Viết bài văn (khoảng 600 chữ) thuyết minh về tầm quan trọng của lời khen

VIẾT VĂN BẢN THUYẾT MINH

 Đề bài

ĐỌC – HIỂU (6,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu:

Thế giới không toàn vẹn và con người vẫn bị giam cầm trong giới hạn của mình. Cái liên kết và bổ sung cho hai thứ đó chính là lời khen. Từ loài có dại không biết tên đến rìa dải ngân hà, từ chiếc răng cửa mới nhú của đứa trẻ đến bài hát của chú cá heo, thế giới lúc nào cũng có những điều để ca ngợi. Nếu không ca ngợi nhau thì con người chỉ là một thực thể vụng về. Không có cái gì hàn gắn tốt hơn là lời khen cả.

(…) Món quà mà cuộc hành trình mang lại cho tôi là lời ngợi khen cuộc sống và thể giới. Có câu nói người thợ mỏ không kêu ca về những hòn đá. Mắt của người thợ mỏ chỉ nhìn thấy những viên đá quý. Tấm lòng ngợi khen cũng làm cho tất cả những viên đá trở thành đá quý. Người giàu là ai? Chính là người có nhiều rung cảm. Người không biết rung cảm chính là người nghèo nàn nhất trên thế gian này.

Bạn sẽ có lời khuyên như thể nào với linh hồn mới sắp đến với cuộc hành trình ở hành tinh này? Bạn có dạy họ ghi nhớ cả một danh sách dài những điều phải cẩntrọng ở thế giới loài người rồi chui vào thế tự vệ không? Hay là bạn sẽ bảo họ rằng trên đời này có rất nhiều điều đáng ca ngợi, hãy để con tim rộng mở sẵn sàng ngợi ca bất cứ khi nào? Hãy bớt thu mình lại, bớt chỉ trích và ngợi ca nhiều hơn nữa.

(Trích Chú chim bay không quay đầu ngoảnh lại,

Shiva Ryu, NXB Hà Nội, 2018, tr. 68-69)

Trả lời các câu hỏi sau (Theo ma trận của Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Câu 1: Chỉ ra các dẫn chứng được tác giả sử dụng để khẳng định “thế giới lúc nào cũng có những điều để ca ngợi”.

Câu 2: Xác định vấn đề nghị luận của văn bản trên

Câu 3: Nhận xét các yếu tố tự sự trong văn bản

Câu 4: Anh/Chị có đồng tình với quan niệm: Con người vẫn bị giam cầm trong giới hạn của mình? Vì sao?

Câu 5: Nêu thông điệp rút ra từ văn bàn trên

LÀM VĂN (4,0 điểm) Chọn 1 trong 2 dạng thuyết minh

Anh/chị hãy viết bài văn (khoảng 600 chữ) thuyết minh về tầm quan trọng của lời khen

Hướng dẫn đáp án chi tiết  

7. Văn bản nghị luận Nhận biết:

– Xác định được vấn đề nghị luận của văn bản. ( Câu 2)

– Xác định được các luận đề, luận điểm, lí lẽ, bằng chứng tiêu biểu, độc đáo được trình bày trong văn bản (Câu 1)

– Nhận biết các yếu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự trong văn bản.

Thông hiểu:

– Xác định được mục đích, thái độ và tình cảm của người viết; thông điệp, tư tưởng của văn bản.

– Phân tích được mối quan hệ giữa các luận điểm, lí lẽ, bằng chứng và mối quan hệ giữa chúng với luận đề của văn bản.

– Lý giải được cách đặt nhan đề; sự phù hợp giữa nội dung nghị luận với nhan đề văn bản.

– Phân tích được vai trò của các yếu tố thuyết minh hoặc miêu tả, tự sự trong văn bản nghị luận. ( Câu 3)

Vận dụng:

– Nêu được ý nghĩa hay tác động của văn bản đối với quan niệm, cách nhìn cá nhân về vấn đề nghị luận.

– Trình bày được quan điểm đồng tình hay không đồng tình với quan niệm của tác giả, nội dung chính của văn bản. ( Câu 4)

Vận dụng cao:

Liên hệ được nội dung văn bản với một tư tưởng, quan niệm, xu thế (kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, khoa học) của giai đoạn mà văn bản ra đời để đánh giá ý nghĩa, giá trị của văn bản. ( Câu 5)

 ĐỌC – HIỂU

Câu 1

Từ loài có dại không biết tên đến rìa dải ngân hà, từ chiếc răng cửa mới nhú của đứa trẻ đến bài hát của chú heo

Nếu không ca ngợi nhau thì con người chi là một thực thể vụng về.

Câu 2

Vấn đề nghị luận: Tầm quan trọng của lời khen

Câu 3

Yếu tố tự sự trong văn bản: Câu chuyện về người thợ mỏ nhìn viên đá quý

Tác dụng:

+ Giúp cho câu văn trở nên sinh động hấp dẫn

+ Khẳng định phẩm chất cao cả của người thợ mỏ. Từ đó khẳng định trong cuộc sống con người không thể sống thiếu lời khen

+ Thể hiện thái độ ngưỡng mộ tự hào của tác giả

Câu 4

Học sinh nêu quan điểm của mình và có lí giải phù hợp

Ví dụ: Nếu đồng tình

Một trong lí do khách quan hiện nay đó chính là do tự ti, do chịu áp lực về lời chỉ trích ngoài kia. Lấy ví dụ như một bạn học sinh muốn theo đuổi đam mê một nghành nghề nào đó nhưng lại nghe những lời chỉ trích, chê trách về lực học của mình thì như thế nào? Người đó sẽ trở nên tự ti, không vươn lên để cố gắng và bứt phá giới hạn của bản thân. Vì vậy, mỗi chúng ta là một phần tử trong xã hội phải cẩn thận với lời nói mình đưa ra, hãy nhìn cái đẹp của người khác để khen thay vì soi mói,chỉ trích khuyết điểm.

Câu 5

  • Sống trên đời, đôi khi chúng ta cần phải khích lệ nhau bằng những lời khen và thoát ra khỏi giới hạn của mình
  • Không nên nhìn sự vật hiện tượng một cách phiến diện

LÀM VĂN (Đảm bảo các luận điểm cơ bản dưới đây, yêu cầu hướng dẫn chi tiết)

Dang 1. Thuyết minh về một sự vật, hiện tượng đời sống xã hội

* Mở bài: Giới thiệu sự vật, hiện tượng cần thuyết minh, nêu rõ sự tồn tại của sự vật, hiện tượng trong đời sống xã hội.

Nếu những thành công của con người không có những lời khen, những lời động viên từ người khác thì sẽ trở nên vô cùng buồn tẻ, hụt hẫng. Chính vì thế, chúng ta có thể khẳng định lời khen có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống con người.

* Thân bài:

– Nêu thực chất của sự vật, hiện tượng được thuyết minh

Khi trẻ đang làm bài tập mà gặp khó khăn, chán nản, những lời khuyến khích: “Con có thể làm được mà”, “cố gắng suy nghĩ, mẹ tin con có thể làm được”… giúp trẻ có sức mạnh tinh thần để tiếp tục làm bài. Vì thế, lời khen “con tập trung tốt hơn rồi đó!”, “con tiến bộ rồi nè, không còn nhầm lẫn nữa!”, “con giỏi hơn hôm qua rồi đó, làm bài nhanh hơn rồi này!” là những lời khen cần được chia sẻ sau khi trẻ đã tự mình nỗ lực.

– Cung cấp thông tin về sự vật, hiện tượng được thuyết minh theo một trong các trình tự sau:

+ Triển khai theo cấu trúc: Nguyên nhân – hệ quả – giải pháp.

  • Nguyên nhân

Mục đích của lời khen chỉ là bày tỏ sự ngưỡng mộ, khích lệ người được khen.

  • Hệ quả

Lời khen có tác dụng tiếp thêm sự tự tin, tự hào cho người khác, để họ biết họ đang đi đúng hướng và nên duy trì, tiếp tục.

Tăng sự hưng phấn, tiếp thêm động lực để người khác tiếp tục cố gắng và gặt hái nhiều thành công hơn nữa.

Lời khen chứng tỏ việc làm của họ được quan tâm, được theo dõi. Họ sẽ cảm thấy hạnh phúc, thấy mình không đơn độc và muốn cố gắng nhiều hơn.

  • Giải pháp

Đừng tiết kiệm lời khen nhưng cũng đừng lạm dụng và nói những lời khen sáo rỗng; người nghe cần biết phân biệt đâu là lời khen thật, đâu là những lời sáo rỗng.

* Kết bài: Nêu ý nghĩa của việc nhận thức đúng về sự vật, hiện tượng được thuyết minh.

Học sinh chúng ta cũng cần rèn luyện cho bản thân mình, nói lời khen đúng lúc đúng chỗ để thúc đẩy người khác cũng như chê trách, góp ý cho người khác thẳng thắn và đúng đắn để cùng nhau tiến bộ hơn. Hãy giữ cho lơi khen đúng ý nghĩa đẹp đẽ của nó và gắn kết con người với nhau để xã hội phát triển tích cực, tốt đẹp hơn.

Bài viết tham khảo:

Nếu những thành công của con người không có những lời khen, những lời động viên từ người khác thì sẽ trở nên vô cùng buồn tẻ, hụt hẫng. Chính vì thế, chúng ta có thể khẳng định lời khen có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống con người.

Lời khen là những lời nói tốt đẹp nhằm mục đích động viên, khích lệ con người khi người đó làm được việc tốt hoặc tạo được thành quả cho bản thân, gia đình, xã hội… để khiến cho con người có động lực làm nhiều việc có ý nghĩa hơn nữa. Lời khen phải là những lời khen chân thành, không nhằm vụ lợi cho bản thân mà tâng bốc đối tượng một cách quá đáng. Mục đích của lời khen ấy chỉ là xuất phát từ việc bày tỏ sự ngưỡng mộ, hay khích lệ người được khen. Khi chúng ta tạo được thành tích, giá trị, lợi ích cho tổ chức hay xã hội, những lời động viên, tuyên dương không chỉ giúp thông điệp tốt đẹp đó được lan tỏa mạnh mẽ hơn mà bản thân ta cũng nhận thức được điều mình làm là hoàn toàn đúng đắn.

Ngoài giá trị thúc đẩy con người, lời khen còn gắn kết con người lại gần nhau hơn. Cùng nhau chia sẻ niềm vui, khen ngợi, chúc mừng những người thân yêu xung quanh khi họ đạt được một giá trị tốt đẹp góp phần làm cho mối quan hệ thêm thân thiết, khăng khít hơn. Tuy nhiên, vẫn còn có nhiều người sử dụng lời khen với mục đích xấu như xu nịnh, tâng bốc người khác nhằm mục đích tư lợi cá nhân, lấy lòng,… lại có những người sống phụ thuộc vào lời khen, nếu không được khen sẽ không làm việc đến nơi đến chốn,… những người này đều đáng bị chỉ trích và cần phải thay đổi bản thân mình nếu muốn tránh khỏi những trường hợp tiêu cực trên.

Lời khen mang lại nhiều cảm xúc tích cực cho con người, đặc biệt là trẻ em ở lứa tuổi tiểu học. Đây là chất xúc tác tạo nên động cơ hoạt động, học tập và phát triển nhận thức của trẻ. Khen ngợi đúng cách giúp trẻ hào hứng, vui vẻ, là phần thưởng tinh thần vô cùng quý giá. Trong học tập, thi đua, khen ngợi là động lực giúp trẻ cố gắng đạt thành tích cao. Trong đời sống, khen ngợi giúp trẻ biết được đâu là việc tốt cần phát huy và đâu là việc không nên làm.

Một lời khen có tác động tích cực phải được đưa ra đúng lúc, đúng thời điểm. Khi trẻ đang làm bài tập mà gặp khó khăn, chán nản, những lời khuyến khích: “Con có thể làm được mà”, “cố gắng suy nghĩ, mẹ tin con có thể làm được”… giúp trẻ có sức mạnh tinh thần để tiếp tục làm bài. Vì thế, lời khen “con tập trung tốt hơn rồi đó!”, “con tiến bộ rồi nè, không còn nhầm lẫn nữa!”, “con giỏi hơn hôm qua rồi đó, làm bài nhanh hơn rồi này!” là những lời khen cần được chia sẻ sau khi trẻ đã tự mình nỗ lực. Đúng lúc vì nó không sớm, không muộn; đúng thời điểm trẻ cần một động lực thôi thúc để tiếp tục tin tưởng vào bản thân “sẽ làm được”. Điều này, giúp trẻ tự tin hơn vào năng lực của chính mình.

Học sinh chúng ta cũng cần rèn luyện cho bản thân mình, nói lời khen đúng lúc đúng chỗ để thúc đẩy người khác cũng như chê trách, góp ý cho người khác thẳng thắn và đúng đắn để cùng nhau tiến bộ hơn. Hãy giữ cho lơi khen đúng ý nghĩa đẹp đẽ của nó và gắn kết con người với nhau để xã hội phát triển tích cực, tốt đẹp hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *