Viết văn bản thuyết minh về tác phẩm Vượt biển, truyện thơ dân tộc Tày Nùng

VIẾT VĂN BẢN THUYẾT MINH VỀ MỘT TÁC PHẨM VĂN HỌC

Đề bài

PHẦN ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu:

VƯỢT BIỂN

(Trích Khảm hải – truyện thơ dân tộc Tày-Nùng)  

…Chèo đi rán (1)thứ chín

Trông thấy nước dựng đứng chấm trời,

Khắp mặt biển nước sôi gầm réo.

Biển ơi, đừng giết tôi,

Nước hỡi, nước đừng lôi lấy thuyền,

Đừng cho thuyền lật ngang,

Đừng cho tôi bỏ thân chốn này, biển hỡi !

Qua rồi, ta chèo đi!

Chèo đi rán thứ mười

Thuyền lướt theo nước trời băng băng,

Cánh dầm tung bốn góc

Rán lại rán bay đi…

Chèo đến rán mười một

Sóng đuổi sóng xô đi

Nước đuổi về sau lưng.

Chèo mau lên, chèo cố

Cho thuyền đến cửa biển ta dừng,

Cho thuyền đến bãi cát vàng bình an.

Chèo đi rán mười hai

– A ! Bờ biển kia rồi,

Ta chèo mau lên thôi,

Chèo mau lên, hỡi người trai trẻ !

Trai trẻ hãy lắng tai,

Trai trẻ nghe tôi bảo,

Lại đây nghe tôi dạy:

– Mau lên ta kéo thuyền vào cạn,

Cùng lôi tảng vào bến,

Kéo thuyền vào bãi cát chói hồng,

Kéo thuyền vào bãi bướm vàng vờn bay !

– Mời nàng hương(2) hai cô

Mời em hãy ôm hoa lên bến,

Mời nàng hãy ôm hương hầu slay(3)

Quân quan lên “bời bời”(4),

Đàn bà cầm nón ra thuyền

Đàn ông cầm ô lên bến

Tay trái xách giày hoa ra tảng

Tay phải xách giày đẹp lên bờ.

Gánh gồng lên rầm rập theo slay,

Bao của quý khiêng  đi lễ người.

Mười hai rán nay đã qua rồi.

Bây giờ mới biết tôi sống sót.

Binh mã (5)slay rầm rập

Kéo vào chợ Đường Chu (6)

Sau lưng trơ lại tôi

Ngồi bên bờ biển đất trời mênh mông;

Tự than thân trách phận

Cay đắng lắm đời sa dạ sa đồng (7)

Chèo thuyền qua lò than, qua biển

Nhìn đường về: nước cuộn ầm rung…

                    Hoàng Hạc sưu tầm, dịch

(Tổng tập văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam, Tập 4, NXB Đà Nẵng, 2002, tr.887-889)

*Khảm hải (Vượt biển): truyện thơ dân gian Tày – Nùng, dài chừng 1.000 câu thơ. Nó được lưu truyền rộng rãi ở vùng xung quanh hồ Ba Bể, tỉnh Bắc Cạn và tích truyện còn được thể hiện trong một số làn điệu “then” của Lạng Sơn. Các thầy cúng xưa nay vẫn đọc “Vượt biển” trong những buổi lễ cầu cúng nghe rất não nùng, ai oán. Truy ện thơ “Vượt biển” có thể tóm tắt như sau: Nhà kia có hai anh em mồ côi, rất yêu thương nhau. Người anh lấy vợ, rồi giàu có. Anh trở nên nhạt nhẽo, bỏ mặc em sống nghèo đói lam lũ, rách rưới. Chị dâu vốn giàu lòng thương người. Một lần vá áo cho người em, người chị vừa nhuộm chàm nên lưng áo rách của em đã in những ngón tay chàm của chị dâu. Người anh đi làm về nhìn thấy, nổi cơn cuồng nộ chém chết em. Người em chết oan, chết khổ, chết tủi, chết cực, linh hồn không nơi nương tựa, bơ vơ. Anh bị các quan slay ở âm phủ bắt làm sa dạ sa dồng – phu chèo thuyền trên biển ma. Mỗi lần vượt biển là phải trải qua một hải trình dài 12 rán nước, đầy thuỷ quái, mặt biển réo sôi. Các sa dạ sa dồng lúc thì cất tiếng than hãi hùng, lúc thì hối hả gọi nhau chèo gấp. Lúc các slay lên bờ kéo vào chợ Đường Chu (chợ xứ ma của Diêm Vương). Sa Dạ ngồi trên bờ biển than khóc, khiếp sợ nghĩ đến cảnh phải một và nhiều lần nữa “vượt biển” trở lại …

Một số chú thích về từ ngữ trong trích đoạn:

(1) Rán: ghềnh nước hoặc những khúc sông, suối nước chảy xiết, vực sâu nguy hiểm đe dọa những người chèo mảng.

(2) Nàng hương: chỉ các cô gái mang hương hoa hầu các quan cai trị dưới âm phủ.

(3) Slay: quan cai trị cõi âm.

(4) Bời bời: đông đúc.

(5) Binh mã: Xe ngựa, quân lính; nghĩa trong bài là binh mã nơi cõi âm.

(6) Đường Chu: Người Tày hay ghép tên các vương triều của Trung Quốc xưa để gán cho nó có một ý nghĩa khác. Sách truyện thơ Tày – Nùng (tập 2) chú thích: Đường Chu là xứ ma. Chợ Đường Chu là chợ âm phủ.

(7) Sa dạ sa dồng: Chỉ những người làm phu phen, đầy tớ cho các slay nơi cõi âm.                                               

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Đoạn trích truyện thơ trên nói về sự việc gì?

Câu 2. Nhận vật chính có số phận như thế nào?

     Câu 3. Hãy kể 5 chi tiết khắc học cuộc sống của quan slay trong đoạn trích?

Câu 4.Chèo đi rán thứ chín

Trông thấy nước dựng đứng chấm trời,

Khắp mặt biển nước sôi gầm réo.

Biển ơi, đừng giết tôi,

Nước hỡi, nước đừng lôi lấy thuyền,

Đừng cho thuyền lật ngang,

Đừng cho tôi bỏ thân chốn này, biển hỡi !

Nhận xét về tình cảnh mà nhân vật chính phải đối mặt trong đoạn trích trên?

Câu 5. Đặc điểm nghệ thuật nổi bật của đoạn trích là gì?

Câu 6. Hãy nêu chủ đề chính của đoạn trích?

Câu 7. Nêu ý nghĩa tượng trưng của hình ảnh thuyềnbiển trong đoạn trích.

Câu 8. Từ khó khăn mà nhân vật sa dạ sa đồng gặp phải, anh chị hãy nêu  thái độ sống cần có của mỗi người để vượt qua thử thách trong cuộc sống?

LÀM VĂN (4,0 điểm)

Anh/chị hãy viết bài văn (khoảng 600 chữ) thuyết minh về đoạn trích Vượt biển (trích Khảm hải– Dân tộc Tày – Nùng)

Hướng dẫn đáp án chi tiết

ĐỌC – HIỂU

Câu 1. Đoạn trích nói về gian truân, vượt nhiều khó khăn khi chèo thuyền vượt biển chở của cải cho các quan cai trị xứ âm của sa dạ sa đồng.

Câu 2. Nhận vật chính có số phận: Nhân vật chính có số phận bất hạnh, phải làm phu chèo thuyền trên biển ma

Câu 3. Kể 5 chi tiết khắc học cuộc sống của quan slay trong đoạn trích:

  • Không khí nhộn nhịp
  • Đàn bà cầm nón ra thuyền
  • Đàn ông cầm ô lên bến

    – Tay trái xách giaỳ hoa ra tảng

    – Tay phải xách giày đẹp lên bờ

    –  Gánh gồng lên rầm rập theo Slay

    – Bao của quý khiêng đi lễ người”

….

Câu 4.Chèo đi rán thứ chín

Trông thấy nước dựng đứng chấm trời,

Khắp mặt biển nước sôi gầm réo.

Biển ơi, đừng giết tôi,

Nước hỡi, nước đừng lôi lấy thuyền,

Đừng cho thuyền lật ngang,

Đừng cho tôi bỏ thân chốn này, biển hỡi !

Nhận xét về tình cảnh mà nhân vật chính phải đối mặt:

– Tình cảnh: “nước dựng đứng chấm trời, Khắp mặt biển nước sôi gầm réo”,

– Tình cảnh gian khó, hiểm nguy, tính mạng có thể bị cướp đi bất cứ lúc nào

Câu 5. Đặc điểm nghệ thuật nổi bật của đoạn trích là gì?

  • Nghệ thuật miêu tả nội tâm, tâm trạng
  • Bút pháp tả thực sắc sảo kết hợp với trí tưởng tượng phong phú tạo nên sắc thái riêng.
  • Chi tiết nghệ thuật sinh động:

Câu 6. Hãy nêu chủ đề chính của đoạn trích: sự xót xa, cảm thương cho những con người bất hạnh, đặc biệt là những người chịu những bất công, ngang trái trong xã hội cũ.

Câu 7. Nêu ý nghĩa tượng trưng của hình ảnh thuyềnbiển trong đoạn trích.

– Thuyền: Tượng trưng cho những người nô lệ

– Biển: tượng trưng cho cuộc đời

– Thuyền và biển tượng trưng cho thân phận những người nô lệ lênh đênh giữa cuộc đời với nỗi khổ triền miên.

Câu 8. Thái độ sống cần có của mỗi người để vượt qua thử thách trong cuộc sống:

Gợi ý:

– Cần có bản lĩnh sống vững vàng

  • Luôn lạc quan, tin tưởng vào ngày mai
  • Luôn bình tĩnh để tìm cách tháo gỡ khó khăn
  • ……

LÀM VĂN

(Đảm bảo các luận điểm cơ bản dưới đây, yêu cầu hướng dẫn chi tiết)

1.Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả tác phẩm

– Giới thiệu truyện thơ Vượt biển của người Tày Nùng.

– Đây là một tác phẩm hiện thực đồ sộ đã phản ánh hiện thực xã hội đương thời, thể hiện khát vọng về một cuộc sống công bằng của người dân tộc.

– Đoạn trích “vượt biển” là đoạn trích có sức hấp dẫn

  1. Thân bài.

* Giới thiệu ngắn gọn về tác giả

“Vượt biển” là đoạn trích trong truyện thơ dân gian “Khảm hải” của người Tày Nùng,tác phẩm là sác tác của dân gian, thông qua truyền miệng, đi qua các thời đại mà tạo nên những vỉa tầng địa chất của lịch sử văn hóa loài người. Đó là kho tàng phong phú, quý hiếm, cho ta nhận biết được một cách chân thực những gì nhân loại đã đi qua, đã tạo dựng.

* Giới thiệu khái quát tác phẩm

– Đây là truyện thơ dân gian Tày – Nùng, dài chừng 1.000 câu thơ, gọi là “Khảm hải”  nghĩa là “Vượt biển”. Nó được lưu truyền rộng rãi ở vùng xung quanh hồ Ba Bể, tỉnh Bắc Cạn và tích truyện còn được thể hiện trong một số làn điệu “then” của Lạng Sơn. Các thầy cúng xưa nay vẫn đọc “Vượt biển” trong những buổi lễ cầu cúng nghe rất não nùng, ai oán.

– Thể loại: + Truyện thơ dân gian là sản phẩm của tầng lớp bình dân, chủ yếu là các cộng đồng dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Truyện thơ DG ra đời muộn hơn so với sử thi. Chủ yếu nảy sinh trong chế độ phong kiến, khi đấu tranh giai cấp lên đến mức gay gắt. Trong thời kì đó, sự phân biệt giàu nghèo đã nảy sinh ở xã hội của các dân tộc ít người.

+ Truyện thơ “Vượt biển” có sự kết hợp giữa yếu tố tự sự và trữ tình, phát triển từ đề tài tự sự xã hội gần với đề tài truyện cổ tích

* Giá trị nội dung, tư tưởng của tác phẩm

– Tóm tắt nội dung đoạn trích truyện thơ: Người em chết oan, chết khổ, chết tủi, chết cực. Linh hồn không nơi nương tựa, bơ vơ. Rồi bị các quan slay ở âm phủ bắt làm Sa Dạ Sa Đồng – phu chèo thuyền trên biển ma. Đoạn trích kể về việc người em phải tiếp tục vượt qua rán thứ 9 đến rán thứ 12. Mỗi lần vượt biển là phải trải qua một hải trình dài, đầy thuỷ quái, mặt biển réo sôi. Các Sa Dạ Sa Đồng lúc thì cất tiếng than hãi hùng, lúc thì hối hả gọi nhau chèo gấp. Lúc các slay lên bờ kéo vào chợ Đường Chu (chợ xứ ma của Diêm Vương). Người em cố gắng và vui mừng khi vượt qua hết 12 rán, nhưng rồi nhìn thấy cảnh sung sướng,giàu sang dư thừa của cải của quan mà chạnh lòng, tủi phận.

Tác phẩm “Vượt Biển” cũng phản ánh chân thực bức tranh xã hội đầy oan trái của người dân tộc thiểu số trong quá khứ. Biển mường trong câu chuyện không chỉ là một biển ma kỳ diệu, mà còn là hình ảnh ẩn dụ cho xã hội loài người. Tác giả đã khéo léo sử dụng biển làm một tượng trưng để tố cáo bất công và áp bức trong xã hội. Những sa dạ sa đồng phải vượt qua biển ma quái để cống nộp cho các ma mường, thể hiện sự khốn khổ, chết chóc và sợ hãi của những người thiểu số trước sự bất công và áp bức. Điều này giúp cho tác phẩm mang tính hiện thực và gợi lên lòng tự hào về bản sắc dân tộc của người Tày Nùng.

* Giá trị nghệ thuật:

– Xây dựng chi tiết đặc sắc,  không chỉ thể hiện trí tưởng tượng phong phú, mà còn thể hiện sức sáng tạo của con người.

– Tác phẩm còn chứa đựng những yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm tinh tế.

– Tác giả sử dụng ngôn ngữ tường minh, trực quan và đầy cảm xúc để tái hiện cuộc sống và tâm trạng của nhân vật.

-Tác giả đã thành công khắc họa nỗi đau đớn,tủi phận của người em trai, một sa dạ sa đồng.

3, Kết bài.

– Khẳng định giá trị đặc sắc và tầm ảnh hưởng của tác phẩm.

Bài viết tham khảo

 

  1. PHẦN VIẾT (6.0 điểm)

 

            Văn hoá của người dân tộc thiểu số Tày Nùng mang đậm bản sắc vùng miền, họ. Đời sống văn hoá tinh thần của người dân tộc thiểu số cũng phong phú và hấp dẫn chẳng kém người Kinh. Họ đã thể hiện sức sáng tạo không mệt mỏi của mình vào những điệu hát then mượt mà, những tập truyện thơ đồ sộ trong đó truyện thơ “Vượt biển” là một tác phẩm cực kỳ xuất sắc, đặc biệt đoạn trích vượt biển từ rán thứ 9 đến rán thứ 12 là đoạn đặc sắc và ấn tượng đối với người đọc.

“Vượt biển” là đoạn trích trong truyện thơ dân gian “Khảm hải” của người Tày Nùng,tác phẩm là sác tác của dân gian, thông qua truyền miệng, đi qua các thời đại mà tạo nên những vỉa tầng địa chất của lịch sử văn hóa loài người. Đó là kho tàng phong phú, quý hiếm, cho ta nhận biết được một cách chân thực những gì nhân loại đã đi qua, đã tạo dựng. Đây là truyện thơ dân gian Tày – Nùng, dài chừng 1.000 câu thơ, gọi là “Khảm hải”  nghĩa là “Vượt biển”. Nó được lưu truyền rộng rãi ở vùng xung quanh hồ Ba Bể, tỉnh Bắc Cạn và tích truyện còn được thể hiện trong một số làn điệu “then” của Lạng Sơn. Các thầy cúng xưa nay vẫn đọc “Vượt biển” trong những buổi lễ cầu cúng nghe rất não nùng, ai oán. NHư chúng ta biết, Truyện thơ dân gian là sản phẩm của tầng lớp bình dân, chủ yếu là các cộng đồng dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Truyện thơ dân gian ra đời muộn hơn so với sử thi. Chủ yếu nảy sinh trong chế độ phong kiến, khi đấu tranh giai cấp lên đến mức gay gắt. Trong thời kì đó, sự phân biệt giàu nghèo đã nảy sinh ở xã hội của các dân tộc ít người. Truyện thơ “Vượt biển” có sự kết hợp giữa yếu tố tự sự và trữ tình, phát triển từ đề tài tự sự xã hội gần với đề tài truyện cổ tích

Đoạn trích “ Vượt biển” kể về câu chuyện người em chết oan, chết khổ, chết tủi, chết cực. Linh hồn không nơi nương tựa, bơ vơ. Rồi bị các quan slay ở âm phủ bắt làm Sa Dạ Sa Đồng – phu chèo thuyền trên biển ma. Đoạn trích kể về việc người em phải tiếp tục vượt qua rán thứ 9 đến rán thứ 12. Mỗi lần vượt biển là phải trải qua một hải trình dài, đầy thuỷ quái, mặt biển réo sôi. Các Sa Dạ Sa Đồng lúc thì cất tiếng than hãi hùng, lúc thì hối hả gọi nhau chèo gấp. Lúc các slay lên bờ kéo vào chợ Đường Chu (chợ xứ ma của Diêm Vương). Người em cố gắng và vui mừng khi vượt qua hết 12 rán, nhưng rồi nhìn thấy cảnh sung sướng,giàu sang dư thừa của cải của quan mà chạnh lòng, tủi phận.

Tác phẩm “Vượt Biển” cũng phản ánh chân thực bức tranh xã hội đầy oan trái của người dân tộc thiểu số trong quá khứ. Biển mường trong câu chuyện không chỉ là một biển ma kỳ diệu, mà còn là hình ảnh ẩn dụ cho xã hội loài người. Tác giả đã khéo léo sử dụng biển làm một tượng trưng để tố cáo bất công và áp bức trong xã hội. Những sa dạ sa đồng phải vượt qua biển ma quái để cống nộp cho các ma mường, thể hiện sự khốn khổ, chết chóc và sợ hãi của những người thiểu số trước sự bất công và áp bức. Điều này giúp cho tác phẩm mang tính hiện thực và gợi lên lòng tự hào về bản sắc dân tộc của người Tày Nùng.

Truyện thơ dài nhưng có một kết cấu chặt chẽ, trong đó thể hiện sức sáng tạo kỳ diệu của người đồng bào thiểu số. Sức hấp dẫn không chỉ đến từ nội dung nghệ thuật mà còn đến từ kết cấu, tính nhạc, yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm kết hợp hài hoà. Truyện xây dựng chi tiết đặc sắc,  không chỉ thể hiện trí tưởng tượng phong phú, mà còn thể hiện sức sáng tạo của con người.  Tác giả đã sử dụng ngôn ngữ tường minh, trực quan và đầy cảm xúc để tái hiện cuộc sống và tâm trạng của nhân vật, đặc biệt khắc họa  thành công nỗi đau đớn,tủi phận của người em trai, một sa dạ sa đồng. Đó cũng là lý do vì sao truyện thơ “Vượt biển” lại có sức hấp dẫn và là một tác phẩm văn học quan trọng đối với đồng bào người Tày Nùng đến vậy.

Truyện thơ “Vượt Biển” của người Tày Nùng là một tác phẩm văn học đặc sắc, mang trong mình giá trị văn hoá và tinh thần sâu sắc của người dân tộc thiểu số. Đây là sáng tác dân gianMột trong những giá trị đáng chú ý của bài “Vượt Biển” là cách tác giả thể hiện sức sáng tạo vô tận của người dân tộc Tày Nùng thông qua các yếu tố nghệ thuật. Với một dung lượng gần 1000 câu thơ, tác phẩm này được xây dựng với một kết cấu chặt chẽ, tóm tắt ngắn gọn câu chuyện đau thương và oan trái của hai anh em nhà kia. Bằng cách sử dụng những hình ảnh, biểu tượng và ngôn ngữ tưởng tượng, tác giả đã tạo ra một bức tranh sắc nét về cuộc sống, nhân văn và tình yêu thương.

Hình ảnh biển trong “Vượt Biển” cũng là một tác phẩm nghệ thuật độc đáo và sáng tạo. Biển được mô tả với đủ các màu sắc và các loại sinh vật, từ cá nước ngọt cho đến những con rắn rết và ác quỷ. Những chi tiết này không chỉ là tưởng tượng phong phú, mà còn thể hiện sức sáng tạo của con người. Biển mường trong bài thơ trở thành một bức tranh nghệ thuật đầy màu sắc, huyền bí và hiện thực đồng thời. Đây là một cách tài tình để tác giả truyền tải sự phong phú và sáng tạo của văn hoá người Tày Nùng.

Bài thơ “Vượt Biển” của người Tày Nùng mang trong mình giá trị đặc sắc với sức sáng tạo nghệ thuật, phản ánh chân thực xã hội và khả năng tố cáo bất công. Tác phẩm này không chỉ góp phần bảo tồn và phát huy văn hoá dân tộc thiểu số, mà còn là một đóng góp quan trọng cho văn học Việt Nam và làm giàu thêm văn chương đa dạng và phong phú của dân tộc.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *