Viết bài văn (khoảng 500 chữ) phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật tác phẩm Thả thơ của Nguyễn Tuân

Đề bài

BỘ CHÂN TRỜI

ĐỌC – HIỂU (6,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu:

Thả thơ

                                         Nguyễn Tuân

Bắt đầu từ hôm ấy, những tập thơ cổ được giũ lớp bụi ngầu và ra khỏi cái níp sách sơn son. Cụ Nghè Móm bắt đầu nghiền lại tập thơ của người xưa. Đường thi, Tống thi, Minh thi; đọc đến một bài, đọc hết một câu, gặp được một chữ đột ngột, cụ ngừng lại, ghé mắt kém vào mặt chữ nhỏ như con kiến, cụ vắt tay lên trán, nghĩ ngợi và lẩm bẩm. Rồi cụ ngồi nhỏm dậy, sao cả bài thơ ấy vào một cuốn sách giấy bản mới mẻ. Nhưng thường cụ chỉ trích lấy một câu ở những bài thơ đọc rất kỹ lưỡng đó. Ngày năm câu, ngày ba câu, một ngày gần đấy, cuốn sách đã đặc những dòng chữ thảo chép những câu thơ rút ở cổ thi. Cô Tú theo lời cha dặn, đã đi mua sẵn rất nhiều tờ giấy tàu bạch ra rọc giấy ra từng mảnh dài bằng chiếc đũa và ngang to bằng hai ngón tay – Đừng nghịch, thầy trông thấy, thầy mắng chết. Giấy này để làm gì à? Thầy sẽ viết những câu thơ cổ vào đấy để bày ra giữa chiếu những lúc thả thơ. – Thả thơ? Có làm thơ thì có, chứ thầy và các anh ấy có nói thả thơ bao giờ. Cô Tú vốn yêu những cậu học trò nhỏ tuổi của cha mình như một người chị lớn đối với em út, cô không khỏi nín cười để giảng: – Thầy sẽ viết vào mảnh giấy trắng này một câu thơ bảy chữ mà chỉ… có sáu chữ thôi. Còn một chữ thì để trống và thay vào đấy một cái khuyên tròn. Cái khuyên tròn thay chữ đó thường gọi là chữ vòng. Đây này, chị lấy một câu làm thí dụ thì các em rõ ngay. Các em biết câu: “Quân hướng Tiêu Tương, ngã hướng Tần” đấy chứ? ừ, thí dụ bây giờ định thả câu thơ ấy. Và định vòng chữ “hướng” ở đoạn dưới. Thầy sẽ viết vào mảnh giấy nhỏ này: “Quân hướng Tiêu Tương, ngã… Tần”. Và khi ngâm câu thất ngôn có sáu chữ ấy lên thì thường phải ngâm: “Quân hướng Tiêu Tương, ngã… “vòng”… Tần”; Chữ “vòng” đây thay vào chỗ để trống. Bây giờ mới nói đến những chữ “thả” ra. Thí dụ thầy thả năm chữ: cố, tại, vọng, phản và luôn cả cái chữ hướng trong nguyên văn. Thường chỉ thả có năm chữ thôi.

     […]

   Đêm mười bốn tháng tám là cuộc thả thơ lần thứ hai của cụ Nghè Móm. Lần trước thả vào thượng tuần tháng bảy; lần này cụ Nghè Móm chọn ngày mười bốn, có người hỏi tại sao không để đến ngày rằm, cụ nói:

– Trăng mười bốn bao giờ cũng khéo hơn trăng rằm. Ngày mười bốn là ngày vừng trăng đi tới chỗ toàn thịnh. Ngắm vừng trăng rằm, người tinh ý sẽ nhận thấy cái vẻ sắp tàn của một vật gì đã mãn khai trong có một thì.

    Những người có chút kinh nghiệm, đều chịu lời ông già nhận xét là chí phải.

     Vừng trăng mười bốn lúc chếch về đoài đã in một cục bóng thẫm và dài lên mặt con sông trắng và lạnh như thỏi thiếc vừa nguội. Đấy là bóng chiếc nhà bè lợp lá gồi mà trong đó, cụ Nghè Móm đang ngồi làm nhà cái, thả thơ cho hàng chục người con đánh. Người ta đang sát phạt nhau bằng tiền, đem cái may rủi cả vào đến cõi văn thơ và trên mặt nước sông thu, tiếng ngâm một câu thơ được cuộc, tiếng ngâm một câu thơ thua cuộc mất ăn tiền, những tiếng đó đều âm hưởng trên làn nước lạnh, thanh âm nghe trong trẻo, du dương và thái bình như tiếng vang của một hội tao đàn nào.

          Mỗi buổi tối thả thơ, cô Tú đều ngồi bên cạnh cha. Cô bận tay đỡ cái túi thơ của cụ Nghè Móm mở lấy ra từng lá thơ đặt vào lòng chiếu cho làng chọn chữ đặt tiền. Đôi khi có kẻ chọn phải một chữ rất quê kệch mà lại trúng vào chữ ăn tiền, cô Tú tủm tỉm nhìn mãi nhà con đang vơ tiền, chừng như muốn bảo thầm người được tiếng bạc đố chữ đó: “Đấy ông xem, ở đời ăn nhau ở may rủi, chứ chữ nghĩa tài hoa mà đã làm gì, phải không ông?”.

(Trích Thả thơ, Vang bóng một thời, Nguyễn Tuân, Nxb Văn học, 1980)

Đề 1: Trắc nghiệm + Tự luận

Lựa chọn đáp án đúng ( Mỗi câu 0.5 điểm):

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.

  1. Miêu tả   B. Biểu cảm
  2. Nghị luận D. Tự sự

Câu 2: Đoạn trích được kể bằng ngôi thứ mấy?

  1. Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ hai
  2. Ngôi thứ ba D. Đan xen ngôi 1 và ngôi 3

Câu 3: Thú chơi được bàn đến ở đây là gì?

A.Thư pháp cổ truyền                            B. Chơi cờ

  1. Uống rượu ngâm thơ D. Thả thơ

Câu 4: Cuộc thả thơ lần thứ hai của cụ Nghè Móm diễn ra vào ngày, tháng  nào?

A.Ngày mười sáu, tháng bảy                B.Ngày mười lăm, tháng bảy

C.Ngày mười bốn, tháng tám             D.Ngày mười bảy, tháng tám

Câu 5: Dòng nào sau đây nói đúng về  nhan đề “Thả thơ

  1. Thả thơ là một nghệ thuật, “nghệ thuật chơi chữ” độc đáo của dân tộc.
  2. Thả thơ là cùng nhau sáng tác những bài thơ hay và độc đáo.
  3. Thả thơ là một nghệ thuật viết câu đối của các nho nghĩ ngày xưa.
  4. Thả thơ là loại hình nghệ thuật chơi chữ dành cho các quan lại thời xưa.

Câu 6: Nhân vật cụ Nghè Móm là người:

  1. Hiền lành, nhân hậu, biết yêu thương giúp đỡ mọi người.
  2. Có nhiều chữ nghĩa, hiểu biết sâu sắc về thú “thả thơ”.
  3. Toan tính, lợi dụng người khác để mang lại lợi ích cho bản thân.
  4. Là người rất yêu thiên nhiên, cây cỏ, thích ngắm trăng, làm thơ.

Câu 7. Phát biểu nào sau đây nói lên chủ đề của đoạn trích?

  1. Đề cao, làm sống lại một thú chơi tao nhã “ thú thả thơ” đã đang dần bị mai một trong hiện tại
  2. Ca ngợi sự tài hoa trong thơ văn của các nho sĩ thời xưa.
  3. Nói về một thú vui ngâm thơ, uống rượu, thưởng trăng của các nho sĩ thời xưa.
  4. Nói về sở thích viết văn, làm thơ, câu đối của các bậc cao nhân ngày xưa.

Trả lời câu hỏi:

Câu 8 (0.5điểm): Thú văn chương được bàn đến ở đây là gì?

Câu 9 (1.0 điểm): Cụ Nghè Móm chuẩn bị cho thú văn chương đó như thế nào?

Câu 10 (1.0 điểm): Nhà văn Nguyễn Tuân bày tỏ thái và  gửi gắm điều gì qua văn bản trên?

 

Đề 2: Tự luận

Câu 1: Đoạn trích được kể bằng ngôi thứ mấy?

Câu 2: Cô Tú giải thích về hai chữ “Thả thơ” cho lũ học trò nhỏ như thế nào?

Câu 3: Cụ Nghè Móm đã chuẩn bị những gì cho thú văn chương “thả thơ”.

Câu 4: Cảm nhận của em về cô Tú.

 

Câu 5: Em hiểu như thế nào về câu nói  “Ở đời ăn nhau may rủi, chữ nghĩa tài hoa mà làm gì”…

Câu 6: Viết đoạn văn (7-8 dòng) trả lời câu hỏi: làm thế nào để bảo tồn văn hóa truyền thống?

 

  1. LÀM VĂN (4,0 điểm)

Anh/chị hãy viết bài văn (khoảng 500 chữ) phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật trong tác phẩm trên.

Hướng dẫn đáp án chi tiết  

  1. ĐỌC – HIỂU

Đề 1: Trắc nghiệm + Tự luận

 

HƯỚNG DẪN CHẤM

 

Phần Câu Nội dung Điểm
I   ĐỌC HIỂU 6,0
  1 D 0,5
2 C 0,5
3 D 0,5
4 C 0,5
5 A 0,5
6 B 0,5
7 A 0,5
8 Thú văn chương được bàn đến ở đây là : Thả thơ

Hướng dẫn chấm:

–         HS trả lời như đáp án: 0,5  điểm

–         HS không trả lời hoặc trả lời sai: không cho điểm

0,5
9 Cụ Nghè Móm chuẩn bị cho thú văn chương đó như thế nào?

– Bắt đầu nghiền lại tập thơ của người xưa. Đường thi, Tống thi, Minh thi

– Nhiều tờ giấy tàu bạch ra rọc giấy ra từng mảnh dài bằng chiếc đũa và ngang to bằng hai ngón tay. Thầy sẽ viết những câu thơ cổ vào đấy để bày ra giữa chiếu những lúc thả thơ.

 

Hướng dẫn chấm:

–         HS trả lời như đáp án: 1,0 điểm

–         HS trả lời được 1 ý: 0,5 điểm.

        –HS không trả lời hoặc trả lời sai: không cho điểm

1.0

 

 

 

 

10           Nhà văn Nguyễn Tuân bày tỏ thái và  gửi gắm điều gì qua  văn bản trên:

-Thái độ coi trọng, trân quý văn chương

-Gửi gắm tình cảm, sự gắn bó với những giá trị văn hóa

Hướng dẫn chấm:

–         HS trả lời như đáp án: 1,0 điểm

–         HS trả lời được 1  ý  : 0,5 điểm..

        –HS không trả lời hoặc trả lời sai: không cho điểm

1.0

 

 

Đề 2: Tự luận

HƯỚNG DẪN CHẤM

 

Phần Câu Nội dung Điểm
I   ĐỌC HIỂU 6,0
  1 Câu 1: Ngôi kể

Ngôi thứ 3( người kể giấu mặt)

Hướng dẫn chấm:

–         HS trả lời như đáp án: 1,0 điểm

–         HS không trả lời hoặc trả lời sai: không cho điểm

 

1,0
2 Câu 2: Cô Tú giải thích về hai chữ “Thả thơ” cho lũ học trò nhỏ như thế nào?

Thầy sẽ viết vào mảnh giấy trắng một câu thơ bảy chữ mà chỉ có sáu chữ thôi. Còn một chữ thì bỏ trống và thay vào đấy một cái khuyên tròn.Cái khuyên tròn thay chữ đó thường gọi là chữ vòng…”

Hướng dẫn chấm:

–         HS trả lời như đáp án: 1,0 điểm

–         HS trả lời được 1 ý: 0,5 điểm.

–         HS không trả lời hoặc trả lời sai: không cho điểm

1.0

 

 

 

 

3 Câu 3: Cụ Nghè Móm đã chuẩn bị những gì cho thú văn chươngthả thơ”.

– Bắt đầu nghiền lại tập thơ của người xưa. Đường thi, Tống thi, Minh thi

– Nhiều tờ giấy tàu bạch ra rọc giấy ra từng mảnh dài bằng chiếc đũa và ngang to bằng hai ngón tay. Thầy sẽ viết những câu thơ cổ vào đấy để bày ra giữa chiếu những lúc thả thơ.

Hướng dẫn chấm:

–         HS trả lời như đáp án: 1,0 điểm

–         HS trả lời được  ý  : 0,5 điểm.

–         HS không trả lời hoặc trả lời sai: không cho điểm

1.0
    Câu 4: Cảm nhận của em về cô Tú.

Cô Tú là một thiếu nữ con quan mà cái tài làm thơ phú, rất yêu thương trẻ con, yêu thương cha, luôn nghe theo lời cha dặn.

Hướng dẫn chấm:

–         HS trả lời như đáp án: 1,0 điểm

–         HS trả lời được 1  ý  : 0,5 điểm.

–         HS không trả lời hoặc trả lời sai: không cho điểm

1,0
    Câu 5: Em hiểu như thế nào về câu nói  “Ở đời ăn nhau may rủi, chữ nghĩa tài hoa mà làm gì”…

 – Ở đời hơn nhau dựa vào vận may rủi, chữ nghĩa tài hoa chưa chắc đem lại sự thành công trong cuộc sống

 -Nhà văn như mượn lời cô Tú (Thả thơ) để nói lên tâm sự bực dọc, chua chát của mình.

Hướng dẫn chấm:

–         HS trả lời như đáp án: 1,0 điểm

–         HS trả lời được  ý  : 0,5 điểm.

       –HS không trả lời hoặc trả lời sai: không cho điểm

1,0
    Câu 6: Viết đoạn văn (7-8 dòng) trả lời câu hỏi: làm thế nào để bảo tồn văn hóa truyền thống?

+   Đối với những giá trị văn hóa truyền thống chúng ta cần bảo tồn và phát huy những giá trị đó. Những giá trị đó không thể nào để mai một đi, mà cần phải làm cho nó tồn tại mãi trong chúng ta.

+   Trước tiên cần đưa những giá trị văn hóa đến gần với mọi người, để mọi người biết rõ hơn về điều đó.

+  Khi mà đã hiểu và biết về giá trị văn hóa truyền thống đó sẽ khiến cho chúng ta yêu thương hơn, trân trọng nó hơn.

Hướng dẫn chấm:

–         HS trả lời như đáp án: 1,0 điểm

–         HS trả lời được 1 ý : 0,5 điểm.

–         HS trả lời được  2 ý : 0,75 điểm.

–         HS không trả lời hoặc trả lời sai: không cho điểm

 

1,0

 

  1. LÀM VĂN
II   VIẾT 4,0
  a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề

0,25
  b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:

Nét đặc sắc về chủ đề và nghệ thuật của đoạn trích” Thả thơ” của Nguyễn Tuân.

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,25 điểm.

– Học sinh xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0,0 điểm.

0,25
  c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Cần đảm bảo các yêu cầu sau:

 

 

 

 

0,5

 

 

 

 

 

 

 

2,0

  – Gi ới thiệu tác giả, tác phẩm:

Nguyễn Tuân là một nhà văn lớn, một nghệ sĩ tài năng. Phong cách tài hoa, uyên bác, có cá tính độc đáo. Tác phẩm: In trong tập truyện “Vang bóng một thời”, xuất bản năm 1940.

Vấn đề nghị luận: giá trị nội dung và nghệ thuật trong tác phẩm trên.

 

 

Xác định chủ đề của tác phẩm

Chủ đề viết về nghệ thuật chơi chữ của cha ông ta khi xưa, cụ thể hơn là viết về thú thả thơ. Qua đó tác giả gửi gắm tình cảm, sự gắn bó với những giá trị văn hóa

Phân tích, đánh giá chủ đề của tác phẩm

Cụ Phủ là người đức độ, cáo quan về, cụ phải nuôi một cô gái xấu, cụ dậy trẻ, sao lá số, gieo mộtquẻ, kê đơn thuốc. . Ông trời bắt cụ phải nghèo, cô Tú phải xấu. Có người bạn khuyên cụ tổ chức một cuộc chơi thả thơ, một cách đánh bạc của những người có chữ nghĩa. Thế là cụ làm một cái bè trên mặt nước, hằng chục người đến đánh bạc trong tiếng ngâm thơ, nhưng có kẻ ác miệng nói rằng cụ thả thơ để lựa người đồng sàng cho cô Tú, từ đấy cụ không cho cô Tú xuống bè nữa, cụ cũng thua luôn từ đấy.

Phân tích một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm

+Trong truyện, Nguyễn Tuân đã sử dụng những câu thơ đầy tình cảm để miêu tả những cảm xúc của nhân vật chính. Những câu thơ này được đặt vào giữa các đoạn văn, tạo nên một không gian thơ mộng và lãng mạn.

+ Với cách xây dựng tình huống độc đáo, chi tiết và nghệ thuật xây dựng nhân vật, Nguyễn Tuân đã tái hiện nên cuộc đời sinh động trong tác phẩm của mình

+ Nguyễn Tuân sử dụng ngôn ngữ đơn giản, gần gũi với người đọc, nhưng lại rất sâu sắc và tinh tế. Ông sử dụng các từ ngữ, câu văn và hình ảnh để tạo ra những bức tranh tưởng tượng, đầy màu sắc và cảm xúc.

+ Tác phẩm thả thơ của Nguyễn Tuân còn có đặc điểm là sử dụng các hình ảnh tự nhiên để tả nét đẹp của cuộc sống và tình yêu. Ông sử dụng những hình ảnh như hoa, lá, mây, trăng, sao… để tạo ra những bức tranh tinh tế về tình yêu, sự lãng mạn và sự đau khổ.

+ Ngoài ra, trong tác phẩm thả thơ của Nguyễn Tuân còn có sự kết hợp giữa âm nhạc và thơ. Ông sử dụng những giai điệu, những nốt nhạc để tạo ra những bài thơ có âm điệu đặc biệt, giúp tăng thêm tính nghệ thuật và cảm xúc cho tác phẩm.

Đánh giá  tác dụng của những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật trong việc thể hiện chủ đề của tác phẩm.

+ Thả thơ là một nghệ thuật, “nghệ thuật chơi chữ” độc đáo của dân tộc Việt Nam. Thú vui tao nhã này rất được các nhà nho thuở xưa ưa chuộng, cho đến hôm nay, thú vui này vẫn rất được yêu thích.

+ Tác phẩm này đã được đánh giá cao về mặt nghệ thuật và được coi là một trong những tác phẩm đáng đọc nhất của văn học Việt Nam.

– Thể hiện được những suy nghĩ, cảm nhận của người viết về tác phẩm

+  Đây là truyện ngắn tiêu biểu đã đề cao, làm sống lại một thú chơi tao nhã đã đang dần bị mai một trong hiện tại. Rất nhiều người có lẽ đã phải cảm ơn NguyễnTuân vì qua những truyện ngắn như thế này, họ đã biết được, hiểu được thú tiêu khiển cổ xưa mang đậm chất bác học, tài hoa và dân tộc của cha ông. Hãy chú ý lắng nghe lời giải thích của cô Tú – con cụ nghè Móm, về hai chữ “Thả thơ” cho lũ học trò nhỏ tuổi để cóthể hình dung thứ công việc vừa công phu lại vừa thú vị này: “Thầy sẽ viết vào mảnh giấy trắng một câu thơ bảy chữ mà chỉ có sáu chữthôi. Còn một chữ thì bỏ trống và thay vào đấy một cái khuyên tròn.Cái khuyên tròn thay chữ đó thường gọi là chữ vòng…”

+ Thả thơ  đã đưa lại cho họ những phút giây hứng thú đặc biệt: “Mỗi lúc ngâm lên, cái hay của câu thơ đã làm cho bọn mình lạnh hết cả người”. Thế nhưng đến với cuộc thả thơ còn có cả những hạng người khác nữa. Nguyễn Tuân đã không dè dặt mỉa mai, châm biếm hạng người “dốt cay dốt đắng”, đã không biết thưởng thức thơ hay mà chỉ “mỏi tay vơ tiền”.Họ chính là những ông huyện Bình Khê “người trông đứng đắn thế vậy mà nhảm lạ…”

Hướng dẫn chấm:

– Trình bày đầy đủ, sâu sắc: 2,0 điểm

– Trình bày chưa đầy đủ hoặc chưa sâu sắc: 1,75 điểm  – 1,0 điểm.

– Trình bày chung chung, chưa rõ: 0,25 điểm – 0,75 điểm.

  3.Kết bài:

–  Xây dựng, khắc họa nhân vật ấn tượng, rõ nét.

– Qua tác phẩm chúng ta cần bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa của dân tộc .

Hướng dẫn chấm:

– Trình bày được 2 ý: 0,5 điểm.

– Trình bày được 1 ý: 0,25 điểm.

0,5
  d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

Hướng dẫn chấm:

Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

0,25
  e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

Học sinh biết vận dụng lí luận văn học trong quá trình phân tích, đánh giá; biết liên hệ, so sánh với các tác phẩm khác để làm nổi bật nét độc đáo trong cảm nhận của tác giả, văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc.

0,25
I + II   Tổng điểm 10,0

 

Bài viết tham khảo:

Nguyễn Tuân (1910 – 1987), quê ở làng Mọc, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội.  Xuất thân trong gia đình nhà nho khi nền Hán học đã tàn. Là một nhà văn lớn, một nghệ sĩ tài năng. Phong cách tài hoa, uyên bác, có cá tính độc đáo. Tác phẩm in trong tập truyện “Vang bóng một thời”, xuất bản năm 1940. “Vang bóng một thời” là tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Nguyễn Tuân. Trong số những câu chuyện trong tác phẩm, “Thả thơ”: thực nổi bật với giá trị nội dung và nghệ thuật đặc sắc.

Cụ Nghè Móm là người đức độ, cáo quan về, cụ phải nuôi một cô gái xấu, cụ dậy trẻ, sao lá số, gieo mộtquẻ, kê đơn thuốc. . Ông trời bắt cụ phải nghèo, cô Tú phải xấu. Có người bạn khuyên cụ tổ chức một cuộc chơi thả thơ, một cách đánh bạc của những người có chữ nghĩa. Thế là cụ làm một cái bè trên mặt nước, hằng chục người đến đánh bạc trong tiếng ngâm thơ, nhưng có kẻ ác miệng nói rằng cụ thả thơ để lựa người đồng sàng cho cô Tú, từ đấy cụ không cho cô Tú xuống bè nữa, cụ cũng thua luôn từ đấy.

   Trong truyện, Nguyễn Tuân đã sử dụng những câu thơ đầy tình cảm để miêu tả những cảm xúc của nhân vật chính. Những câu thơ này được đặt vào giữa các đoạn văn, tạo nên một không gian thơ mộng và lãng mạn.  Với cách xây dựng tình huống độc đáo, chi tiết và nghệ thuật xây dựng nhân vật, Nguyễn Tuân đã tái hiện nên cuộc đời sinh động trong tác phẩm của mình.  Tác phẩm thả thơ của Nguyễn Tuân được đánh giá là có đặc sắc nghệ thuật bởi cách ông sử dụng ngôn ngữ và hình ảnh để tạo ra những bức tranh tinh tế về cuộc sống, tình yêu, thiên nhiên và con người. Nguyễn Tuân sử dụng ngôn ngữ đơn giản, gần gũi với người đọc, nhưng lại rất sâu sắc và tinh tế. Ông sử dụng các từ ngữ, câu văn và hình ảnh để tạo ra những bức tranh tưởng tượng, đầy màu sắc và cảm xúc. Tác phẩm thả thơ của Nguyễn Tuân còn có đặc điểm là sử dụng các hình ảnh tự nhiên để tả nét đẹp của cuộc sống và tình yêu. Ông sử dụng những hình ảnh như hoa, lá, mây, trăng, sao… để tạo ra những bức tranh tinh tế về tình yêu, sự lãng mạn và sự đau khổ. Ngoài ra, trong tác phẩm thả thơ của Nguyễn Tuân còn có sự kết hợp giữa âm nhạc và thơ. Ông sử dụng những giai điệu, những nốt nhạc để tạo ra những bài thơ có âm điệu đặc biệt, giúp tăng thêm tính nghệ thuật và cảm xúc cho tác phẩm.

Thả thơ là một nghệ thuật, “nghệ thuật chơi chữ” độc đáo của dân tộc Việt Nam. Thú vui tao nhã này rất được các nhà nho thuở xưa ưa chuộng, cho đến hôm nay, thú vui này vẫn rất được yêu thích.  Tác phẩm này đã được đánh giá cao về mặt nghệ thuật và được coi là một trong những tác phẩm đáng đọc nhất của văn học Việt Nam.

Đây là  truyện ngắn tiêu biểu đã đề cao, làm sống lại một thú chơi tao nhã đã đang dần bị mai một trong hiện tại. Rất nhiều người có lẽ đã phải cảm ơn NguyễnTuân vì qua những truyện ngắn như thế này, họ đã biết được, hiểu được thú tiêu khiển cổ xưa mang đậm chất bác học, tài hoa và dân tộc của cha ông. Hãy chú ý lắng nghe lời giải thích của cô Tú – con cụ nghè Móm, về hai chữ “Thả thơ” cho lũ học trò nhỏ tuổi để cóthể hình dung thứ công việc vừa công phu lại vừa thú vị này: “Thầy sẽ viết vào mảnh giấy trắng một câu thơ bảy chữ mà chỉ có sáu chữthôi. Còn một chữ thì bỏ trống và thay vào đấy một cái khuyên tròn.Cái khuyên tròn thay chữ đó thường gọi là chữ vòng…”. “Thả thơ”  đã đưa lại cho họ những phút giây hứng thú đặc biệt: “Mỗi lúc ngâm lên, cái hay của câu thơ đã làm cho bọn mình lạnh hết cả người”. Thế nhưng đến với cuộc thả thơ còn có cả những hạng người khác nữa. Nguyễn Tuân đã không dè dặt mỉa mai, châm biếm hạng người “dốt cay dốt đắng”, đã không biết thưởng thức thơ hay mà chỉ “mỏi tay vơ tiền”.Họ chính là những ông huyện Bình Khê “người trông đứng đắn thế vậy mà nhảm lạ…”

         Qua tác phẩm chúng ta cần bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa của dân tộc . Những giá trị đó không thể nào để mai một đi, mà cần phải làm cho nó tồn tại mãi trong chúng ta. Trước tiên cần đưa những giá trị văn hóa đến gần với mọi người, để mọi người biết rõ hơn về điều đó. Khi mà đã hiểu và biết về giá trị văn hóa truyền thống đó sẽ khiến cho chúng ta yêu thương hơn, trân trọng nó hơn.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *