Viết bài văn nghị luận trình bày vấn đề được đặt ra qua câu thơ sau: hạnh phúc ngay cả khi em khóc

PHẦN I: ĐỌC HIỂU

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:

HẠNH PHÚC

Thanh Huyền

“hạnh phúc ở trong những điều giản dị

trong ngày

trong đêm

đừng than phiền cuộc sống, nhé em!

hạnh phúc ngay cả khi em khóc

bởi trái tim biết buồn là trái tim biết vui

hạnh phúc bình thường và giản dị lắm

hạnh phúc bình thường và giản dị lắm
là tiếng xe về mỗi chiều của bố
cả nhà quây quần trong căn phòng nhỏ
chị xới cơm đầy bắt phải ăn no
hạnh phúc là khi đêm về không có tiếng mẹ ho
là ngọn đèn soi tương lai em sáng
là điểm 10 mỗi khi lên bảng
là ánh mắt một người lạ như quen
hạnh phúc là khi mình có một cái tên

vậy đừng nói cuộc đời này tẻ nhạt nhé em”

 (Trích “Những bài thơ hay về hạnh phúc” NXB Phụ nữ, 2012)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản?

Câu 2: Xác định thể thơ cho văn bản?

Câu 3: Nhân vật trữ tình trong đoạn thơ trên là ai? Dựa vào yếu tố nào để xác định điều đó?

Câu 4: Xác định cảm hứng chủ đạo của bài thơ?

Câu 5: Trong đoạn thơ, những từ ngữ, hình ảnh nào thể hiện quan niệm về hạnh phúc của tác giả?

Câu 6:  Nêu tác dụng của biện pháp tu từ điệp được sử dụng trong đoạn thơ trên?

Câu 7: Tại sao tác giả lại cho rằng: “Hạnh phúc là ánh mắt một người lạ như quen”?

Câu 8: Anh/ chị rút ra được thông điệp gì qua bài thơ Hạnh phúc?

PHẦN II: VIẾT

Anh/ chị, hãy viết bài văn nghị luận trình bày vấn đề được đặt ra qua câu thơ sau: hạnh phúc ngay cả khi em khóc

Đáp án và hướng dẫn chấm

Phần Câu  

Nội dung

 

Điểm
  1 –         Biểu cảm

Hướng dẫn chấm:

– HS làm đúng phương thức biểu cảm : 0,5 điểm.

– Hs làm thừa 1 phương thức: 0,25 điểm.

– Hs làm sai: 0 điểm

0,5
2 Thể thơ: Tự do

Hướng dẫn chấm:

– HS làm đúng thể thơ tự do : 0,5  điểm.

– Hs làm thừa 1 thể thơ: 0,25điểm.

– Hs làm sai: 0 điểm

0,5
3 -Nhân vật trữ tình trong đoạn thơ trên là Tôi – tác giả.

-Dựa vào yếu tố: Tác giả đang khuyên người em của mình đừng than phiền về cuộc sống.

Hướng dẫn chấm:

– HS trả lời như đáp án: 0,5 điểm.

– Hs làm được 1 trong 2 ý trên: 0,25điểm.

– Hs làm sai: 0 điểm

0,5
4 Cảm hứng chủ đạo của bài thơ:

– Đó là quan niệm của tác giả  về hạnh phúc: không phải là những điều xa xỉ, sang trọng hay thoải mái, mà là những điều giản dị, thiết thực và ý nghĩa trong cuộc sống.

– Hạnh phúc là được yêu và được yêu thương. Hạnh phúc là được cảm nhận và biết ơn những niềm vui nhỏ nhặt trong đời sống hàng ngày.

ớng dẫn chấm:

–  Trả lời như đáp án hoặc có cách diễn đạt tương đương: 1,0 điểm.

Trả lời được ½ yêu cầu : 0,5 điểm.

1,0
5  Những từ ngữ, hình ảnh nào thể hiện quan niệm về hạnh phúc của tác giả:

tiếng xe về mỗi chiều của bố,

 cả nhà quây quần trong căn phòng
chị xới cơm đầy bắt phải ăn no
khi đêm về không có tiếng mẹ ho
ngọn đèn soi tương lai em sáng
là điểm 10 mỗi khi lên bảng
là ánh mắt một người lạ như quen
hạnh phúc là khi mình có một cái tên

ớng dẫn chấm:

–  Trả lời như đáp án hoặc có cách diễn đạt tương đương (Có thể chép lại đoạn thơ): 1.0 điểm.

Trả lời được ½ yêu cầu : 0,5 điểm.

– Trả lời sai hoặc không trả lời: 0 điểm

1,0
6 – Tác dụng của biện pháp tu từ điệp được sử dụng trong đoạn thơ:

+ Tăng sức gợi hình gợi cảm, tạo nhịp điệu hài hòa trong diễn đạt

+ Nhấn mạnh và khảng định những điều bình thường và giản dị trong cuộc sống đã làm nên hạnh phúc cho con người.

ớng dẫn chấm:

–  Trả lời như đáp án hoặc có cách diễn đạt tương đương: 0,5điểm.

Trả lời được ½ yêu cầu : 0,25 điểm.

– Trả lời sai hoặc không trả lời: 0 điểm

0,5
7 Tác giả cho rằng: “Hạnh phúc là ánh mắt một người lạ như quen”?

Vì: khi ta gặp một người xa lạ nhưng có cái nhìn dễ mến, dễ gần thì ta cảm thấy tin tưởng như gặp người quen.

ớng dẫn chấm:

–  Trả lời như đáp án hoặc có cách diễn đạt tương đương: 0,5 điểm.

Trả lời được ½ yêu cầu : 0,25 điểm.

– Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm.

* Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được.

0,5
8 –         Thông điệp:

+ Hạnh phúc xuất phát từ những điều giản dị

+Hạnh phúc chính là sự yêu thương, chăm sóc của những người thân.

–         vì…..

 

ớng dẫn chấm:

–  Trả lời như đáp án hoặc có cách diễn đạt tương đương: 0,5 điểm.

Trả lời được ½ yêu cầu : 0,25 điểm.

– Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm.

* Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được.

0,5
  1  VIẾT 5.0
Viết bài văn nghị luận ngắn trình bày suy nghĩ về vấn đề đặt ra trong câu thơ: hạnh phúc ngay cả khi em khóc  
1. Yêu cầu hình thức: Bài làm trình bày đúng thể thức của một bài văn nghị luận xã hội; lập luận chặt chẽ; diễn đạt lưu loát, có cảm xúc; trình bày rõ ràng; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp…  
2. Yêu cầu nội dung:

Học sinh có nhiều cách diễn đạt khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau

 
a. Gii thiệu vấn đề cần nghị luận: Hạnh phúc có cả ở trong nỗi buồn. 0,5
b. Giải quyết vấn đề nghị luận 3,5
*Giải thích vấn đề nghị luận:

+ Hạnh phúc: Là một trạng thái cảm xúc tích cực của con người. Nó là điều ai cũng mong muốn có được trong cuộc sống.

+ Khóc: là một biểu hiện cụ thể của cao trào cảm xúc của con người trước vui buồn, khổ đau, hạnh phúc.

=> Trong khổ đau con người vẫn tìm được hạnh phúc.

*Bàn luận

– Cuộc sống không phải lúc nào cũng tràn ngập màu hồng,  có đủ các khía cạnh vui, buồn, sướng, khổ và khó khăn là một phần của cuộc sống này.

– Không phải ai sinh ra cũng đã có một cuộc sống đầy đủ. Có những người gặp rất nhiều sóng gió, trở ngại nhưng bù lại sự vươn lên trong cuộc sống đã giúp họ gặt hái được không ít thành công và đó là hạnh phúc.

-Những khó khăn mà cuộc sống mang đến cho con người chỉ là đòn bẩy giúp chúng ta mạnh mẽ hơn, trưởng thành hơn.

– Đừng vội vàng từ bỏ khi bạn gặp liên tiếp khó khăn này đến khó khăn khác bởi nếu bạn không đối mặt với chúng thì làm sao bạn biết được điều tốt đẹp nào đang chờ đợi bạn ở phía trước.

(Trong quá trình bình luận, học sinh phải lấy dẫn chứng để chứng minh)

 
– Mặt trái của vấn đề: Vẫn còn những người chìm đắm trong khổ đau, không biết vượt qua sự bất hạnh trong cuộc đời dẫn đến sống cuộc sống không hạnh phúc.
Bài học nhận thức:

+ Câu thơ  nhắc nhở con người cần có thái độ sống bản lĩnh dám đối mặt với khó khăn thử thách để tạo nên hạnh phúc.

+ Nỗi buồn rồi cũng vơi đi nhờ việc tìm thấy niềm vui từ trong chính nó.

+ Bản thân cần có những định hướng rõ ràng và sự chuẩn bị tốt về mặt kiến thức và tâm lí cho mọi tình huống trong cuộc sống.

 
  c. Kết thúc vấn đề nghị luận: Khái quát, nâng cao vấn đề nghị luận 0,5
  d. Chính tả, từ ngữ, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

0,25
  e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ 0,25
Tổng                                      I+ II 10

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *