|
KIỂM TRA GIỮA KÌ II, NĂM HỌC 2023-2024
Môn: NGỮ VĂN 11 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) |
ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau:
“Xiết bao kế nỗi thảm sầu! Khắc canh đã giục nam lâu mấy hồi. Kiệu hoa đâu đã đến ngoài, Quản huyền(1)đâu đã giục người sinh ly. Đau lòng kẻ ở, người đi, Lệ rơi thấm áo, tơ chia rũ tằm (2). Trời hôm, mây kéo tối rầm Dàu dàu ngọn cỏ, đầm đầm cành sương. Rước nàng về đến trú phường (3) Bốn bề xuân khóa(4), một nàng ở trong. Ngập ngừng thẹn lục, e hồng,(5) Nghĩ lòng (6), lại xót xa lòng đòi phen(7): |
“Phẩm tiên(8) rơi đến tai hèn,
Hoài công nắng giữ, mưa gìn(9) với ai! Biết thân đến bước lạc loài, Nhị đào(10) thà bẻ cho người tình chung! Vì ai ngăn đón gió đông(11), Thiệt lòng khi ở, đau lòng khi đi. Trùng phùng (12) dù họa có khi, Thân này thôi có còn gì mà mong! Đã sinh ra số long đong, Còn mang lấy kiếp má hồng được sao?”” .
|
(Trích Truyện Kiều, Nguyễn Du, NXB Văn học, 1999)
* Vị trí đoạn trích: Sau lần Thúy Kiều tìm sang nhà Kim Trọng tình tự và cùng thề nguyền kết duyên đôi lứa, Kim Trọng phải từ biệt Thúy Kiều để về quê chịu tang chú. Cùng lúc đó, nhà họ Vương mắc án oan, Thúy Kiều phải bán mình chuộc cha, trao duyên cho Thúy Vân. Nàng bị Mã Giám Sinh và Tú Bà lừa vào lầu xanh. Đoạn trích từ câu 777 đến câu 798 trong “Truyện Kiều” kể về cảnh Thúy Kiều lên kiệu hoa, từ giã gia đình để theo Mã Giám Sinh.
* Giải nghĩa từ ngữ:
– (1) “Quân huyền”: Chính nghĩa là ống trúc và dây đàn, thường dùng chỉ đàn. Đây nói họ Mã đưa các đồ âm nhạc đến đón Kiều.
– (2) “Lệ rơi thấm áo, tơ chia rũ tằm” Đại ý cả câu: Giọt lệ rơi xuống, có thể thấm qua cả đá, tơ ruột rút ra, có thể làm chết rũ cả con tằm.
– (3) “Trú phường”: Chỗ phố trọ, nhà trọ.
– (4) “Xuân khóa” là khóa xuân. Chữ xuân ở đây không phải là mùa xuân. Chú ý: lúc Mã Giám sinh đón Kiều là mùa thu: Đêm thu một khắc một chầy.
– (5) “Lục hồng”: Màu lá xanh, màu hoa đỏ, thường dùng để chỉ sắc đẹp của phụ nữ.
– (6) “Nghĩ lòng”: Nghĩ riêng trong lòng.
– (7) “Đòi phen”: Nhiều lúc, nhiều phen.
– (8) “Phẩm tiên”: Của trên cõi tiên
– (9) “Nắng giữ mưa gìn”: ý nói giữ gìn trinh tiết một cách thận trọng.
-(10) “Nhị đào”: Hoa đào còn phong nhị ví với người con gái còn trinh.
-(11) Gió đông: Tiếp ý chữ nhị đào ở trên, ý nói: Không để cho người tình chung bẻ nhị đào, giống như ngăn đón gió đông không cho đến với nhị đào vậy.
-(12) Trùng phùng: Gặp gỡ lần thứ hai, ý nói đến sau này lại gặp Kim Trọng.
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1(1,0đ): Xác định phương thức biểu đạt chính.
Câu 2(1,0đ): Xác định người kể chuyện trong đoạn trích trên.
Câu 3(1,0đ): Tâm trạng của nhân vật trữ tình được thể hiện như thế nào qua hai câu thơ:
Đã sinh ra số long đong,
Còn mang lấy kiếp má hồng được sao?
Câu 4(0,75đ): Nêu ý nghĩa của việc sử dụng ngôn ngữ độc thoại trong đoạn trích.
Câu 5(0,75đ): Thái độ, tình cảm của tác giả được thể hiện trong đoạn trích như thế nào?
Câu 6(1,0đ): Anh/Chị có đồng tình với suy nghĩ của Thúy Kiều được thể hiện trong lời độc thoại sau hay không? Giải thích vì sao?
“Phẩm tiên rơi đến tai hèn,
Hoài công nắng giữ, mưa gìn với ai!
Biết thân đến bước lạc loài,
Nhị đào thà bẻ cho người tình chung!
Câu 7(0,5đ): Văn bản trên đã khơi gợi trong anh/chị những tình cảm/cảm xúc gì?
VIẾT (4,0 điểm)
Viết văn bản thuyết minh về một hiện tượng yêu quá giới hạn ở lứa tuổi học trò hiện nay.
……………….Hết………………
KIỂM TRA GIỮA KÌ II NĂM HỌC 2023 – 2024
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM Môn: Ngữ văn, lớp 11/7 (Đáp án và hướng dẫn chấm gồm …. trang) |
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I | ĐỌC HIỂU | 3,0 | |
1 | Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm
Hướng dẫn chấm: – Học sinh trả lời như đáp án: 1,0 điểm. – Học sinh không trả lời đúng: không cho điểm. |
1,0 | |
2 | Người kể chuyện trong đoạn trích; ngôi thứ ba/tác giả
Hướng dẫn chấm: – Trả lời như đáp án: 1,0 điểm. – HS không trả lời đúng: không cho điểm |
1,0 | |
3 | Tâm trạng của nhân vật trữ tình thể hiện trong hai câu thơ:
– Đau đớn, xót xa, tủi phận, …. Hướng dẫn chấm: – HS trả lời như đáp án hoặc tương đương: 1,0 điểm |
1,0 | |
4 | Ý nghĩa của việc sử dụng ngôn ngữ độc thoại trong đoạn trích:
Thể hiện sâu sắc nỗi lòng chua xót, đau đớn, ê chề của Kiều. Qua đó, giúp người đọc hiểu rõ hơn thế giới tâm tư tình cảm của nàng. Hướng dẫn chấm: – HS trả lời đầy đủ ý: 0,75 điểm – HS trả lời không đúng: không cho điểm |
0,75 | |
5 | Thái độ, tình cảm của tác giả thể hiện trong đoạn trích:
Đồng cảm với nỗi đau, trân trọng tấm lòng trong sạch của nàng, căm phẫn trước các thế lực đã tạo nên hoàn cảnh éo le mà nàng phải chấp nhận. – Trả lời hợp lí: 0,75 điểm. – Trả lời được 1 trong 2 ý : 0,5 điểm |
0,75 | |
6 | Không đồng tình với suy nghĩ của Thúy Kiều.
Vì suy nghĩ đó thể hiện nỗi đau đớn tuyệt vọng đến cùng cực cùng nỗi lòng xót xa, ê chề của Kiều. Đồng thời suy nghĩ đó cho ta thấy tình yêu lớn lao nàng dành cho Kim Trong. Tuy nhiên, đó chỉ là suy nghĩ của một con người khi bị đẩy đến bước đường cùng. Còn nếu cho làm lại từ đầu, chắc Kiều vẫn giữ gìn sự trong sáng trong mối quan hệ với Kim Trọng vì điều đó cho thấy nàng trân trọng tình yêu và nguyện giữ gìn tình yêu ấy. Suy nghĩ đó còn cho ta thấy tấm lòng đồng cảm, thấu hiểu và nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật xuất sắc của Nguyễn Du. Hướng dẫn chấm: – Trả lời hợp lí: 1,0 điểm. – Trả lời sơ sài, lí giải chưa hợp lí: 0,5 điểm |
1,0 | |
7 | Văn bản trên đã khơi gợi những tình cảm, cảm xúc xót xa, yêu thương, trân trọng, cảm phục trước số phận cuộc đời Kiều, trước sự hy sinh lớn lao Kiều dành cho gia đình, đồng thời cũng là sự căm phẫn trước chế độ xã hội phong kiến bất nhân đã chà đạp lên quyền sống, quyền hạnh phúc của con người, đặc biệt là người phụ nữ.
Hướng dẫn chấm: – Trả lời hợp lí: 0,5 điểm. – Trả lời sơ sài, chưa hợp lí: 0,25 điểm |
0,5 | |
II | VIẾT | 4,0 | |
1 | Thuyết minh về một hiện tượng yêu vượt quá giới hạn ở lứa tuổi học trò hiện nay. | 4,0 | |
a. Đảm bảo yêu cầu về cấu trúc của một văn bản thuyết minh | 0,25 | ||
b. Xác định đúng vấn đề cần thuyết minh
Thuyết minh về một hiện tượng yêu vượt quá giới hạn ở lứa tuổi học trò hiện nay |
0,5 | ||
c. Triển khai vấn đề thuyết minh
HS có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần giới thiệu được những vấn đề thuyết minh. Sắp xếp các ý đã tìm được vào các phần theo bố cục của một bài thuyết minh. Sau đây là gợi ý: MB: Giới thiệu sự vật, hiện tượng cần thuyết minh, nêu rõ sự tồn tạo của sự vật, hiện tượng trong đời sống xã hội. TB: – Nêu thực chất của sự vật, hiện tượng được thuyết minh. – Trình bày các thông tin theo trình tự đã được lựa chọn KB: Nêu ý nghĩa của việc nhận thức đúng về hiện tượng yêu quá giới hạn ở tuổi học trò hiện nay. |
2,5 | ||
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: – Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. |
0,25 | ||
e. Sáng tạo
bài viết có giọng điệu riêng, cách diễn đạt trong sáng, văn phong trôi chảy. |
0,5 | ||
Tổng điểm | 10,0 |
……………………..Hết……………………….