Viết bài thuyết minh (khoảng 600 chữ) giới thiệu nét đắc sắc về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích truyện Kiều

MA TRẬN, BẢNG ĐẶC TẢ, ĐỀ KHẢO SÁT VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM

 GIỮA HỌC KÌ II

MÔN NGỮ VĂN – LỚP 11

Năm học 2023 – 2024

MA TRẬN ĐỀ KHẢO SÁT GIƯÃ HỌC KÌ II

TT Kĩ năng Nội dung kiến thức/ Đơn vị kĩ năng Mức độ nhận thức Tổng điểm
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
1 Đọc – Hiểu Truyện thơ Nôm – Truyện Kiều (Nguyễn Du) 3 3 1 1 60
2 Viết Viết bài thuyết minh có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận về đoạn trích trong truyện thơ Nôm 1* 1* 1* 1* 40
Tổng 25% 45% 20% 10% 100
Tỉ lệ chung  70%  30%

* Lưu ý:

– Kĩ năng viết có 01 câu bao gồm cả 04 cấp độ.

– Những kĩ năng không có trong ma trận đề kiểm tra định kì (nói và nghe) sẽ được thực hiện ở các bài kiểm tra thường xuyên

 

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KHẢO SÁT GIỮA HỌC KÌ II

TT Kĩ năng Đơn vị kiến thức / Kĩ năng Mức độ đánh giá Số lượng câu hỏi theo mức độ nhận thức Tổng %
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
1.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đọc hiểu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Truyện thơ Nôm – Truyện Kiều (Nguyễn Du)

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhận biết:

– Nhận biết được đề tài, câu chuyện, chi tiết tiêu biểu, nhân vật trong truyện thơ dân gian/ truyện thơ Nôm

– Nhận biết được người kể chuyện trong truyện thơ dân gian/ truyện thơ Nôm.

– Nhận biết được ngôn ngữ độc thoại, đối thoại, độc thoại nội tâm và các biện pháp nghệ thuật trong truyện thơ dân gian/ truyện thơ Nôm.

– Nhận biết một số đặc điểm của ngôn ngữ văn học trong truyện thơ dân gian/ truyện thơ Nôm.

Thông hiểu:

– Tóm tắt được cốt truyện của đoạn trích/ tác phẩm.

– Phân tích được đặc điểm, vai trò của của cốt truyện, nhân vật, chi tiết trong truyện thơ dân gian/ truyện thơ Nôm.

– Phân tích, lí giải được ý nghĩa của ngôn ngữ, bút pháp nghệ thuật trong truyện thơ dân gian/ truyện thơ Nôm.

– Nêu được chủ đề (chủ đề chính và chủ đề phụ trong văn bản có nhiều chủ đề), tư tưởng, thông điệp của truyện thơ dân gian/ truyện thơ Nôm.

–  Phân tích và lí giải được thái độ và tư tưởng của tác giả trong truyện thơ dân gian/ truyện thơ Nôm.

– Phân tích được một số đặc điểm của ngôn ngữ văn học trong truyện thơ dân gian/ truyện thơ Nôm.

– Phát hiện và lí giải được các giá trị nhân văn, triết lí nhân sinh từ truyện thơ dân gian/ truyện thơ Nôm.

Vận dụng:

– Nêu được ý nghĩa hay tác động của văn bản đối với quan niệm, cách nhìn của cá nhân đối với văn học và cuộc sống.

– Thể hiện thái độ đồng tình hoặc không đồng tình với các vấn đề đặt ra trong truyện thơ dân gian/ truyện thơ Nôm.

Vận dụng cao:

– Vận dụng kinh nghiệm đọc, trải nghiệm về cuộc sống, hiểu biết về lịch sử văn học để nhận xét, đánh giá ý nghĩa, giá trị của truyện thơ dân gian/ truyện thơ Nôm.

– So sánh được sự giống và khác nhau giữa các văn bản truyện thơ; liên tưởng, mở rộng vấn đề để hiểu sâu hơn với tác phẩm.

 

 

Theo ma trận ở trên

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

60%

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

    Viết văn bản thuyết minh về đoạn trích trong truyện thơ Nôm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhận biết:

Xác định được đúng yêu cầu về nội dung thuyết minh và hình thức của văn bản thuyết minh.

– Xác định được đúng mục đích, đối tượng của văn bản.

– Đảm bảo bố cục, cấu trúc của một văn bản thuyết minh.

Thông hiểu:

– Trình bày rõ nội dung thuyết minh; cấu trúc bài viết sáng rõ, ngôn ngữ tường minh, chính xác, cụ thể, khách quan.

– Đảm bảo sự phù hợp giữa ngôn từ, bố cục với nội dung, mục đích, đối tượng thuyết minh; đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

– Bài viết có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận.

Vận dụng:

Lồng ghép hợp lí các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận để tăng sức hấp dẫn cho văn bản.

Vận dụng cao:

Vận dụng hiệu quả những kiến thức về Tiếng Việt lớp 11 để tăng sức hấp dẫn, tính sinh  động của nội dung thuyết minh.

Theo ma trận ở trên 40%

*) Ghi chú: Phần viết có 01 câu bao hàm cả 4 cấp độ

 

ĐỀ CHÍNH THỨC

( Đề gồm 02 trang)

ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KÌ II

Năm học 2023 – 2024

Môn:  Ngữ Văn – Lớp 11

(Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề)

 

  1. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

Đọc đoạn trích:

573.Tần ngần dạo gót lầu trang

Một đoàn mừng thọ ngoại hương mới về.

575.         Hàn huyên chưa kịp dã dề,

Sai nha(1) bỗng thấy bốn bề xôn xao.

Người nách thước, kẻ tay dao,

Đầu trâu mặt ngựa ào ào như sôi.

Già giang(2) một lão một trai,

580. Một dây vô loại(3) buộc hai thâm tình.

Đầy nhà vang tiếng ruồi xanh,

Rụng rời khung dệt(4), tan tành gói may(5).

Đồ tế nhuyễn(6), của riêng tây,

Sạch sành sanh vét cho đầy túi tham.

585. Điều đâu bay buộc ai làm?

Này ai đan dập giật giàm(7) bỗng dưng?

Hỏi ra sau mới biết rằng:

Phải tên xưng xuất(8) tại thằng bán tơ.

Một nhà hoảng hốt ngẩn ngơ,

590. Tiếng oan dậy đất, án ngờ lòa mây(9).

(Trích: Truyện Kiều – Nguyễn Du, tr 26, NXB văn học, 2023)

Chú thích:

*Bối cảnh đoạn trích:  Sau khi từ biệt Kim Trọng về Liêu Dương hộ tang chú, Thúy Kiều trở lại nhà trong tâm trạng tần ngần, tiếc nuối, đầy lo âu thì cha mẹ và hai em đi mừng thọ bên ngoại trở về đến nhà. Cả nhà chưa kịp chuyện trò, hỏi han thì bọn sai nha ập đến buộc tội gia đình Thúy Kiều ăn trộm đồ tơ lụa và bắt trói Vương ông, Vương Quan. Đoạn thơ được trích từ câu 573 đến câu 590 trong Truyện Kiều.

*) Sáng tạo của Nguyễn Du: Trong Kim Vân Kiều truyện, Thanh Tâm Tài Nhân để cho Vương bà bảo với Thúy Kiều: “Nguy rồi con ạ” và kể hết nguyên do mọi chuyện, Nguyễn Du đã bỏ hẳn chi tiết đó.

 * Giải thích từ ngữ:

Sai nha: Bọn lính lệ ở nha môn để sai phái

Già giang: lấy gông mà đóng vào và giải đi

Dây vô loại: Cái dây bất nhân trói buộc người lương thiện

Khung dệt, gói may: Bọn sai nha đi tra khám tang vật chính là đồ mất trộm tơ, nên lục tìm ở khung dệt cửi và gói đồ may mà phá phách.

Tế nhuyễn: đồ đạc vàng ngọc quý giá nhỏ bé, mềm mại dễ mang đi

Đan dập giật giàm: Dập là dụng cụ để bắt cá, giàm là một thứ bẫy bằng dây thòng lọng để bắt cầm thú trong rừng. Đan dập giật giàm: nghĩa bóng là thêu dệt nên chuyện mà hãm hại.

Xưng xuất: khai ra, xưng ra

Án ngờ lòa mây: Việc kiện có mối ngờ lớn lắm, chưa soi sáng được, sự mờ tối khiến mây cũng phải lòa

 

Thực hiện các yêu cầu/ Trả lời các câu hỏi:

Câu 1: Xác định ngôi kể của đoạn trích.

Câu 2. Liệt kê những từ láy có trong đoạn trích.

Câu 3. Nhân vật nào đã vu oan cho gia đình Thúy Kiều?

Câu 4. Chỉ ra và nêu tác dụng của phép đối được sử dụng trong kĩ hai câu thơ:“Người nách thước, kẻ tay dao/Đầu trâu mặt ngựa ào ào như sôi”

Câu 5. Anh/ chị hiểu như thế nào về nội dung hai câu thơ: “Đồ tế nhuyễn của riêng tây/Sạch sành sanh vét cho đầy túi tham”?

Câu 6. Nêu cảm hứng chủ đạo của đoạn trích.

Câu 7. Đến thăm Việt Nam vào cuối năm 2000, Tổng thống Bill Clinton cảm ơn buổi chiêu đãi trọng thể của Chủ tịch nước Trần Đức Lương bằng hai câu Kiều: “Sen tàn cúc lại nở hoa/Sầu dài ngày ngắn, đông đà sang xuân”. Và đến tháng 9 năm 2023, trước sự đón tiếp nồng ấm và trọng thị của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, ông Joe Biden lẩy hai câu Kiều: “Vinh hoa bõ lúc phong trần/Chữ tình ngày lại thêm xuân một ngày”. Qua hai thông tin thời sự ở trên, anh/ chị suy nghĩ gì về giá trị của Truyện Kiều trong cuộc sống hôm nay?

Câu 8. Nhận xét đặc điểm ngôn ngữ được Nguyễn Du sử dụng trong đoạn trích.

II) VIẾT (4,0 điểm)

Viết bài thuyết minh (khoảng 600 chữ) giới thiệu nét đắc sắc về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích trên.

  HDC ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KÌ II

Năm học 2023 – 2024

Môn:  Ngữ Văn – Lớp 11

(Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề)

 
I   ĐỌC HIỂU 6.0
  1 Ngôi kể thứ 3

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh trả lời như đáp án: 0.5 điểm.

– Học sinh trả lời không đúng hoặc không trả lời: 0.0 điểm.

0.5
2 Những từ láy trong đoạn trích là: dã dề, xôn xao, ào ào, tan tành, sạch sành sanh

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh trả lời đúng đáp án hoặc từ 3 đến 5 từ láy  được: 0.5 điểm.

– Học sinh trả lời đúng đáp án hoặc từ 1 đến 2 từ láy  được: 0.25 điểm.

– Học sinh trả lời không chính xác hoặc không trả lời: 0.0 điểm.

0.5
3 – Thằng bán tơ

 Hướng dẫn chấm:

– Học sinh trả lời như đáp án: 0.5 điểm

– Học sinh trả lời không đúng hoặc không trả lời: 0.0 điểm.

0.5
4  Chỉ ra và nêu tác dụng của phép đối được sử dụng trong hai câu thơ “Người nách thước, kẻ tay dao/Đầu trâu mặt ngựa ào ào như sôi”

– Phép đối : Người nách thước/ kẻ tay dao; Đầu trâu/ mặt ngựa

– Tác dụng:

+ Giúp cho lời thơ cân đối, nhịp nhàng, tạo nhịp điệu và tăng tính nhạc cho lời thơ, giàu giá trị biểu cảm.

+ Phép đối có tác dụng khắc họa chân dung bọn sai nha dữ tợn, hùng hổ như quỷ dữ uy hiếp người dân lương thiện. Đây là chân dung của bọn thất nhân, ác đức, bọn ăn cướp chứ không phải đến để bảo vệ công lí con người.

+ Thái độ căm ghét, bất bình của Nguyễn Du đối với bọn sai nha trong xã hội xưa.

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh trả lời  như đáp án: 1.0 điểm.

– Học sinh trả lời chỉ ra được phép đối và nêu được tác 2/3 tác dụng: 0.75 điểm.

– Học sinh  nêu được 2/3 tác dụng : 0.5 điểm.

– HS sinh nêu được phép đối không nêu tác dụng: 0,25 điểm

– HS nêu được 1 tác dụng: 0,25 điểm

– Học sinh trả lời không trả lời: 0.0 điểm.

1,0
5 Anh/ chị hiểu như thế nào về nội dung hai câu thơ: “Đồ tế nhuyễn, của riêng tây/Sạch sành sanh vét cho đầy túi tham”

Hai câu thơ trên được hiểu: Đồ vàng ngọc, của quý hiếm nhà Thúy Kiều từ vật dụng nhỏ, mềm mại đến đồ vật riêng của từng cá nhân đều bị bọn sai nha vét sạch sẽ để thỏa mãn lòng tham vô đáy của bọn chúng. Đó là bản chất của bọn vô lại trong xã hội xưa. Hai câu thơ đã lật tẩy bộ mặt tham lam của bọn sai nha với thái độ khinh bỉ, coi thường.

 Hướng dẫn chấm:

– Học sinh trả lời như đáp án: 1.0 điểm.

– Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,75 điểm.

– Học sinh trả lời được  ý 1: 0.5 điểm

– Học sinh trả lời chung chung: 0.25 điểm.

– Học sinh không trả lời: 0.0 điểm.

* Lưu ý: Chấp nhận các cách trả lời khác của học sinh nhưng đảm bảo tính thuyết phục, hợp lý

1.0
6 Nêu cảm hứng chủ đạo của đoạn trích: Bất bình trước một xã hội vì đồng tiền mà bất chấp công lí, để cái ác tự do hoành hành.

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh trả lời như đáp án: 1.0 điểm.

– Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,75 điểm.

– Học sinh trả lời đúng 1 phần: 0.5 điểm.

– Học sinh trả lời chung chung: 0.25 điểm.

– Học sinh không trả lời: 0,0 điểm

1.0
7 – Giá trị của truyện Kiều trong cuộc sống hôm nay:

+ Sức lan tỏa lớn lao trong đời sống văn hóa, chính trị, xã hội…

+ Góp phần giao lưu và hội nhập văn hóa thế giới

+ Khẳng định vai trò to lớn của văn hóa, văn học trong việc thúc đẩy ngoại giao hợp tác của đất nước.

+ Gắn kết sự hợp tác giữa nước Việt Nam và cường quốc trên thế giới

+ ……

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh trả lời từ 2 giá trị: 0.75 điểm

– Học sinh trả lời một giá trị: 0.5 điểm

– Học sinh  trả lời chung chung: 0,25 điểm.

– Học sinh không trả lời: 0.0 điểm.

* Lưu ý: Chấp nhận các cách trả lời khác của học sinh nhưng đảm bảo tính thuyết phục, hợp lý

0.75

 

 

 

 

8 – Đặc điểm ngôn ngữ:

+ Ngôn ngữ bác học: sử dụng nhiều từ Hán Việt, nhiều hình ảnh mang tính ước lệ tượng trưng:  lầu trang; hàn huyên; sai nha; đồ tế nhuyễn; xưng xuất; án ngờ lòa mây…

+ Ngôn ngữ bình dân: dã dề; xôn xao; ào ào như sôi; ruồi xanh; sạch sành sanh vét cho đầy túi tham, thằng, kẻ…

+ Thành ngữ: Đầu trâu mặt ngựa

->  Nguyễn Du đã phát huy vẻ đẹp phong phú kì diệu của Tiếng Việt; sử dụng một cách sáng tạo các yếu tố ngôn ngữ vay mượn làm giàu cho tiếng mẹ đẻ; đưa ngôn ngữ đời thường vào thơ ca một cách nhuần nhuyễn, sáng tạo; sử dụng linh hoạt thành ngữ trong thơ ca.

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh chỉ ra đặc điểm ngôn ngữ và nêu phần nhận xét 2/3 ý: 0,75 điểm.

– Học sinh trả lời chỉ ra đặc điểm ngôn ngữ và nêu 1/3 ý nhận xét: 0,5 điểm.

– Học sinh trả lời chung chung: 0,25 điểm

– Học sinh  không trả lời: 0,0 điểm.

0,25

 

 

 

 

 

 

 

0,5

II   VIẾT 4.0
  a. Đảm bảo cấu trúc bài văn thuyết minh

Mở bài Giới thiệu vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề

0.25
  b. Xác định đúng vấn đề :

Viết bài thuyết minh giới thiệu nét đắc sắc về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích trên.

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0.5 điểm.

– Học sinh xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0.0 điểm.

0.5
  c. Triển khai vấn đề theo cấu trúc bài văn thuyết minh giới thiệu về một đaon trích hoặc tác phẩm

Học sinh có thể triển khai theo yêu cầu của kiểu bài có lồng ghép các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới:

2.5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Mở bài:

Giới thiệu khái quát về tác giả, đoạn trích cần thuyết minh

Thân bài:

Giới thiệu ngắn gọn về quê quán, gia đình, con người và sự nghiệp văn chương của tác giả

Giới thiệu khái quát về hoàn cảnh sáng tác và thể loại của tác phẩm. Nêu được vị trí đoạn trích trong tác phẩm

– Giới thiệu được nội dung đoạn trích:

+ Sự xuất hiện của bọn sai nha: Thúy Kiều vừa chia tay Kim Trọng về quê Liêu Dương hộ tang chú. Đang trong nỗi bàng hoàng, đau đớn, lo âu chưa dứt thì tai họa lại ập đến gia đình Kiều. Thật là “họa vô đơn chí”! Đoàn người dự sinh nhật bên ngoại vừa tới nhà, chưa kịp hỏi thăm sức khỏe (hàn huyên) đã thấy sai nha xuất hiện. Sự xuất hiện bất ngờ từ bốn phía xông vào với hình dạng hung hăng, dữ tợn “đầu trâu mặt ngựa”. Bọn chúng người thì nách thước, kẻ tay dao ào ào như như một lũ âm binh ô hợp uy hiếp người dân lương thiện. Đây là một lũ côn đồ, một bọn sai nha mạt hạng.

+ Việc làm, hành động của bọn sai nha: Không cần tra hỏi hay trình bày lí do mà việc đầu tiên là chúng bắt Vương ông, Vương quan (hai người đàn ông trong nhà) dùng gông, gông vào cổ để giải đi; tiếp đến, chúng phá phách, lục lọi đồ đạc; thứ nữa là chúng vơ vét đồ đạc của cải từ đồ vật có giá trị đến đồ nhỏ nhặt nhất, đồ cá nhân của từng người chúng cũng lấy sạch để thỏa lòng tham của chúng.

+ Nghi vấn của gia đình Kiều và sự tình mối oan:  Gia đình Kiều đặt nghi vấn do đâu mà sai nha đến nhà bắt bớ và tra xét? Ai đã đứng đằng sau vụ việc này? Hỏi ra sau mới vỡ lẽ là thằng bán tơ thêu dệt nên chuyện mà vu oan cho gia đình Kiều ăn trộm đồ tơ lụa. Lúc này, cả nhà mới hoảng hốt ngẩn ngơ về mối oan của gia đình nhưng kì án quá lớn, nhiều mối ngờ vực và chưa thể rõ ràng.

-> Đoạn trích dựng tả cụ thể mối oan gia đình Kiều khi bọn sai nhà đến nhà bắt bớ, lục lọi, tra xét.

– Giới thiệu về gía trị tư tưởng và nghệ thuật:

+ Giá trị tư tưởng: Đoạn trích có giá trị hiện thực sâu sắc. Đoạn trích đã thể hiện bức tranh hiện thực của xã hội thời đại của Nguyễn Du – thời phong kiến suy tàn. Trong xã hội ấy, đồng tiền “lên ngôi”, cái ác tự do hoành hành. Những kẻ đại diện cho giai cấp thống trị hiện lên với bản chất tham lam, tàn ác; người dân lương thiện phải giánh chịu những nỗi đau khổ, oan khuất tày trời. Đoạn trích cũng đã bày tỏ niềm cảm thương, đau đớn trước những số phận bi kịch; là tiếng nói khát vọng công lí. Những khát vọng ấy có được sự đồng cảm ở người đọc hiện đại.

+ Giá trị nghệ thuật: Nguyễn Du tiếp thu đề tài và cốt truyện của Kim Vân Kiều truyện nhưng đã lựa chọn cho Truyện Kiều một thể loại hoàn toàn khác, biến một tiểu thuyết về tình ái đơn thuần thành một truyện thơ Nôm về thân phận con người mang tính phổ quát. Trong đoạn trích này, tác giả đã tổ chức lại cốt truyện và thay đổi trình tự chi tiết, sự kiện. Nếu trong Kim Vân Kiều truyện, Thanh Tâm Tài Nhân để cho Vương bà bảo với Thúy Kiều: “Nguy rồi con ạ” và kể hết nguyên do mọi chuyện thì đến Nguyễn Du đã bỏ hẳn chi tiết đó làm cho bối cảnh kịch tính và gấp gáp. Ngôn ngữ của đoạn trích có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa ngôn ngữ bác học và ngôn ngữ bình dân. Nhiều từ ngữ trong đời sống sinh hoạt được đưa vào cách khéo léo mang tính ước lệ cao tạo nên tính hàm súc của đoạn trích. Nhân vật được miêu tả bằng bút phá tả thực mang tính đa chiều, phức tạp. Nhân vật rất đời đã chứng tỏ cái nhìn và bút pháp tuyệt vời của Nguyễn Du.

Kết bài: Khẳng định vị trí của đoạn trích trong Truyện Kiều và sự đóng góp của đoạn trích tạo nên thành công và sức sống của tác phẩm.

Hướng dẫn chấm:

– Thuyết minh đầy đủ, sâu sắc, dẫn chứng phù hợp, thuyết phục: 2.0 – 2,25 điểm.

– Thuyết minh chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 1,0 điểm – 1,75 điểm.

– Thuyết minh chung chung, sơ sài: 0,25 điểm – 0,75 điểm.     

  d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

0.25
  e. Sáng tạo: Cách trình bày kết hợp các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận một cách khéo léo, hấp dẫn 0,5
I + II     10

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *