Đọc hiểu, Phân tích giá trị đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của đoạn truyện thơ Tống Trân Cúc Hoa

 

ĐỀ CHÍNH THỨC

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I

NĂM HỌC 2023-2024 

MÔN: NGỮ VĂN, LỚP 11

Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề)

(Đề này gồm 09 câu, 02 trang)

ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu sau:

TỐNG TRÂN – CÚC HOA

(Truyện thơ Nôm khuyết danh)

(Trích)

Mẹ chồng thấy dâu thảo hiền

Đôi hàng nước mắt chảy liền như tuôn.

Khó nghèo có mẹ có con,

Ít nhiều gạn sẻ(1)vẹn tròn cho nhau

Lòng con nhường nhịn bấy lâu

Mẹ ăn cơm ấy ngon đâu hỡi nàng

Cúc Hoa nước mắt hai hàng:

“Lạy mẹ cùng chàng chở quản(2)cho tôi”

[…]

Cúc Hoa trở lại thư trai(3)

“Khuyên chàng kinh sử dùi mài cho hay.

Thiếp xin rước một ông thầy,

Để chàng học tập đêm ngày thiếp nuôi”.

Một ngày ba bữa chẳng rời,

Nuôi thầy, nuôi mẹ lại nuôi cả chồng.

Khuyên chàng khuya sớm hôm mai,

Cố chăm việc học đua tài cho hay.

Một mai, có gặp rồng mây(4)

Bảng vàng(5)may được tỏ bày họ tên

Trước là sạch nợ bút nghiên(6)

Sau là thiếp cũng được yên lòng này”.

(Theo bản in của NXB Phổ thông Hà Nội năm 1961,

Bùi Thức Phước sưu tầm & biên soạn, NXB Hội nhà văn, 2012)

Chú thích:

(1) Gạn sẻ: Gạnchắt lọc và sẻ – chia sớt, chia nhỏ

(2) Quản: e ngại, ngại ngùng. Chở quản: không e ngại, quan tâm.

(3) Thư trai: phòng đọc sách, phòng học

(4) Rồng mây: hội rồng mây, cơ hội người đi thi đậu làm nên danh phận cao sang như rồng gặp mây.

(5) Bảng vàng: bảng màu vàng dùng để ghi tên thí sinh thi đỗ.

(6) Nợ bút nghiên: cha mẹ lo cho ăn học, thầy dạy cho chữ nghĩa. Đó là nợ của học trò.

(Tóm tắt tác phẩm: Tống Trân vốn là con cầu tự, khi chàng lên ba thì cha mất, nhà lâm cảnh nghèo khó. Tám tuổi, chàng phải dắt mẹ đi xin ăn. Một hôm, Tống Trân đưa mẹ tới một ngôi nhà quý phái, Cúc Hoa thương tình đem gạo ra cho và sinh lòng yêu thương Tống Trân. Không cản ngăn được, cha Cúc Hoa đuổi nàng ra khỏi nhà. Cúc Hoa đi theo Tống Trân, lấy chàng làm chồng. Kể từ đó, Cúc Hoa vừa lo phụng dưỡng mẹ chồng, vừa lo cho chồng ăn học.

Đến kỳ, Tống Trân lên kinh thi và đỗ Trạng nguyên. Nhà vua muốn gả con gái cho tân trạng, nhưng bị chàng khước từ. Công chúa sinh lòng thù ghét, xui cha cử Tống Trân đi sứ sang nước Tần. Tống Trân bị vua Tần khinh ghét vì là sứ giả của “An Nam tiểu quốc”, đặt ra nhiều điều để hãm hại. Nhưng nhờ tài ba, trí tuệ, chàng đã vượt qua mọi thử thách, và xử thành công nhiều vụ án rắc rối. Vua Tần từ chỗ khinh ghét chuyển sang mến phục, phong Tống Trân làm Lưỡng quốc Trạng nguyên và định gả công chúa cho, nhưng chàng từ chối.

Cúc Hoa ở nhà một dạ nuôi mẹ, chờ chồng. Được 7 năm, cha nàng thấy Tống Trân không về nên ép nàng lấy viên Đình trưởng trong làng. Cúc Hoa không nghe, bị cha nhốt lại, đánh đập tàn nhẫn và bắt mẹ Tống Trân phải xuống ở trong chuồng trâu. Quá đau khổ và để thủ tiết với chồng, Cúc Hoa đến núi Sơn Vi định quyên sinh. Thần Sơn Tinh thấu rõ tình cảnh, hóa phép thành mãnh hổ sang nước Tần để đưa thư của Cúc Hoa cho chồng. Tống Trân dâng bức thư ấy lên vua Tần, nhà vua cho chàng về nước trước kỳ hạn.

Bấy giờ, thời gian ba năm ở rể của Đình Trưởng cũng đã hết, cha Cúc Hoa bèn tổ chức đám cưới thật linh đình. Giờ phút cuối, Cúc Hoa định quyên sinh thì Tống Trân xuất hiện, đám cưới tan vỡ. Mẹ con, chồng vợ gặp lại nhau xiết bao mừng tủi, còn cha Cúc Hoa thì bị vạch mặt nhục nhã.

Quá thương yêu Tống Trân, công chúa nước Tần xin với vua cha sang nước Việt để gặp chàng. Ra đến biển, thuyền gặp bão lớn, công chúa bị sóng đánh trôi dạt vào bờ, được hươu nai cứu sống rồi nuôi nấng. Tống Trân đi săn trong rừng gặp công chúa nước Tần rồi đưa nàng về nhà. Cúc Hoa vui lòng để Tống Trân cưới công chúa làm vợ thứ.)

Câu 1. Xác định đề tài của đoạn trích.

Câu 2. Xác định người kể chuyện trong đoạn trích trên.

Câu 3. Chỉ ra biện pháp tu từ trong hai câu thơ:

     “Một ngày ba bữa chẳng rời,

Nuôi thầy, nuôi mẹ lại nuôi cả chồng”

Câu 4. Chủ đề của đoạn trích là gì?

Câu 5. Cúc Hoa mong muốn điều gì ở Tống Trân qua bốn câu thơ sau?

“Một mai, có gặp rồng mây

Bảng vàng may được tỏ bày họ tên

Trước là sạch nợ bút nghiên

Sau là thiếp cũng được yên lòng này”.

Câu 6. Nhận xét về cách sử dụng ngôn ngữ trong bốn câu thơ:

Mẹ chồng thấy dâu thảo hiền

Đôi hàng nước mắt chảy liền như tuôn.

Khó nghèo có mẹ có con,

Ít nhiều gạn sẻ(1)vẹn tròn cho nhau

Câu 7. Anh /chị có đồng tình với việc Cúc Hoa nhận thiệt thòi, gánh vác mọi chuyện trong gia đình không? Vì sao?

Câu 8. Qua văn bản, anh/ chị cảm nhận như thế nào về số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

VIẾT (4,0 điểm): Từ đoạn trích trong phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một bài văn nghị luận phân tích giá trị đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của đoạn truyện thơ trên.

 

 

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM

KIỂM TRA HỌC KÌ I, 2023-2024 

Môn: Ngữ văn, lớp 11

(Đáp án và hướng dẫn chấm gồm 02 trang)

   
Phần Câu Nội dung Điểm
I   ĐỌC HIỂU 3,0
  1 Đề tài: tình cảm gia đình

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh trả lời chính xác như đáp án: 0,5 điểm.

– Học sinh trả lời sai: không cho điểm

0,5
2 Người kể chuyện: chuyện được kể theo ngôi thứ ba.

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh trả lời đúng: 0,5 điểm.

– Học sinh trả lời thiếu: không cho điểm

0,5
3 Học sinh chỉ cần chọn 1 đáp án:

– Điệp từ: Nuôi

– Liệt kê: Nuôi thầy, nuôi mẹ, nuôi chồng

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh trả lời như đáp án: 0,5 điểm.

– Học sinh trả lời sai: gọi tên nhưng không chỉ: không cho điểm

0,5
4 Chủ đề: Đoạn  trích kể về việc Cúc Hoa hết lòng chăn lo cho mẹ chồng, động viên, nuôi chồng ăn học. Qua đó, tác giả dân gian ca ngợi phẩm chất hiếu thảo, hết lòng vì chồng của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh trả lời như đáp án: 1,0 điểm.

– Học sinh trả lời sai: không cho điểm

1,0
5 Cúc Hoa mong muốn chồng chăm chỉ học hành để có thể công thành danh toại, làm nên sự nghiệp trả nợ công danh, trả nợ mẹ cha, thầy dạy và mình cũng yên lòng.

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh trả lời đúng: 1,0 điểm.

-Học sinh trả lời sơ sài: 0,5 điểm

– Học sinh trả lời sai: không cho điểm

1,0
6 Cách sử dụng ngôn ngữ trong đoạn thơ mang nét đặc trưng ngôn ngữ truyện thơ Nôm bình dân: kết hợp tự sự và trữ tình( kể con dâu và mẹ chồng nói chuyện, sự xúc động của họ); ngôn ngữ gần lời ăn tiếng nói hằng ngày (nước mắt chảy liền như tuôn, gạn sẻ, vẹn tròn…)

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh trả lời đúng:1,0 điểm.

– Học sinh trả lời sai: không cho điểm; trả lời thiếu ý: 0,5 điểm

1,0
7 Đồng tình hoặc không. Lý giải hợp lý

Hướng dẫn chấm:

– Đồng tình/ không đồng tình: 0,25 điểm

– Học sinh trả lời đúng: 0,75 điểm.

– Học sinh trả lời chưa rõ rang: 0,5 điểm

1,0
8 Người phụ nữ trong XHPK chịu thiệt thòi, vất vả, hy sinh,

Họ hiếu thảo, thủy chung, hết lòng hết dạ với gia đình

Họ chấp nhận thân phận thiệt thòi, cam chịu những định kiến xã hội và không có quyền tự quyết cuộc đời của mình.

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh bày tỏ rõ ràng, thuyết phục: 0,5 điểm

– Học sinh bày tỏ chưa rõ ràng, chưa thuyết phục: 0,25 điểm.

0,5
  VIẾT   4,0
    a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề

0,25
  b. Xác định đúng yêu cầu của đề.

Hiện tượng một số học sinh đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm.

0,25
  c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

HS có thể trình bày bài viết theo nhiều cách trên cơ sở đảm bảo những yêu cầu sau:

2,5
    *Mở bài:

Giới thiệu chung về tác phẩm, khái quát giá trị đặc sắc của đoạn trích

*Thân bài:

– Tóm tắt nội dung đoạn trích.

–  Phân tích, đánh giá đặc sắc về nội dung:

Nhân vật Cúc Hoa

+ Người con dâu hiếu thảo: Gia đình khó khăn nhưng nàng vẫn lo lắng từng bữa ăn của mẹ chồng hơn chính bản thân

+ Người vợ thủy chung, biết hi sinh và lo lắng cho chồng:

·        Lo lắng cho cả gia đình chồng

·        Không quản ngại gian khó, không lo lắng cho chính mình

·        Khuyên nhủ chồng cố gắng học hành đỗ đạt

+ Người thấu tình đạt lí, cam chịu chấp nhận thiệt thòi: Nàng chấp nhận thân phận nữ nhi để chồng có cơ hội phát triển và gây dựng sự nghiệp

Số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến:

Họ sẵn sàng hi sinh sự hạnh phúc, đầy đủ ấm no của mình để chồng và gia đình chồng được toàn vẹn, bởi với họ đó là trách nhiệm, là lẽ đương nhiên mà bất kì người phụ nữ nào trong xã hội xưa cũng đều phải làm. Tư tưởng trọng nam khinh nữ và những áp lực vô hình đè lên vai người phụ nữ xưa.

– Phân tích, đánh giá đặc sắc về giá trị nghệ thuật:

+ Được viết bằng chữ Nôm

+ Có sự kết hợp giữa phương thức biểu đạt tự sự và trữ tình.

+ Ngôn ngữ gắn với lời ăn tiếng nói hàng ngày.

* Kết bài:

Đánh giá chung về giá trị nội dung và nghệ thuật, liên hệ bản thân

 

d. Chính tả, từ ngữ, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

Hướng dẫn chấm:

– Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp

0,5
e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

Hướng dẫn chấm: Học sinh huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân để bàn luận; có sáng tạo trong viết câu, dựng đoạn, làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh.

Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm.

Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm.

0,5

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *