Tham khảo Đề thi ngữ văn hay và khó

Đề bài
Nhà văn Nguyễn Minh Châu trong lời tự bạch của mình, từng viết:
“- Cái gì làm nên tác phẩm văn học?
– Cuối cùng, nói gọn lại là những con người và triết lí sống của những con người ấy”.
(Tổng tập nhà văn Quân đội- NXB Quân đội nhân dân, 2000)
Qua tác phẩm Đời thừa của Nam Cao và Vội vàng của Xuân Diệu, hãy trình bày hiểu biết của anh/chị.
 

  1. Yêu cầu về kĩ năng:
  • biết cách làm bài nghị luận về một vấn đề văn học đúng và trúng theo yêu cầu của đề.
  • Bài viết có kết cấu chặt chẽ, liến thức phong phú, chính xác, diễn đạt mạch lạc, viết có cảm xúc, không mắc lỗi các loại.
  1. Yêu cầu về kiến thức:

Có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý sau:
a, Giải thích ý kiến:
– “Điều làm nên tác phẩm văn học là con người”: con người bao giờ cũng là đối tượng trung tâm phản ánh của tác phẩm văn học. Nhà văn dẫu có viết về loài vật, phong cảnh thiên nhiên …thì cuối cùng cũng là viết về con người.
– “ Triết lí sông của những con người ấy”: Viết về con người, văn học không phản ánh chung chung số phận con người mà điều quan trọng nhất là thể hiện triết lí sống của những con người ấy. Triết lí không tồn tại dưới dạng những lời giáo huấn khô khan, cứng nhắc, vụng về mà phải được nhà văn phát biểu khéo léo dưới nhiều hình thức: trực tiếp hoặc gián tiếp qua lời nhân vật, qua những đoạn trữ tình ngoại đề hoặc bàng bạc trong suốt tác phẩm khiến người đọc suy ngẫm, rút ra bài học cho riêng mình.
→ Đây có thể xem là một trong những tiêu chí sáng tác quan trọng của các nhà văn.
b, Chứng minh
b1, Đời thừa (Nam Cao): đề cập đến cuộc sống người trí thức và những triết lí về nghề văn, về cuộc sống.
– Hiện thực cuộc sống con người những năm trước cách mạng đặc biệt là cảnh sống áo cơm gì sát đất của người trí thức. Đời sống nội tâm rất thực, rất người, đầy căng thẳng, giằng xé, vươn lên lẽ sống nhân đạo.
– Nhiều triết lí được đề cập trong tác phẩm:
+ Sống mà không thực hiện được khất vọng, chà đạp lên những nguyên tắc sống tốt đẹp thì đó là cuộc “đời thừa”.
+ Giá trị của tác phẩm văn học chân chính là làm cho “người gần người hơn”
+ Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thoả mãn lòng ích kỉ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai mình”.
b2, Vội vàng (Xuân Diệu): là niềm đắm say tha thiết với cuộc đời và triết lí sống tích cực.
– Con người trong thơ mới là nhân vật trữ tình mang cái tôi cá nhân mạnh mẽ, khao khát giao cảm với đời, những ước muốn đoạt quyền của tạo hoá…
– Cảnh thiên đường trên mặt đất được nhìn bằng đôi mắt xanh non biếc rờn của con người trong tuổi trẻ và tình yêu; vẻ đẹp con người được lấy làm chuẩn mực cho vẻ đẹp của con người và tự nhiên…
– Những trăn trở, suy niệm về thời gian từ đó rút ra triết lí sống “vội vàng”: Biến mỗi giây phút trong cuộc sống thành có ý nghĩa để tận hiến, tận hưởng.
c, Đánh giá:
– Con người là đối tượng trung tâm trong tác phẩm văn học. Văn học khám phá con người một cách tổng hợp, toàn vẹn trong mối quan hệ đời sống phức tạp cũng như tìm hiểu chiều sâu tâm hồn con người. “ Văn học là nhân học” (Macxim Gorki)
– Triết lí sống là sự chiêm nghiệm của các tác giả cả đời cầm bút để cố gắng đi tìm những giá trị, những lẽ sống tinh hoa, tốt đẹp nhất của con người.

  1. Thang điểm

– 12 điểm: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên.
– 10 điểm: Đáp ứng tương đối tốt các yêu cầu, có thể mắc một vài lỗi nhỏ không đáng kể.
-8 điểm: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu, có thể có một số chỗ chưa hoàn thiện.
– 6 điểm: Đáp ứng hơn nửa yêu cầu, có thể thiếu ý hoặc mắc một số lỗi.
– 4 điểm: sơ sài, thiếu ý hoặc còn lúng túng trong cách triển khai vấn đề, mắc nhiều lỗi.
– 2 điểm: Bài viết quá sơ sài, có nhiều sai sót, không hiểu rõ và không biết cách triển khai vấn đề.
– 0 điểm: lạc đề.
(Tài liệu sưu tầm )

Xem thêm : Bộ đề ôn thi học sinh giỏi môn văn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *