So sánh nhân vật Vũ Như Tô và nhân vật Lor-ca Ngữ văn 12

So sánh nhân vật  Vũ Như Tô và nhân vật Lor-ca  Ngữ văn 12
Đề bài :Cảm nhận của anh, chị về bi kịch của hai hình tượng nhân vật Vũ Như Tô trong trích đoạn Vĩnh biệt cửu trùng đài của Nguyễn Huy Tưởng và hình tượng Lor ca trong bài thơ Đàn ghi ta của Lor ca của Thanh Thảo.
Hướng dẫn cách làm

  1. Giới thiệu Tác giả, tác phẩm

  2. Khái quát

– Bi kịch hiểu theo nghĩa thông thường là nỗi đau khổ triền miên về tinh thần không có gì giải thoát được. Nhưng theo văn học, bi kịch chỉ xảy ra khi có sự xung đột giữa khát vọng, hoài bão, lý tưởng chân chính với thực tại. Thực tại chưa đủ điều kiện cho phép cá nhân thực hiện hoài bão, lý tưởng của mình nên rơi vào thất bại, sống trong dằn vặt, đau đớn, thậm chí dẫn đến cái chết thảm thương.
– Bi kịch của hai hình tượng nhân vật Vũ Như Tô và Lor ca là những người nghệ sĩ tài hoa nhưng đề có số phận oan nghiệt.

  1. So sánh điểm giống nhau

– Vũ Như Tô và Lor ca là những nghệ sĩ có những ước mơ, khát vọng đẹp. Vũ Như Tô muốn xây cửu trùng đài để tranh tinh xảo với hoá công, làm rạng rỡ đất nước…, Lor ca là người nghệ sĩ dam mê cách tân nghệ thuật, là người chiến sĩ đấu tranh cho tự do, dân chủ.
– Cả hai nhân vật đều lâm vào bi kịch đớn đau trong bối cảnh xã hội thối nát, bạo tàn.
+ Vũ Như Tô vì xây cử trùng đài mà bị nhân dân căm ghét và cuộc nổi loạn của phu phen cùng các phe cánh thống trị phong kiến đã đốt cử trùng đài và giết chết Vũ Như Tô.
+ Lor ca là một tài năng sáng chói của văn học Tây Ba Nha, là một tâm hồn trong trắng, một thi sĩ giàu mộng mơ, yêu tha thiết tự do và cái đẹp, một chiến sĩ kiên cường. Hoảng sợ trước sự ảnh hưởng của ông, chế độ độc tài Phát xít sát hại Lor ca.

  1. Khác nhau

Vũ Như Tô
– Vũ Như Tô là vở bi kịch của Nguyễn Huy Tưởng viết năm (1941). Nhân vật Vũ Như Tô có tài, khao khát sáng tạo cái đẹp để cống hiến cho nghệ thuật, cho cuộc đời. Tuy vậy, Vũ Như Tô là người nghệ sĩ thiếu nhãn quan chí trị – xã hội sắc bén, ông chỉ biết sống chết cho nghệ thuật, xa rời thực tiễn. Ông tưởng dựa vào thế lực, tiền bạc của bọn vua chúa phong kiến để xây một công trình tuyệt thế cho nhân dân, nhưng ông đâu biết rằng toà lâu đài ấy xây bằng mồ hôi, máu của nhân dân. Bởi vậy, đến lúc chết Vũ Như Tô vẫn không biết mình xây cử trùng đài là có công hay có tội.
– Nguyễn Huy Tưởng trân trọng tài năng, hoài bão của Vũ Như Tô nhưng không đồng tình với nhân vật của mình. Qua bi kịch của Vũ Như Tô Nguyễn Huy Tưởng cho thấy cái đẹp không tách rời cái chhaan và cái thiện, tác phẩm nghệ thuật chân chính không chỉ đơn giản là cái đẹp thuần tuý, không chỉ là thứ nghệ thuật cao siêu mà phải dựa trên quyền lợi của cộng đồng, phục vụ nhân dân. Người nghệ sĩ có quyền vươn lên những mộng lớn nhưng phải phù hợp với thực tế đời sống, với đòi hỏi của muôn đời.
– Bi kịch của nhân vật Vũ Như Tô được truyền tải đến người đọc qua những tình huống kịch tính của thể loại bi kịch.
Lor ca
– Lor-ca là một nghệ sĩ du ca lãng tử, một chiến sĩ yêu tự do nhưng cô đơn trong tranh đấu. Người nghệ sĩ, chiến sĩ ấy suốt cả đời mình đã đấu tranh đòi công lí cho nhân dân và những cách tân trong nghệ thuật. Lor ca điển hình cho thân phận người nghệ sĩ tài hoa mà mệnh bạc, phải chết oan khuất dưới tay bọn phát xít tàn bạo. Tuy vậy, Lor-ca là một tâm hồn bất diệt, một nghệ sĩ chân chính. Nhân cách và tài năng nghệ thuật của ông sẽ sống mãi với muôn đời.
– Qua bài thơ, Thanh Thảo bày tỏ tấm lòng tri âm, ngưỡng vọng sâu sắc tới Lor-ca. Nhà thơ cũng gửi tới người đọc một thông điệp đầy tiến bộ: cái đẹp của nhân cách con người, cái đẹp của sự sáng tạo nghệ thuật chân chính sẽ có sức sống bất diệt. Đây cũng là con đường mà Thanh Thảo hằng theo đuổi.
– Bi kịch của Lor ca được truyền tải tới người đọc qua thể thơ tự do mang phong cách tượng trưng, siêu thực giàu cảm xúc, thấm đẫm chất nhạc và tính triết lí sâu sắc.

5. Đánh giá

– Vũ Như Tô và Lor ca là hai người nghệ sĩ ở hai đất nước, ở hai thời đại khác nhau nhưng đề có những bi kịch điển hình cho người nghệ sĩ tài hoa – bạc mệnh.
– Hai tác phẩm thể hiện sự tri âm của hai nhà văn với những nhân cách cao đẹp, với4nghệ thuật chân chính. Phải chăng đó là một quy luật trong sáng tạo nghệ thuật, vì thế mà Tiên Phong Mộng Liên Đường chủ nhân Nguyễn Đăng Tuyển từng có lời bình Truyện Kiều như sau: “Thuý Kiều khóc Đạm Tiên, Tố Như tử làm Truyện Thuý Kiều, việc tuy có khác nhau mà lòng thì là một, người đời sau thương người đời nay, người đời nay thương người đời xưa, hai chữ tài tình thật là một cái thông luỵ của bọn tài tử khắp trong gầm trời và suốt cả xưa nay vậy”.
Xem thêm :
Tuyển tập đề thi và những bài văn hay về Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài– Nguyễn Huy Tưởng
Tuyển tập đề thi và những bài văn hay về Đàn ghi ta của Lor-ca, Thanh Thảo

, ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *