Từ truyện ngắn bức tượng, bàn về ý nghĩa của việc sống biết cho đi

Đề kiểm tra cuối kì lớp 11

ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

Đọc văn bản:

Có một người đàn ông miệt mài đào đất. Cái hố ông đào cứ sâu dần, một dòng nước chảy ra và dưới đó, cuối cùng đã lộ ra một lớp đất sét màu xanh.

– Đây chính là thứ mình cần – người đàn ông reo lên, hăng hái xúc đầy những xô đất sét.

Có lẽ ông ta đã đào tới cả ngàn xô đất cho tới khi bên cạnh cái hố mọc lên một đống đất sét cao ngút. Khi ấy người đàn ông mới yên tâm chui lên từ cái hố, lúc này đã là một cái giếng khá sâu. Sau đó người đàn ông bắt đầu dùng đống đất sét để hì hục nặn tượng chính mình.

Sau ba ngày lao động cật lực, bức tượng đã hoàn thành. Người đàn ông chăm chú nhìn nó và mỉm cười mãn nguyện:

– Rồi mai đây, nhiều thế hệ sẽ ngắm bức tượng này và nhớ đến ta. Giờ thì ta có thể yên tâm chết được rồi.

Năm tháng qua đi. Vào một buổi trưa hè nóng bức, sau khi múc một xô nước mát lạnh lên uống cho dịu cơn khát, một đám khách qua đường quay sang nhìn đống đất sét lùm lùm bên cạnh và nói với nhau:

– Ai đã đào cái giếng này quả là một con người tuyệt vời.

(Bức tượng, S. Antov – Trích từ 100 truyện cực ngắn thế giới, Hà Việt Anh dịch, Nxb Hội Nhà Văn, 2001, Tr.75)

 

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Xác định thể loại của đoạn trích trên?

Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì ?

Câu 3. Nhân vật chính trong câu chuyện trên là ai?

Câu 4. Người đàn ông trong câu chuyện đã miệt mài đào đất nhằm mục đích gì ?

Câu 5. Qua câu chuyện trên, người kể đã gián tiếp bộc lộ thái độ gì?

Câu 6. Hãy đặt nhan đề cho câu chuyện trên?

Câu 7. Chi tiết bức tượng qua năm tháng chỉ còn là “ một đống đất sét lùm lùm” có ý nghĩa gì?

Câu 8. Anh/chị học được thông điệp gì có ý nghĩa từ câu chuyện?

  1. VIẾT (4.0 điểm):

Từ ngữ liệu phần đọc hiểu, anh/chị hãy viết một bài văn nghị luận bàn về ý nghĩa của việc sống biết cho đi.

—————– HẾT —————-

 

ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐÈ 5

Phần Câu Nội dung Điểm
I   ĐỌC HIỂU 6,0
1 Thể loại: truyện ngắn 0,5
2 Phương thức biểu đạt: Tự sự 0,5
3 Nhân vật chính: người đàn ông 0,5
4 Mục đích: đào đất để lấy đất sét nặn tượng chính mình. 1,0
5 Thái độ: ca ngợi những con người lao động quên mình vì người khác 1,0
6 Nhan đề: Cho đi và để lại 1,0
7 Ý nghĩa: việc làm có ích của người đàn ông không phải là nặn bức tượng mà là để lại cái giếng nước. Nhấn mạnh việc làm thiện nguyện và đóng góp cho người khác là điều quan trọng hơn việc tự thỏa mãn và được nhớ đến.

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh chỉ ra được 2 ý: 1,0 điểm

– Học sinh chỉ ra được 1 ý: 0,5 điểm

– Học sinh không chỉ ra được ý nào: 0 điểm

1,0
8 – Bày tỏ quan điểm cá nhân, đưa ra được thông điệp có ý nghĩa nhất trong đoạn trích. Đưa ra được lý do bài tỏ quan điểm cá nhân thuyết phục, phù hợp.

– Thông điệp: Những việc làm có ích có giá trị cho xã hội sẽ được mọi người nhớ đến.

+ Nỗ lực, nhiệt tình trong công việc, luôn sống hết mình vì mọi người.

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh bày tỏ rõ ràng, thuyết phục: 0,5 điểm

– Học sinh bày tỏ chưa rõ ràng, chưa thuyết phục: 0,25 điểm.

* Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được.

0,5
II   VIẾT 4,0
Từ ngữ liệu phần đọc hiểu, anh/chị hãy viết một bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của việc cho đi trong xã hội. 4,0
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.

0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Tinh thần đấu tranh chống lại cái xấu và cái ác trong xã hội.

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm.

– Học sinh xác định chưa đầy đủ vấn đề nghị luận: 0,25 điểm.

0,25
c. Triển khai vấn đề nghị luận

Học sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ về ý nghĩa của sự cho đi. Kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:

 
* Giải thích được cho đi  là gì?

– “Cho”: nghĩa là cho đi, trao đi tình cảm, sẵn sàng giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn trong cuộc sống.

-> “Sống biết cho đi” nghĩa là sống biết nghĩ cho người khác, trao đi yêu thương, giúp đỡ những người khó khăn. Trao đi những những giá trị đẹp để tìm thấy sự bình yên trong tâm hồn.

* Phân tích biểu hiện và ý nghĩa của sống biết cho đi trong văn bản:

Biểu hiện:

+ Người đàn ông đã  miệt mài đào đất, đào tới cả ngàn xô đất và đắp tượng chính mình nhưng thực chất vô tình đã tạo ra một giếng nước sâu.

+ Sau này, bức tượng chỉ còn là 1 lùm đất nhưng giếng nước thì còn mãi.

Ý nghĩa:

+ Việc làm của người đàn ông đã  để lại cho đời sau những dòng nước mát lành. Họ mãi nhớ và viết ơn ông.

* Phân tích sự cho đi trong cuộc sống:

–  Biểu hiện:

+ Rất nhiều người sống biết cho đi, họ tận tụy cả đời luôn sống cống hiến, luôn đam mê với công việc, biết nghĩ cho người khác vì người khác. Luôn sống với phương châm “mình vì mọi người” mà k đòi hỏi mọi người vì mình và đã đẻ lại cho đời sau nhiều giá trị tốt đẹp.

+ Trong xã hội hiện nay cũng có nhiều bạn trẻ hăng say trong công việc, luôn tận tâm tận lực trách nhiệm cao, hết lòng vì nhiệm vụ chung, luôn sống vì tập thể, vì cộng đồng họ đã cống hiến cho đi mà k đòi hỏi nhận lại.

+ Họ đã để lại những hiệu ứng xã hội rất lớn và lan tỏa nhiều giá trị tích cực

Ý nghĩa: cho đi:

+ Cho đi chính là cội nguồn của hạnh phúc, là chia sẻ yêu thương, giúp đỡ người khác, là những lời động viên, an ủi, sự quan tâm vỗ về. Sợi dây kết nối tình cảm thắp lên ngọn lửa yêu thương. Đem hạnh phúc cho người khác cũng chính là tự tạo hp cho mình.

+ Cho đi là hạnh phúc, không chỉ cho đi vật chất tiền bạc mà còn cho đi tình cảm, lòng nhân cái, yêu thương cuộc sống sẽ trở lên tốt đẹp hơn. Sống ý nghĩa, vui vẻ, hạnh phúc, đem lại cuộc sống an yên lưu giữ những giá trị quý giá còn mãi trong cuộc sống.

Dẫn chứng: Sự cho đi của em Nguyễn Hải An mới 7 tuổi  mắc bệnh ung thư đã hiến tặng giác mạc – đôi mắt của mình để những đứa trẻ còn sống khác có được đôi mắt sáng. Thứ mà Hải An đã cho và đẻ lại không chỉ là đôi mắt sáng ngời mà còn là ánh sáng của niềm tin cuộc sống.

Phản biện:

+ Những kẻ tàn nhẫn sống trên mồ hôi nước mắt người khác.

+ Phê phán 1 số thanh niên hiện nay chỉ biết nhận từ cha mẹ người thân để rồi sống ích kỉ, tham lam vô cảm không biết chia sẻ, sống lạnh lùng vô cảm k có trái tim :.

Bài học:

+ Cuộc sống mỗi người sẽ trở nên tầm thường nếu chỉ biết nhận mà k biết cho đi

+ Là một học sinh, chúng ta luôn nỗ lực học tập, hãy mở rộng lòng mình, yêu thương nhiều hơn chia sẻ nhiều hơn, học cách cho đi  để cái nắm tay giữa con người với con người càng trở nên ấm áp,…

Hướng dẫn chấm:

–  Phân tích đầy đủ, sâu sắc: 3,0 điểm.

– Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu sắc: 1,75 điểm – 2,5 điểm.

–  Phân tích chung chung, chưa  rõ các biểu hiện: 0,75 điểm – 1,25 điểm.

– Phân tích không rõ các biểu hiện: 0,25 điểm – 0,5 điểm.

3,0
d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

Hướng dẫn chấm:

– Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

0,25
e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có liên hệ bản thân; có cách diễn đạt mới mẻ.

Hướng dẫn chấm: Học sinh huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân để bàn luận; có sáng tạo trong viết câu, dựng đoạn, làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh.

Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm.

Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm.

0,25
Tổng điểm 10,0

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *