Viết văn bản thuyết minh về tác phẩm Phóng sự Góc chiếu giữa đình của Ngô Tất Tố

VIẾT VĂN BẢN THUYẾT MINH VỀ MỘT TÁC PHẨM VĂN HỌC 

ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

    Đọc văn bản: Đọc văn bản sau:

Trời đã quá trưa. Tôi vừa về đến nhà trọ, đã thấy người nhà ông Lũy đã sang mời. Lần này là ba. Sáng ngày đã hai lần rồi.[..] Vì tôi trọ học ở gần nhà ổng thành ra quen ổng. Người ta bảo với tôi rằng: Ổng rất thật thà chăm chỉ. Trước đó chừng mười lăm năm, ổng còn làm nghề cày thuê, vợ ổng thì chuyên đi ở vú sữa. Cái chính sách tiết kiệm, trong một thời kỳ khá dài, đã đưa nhà ổng lên đến bậc có máu mặt, lưng vốn ở nhà đã có gần mẫu ruộng và nửa con trâu. Trong mấy năm nay, vợ ổng đã không còn sữa, ổng cũng không được khỏe mạnh như xưa, cho nên cả hai đều tự hưu trí để cùng trông nom nhà cửa ruộng nương. Nhờ trời hồi ấy luôn luôn được mùa, vận ổng lại càng tấn tới, trong chuồng lúc nào cũng có lợn lớn, thóc lúa đủ ăn từ vụ nọ đến vụ kia. Trong cái hạnh phúc của loài người, ổng không mong gì hơn thế, nếu như làng ổng không có cái đình. Khổ vì cái làng Đ.Tr. nhà ổng tuy không phải làng văn vật, nhưng mà rất có trật tự. Bao giờ cũng vậy, ngồi chỗ trong đình làng ấy cũng như ngồi chỗ ở các rạp hát, vẫn chia ra rất nhiều lô: trên nhất là chiếu phẩm hàm, rồi đến các chiếu chức dịch, trai đinh phải ngồi vào lớp cuối cùng. Ông tuy ngoài năm chục tuổi, nhưng vẫn là hạng bạch đinh, mỗi khi ra đình, chỉ được ngồi với bọn bố cu, bố đĩ. Điều đó, ổng rất lấy làm bất mãn. Nhiều lần làng khuyết lý trưởng, phó lý, ổng đã dốc lòng định mưu lấy chút danh phận. Chỉ vì ổng không biết một thứ chữ nào, cho nên không được như nguyện. Năm nay, mái đình làng ấy có mấy chỗ dột. Dân làng cũng mong chữa lại, nhưng mà tiền công của làng chỉ vừa đủ để các hào lý đi việc quan, không còn thừa mà mua ngói. Các ông kỳ dịch liền gọi ổng ra giữa đình, để bán cho ổng cái chức “lý cựu” lấy một trăm bạc chi tiêu vào công việc tu bổ.

Lúc đầu ổng cũng phân vân, vì sợ cái của “không tân mà cựu” sẽ không được ai quý trọng. Mấy ông kỳ dịch nói rất bùi tai, họ bảo người ta bỏ hàng năm, bảy trăm, một nghìn để làm ông lý, ông phó. Đằng này, ông chỉ tốn một trăm bạc, không vất vả gì, mà rồi cũng được ngồi ngang với họ, ăn biếu ăn xén như họ. Ấy là một dịp hiếm có, không nên bỏ qua. Nghe vậy, ổng cũng cho là rất có lý và đã bàn kỹ với vợ. Vợ ổng cũng muốn được làm bà Cựu, nên cũng khuyên ổng cố lo. Từ nửa tháng trước, ổng đã bán trâu, bán ruộng, được hơn trăm bạc, để nộp cho làng. Thế là công việc mười phần đã xong chín phần, chỉ còn khao làng một bữa, thì sẽ thành danh ông Cựu. Đáng lẽ bữa khao ấy ổng định hoãn đến tháng mười, đợi cho lúa gạo của nhà, đỡ phải vay mượn mất lãi. Nhưng mấy ông hương lý không nghe. Họ nói để lâu không tiện, dân làng đã vậy, còn quỷ thần. ừ thì cái áo còn lo được, huống chi cái giải! Trước một lần, sau cũng một lần, lo lúc nào thì xong lúc ấy. Ôíng nghĩ vậy, nên mới cố mua bát họ hơn sáu chục đồng để lo cho yên. Cứ ý bà Cựu, thì cuộc khao này chỉ cốt cho đủ lệ làng, không mời khách khứa nào cả. Ông Cựu không chịu. Bây giờ ổng đã làm bậc lý cựu trong làng, không thể xử cách nhom nhem được. Bởi vậy, ổng định làm thật linh đình. Nhà chật. Trừ khu bếp đun, toàn thể dinh cư chỉ có bốn gian một chái nhà tranh. Ngày thường, với gia đình ổng như thế cũng là rộng. Lúc nào có việc, nó không đủ chỗ để chứa làng xóm họ mạc. Từ chiều hôm qua, ông đã sai mổ con lợn, để nhờ bà con dựng hộ gian rạp. Bấy giờ đã nửa tháng tám, công việc ngoài đồng xong rồi, cả làng ai cũng rỗi rãi. Tôi tuy chưa sang nhà ông, cũng nghe nói số người giúp đáp đông lắm. Mẹ nào con ấy, chị nào em ấy, người ta kéo vào từng lũ. Cái anh người nhà sang mời khoe rằng:

– Bữa chiều hôm qua, tất cả năm chục mâm cỗ. Con lợn bảy yến, chỉ ăn một lượt là hết. Sáng nay ông Cựu lại cho giết ba con nữa, hai con để họ hàng ăn cơm, một con để đem lễ thờ, rồi biếu dân làng.

Và hắn nói thêm:

– Nhưng cũng chưa đủ. Chiều nay còn mời các lão và tư văn, thế nào cũng phải vài ba con nữa.

[…..]

Năm hôm sau nữa, tôi gặp bà Cựu cắp nón đi ra cổng làng, với một dáng điệu không vui:

– Chào ông ở nhà, cháu đi làm đây.

Và không đợi tôi hỏi, bà ấy vội vàng cắt nghĩa:

– Cháu sang Hà Nội làm vú già ông ạ. Có gần mẫu ruộng và nửa con trâu đã bán hết cả, lại còn nợ thêm hơn bảy chục đồng, nếu không đi làm thì lấy gì mà đóng họ?

(Phóng sự Góc chiếu giữa đình-Trích Phóng sự “Việc làng” của Ngô Tất Tố)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1: Câu chuyện trên được kể theo ngôi kể thứ mấy?

Câu 2: Xác định điểm nhìn của nhân vật?

Câu 3: Chỉ ra lí do mà vợ chồng ông lũy quyết định mua chức “lý cựu”?

Câu 4: Tìm những lí lẽ mà các kỳ dịch trong làng dung để thuyết phục ông lũy mua chức “lý cựu”?

Câu 5: Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong những câu văn sau: “ Bữa chiều hôm qua, tất cả năm chục mâm cỗ. Con lợn bảy yến, chỉ ăn một lượt là hết. Sáng nay ông Cựu lại cho giết ba con nữa, hai con để họ hàng ăn cơm, một con để đem lễ thờ, rồi biếu dân làng”.

Câu 6: Qua những việc làm của nhân vật vợ chồng ông Lũy, anh/chị có nhận xét gì về nhân vật này?

Câu 7: Nhà văn thể hiện tình cảm, thái độ như thế nào đối với các nhân vật trong truyện?

Câu 8: Bài học sâu sắc nhất anh/chị rút ra qua truyện ngắn trên?

 

LÀM VĂN (4.0 điểm)

Anh/chị hãy viết một bài văn  (khoảng 600 chữ) thuyết minh về tác phẩm trên.

 

………………………….. HẾT ………………………

                             HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần Câu Nội dung Điểm
 I   ĐỌC HIỂU 5,0
  1 Câu chuyện được kể từ ngôi kể thứ ba 0,5
  2 Điểm nhìn bên ngoài và điểm nhìn bên trong

(Hoặc thí sinh có thể trả lời điểm nhìn của người kể chuyện và điểm nhìn của nhân vật)

 

0,5
  3 Lí do mà vợ chồng ông lũy quyết định mua chức “lý cựu”:

-Ông tuy ngoài năm chục tuổi, nhưng vẫn là hạng bạch đinh, mỗi khi ra đình, chỉ được ngồi với bọn bố cu, bố đĩ. Điều đó, ổng rất lấy làm bất mãn

_Vợ ổng cũng muốn được làm bà Cựu, nên cũng khuyên ổng cố lo

Hướng dẫn chấm

-Thí sinh trả lời đúng như đáp án: 0,5 điểm

– Thí sinh nêu được 1 ý: 0,25 điểm

– Thí sinh trả lời không đúng hoặc không làm bài: không cho điểm

0,5
 

 

  4

Những lí lẽ mà các kỳ dịch trong làng dung để thuyết phục ông lũy mua chức “lý cựu”:

-Mấy ông kỳ dịch nói rất bùi tai, họ bảo người ta bỏ hàng năm, bảy trăm, một nghìn để làm ông lý, ông phó

– ông chỉ tốn một trăm bạc, không vất vả gì, mà rồi cũng được ngồi ngang với họ, ăn biếu ăn xén như họ. Ấy là một dịp hiếm có

Hướng dẫn chấm

-Thí sinh trả lời đúng 6 chi tiết: 1,0 điểm

– Thí sinh xác trả lời đúng 4-5chi tiết: 0,75điểm

– Thí sinh trả lời đúng 2-3 chi tiết: 0,5 điểm

Thí sinh trả lời đúng 1 chi tiết: 0,25 điểm

– Thí sinh trả lời không đúng hoặc không làm bài: không cho điểm

 

1.0

 

 

  5 Tác dụng của biện pháp tu từ liệt kê:

– Hình ảnh liệt kê: tất cả năm chục mâm cỗ ,Con lợn bảy yến, giết ba con nữa

– Tác dụng:

+Thể hiện sự tốn kém khi phải làm tiệc khao danh

+ Làm cho câu văn sinh động, gợi hình, gợi cảm

Hướng dẫn chấm

-Thí sinh trả lời đủ ý: 1,0 điểm

-Thí sinh trả lời được 01ý : 0,5 điểm

– Thí sinh trả lời không đúng hoặc không làm bài: không cho điểm

1.0

 

 

 

 

  6 – Nhận xét về nhân vật ông Lũy: Vợ chồng ông Lũy  đáng thương vừa đáng trách

+ Đáng thương: bị bị sập bẫy của bọn lí dịch làng Đ.Tr. giương lên.

+ Đáng trách: hám danh phận .

Hướng dẫn chấm

-Thí sinh trả lời đủ ý: 0,5 điểm

-Thí sinh trả lời được ý 01 hoặc chạm được một phần ý 01: 0,25 điểm

-Thí sinh trả lời không đúng hoặc không làm bài: không cho điểm

1.0

 

 

 

  7 – Tình cảm, thái độ của nhà văn với các nhân vật:

Tác giả “Việc làng” hạ một câu: “Cuộc linh đình còn mãi đến sáng hôm sau”. Đó là cả một nỗi niềm thương cảm, xót xa của tác giả đối với vợ chồng ông Lũy.

Lên án tố cáo bọn quan lại , phê phán sự thối nát của xã hội bấy giờ

Hướng dẫn chấm

– Thí sinh trả lời như đáp án: 1.0 điểm

– Thí sinh trả lời được 1 ý : 0,25 điểm

Thí sinh trả lời không đúng vấn đề hoặc không làm bài: không cho điểm

1.0
  8 Học sinh có thể đưa ra bài học khác nhau, dưới đây là một số gợi ý:

+ Không ham danh vọng hão huyền mà đẩy gia đình rơi vào túng quẫn

+ Đừng vì  ham cái danh “vô thực” mà đẩy gia đình và bản than rơi vào cành đối nghèo…

Hướng dẫn chấm

– Trả lời tương tự như đáp án: 0,5 điểm

– Học sinh nêu bài học nhưng chưa thuyết phục hoặc diễn đạt còn vụng: 0,25 điểm

Thí sinh trả lời không đúng vấn đề hoặc không làm bài: không cho điểm

(Đây là câu hỏi mở, thí sinh có thể lựa chọn phương án và diễn đạt theo cách khác miễn là có ý thì giám kháo có thể linh hoạt cho điểm)

0.5

LÀM VĂN

1.Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm

Việt Nam ta có rất nhiều tác giả nổi tiếng với nhiều tác phẩm hay, không thể không nhắc đến một tác giả nổi tiếng trong những năm của thế kỷ XX gắn liền với nhiều hoàn cảnh lịch sử đó là Ngô Tất Tố.Ngoài tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố rất nổi tiếng của ông thì còn các công trình nghiên cứu, dịch thuật, tiểu thuyết như “Lều chõng” còn để lại hai tập phóng sự viết về nông thôn Việt Nam trước năm 1945: “Tập án cái đình” và “’Việc làng”. Trong đó ấn tượng là phóng sự “Góc chiếu giữa đình” là bức tranh sinh động về đời sống nông thôn Bắc Bộ trước cách mạng tháng 8.Đồng thời thể hiện mang khuynh hướng dân chủ tiến bộ và giàu tính chiến đấu; một nhà văn hiện thực xuất sắc chuyên viết về nông thôn trước cách mạng của Ngô Tất Tố.

Thân bài:

*Giới thiệu ngắn gọn về quê quán, gia đình, con người , sự nghiệp văn chương của tác giả.

Ngô Tất Tố (1893 – 1954), quê ở làng Lộc Hà, huyện Từ Sơn, Bắc Ninh (nay thuộc Đông Anh, ngoại thành Hà Nội).  Ông là nhà văn, nhà báo, nhà khảo cứu triết học và văn học Việt Nam.Ông xuất thân là một nhà nho gốc nông dân, là một học giả với nhiều công trình triết học và văn học cổ có giá trị, không những vậy ông còn là một nhà báo nổi tiếng với nhiều bài mang khuynh hướng dân chủ tiến bộ và giàu tính chiến đấu, bài viết của ông miêu tả lên được hiện thực xuất sắc chuyên viết về nông thôn trước cách mạng và sau cách mạng

– Sau cách mạng nhà văn tận tuỵ trong công tác tuyên truyền văn nghệ phục vụ kháng chiến chống Pháp, ông đã hy sinh trên đường công tác ở sau lưng địch.

– Ngòi bút hướng tới khám phá và phát hiện ở nhân dân lao động những đức tính tốt đẹp.

Với những đóng góp lớn lao của bản thân cho nền văn học nghệ thuật nước nhà, Ngô Tất Tố đã được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn hoá nghệ thuật đợt 1 năm 1996.

*Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác và thể loại của tác phẩm.

Trong đó “Việc làng” gồm có 16 bài phóng sự; “Góc chiếu giữa đình” là bài số VI của tác phẩm, được trích ra. Qua nội dung câu chuyện kể về ông Lũy tổ chức lễ ăn khao vì mua được cái chức lí cựu mà trở thành khánh kiệt, nợ nần, tác giả đã châm biếm hủ tục nơi “cái làng xôi thịt” ngày xưa, chỉ mặt vạch tên bọn chức dịch là đầu trò của mọi hủ tục, tệ nạn ấy, chúng chỉ muốn ăn chơi, vung tiền để mua chức, mua quyền rồi để thấy được một bộ máy chính quyền mục nát, không có đức tính của một vị quan, và ông Lũy chính là nạn nhân của bọn chức quan quyền ấy.

* Trình bày tư tưởng và nghệ thuật của tác phẩm.

-Theo tác giả, cái ngôi làng khi đó đã biến thành một triều đình phong kiến thu nhỏ, mà ở đây, lợi dụng sự mê tín của dân chúng, vì người dân Việt Nam vốn rất tin vào thần linh nên bọn chúng đã bày mưu để nhân dân ta u mê về tín ngưỡng như vậy, bọn thực dân phong kiến đã giở mọi trò lừa đảo nhằm thực hiện chính sách ngu dân khiến cho nhân dân ta không làm gì chỉ tin vào thần linh, bóc lột của chúng: “Bày ra một cái triều đình giả dối, lấy ông thần gỗ tôn lên ngai báu, lấy tổng lý làm công khanh, lấy thịt xôi làm bổng lộc để họ đam mê áo mũ xênh xang, trống giong cờ mở”.

-Cái sai lầm đó chính là triều đình phong kiến nên đời sống nhân dân như thế nào thì các quan cũng không quan tâm họ chỉ nghĩ cách nào để hại dân, và chính quyền thực dân phong kiến vẫn chủ trương duy trì lấy nó, nhằm kìm hãm nhân dân ta trong vòng ngu tối, lạc hậu, không cho đất nước phát triển, người dân lúc nào cũng luẩn quẩn trong cúng bái. Và rồi ông Lũy chính là hình ảnh đại diện cho nhân dân Việt Nam lúc bấy giờ, như con còn hiền lành lâm nạn, bị sập bẫy của bọn lý dịch làng giương lên, cũng chỉ biết nghe theo không chống lại được. Vốn ông Lũy biết mình “rất lấy làm bất mãn” về thân phận bạch đinh đầu chày đít thớt thấp hèn, chúng đã gọi ông ra giữa đình bán cho ông cái chức lí cứu lấy một trăm bạc chi tiêu vào công việc tu bổ ngôi đình bị dột mấy chỗ. Khi ông Lũy còn đang phân vân , ông nghĩ sẽ không được ai quý trọng thì họ “nói rất bùi tai” khiến cho ai nghe cũng muốn mua ngay: “chỉ mất trăm bạc mà được ngồi ngang hàng với lý trưởng, phó lý, với các chức dịch trong làng, được “ăn biếu ăn xén”…

Phóng sự Góc chiếu giữa đình tái hiện, miêu tả sự việc một cách sinh động. Việc triển khai các tình tiết đều được thực hiện qua cái nhìn của nhân vật “tôi”, do đó vừa có tính khách quan vừa in đậm sắc thái chủ quan.    “Góc chiếu giữa đình” là một bài phóng sự đặc sắc. Sự việc được kể lại một cách chi tiết, cụ thể, sinh động. Cuộc mua bán cái chức lí cựu, cuộc ăn khao được miêu tả chân thực, khiến độc giả cảm thấy như mình được mục kích, được tham dự. Ngô Tất Tố đã để lại sự việc và con người trong cuộc châm biếm hủ tục, vạch mặt chỉ tên bọn chức dịch trong cái làng “xôi thịt” ngày xưa chính là bọn đầu trò chủ mưu dùng quỷ thần trong cuộc mua bán rượu chè nhậu nhẹt, tổ tôm, thuốc phiện. Hủ tục và bọn lí dịch đã xô đẩy bao người dân lương thiện vào vòng tù tội, khuynh gia bại sản, sa cơ, tha phương cầu thực thật thương tâm.

Kết bài: Khẳng định đóng góp của tác phẩm cho nền văn học hoặc đời sống văn hóa của đất nước và thế giới.

Tác phẩm “Góc chiếu giữa đình” là một bài phóng sự đặc sắc, hay, mang giàu giá trị tố cáo hiện thực xã hội bấy giờ. Sự việc được kể lại một cách chi tiết, cụ thể, sinh động. Thông qua chuyện mua danh của ông lũy , tác giả phê phán những hủ tục tệ hại của làng quê Việt nam trước cách mạng tháng tám khiến cho người đọc cũng cảm thấy như mình được tham dự, sự việc và con người trong cuộc châm biếm hủ tục, vạch mặt chỉ tên bọn chức dịch trong cái làng ngày xưa, để thấy tội ác của bọn thực dân phong kiến. Hủ tục và bọn lý dịch đã xô đẩy bao người dân lương thiện vào khuynh gia bại sản, sống trong nợ nần, cho xã hội đi vào nơi tối tăm.

Qua phóng sự “Góc chiếu giữa đình”, Ngô Tất Tố đóng góp cho văn học Việt Nam trước cách mạng tháng 8 một tác phẩm đặc sắc. Giúp cho người đọc thấy được những góc tối của xã hội, thấy được bộ mặt bọn chức sắc thời đó đẩy người dân đến bước đường cùng .

BÀI VIẾT THAM KHẢO

Nhà thơ Phùng Quán từng viết rằng:

“Có những phút ngã lòng

Tôi vịn câu thơ và đứng dậy..”

Và có lẽ cũng có thật nhiều mảnh đời đã tận sống những ngày đẹp đẽ nhờ văn chương như một vị thần cứu thế. Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư đã từng bộc bạch bằng những lời chân thành:”Tôi bắt đầu tin văn chương cũng có lửa, làm tan chảy những bức tường thép mà mỗi người tự dựng lên;văn chương cũng là băng,gắn kết những ốc đảo người thành một khối;văn chương cũng là nước,dịu dàng mãnh liệt vượt qua rào cản lịch sử,..Và điều vĩ đại hơn khi những hoàn cảnh lịch sử ấy lại được lấy để làm nên những sáng tác của những cây bút văn chương.Những tác phẩm hay luôn để lại cho ta bao nhiêu trăn trở và nghệ sĩ chân chính là người để lại cho ta những hạt ngọc trời quý giá. Ngô Tất Tố đã quá đỗi quen thuộc khi đã đưa ta đến bên cạnh tác phẩm”Tắt đèn”.Ngoài ra ta còn ấn tượng về bức tranh sinh động về đời sống nông thôn Bắc Bộ trước Cách mạng tháng 8 qua phóng sự “Góc chiếu giữa đình” trích “Việc làng”. Do ông là nhà văn xuất sắc chuyên viết về nông thôn trước cách mạng nên đứa con tinh thần ấy của ông đã thật ấn tượng khi thể hiện khuynh hướng dân chủ tiến bộ và giàu tính chiến đấu.

Ngô Tất Tố là một cây bút lỗi lạc của văn học hiện thực đương thời.Ông là nhà văn,nhà báo, nhà khảo cứu triết học và văn học Việt Nam. Ông xuất thân là một nhà nho gốc nông dân,là một học giả với nhiều công trình triết học và văn học cổ có giá trị.Không những thế ông còn là nhà báo nổi tiếng với nhiều bài mang khuynh hướng dân chủ tiến bộ và giàu tính chiến đấu,ông luôn miêu tả được hiện thực trước và sau sách mạng.Và sau cách mạng Ngô Tất Tố luôn tận tụy trong công tác tuyên truyền văn nghệ phục vụ kháng chiến chống Pháp và cũng bởi thế ông đã hy sinh trên đường công tác ở sau lưng địch. Ngô Tất Tố-người đứng về phía ánh sáng của lương tri,đã điêu luyện dùng ngồi bút của mình để khám phá và phát hiện ở nhân dân lao động những đức tính tốt đẹp.Người tài hoa sẽ không chịu thiệt thòi dưới đất nước yêu quý của mình vì thế sự đóng góp của ông cho nền văn học nghệ thuật của nước nhà đã được Nhà nước truy tận Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996.

Bielinxki khi viết về tác phẩm văn học đã nói rằng:”Một tác phẩm nghệ thuật là kết quả của tình yêu con người, một ước mơ cháy bỏng về một xã hội công bằng, bình đẳng,bác ái luôn thôi thúc nhà văn sống và viết,vắt cạm kiệt như dòng suy nghĩ và hiến dâng bầu máu nóng của mình cho nhân loại”. Ngô Tất Tố đã ngụp lặn trong hiện thực để tìm tòi những giá trị chân chính đẽo gọt nên tác phẩm”Việc làng”. Trong đó”Việc làng” gồm 16 bài phóng sự và “Góc chiếu giữa đình” là bài số VI của tác phẩm được trích ra .Nội dung câu chuyện kể về ông Lũy tổ chức lễ ăn khao vì mua được các chức lí cựu mà trở thành khánh kiệt,nợ nần,tác giả đã châm biếm hủ tục nơi”cái làng xôi thịt”ngày xưa,chỉ mặt vạch tên bọn chức dịch là đằu trò của mọi hủ tục,tệ nạn ấy,chúng chỉ muốn ăn chơi hưởng lạc,vung tiền để mua chức,mua quyền rồi để thấy được một bộ máy chính quyền mục nát, không có đức tính của một vi quan và ông Lũy chính là nạn nhân của bọn chức quan quyền ấy.

Giấy đối với nhà văn chẳng khác gì một cánh đồng với người nông dân.Những chữ là hạt lúa.Còn tác phẩm là bông lúa.Nhưng bông lúa không tự dưng đơm bông,nó cần sự miệt mài lao động,đó là cần lại của nghệ sĩ.Bởi thế khi tác phẩm ra đời nó được trau chuốt tỉ mỉ cả về tư tưởng và nghệ thuật và bài phóng sự”Góc chiếu giữa đình”cũng được Ngô Tất Tố gọt giũa kĩ càng.Qua bài phóng sự- theo tác giả,cái ngôi làng khi đó đã biến thành một triều đình phong kiến thu nhỏ,mà ở đây lợi dụng sự mê tín dị đoan của dân chúng bởi người Việt Nam ta vốn rất tin vào thần linh nên bọn chúng đã bày mưu để nhân dân ta u mê để bọn chúng dễ bề bày ra mọi trò lừa đảo nhầm mục dích thực hiện chính sách ngu dân khiến nhân dân không làm gì mà chỉ tin vào thần linh sau,bóc lột của chúng:”Bày ra cái triều đình giả dối,lấy ông thần gỗ tôn lên ngai báu,lấy tổng lý làm công khanh,lấy thịt xôi làm bổng lộc để họ đam mê áo mũ xênh xang,trống gióng cờ mở”

Cái sai lầm đó chính là triều đình phong kiến nên đời sống nhân dân như thế nào thì các quan cũng không quan tâm họ chỉ nghĩ cách nào để hại dân, và chính quyền thực dân phong kiến vẫn chủ trương duy trì lấy nó, nhằm kìm hãm nhân dân ta trong vòng ngu tối, lạc hậu, không cho đất nước phát triển, người dân lúc nào cũng luẩn quẩn trong cúng bái. Và rồi ông Lũy chính là hình ảnh đại diện cho nhân dân Việt Nam lúc bấy giờ, như con còn hiền lành lâm nạn, bị sập bẫy của bọn lý dịch làng giương lên, cũng chỉ biết nghe theo không chống lại được. Vốn ông Lũy biết mình “rất lấy làm bất mãn” về thân phận bạch đinh đầu chày đít thớt thấp hèn, chúng đã gọi ông ra giữa đình bán cho ông cái chức lí cứu lấy một trăm bạc chi tiêu vào công việc tu bổ ngôi đình bị dột mấy chỗ. Khi ông Lũy còn đang phân vân , ông nghĩ sẽ không được ai quý trọng thì họ “nói rất bùi tai” khiến cho ai nghe cũng muốn mua ngay: “chỉ mất trăm bạc mà được ngồi ngang hàng với lý trưởng, phó lý, với các chức dịch trong làng, được “ăn biếu ăn xén”…

Giống như những bông hoa ngoài kia ở lại với đời nhờ hương sắc, phóng sự “Góc chiếu giữa đình”ở lại với đời nhờ việc tái hiện,miêu tả sự việc một cách sinh động.Việc triển khai các tình tiết đều được thực hiện qua cái nhìn của nhân vật”tôi” nên đó vừa có tính khách quan vừa in đậm sắc thái chủ quan.”Nếu trong bụng không có ba vạn quyển sách trong mắt không có núi sông kì lạ của thiên hạ”Nếu Ngô Tất Tố không nhìn và có hiểu biết về hiện thực cuộc sống thì bài phóng sự ấy sẽ không thể trở nên đặc sắc thu hút bao người.Khi hiểu biết và tìm hiểu về đời thực xã hội ấy thì mọi sự việc sẽ được tác giả kêt lại một cách chi tiết,cụ thể nhưng không thiếu phần sinh động.Cuộc mua bán cái chức lí cựu, cuộc ăn khao được miêu tả chân thực khiến độc giả cảm thấy như mình đang có mặt trong sự việc ấy vậy.Đặc biệt hơn Ngô Tất Tố đã để lại cho đời sự việc và con người trong cuộc châm biếm hủ tục, vạch mặt chỉ tên bọn chức dịch trong cái làng “xôi thịt” ngày xưa chính là bọn đầu trò chủ mưu dùng quỷ thần trong cuộc mua bán rượu chè nhậu nhẹt, tổ tôm, thuốc phiện. Hủ tục và bọn lí dịch đã xô đẩy bao người dân đến bước đường cùng.

“Khi tác phẩm kết thúc,ấy là lúc cuộc sống thực sự của nó mới bắt đầu”Những trang viết của Ngô Tất Tố đã khép lại,nhung đồng thời cũng là bản lề của cánh cửa thế giới moẻ ra câu hỏi vô tận mang tính nhân văn sâu sắc.”Góc chiếu giữa đình” là bài phóng sự đặc sắc,hay,mang giàu tính tố cáo hiện thực xã hội lúc bấy giờ,Và khi nó kết thúc là những trăn trở được mở ra cho thế gian bởi nó khơi gợi cảm xúc một cách chi tiết,sinh động khiến bao tâm hồn của họ neo đậu những nhận thức sâu sắc về hiện thực và trái tim rung lên hướng về những điều tốt đẹp hơn và thông quá chuyện mua danh của ông Lũy mà phê phán những hủ tục tệ hại của làng quê Việt Nam trước cách mạng tháng tám.Dù trải qua chiều dài lịch sử tác phẩm có khép lại thì một lần nữa tư tưởng của Ngô Tất Tố vẫn còn sống mãi để rồi gieo vào lòng độc giả những nhận thức sâu sắc về quy luật đời sống,góc tối của xã hội và bộ mặt bọn chức sắc đấy người dân đến bước đường cùng lúc bấy giờ.Để rồi nhãn quan ta được rộng mở hơn,nhìn thấu thế gian hơn song hướng đến một tương lai tốt hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *