Văn lớp 10 – Đề đề xuất Thi các trường chuyên Duyên Hải tỉnh Thái Nguyên

HỘI CÁC TRƯỜNG CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ

TRƯỜNG THPT CHUYÊN THÁI NGUYÊN

(Đề đề xuất)

   ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI DH&ĐBBB

MÔN NGỮ VĂN – LỚP 10

                 Thời gian làm  bài: 180 phút

 

Câu 1(8 điểm):

Phải chăng “Sai lầm là những thông tin phản hồi chúng ta nhận được và cần phải học hỏi từ chúng. Kẻ chiến thắng là kẻ đã từng phạm sai lầm nhiều hơn kẻ thất bại. Đó là lý do họ chiến thắng ”?

( Mathews, 365 danh ngôn cho cuộc sống hàng ngày,

NXB Thanh niên, 2008)

Câu 2 (12 điểm):

Trong cuốn “Quốc văn cụ thể”, Bùi Kỷ đã nhận xét: “Văn chương bởi tình cảm mà sinh, văn tức là một bức tả chân của tình cảm vậy”

Qua tác phẩm “Độc Tiểu Thanh kí” của Nguyễn Du và trích đoạn “Tình cảnh lẻ loi của người  chinh phụ”, anh/chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

———————-Hết ————————-

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐÊ CHỌN HỌC SINH GIỎI

DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ

MÔN NGỮ VĂN – LỚP 10

 

Câu 1:

  1. Giải thích: (1, 5 điểm)

Sai lầm: là những việc làm trái với lẽ phải, dẫn đến những hậu quả khôn lường

Sai lầm là những thông tin phản hồi chúng ta nhận được và cần phải học hỏi từ chúng: những sai lầm cho ta kiến thức, kinh nghiệm, những bài học thực tế vô cùng ý nghĩa.

– Kẻ chiến thắng là kẻ đã từng phạm sai lầm nhiều hơn kẻ thất bại. Đó là lý do họ chiến thắng: Người chiến thắng là người là người đã trải qua thử thách, nếm trải nhiều thất bại, rút ra cho mình những cách hành xử đúng để đi đến thành công. Kẻ thất bại  là người không dám đối diện sai lầm, sợ những vấp váp nên không quyết tâm hành động.

=> Sai lầm là một thử thách giúp chúng ta nỗ lực để đạt được thành công. Nhưng đó phải là một sai lầm có ý nghĩa trên bước đường đến với thành công.

  1. Bình luận: (2,5 điểm)

 Mọi thành công không bao giờ đạt được khi chúng ta bước trên con đường trải đầy hoa hồng. Cuộc sống không bao giờ là một mạt hồ phẳng lặng. để chiến thắng chúng ta phải đối mặt với nhiều biến cố, nhiều sai lầm.

– Chúng ta học hỏi được nhiều điều hơn khi chúng ta thất bại. Bởi lúc đó chúng ta phân tích tình hình, rút kinh nghiệm và đưa ra một chiến lược mới. Lời chúc tụng tưng bừng trong chiến thắng đôi lúc làm chúng ta tự mãn. Dám hành động là dám chấp nhận những sai lầm như một phần tất yếu để học hỏi. Thành công không có chỗ cho sự lười nhác.

– Tuy nhiên không phải cứ chấp nhận sai lầm là thành công và chiến thắng. Bởi có những người cứ hành động mà không suy xét, không đánh giá đúng thực lực, tiềm năng của bản thân mà hành xử liều lĩnh bất chấp kết quả xảy ra thì không thể tìm được những bài học bổ ích có ý nghĩa từ những sai lầm.

– Nhìn vào sai lầm của một người chúng ta có được những đánh giá xác đáng về ý chí, nghị lực, khả năng, bản lĩnh, sự sáng tạo…. của một con người.

– Nhận thức đúng về những sai lầm trong cuộc đời sẽ giúp chúng ta có động lực vượt qua tất cả và tỏa sáng.

  1. Chứng minh: (2,5 điểm)

Học sinh có thể lấy một số dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề: Edison, Chủ tịch Hồ Chí Minh…

  1. Đánh giá chung: (1,5 điểm)

Đây là một ý kiến buộc chúng ta phải suy ngẫm thấu đáo. Xác định được ý nghĩa tích cực của sai lầm là chúng ta đã chạm tay gần hơn đến thành công. Còn nếu suy nghĩa phiếm diện chúng ta sẽ không lường được những thất bại đang chờ mình.

 

Câu 2:

  1. Giải thích (2 điểm)

– Văn chương: là những sáng tạo nghệ thuật của người nghệ sĩ, dùng chất liệu ngôn từ để xây dựng, hình tượng, phản ánh đời sống qua đó gửi gắm tư tưởng tình cảm của người nghệ sĩ.

Văn chương bởi tình cảm mà sinh:  Văn chương nảy sinh từ xúc  cảm của người nghệ sĩ trước cuộc đời..  đó là những “ rung động tận đáy tâm hồn với những lo âu, bức bội, tủi hổ và những ước mong tha thiết của loài người

– văn tức là một bức tả chân của tình cảm vậy: Đến với một tác phẩm văn chương là chúng ta sống với một thế giới tâm hồn hồn chân thật và cao đẹp

=> Ý kiến của Bùi Kỉ khẳng định: Văn chương xuất phát từ tình cảm của người nghệ sĩ, đến với một sáng tạo nghệ thuật chúng ta phải khám được thế giới tâm hồn giàu xúc cảm đó để bồi dưỡng tinh thần.

  1. Bình luận (4 điểm)

* Văn học phản ánh hiện thực đời sống và đối tượng chính là cuộc sống con người trong các mối quan hệ xã hội phức tạp, đa dạng. Văn học chú trọng đào sâu thế giới nội tâm phong phú, bí ẩn của con người – một thế giới tâm lý phức tạp mà tinh tế.  Cuộc sống là mảnh đất màu mỡ nuôi duôi dưỡng văn học, còn tình cảm của người nghệ sĩ chắp cho văn học đôi cánh bay bổng, làm cho hiện thực có sức sống, có sức hấp dẫn. Nếu nhà trước thuật “có đủ cái học uyên thâm” thì nhà văn nhà thơ lại “có nguồn cảm hứng bay bổng”.

+ Lỗ Tấn: “Gặp những cái gì hay và đáng yêu thì họ ôm chầm lấy, nếu gặp điều trái đáng giận thì học sẽ bác bỏ.. Phải kịch liệt công kích cái sai như đã từng nhiệt liệt chủ trương cái đúng

+ Ngô Thì Nhậm “Tình cảm dồi dào thì thơ nảy sinh. Hoặc là tình nam nữ thương nhau, hoặc là tình chống vợ nhớ nhau….”

+ “Nghệ thuật bao giờ cũng là tiếng nói ”cuả tình cảm con người, là sự tự giãi bày và gửi gắm tâm tư” (Lê Ngọc Trà)

+ L. Tôn x tôi : “Một tác phẩm nghệ thuật là kết quả của tình yêu. Tình yêu con người và ước mơ cháy bỏng vì một xã hội công bằng, bình đẳng bác ái luôn nhà văn viết, sống vắt kiệt những dòng suy nghĩ, hiến dâng bầu máu nóng của mình cho nhân loại”

=> Tình cảm làm cho nghệ thuật thăng hoa và có sức sống mãnh liệt. Từ muôn xưa Việt Nam đã dùng văn chương để nói lên những nỗi vui, buồn, mừng giận, lo, mong, những ước mong, những oán thù thầm kín trong lòng mình. Tình cảm giữ một vị trí trọng yếu trong cảm hứng của người làm thơ.

* Những tình cảm chân thành, cao đẹp của người nghệ sĩ trong sáng tạo nghệ thuật luôn có sức lay động và cảm hóa lòng người, khiến con người có thể “di dưỡng tính tình” , bồi đắp cảm xúc , thanh lọc tâm hồn, chắp cánh cho những ước mơ và tưởng tượng, giúp con người phân biệt được lẽ đúng sai, hướng con người đến  chân thiện mĩ.. Tình cảm, cảm xúc làm nên giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm nghệ thuật,, đó là tấm lòng nhân đạo từ trong cốt tủy của người nghệ sĩ sáng tạo.

* Đến với một sáng tác văn chương người đọc chúng ta không chỉ khám phá cuộc sống đa dạng phong phú được phản ánh trong tác phẩm, mỗi chúng ta phải tìm đến được cội nguồn cảm xúc sáng tạo.

  1. Phân tích chứng minh qua tác phẩm “Độc Tiểu Thanh kí” của Nguyễn Du và trích đoạn “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ”: (5 điểm)

* Tác phẩm “Độc Tiểu Thanh kí” của Nguyễn Du:

– Nội dung:  Văn chương là câu chuyện của tâm hồn và tình cảm là sinh mệnh của thơ: Tác phẩm “Độc Tiểu Thanh kí” là những rung động, cảm thông sâu sắc của Nguyễn Du với số phận tài hoa bất hạnh của Tiểu Thanh. Qua số phận Tiểu Thanh, nhà thơ cũng bọc lộ những trăn trở về cuộc đời nhiều long đong lận đận của mình.

– Nghệ thuật: Hình ảnh giàu giá trị biểu cảm, nghệ thuật đối, câu hỏi tu từ…

* Trích đoạn “Tình cảnh lẻ loi của người  chinh phụ”:

– Nội dung: Đoạn trích là sự thấu hiểu cảm thông sâu sắc của tác giả với nỗi cô đơn, lẻ loi, sầu muộn của người chinh phụ khi chồng đi chiến, đồng thời đó cũng là sự trân trọng đối với khát vọng hạnh phúc chính đáng của người phụ nữ. Thái độ câm phẫn chiến tranh phi nghĩa vì thế mà toát lên trong từng hình ảnh thơ

Nghệ thuật: Tác giả sử dụng thành công nhiều thủ pháp nghệ thuật: điệp, đối, ước lệ tượng trung, hình ảnh giàu giá trị biểu cảm, từ láy.

  1. Đánh giá chung: (1 điểm)

Khẳng định lại vấn đề nghị luận.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *