rất có duyên; cũng như lương duyên với văn chương nghệ thuật dù rằng anh tốt nghiệp kỹ sư ngành vật lý Trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Belarus. Truyện ngắn Cơm mùi khói bếp được in trong Chuyến tàu vé ngắn, xuất bản năm 2015.

Do đặc thù về mặt thể loại, truyện ngắn “tập trung mô tả một mảnh đất của cuộc sống, một biến cố hay một vài biến cố xảy ra trong một giai đoạn nào đó của đời sống nhân vật, biểu hiện nào đó của tính cách nhân vật, thể hiện một khía cạnh nào đó của xã hội” (Nguyễn Xuân Nam, Từ điển Văn học, tập 2, NXB KHXH, Hà Nội, 1984, tr.457). Một thiên truyện ngắn có thể trở thành một “tòa lâu đài” chứa đựng cả tinh thần thời đại nếu như thực sự nằm dưới ngòi bút có tài. Nhà văn chỉ cần “Vẽ một con báo qua mảng lông mà vẫn biết là con báo, qua một con mắt mà truyền được cả tinh thần” (Lỗ Tấn). Nhà văn Công Doanh đã lựa chọn cho mình ngôi kể thứ ba, điểm nhìn là kết hợp giữa điểm nhìn bên trong và điểm nhìn bên ngoài điều này tạo nên tính chân thực và sinh động, linh hoạt cho tác phẩm. Nhan đề bao gồm 4 từ giản dị, gợi lên những bữa cơm mà bát cơm còn vương mùi khói bếp, mùi bếp củi được cháy lên bởi rơm rạ, củi khô quen thuộc với mỗi người, đặc biệt là những người sinh ra và gắn bó ở nông thôn. Hình ảnh bát cơm, bữa cơm được tạo nên bởi đôi tay gầy khẳng khiu của mẹ giữa khói bếp chờn vờn mỗi sớm mai là hình ảnh được nhắc đi nhắc lại trong tác phẩm, thậm chí đẽ trở thành một biểu tượng nghệ thuật.

Cốt truyện giản dị, xoay xung quanh 2 lần về quê của nhân vật người con – nay đã trở thành chủ gia đình, lần đầu tiên đưa vợ và con trai về quê ăn tết cùng mẹ nhưng đặt ra nhiều suy tưởng với mỗi độc giả. Từ đó, toát lên chủ đề của tác phẩm: người con trai cùng gia đình nhỏ của mình vì quen với lối sống thành thị nên không coi trọng những bữa cơm mẹ nấu cùng tình cảm của mẹ, đến khi mẹ qua đời thì hối hận cũng đã muộn. Từ đó, tác phẩm đề cao những bữa cơm sum họp gia đình, nhắc nhở mỗi chúng ta bên cạnh sự bươn chải cuộc sống, hãy yêu thương, quan tâm và thấu hiểu với mẹ vì mẹ già không thể sống trường thọ mỗi chúng ta, điều cha mẹ cần ở mỗi người con không phải là vật chất mà chính là sự yêu thương và đại gia đình quây quần bên nhau.

Một trong những thành công nổi bật của tác phẩm, là đã xây dựng thành công hình ảnh người mẹ – người phụ nữa điển hình cho vẻ đẹp truyền thống tự ngàn đời của người phụ nữ Việt Nam. Mẹ có hoàn cảnh sống rất bình dị, đó là một bà mẹ quê đã ngoài sáu mươi, sống một mình, bởi gia đình người con trai duy nhất đang sinh sống ở Sài Gòn xa xôi. Dấu hiệu tuổi tác thẻ hiện rõ ở ngoại hình, hé lộ một cuộc đời đầy gian truân và vất vả “đã bắt đầu cong hình đòn gánh”. Phẩm chất nổi bật ở người phụ nữ ấy, là tấm lòng của một người mẹ quê đôn hậu, yêu thương con cái hết mực. Bà vui mừng khi thấy gia đình người con trai về, đon đả chạy ra tận ngõ đón. Thậm chí dù đã có tuổi, nhưng bà vẫn một tay bế cháu, một tay phụ các con xách hành lí. Người mẹ luôn quan tâm lo lắng cho những đứa con, nhất là cái ăn. Khi vừa xếp đồ đạc xong, câu hỏi đầu tiên của bà là: “Chắc bây đói bụng rồi, để mẹ đi nấu cơm cho ăn”. Khi biết các con đã ăn trên thị xã, bà hơi chạnh lòng. Bà chạnh lòng vì muốn được tự mình nấu cho các con ăn, muốn được cùng các con ăn một bữa cơm sum vầy, ấm cúng sau bao năm xa cách. Mỗi sáng sớm, bà đều trở dậy nấu cơm, bởi trong suy nghĩ chân chất của bà, chỉ có cơm mới chắc bụng, no lâu, phải ăn cơm mới khỏe: “Không ai thương bằng cơm thương”. Bà dậy sớm nấu cơm bếp rơm cũng là muốn cho con trai được ăn lại miếng cơm cháy mà ngày còn nhỏ anh rất thích. Những hành động đó của bà đều xuất phát từ tấm lòng yêu thương con của một người mẹ. Buổi sáng khi gia đình người con chuẩn bị vào lại Sài Gòn, bà lại dậy sớm chuẩn bị mọi thứ cho các con mang theo ăn dọc đường: Bà mẹ dậy sớm làm gà, nấu cơm. Vẫn một mình bà cặm cụi với cái bếp. Bà xúc đầy đơm cơm vào chiếc cà mèn. Gà luộc cho vào hộp đựng. “Bây đem lên xe mà ăn. Cơm dọc đường dọc sá không ngon đâu”. Sự quan tâm ấy, đối với con người hiện đại bấy giờ có thể là nhiêu khê, nhưng ẩn chứa trong đó là một sự quan tâm ân cần, chu đáo, sự lo lắng khôn nguôi của người mẹ dành cho những đứa con mình. Khi con cháu lên xe, bà còn dặn với: “Vào trong nhớ ăn uống đàng hoàng nghe bây. Đừng bỏ bữa sáng. Không ai thương bằng cơm thương”. Quả thật, trong mắt mẹ, con cái bao giờ cũng nhỏ dại, cũng cần được quan tâm, lo lắng. Khi bà bị ốm, nằm không dậy được, gặp con, câu đầu tiên bà hỏi: “Con ăn chi chưa? Mẹ không bắc cơm được. Thôi ra đầu chợ ăn tạm. Bữa nào khỏe mẹ nấu cơm cho ăn. Tội nghiệp”. Vẫn là nỗi lo lắng về con, vẫn là niềm thương con, không hề nghĩ gì cho bản thân mình. Dù người mẹ giờ đấy đã ốm nặng, nhưng vẫn quên đi nỗi đau thể xác của bản thân để quan tâm đến các con, tự trác và giằn vặt mình khi chưa kipj nấu cơm cho con. Thậm chí còn hi vọng mình sẽ khỏe lại và tiếp tục nấu cơm cho con. Đó là tấm lòng yêu thương, bao la của một người mẹ cho đi nhưng không hề mong muốn phải nhận lại, như một con tằm rút cạn ruột của mình để yêu thương con.

Hình ảnh người mẹ được khắc họa thông qua ngôn ngữ đối thoại và qua hành động. Cùng với đó là ngôi kể thứ ba, linh hoạt trong sử dụng điểm nhìn. Ngoài ra, tác phẩm đã xây dựng tình huống truyện độc đáo: chỉ qua một cuộc gặp gỡ ngắn ngủi, nhưng vẻ đẹp tâm hồn, tình yêu thương chân chất của người mẹ quê đã được khắc họa rõ nét.

Trong tác phẩm văn học, nội dung và hình thức luôn là một thể thống nhất hữu cơ và biện chứng. Như Bielinsky nói: “Nội dung và hình thức đều gắn liền với linh hồn của thể xác”. Sự gắn bó này là kết quả sáng tạo của tài năng và tâm huyết của nhà văn. Và tác phẩm văn học có giá trị lớn, đặc biệt chúng thể hiện sự thống nhất cao giữa nội dung và hình thức. Nhà văn Nga Leonov đã nói: “Một tác phẩm nghệ thuật đích thực luôn là một phát minh về hình thức và khám phá nội dung.”. Truyện ngắn Cơm mùi khói bếp đã ca ngợi tấm lòng của những người mẹ quê: luôn yêu thương con bằng một tình yêu chân chất, mộc mạc mà sâu sắc. Cất lên hồi chuông cảnh tỉnh con người hiện đại về lối sống xô bồ, vô cảm, bỏ quên những điều tưởng chừng như bình dị nhưng lại vô cùng quý giá. Từ đó gửi gắm thông điệp: mỗi người con hãy luôn biết trân trọng tình yêu của mẹ dành cho mình, để sau này không phải day dứt, ân hận khi mẹ không còn nữa. Bên cạnh nghệ thuật khắc họa tính cách nhân vật thông qua ngôn ngữ đối thoại và qua hành động, sử dụng ngôi kể thứ ba, linh hoạt trong sử dụng điểm nhìn. Xây dựng tình huống truyện độc đáo: chỉ qua một cuộc gặp gỡ ngắn ngủi, nhưng vẻ đẹp tâm hồn, tình yêu thương chân chất của người mẹ quê đã được khắc họa rõ nét. Sử dụng những chi tiết đắt giá như chén cơm kết hợp không gian bếp củi và làng quê cùng thời gian trật tự tuyến tính đã khắc họa một câu chuyện đời thấm thía. Cùng với ngôn ngữ vừa giản dị, vừa mang tính triết lí sâu sắc đem lại chiều sâu suy tưởng cho tác phẩm.

“Giống như ngọn lửa thần bốc lên từ trong cành khô, tài năng bắt nguồn từ những tình cảm mạnh mẽ nhất của con người” (Raxun Gamzatop). Qua tác phẩm, cho thấy thành công của tác giả trong việc khai thác thể loại truyện ngắn và tấm lòng nhân đạo sâu sắc của nhà văn. Đọc xong tác phẩm, mỗi chúng ta thấy bận bịu vô cùng về tình cảm yêu thương dành cho người mẹ kính yêu của mình, nhắc nhở mỗi chúng ta cần biết trân trọng những bữa cơm gia đình, những điều bình dị trong cuộc sống hàng ngày cũng như biết lắng nghe và thấu hiểu mẹ của mình.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *