So sánh ánh sáng và bóng tối giữa Hai đứa trẻ và Chữ người tử tù

Đề bài : So sánh ánh sáng và bóng tối giữa Hai đứa trẻ  và Chữ người tử tù
Hướng dẫn cách làm :
Mở bài :
Giới thiệu khái quát về hai tác giả Thạch Lam, Nguyễn Tuân và hai bài truyện ngắn Hai đứa trẻ, Chữ người tử tù; hai chi tiết được yêu cầu cảm nhận.
Thân Bài
Cảm nhận về hai chi tiết nghệ thuật
a. Ánh sáng và bóng tối trong Hai đứa trẻ.
– Dạng thức của ánh sáng, bóng tối
+ Ánh sáng: vừa mang ý nghĩa vật lý (những nguồn sáng xuất hiện trong tác phẩm như: Phương tây đỏ rực, ngọn đèn chị Tý, bếp lửa của bác Siêu, chuyến tàu…) vừa mang ý nghĩa biểu tượng cho ước mơ, khát vọng
+ Bóng tối: vừa mang ý nghĩa vật lý (dãy tre làng đen lại, bóng tối mù mịt dày đặc trong đêm…)
– Tương quan ánh sáng, bóng tối: tồn tại trong thế giao tranh từ đầu đến cuối tác phẩm trong đó bóng tối càng lúc càng chiếm ưu thế để rồi thắng thế còn ánh sáng thì nhỏ bé, tội nghiệp. Về ý nghĩa thực nó cho thấy bức tranh phố huyện nghèo nàn, tăm tối. Về ý nghĩa biểu tượng nó cho thấy những con người nhỏ bé như chị em Liên mang trong mình ước mơ, khát vọng mãnh liệt vào một tương lai tươi sáng nhưng ước mơ đã mâu thuẫn gay gắt và có nguy cơ bị bóp nghẹt bởi hiện thực tăm tối.
b. Ánh sáng và bóng tối trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân
– Dạng thức của ánh sáng, bóng tối:
+ Ánh sáng: vừa có dạng thức vật lý ( ngọn đèn của Quản ngục, ánh sáng của vì sao Hôm , ngọn đuốc tẩm dầu..) vừa mang tính biểu tượng cho vẻ đẹp của nghệ thuật cao quý và thiên lương trong sáng tốt đẹp của con người.
+Bóng tối: Vừa có dạng thức vật lý (Bóng tối bao trùm trong đêm quản ngục ngồi suy nghĩ cùng cái chật hẹp, tối tăm, bẩn thỉu của buồng giam..) vừa mang tính biểu tượng cho hiện thực đen tối, ngột ngạt, bạo tàn của nhà ngục nói riêng và xã hội nói chung
-Tương quan ánh sáng, bóng tối và ý nghĩa: Có sự giao tranh gay gắt nhưng ánh sáng đã nổi bật trên nền cái tăm tối, bẩn thỉu ( như ánh sáng của bó đuốc và màu trắng của tấm lụa nổi bật trên nền của nhà giam bẩn thỉu, chật chội; như vẻ đẹp trong thiên lương của Huấn Cao và Quản ngục đã nổi bật trên nền hiện thực khắc nghiệt)
So sánh:
– Điểm tương đồng:
+ Cả ánh sáng và bóng tối trong hai tác phẩm đều xuất hiện với một tần số lớn
+ Ánh sáng đều biểu tượng cho những điều tốt đẹp còn bóng tối biểu tượng cho hiện thực đen tối, nghiệt ngã.
+ Ánh sáng và bóng tối ở cả hai tác phẩm đều tồn tại trong thế giao tranh với nhau một cách gay gắt
+ Đều được xây dựng bằng bút pháp tương phản đối lập đặc trưng của chủ nghĩa lãng mạn.
– Điểm khác biệt:
+ Trong Hai đứa trẻ, ánh sáng nhỏ bé, yếu ớt còn bóng tối bao trùm, chiếm ưu thế còn trong Chữ người tử tù ánh sáng lại nổi bật rực rỡ trên nền bóng tối.
+ Thông điệp mà Thạch Lam muốn gửi gắm là hãy thay đổi hiện thực để con người có thể sống trọn vẹn với ước mơ hi vọng của mình còn của Nguyễn Tuân lại là cái đẹp có một sức mạnh kì diệu, nó có thể nối liền mọi khoảng cách, có thể thanh lọc tâm hồn cho con người
+ Về Nghệ thuật: Thạch Lam miêu tả ánh sáng, bóng tối bằng thứ ngôn ngữ giàu chất thơ, giàu nhạc điệu hình ảnh còn Nguyễn Tuân sử dụng ngôn ngữ góc cạnh, giàu tính tạo hình
-Lí giải điểm tương đồng khác biệt:
+ Có những điểm tương đồng là do cả Nguyễn Tuân và Thạch Lam đều là những nhà văn lãng mạn, cùng sống trong hiện thực tăm tối trước 1945
+ Có điểm khác biệt là do yêu cầu bắt buộc của văn học (không cho phép sự lặp lại) và do phong cách riêng của mỗi nhà văn
Kết bài:
-Khẳng định đây đều là hai chi tiết nghệ thuật đặc sắc thể hiện rõ phong cách của hai nhà văn
Xem thêm :

  1. Tuyển tập đề thi học sinh giỏi môn Văn
  2. Tổng hợp đề thi , soạn bài Hai đứa trẻ Ngữ văn 11
  3. Tổng hợp đề thi, soạn bài Chữ người tử tù Ngữ văn 11
, ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *