Trải dài xuyên suốt hàng nghìn năm văn hiến của nước Việt, đi qua bao triều đại thịnh suy của thế gian, đúc kết được vô vàn kinh nghiệm, ta không thể phủ nhận được vai trò vô cùng quan trọng của những bậc hiền tài thánh nhân đã góp một phần không hề nhỏ để đổi lấy một mảnh đất hưng chấn như ngày hôm nay. Vua Quang Trung đã từng nói rằng : “Dựng nước lấy việc học làm đầu. Muốn thịnh trị lấy nhân tài làm gốc” , ta thấy được ông hiểu rõ thế nào là tầm quan trọng và sức ảnh hưởng của việc giáo dục, song việc bồi dưỡng nhân tài để cống hiến cho đất nước cũng là điều quan trọng không thể không nhắc đến. Có được cuộc sống như này hôm nay, ta luôn được dạy rằng phải biết ơn công lao của các tướng sĩ đã hy sinh đổ máu trên sa trường, nhưng ít ai nhớ rằng những bậc nhân tài cống hiến cho sự nghiệp của đất nước không chỉ bằng sự uy dũng trên chiến trường cũng đáng được trân trọng và ghi nhớ công ơn. Hiểu được như vậy, Thân Nhân Trung đã viết nên bài kí “Đại Bảo tam niên Nhâm Tuất khoa tiến sĩ đề danh kí” , trong đó nổi bật với đoạn trích “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” đã đề cập đến vấn đề này, được hậu thế lưu danh muôn đời vì tính đúng đắn và các giá trị mà nó mang lại.
Thân Nhân Trung (1418 – 1499), tự là Hậu Phủ, quê ở làng Yên Ninh, Yên Dũng, Bắc Giang, ông là một vị quan mẫu mực, cũng là một bậc hiền tài của thời Lê được vua Lê trọng dụng và tin dùng, ban chức “Tao đàn phó nguyên suý”. Là một người học cao hiểu rộng, thấu được những vấn đề của thời đại, ông đã viết nên “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” trong bài kí “Đại Bảo tam niên Nhâm Tuất khoa tiến sĩ đề danh kí” để đề cập đến việc đề cao những người có tài đức và công lao với đất nước, quan trọng hơn hết là cách ghi nhớ công ơn của họ bằng cách dựng bia đá tiến sĩ, đó không chỉ để tưởng nhớ những công lao của họ mà còn là cách khuyến khích phát triển những người đã có danh tiếng nay lại tiếp tục cố gắng ra sức hết mình cho sự hưng thịnh của đất nước, vừa cổ vũ tinh thần của những người chưa có danh tiếng cố gắng học hỏi thi đua rèn luyện để có được thành quả. Việc dùng người mỗi thời khác nhau tùy theo hoàn cảnh lịch sử, thời thế và vai trò, người chân chính có thực tài thật là hiếm hoi, cần phải biết tìm, biết trân trọng, thể hiện được những điều đó, đoạn trích “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” đã thực sự thành công và mang những giá trị khái quát với mọi thời đại và thể hiện được những bài học cao quý dành cho hậu thế, qua đó còn làm nổi bật cái nhìn xuyên thời đại của Thân Nhân Trung.
Ngay từ câu nói đầu tiên của ông ta đã thấy được sự khiêm tốn của một bậc hiền tài trong cách thể hiện mình : “Tôi dẫu nông cạn, vụng về, nhưng đâu dám từ chối, xin kính cẩn chắp tay cuối đầu mà làm bài kí rằng …”, dù là kẻ có tài năng nhưng ông không hề lấy đó làm kiêu, vẫn giữ cho mình sự khiêm nhường và có phần khép nép trong lời nói. Ông đã khẳng định tầm quan trọng của những người có tài đối với thịnh suy của đất nước là điều đúng đắn : “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp” . Hiền tài là những người có đạo đức, có tài năng, biết nhìn xa trông rộng, là cái cốt lõi trong sự phát triển của một quốc gia. Nguyên khí được xem là cái chủ chốt của bất kì một sinh thể nào trên thế giới này, là cái cơ bản cái đầu tiên để làm nên những thứ to lớn hơn, ta có thể hiểu nguyên khí ở đây là cái sức mạnh tiềm tàng và cốt yếu của đất nước . Nói hiền tài là nguyên khí của quốc gia có nghĩa là một quốc gia có nhiều hiền tài ra sức phấn đấu xây dựng thì sẽ trở thành một đất nước hùng mạnh và hưng thịnh, khẳng định tầm quan trọng tất yếu của công lao những người tài giỏi. Ông đưa ra những lí lẽ vô cùng chặt chẽ để thể hiện sự đúng đắn trong câu nói của mình.
Nếu một đất nước không có những người tài giỏi, thì ai sẽ là người lãnh đạo, ai sẽ tạo ra những thay đổi trong cuộc sống của mọi người, nếu chỉ có những người bình thường không chịu khó tìm tòi học hỏi để phát huy chính bản thân mình, phát triển xã hội như những người có tài thì lấy đâu ra một cuộc sống ấm no hạnh phúc. Không nói đâu xa ngay trong lịch sự hào hùng dựng nước và giữ nước của nước ta không thiếu những người tài năng đức độ, như vua Quang Trung bằng tài năng và tấm lòng yêu nước thương dân của mình đã lãnh đạo nhân dân ta đại phá hàng vạn quân Thanh, hay là bà Trưng, bà Triệu dù là phận nữ nhi nhưng cũng đã dũng cảm đứng lên chống lại bọn giặc ngoại xâ giữu gìn biên cương bờ cõi, hay bước chân vào thế giới của văn học, không thể không kê đến ác thánh nhân như Nguyễn Du, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm,… không chỉ có tầm nhìn về thời đại mà còn đóng góp tài trí cho sự nghiệp giữ nước của dân tộc. Thân Nhân Trung nói về sự quan tâm đào tạo nhân tài là chính sách hàng đầu, là điều quan tâm đặc biệt: ‘Vì vậy, các đấng thánh đế minh vương chẳng ai không lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí” làm việc đầu tiên. Xa xưa triều đình đã có nhiều cách biệt đãi nhân tài như : “đã yêu mến cho khoa danh, lại đề cao bằng tước trật”, “nêu tên ở tháp Nhạn, ban cho danh hiệu Long hổ, bày tiệc Vân hỉ”,”Triều đình mừng được người tài, không có việc gì không làm đến mức cao nhất”. Nhưng những cách biệt đãi như vậy vẫn được xem là chưa đủ đối với công lao của những bậc hiền tài đã hết mình với đất nước, đó chỉ là cách mang giá trị tức thời, chỉ có giá trị trong chính thời đại họ sống, không lưu danh để lại tiếng thơm muôn đời. Vậy nên phải có những cách biệt đãi khác để thể hiện hết mực sự cung kính và biết ơn đối với họ chính là khắc bia tiến sĩ, đó không chỉ dừng lại ở việc thể hiện lòng biết ơn mà còn khích lệ họ ra sức đóng góp tài năng cho đất nước.
Thân Nhân Trung đã xác định rằng những lợi ích của việc khắc bia đá: “Thế thì việc dựng tấm bia đá này lợi ích rất nhiều: kẻ ác lấy đó làm răn, người thiện theo đó mà gắng, dẫn việc dĩ vãng, chỉ lối tương lai, vừa để rèn giũa danh tiếng cho sĩ phu, vừa để củng cố mệnh mạch cho nhà nước.” Qua cách nhìn đầy tính chiêm nghiệm và hiểu biết , ông đã nêu ra những lí lẽ hết sức thuyết phục về tầm quan trọng của việc khắc bia đá tiến sĩ . Đầu tiên đó là khuyến khích hiền tài: kẻ sĩ trông vào mà phấn chấn, hâm mộ, ra sức rèn luyện danh tiết, gắng sức giúp vua, giúp nước, thứ hai là ngăn ngừa điều ác, kẻ ác, ý xấu bị ngăn chặn, lòng thiện tràn đầy, kẻ ác lấy đó làm răn, người thiện xem đó mà cố gắng, thứ ba là dẫn việc dĩ vãng, chỉ lối tương lai, góp phần rèn rũa danh tiếng cho sĩ phu, vừa để củng cố mệnh mạch cho đất nước. Bên cạnh đó tác giả cũng đem lời chỉ trích với những kẻ âm mưu hại nước “cũng không phải có những kẻ vì nhận hối lộ mà hư hỏng hoặc rơi vào hàng ngũ bọn gian ác”, ông tiếp tục khẳng định tầm quan trọng của việc khắc bia mộ một lần nữa “Có lẽ vì lúc sống họ chưa được nhìn thấy tấm bia này”. Bằng những lập luận xác đáng tác giả đã cho chúng ta thấy rõ tầm quan trọng của việc khắc tên của người tài lên bia đá, không chỉ để lưu danh muôn đời mà còn là cách thể hiện lòng kính trọng hết mực của đất nước đối với họ – những người làm nên đất nước.
Nguời xưa có câu : “Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách” có nghĩa là ngay cả người tầm thường cũng phải chịu trách nhiệm trước sự hưng vong của đất nước . Ngay cả những người tầm thường cũng phải chịu trách nhiệm trước sự tồn tại của đất nước thì đối với những kẻ có tài, có đức thì càng mang nặng trong trách hơn, chính vì vậy họ phải ra sức phấn đấu rèn luyện, tận trung báo quốc, thể hiện mình là một người con mẫu mực của đất nước ấy. Ngày nay để kế thừa truyền thống quý báu của cha ông, để kế thừa những lẽ phải mà Tác giả đã muốn chúng ta thực hiện, mỗi một người phải hết sức sử dụng tài năng , đầu óc của mình để lao động, làm việc giúp ích cho đất nước, cho xã hội, đặc biệt là tầng lớp tri thức. Hiện nay tầng lớp tri thức là cốt lõi của mọi sự vận đông phát triển cuát đất nước, họ là những người lao động trí óc, luôn suy nghĩ mày mò không ngừng và tạo ra những đổi mới, cải tiến so với những cái cũ nhằm phát triển hưng thịnh đất nước. Chính họ đang phấn đấu từng ngày, để trở thành những hiền tài xứng danh, họ không ngừng mài mò, không ngừng sáng tạo, đó là một trong những điều đáng để ghi nhận và noi gương theo.
Hiền tài, điều này cần phải hướng tới những thế hệ trẻ của chúng ta hiện nay, tập trung khai thác và phát triển ở họ. Bởi lớp trẻ là giai đoạn sung sức về cả sức khoẻ lẫn tinh thần, họ có sự hăng hái nổ lực, họ tò mò về những điều mới mẻ, từ đó kích thích quá trình lao động sáng tạo và đổi mới, không ngừng thay thế bổ sung cho những cái cũ và tìm ra cái mới, họ có đủ năng lực và sự tự tin để thay những thế hệ đi trước giữ gìn và phát triển sự phồn vinh của dân tộc, của đất nước. Chính vì những điều họ mang lại mà nhà nước phải tạo nhiều điều kiện thuận lợi như môi trường học tập làm việc, điều kiện sống, … để kích thích sự hứng thú, phát huy năng lực và đãi ngộ xứng đáng với những thành quả mà họ mang lại cho đất nước, cũng giống như việc khắc bia tiến sĩ để ghi nhớ những bậc hiền tài thánh nhân thời xưa vây. Qua đó ta thấy được rằng chân lí mà Thân Nhân Trung đã nêu ra không chỉ có giá trị tức thời mà con mang giá trị cho đến mãi sau này nữa.
Nguyên Trãi đã từng viết trong Bình Ngô Đại cáo rằng :
“Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
…
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau
Song hào kiệt đời nào cũng có”
Nước ta với nền văn hoá truyền thống lâu đời, là vùng đất địa linh nhân kiệt, hiền tài thời nào cũng không thiếu, nhưng những hiền tài đó được khơi như thế nào mới là điều đáng được quan tâm và bàn luận. Nếu chúng ta biết trọng dụng quan tâm những tài năng thì hiền tài có nhiều, còn không biết trọng dụng họ thì chỉ có sự kém cỏi trong cách dùng người mà thôi. Trong lịch sự phát triển của dân tộc, đã có nhiều lần mà ta sử dụng tri thức để giành lấy nền độc lập dân tộc, hoà mình vào sự nghiệp bảo vệ tổ quốc của các thánh đế. Rất nhiều các áng hùng văn thiên cổ được ra đời góp những công sức lớn lao cổ vũ tinh thần nhân dân trong việc đánh đuổi quân xâm lược. Đã từng có một thời mãnh tướng Lí Thường Kiệt oai phong kiêu hùng cât lên bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên Nam quốc sơn hà khiến bao quân địch phải e dè khiếp sợ, hay là bản hùng ca Hịch tướng của hưng đạo vương Trần Quốc Tuấn đã nâng cao tinh thần ý chí của đội quan Sát Thát nhà Trần vượt qua bao nhiêu ngọn giáo của kẻ thù. Tạm gác lại những vang dội thời xa xưa, không đâu xa, vị lãnh tụ tài ba của đất nước Việt Nam, người cha già của dân tộc, người có tư duy sáng suốt và cái nhìn đi trước thời đại, cảm hoá được bao nhiêu nhân tài tướng lĩnh đi theo cách mạng, để rồi ó được một Việt Nam như ngày hôm nay. Họ là những người tài, hơn thế nữa họ còn biết trọng dụng những người như chính họ, từ đó tạo nên sức mạnh của một khối đại đoàn kết to lớn, mang lại sự vang danh bốn bể cho đất nước, cho thời đại. Chúng ta không cần phải ra sức đi tìm tòi hiền tài, mà chỉ cần có những kế sách biệt đãi, những ưu ái xứng tầm của họ thì tự động sẽ càng ngày càng nhiều nhân tài xuất chúng, ta phải biết trận trọng tài năng của họ, biết ơn những gì họ mang lại, đó mới chính là cốt lõi để một đất nước trở nên phát triển và hưng thịnh.
Trong bối cảnh thời đại ngày nay, Công cuộc xây dựng đất nước đòi hỏi sự góp sức của tất cả mọi công dân Việt Nam, đặc biệt là những người tài cao, học rộng, đạo đức tốt. Hiền tài ngày nay đóng vai trò lãnh đạo, đưa ra những định hướng , hành động đúng đắn để đưa đất nước phát triển theo hướng đi lên ; mỗi người phải tự xác định được nghĩa vụ, trách nhiệm xây dựng đất nước của mình, để cống hiến tận lực cho đất nước… Chính phủ phải đưa ra nhiều chính sách phát triển, khuyến khích, ưu ái và biệt đãi những người như vậy, để họ không chỉ tận tuỵ ra sức cống hiến mà còn cảm thấy xứng đáng với những công sức mà mình bỏ ra cho xã hội chung. Không chỉ là những người học cao, hiểu rộng, việc biệt đãi như vậy còn kích thích những người bình thường ra sức học tập, thi đua để tự mình có thể cống hiến cho đất nước, cho quê hương và cho chính bản thân mình.
Với lối liệt kê trùng điệp ,đối lập kết hợp giọng văn trang trọng cùng lối nói mạch lạc rõ ràng ,dễ hiểu đã khiến cho chúng ta thấy được tác dụng to lớn của việc khắc bia mộ và những ý nghĩa to lớn của việc làm này. Bằng phương pháp lập luận chặt chẽ và nghệ thuật sử dụng từ ngữ chính xác, tác giả Thân Nhân Trung đã để lại cho người đời sau bài học thiết thực về cách nhìn nhận, đánh giá, sử dụng nhân tài đúng đắn và hợp lí. Biết phát hiện, đầu tư đào tạo và tôn trọng nhân tài – đặc biệt là hiền tài thì sự nghiệp dân giàu nước mạnh mới mau chóng trở thành hiện thực.
Qua Đoạn trích “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” , ta thấy được ngay trong chính con người tác giả cũng là một hiền tài, bởi ông hiểu rõ được nhiều điều và có tầm nhìn xa trông rộng. Tư tưởng của Thân Nhân Trung không chỉ khẳng định vai trò quan trọng của hiền tài đối với quốc gia mà còn nêu cao sự cần thiết của việc quan tâm, đào tạo và tạo nhiều cơ hội phát triển cho hiền tài. Đất nước nào, xã hội nào cũng có những người hiền tài, tuy nhiên những người hiền tài đó có được phát huy hết những gì mà họ có hay không còn phụ thuộc vào việc có trọng dụng hay không và trọng dụng của xã hội, đất nước đó. Một đất nước, một xã hội muốn phát triển cần thiết phải chăm lo bồi dưỡng, trọng dụng hiền tài, cần trân trọng, tôn vinh những cống hiến, những đóng góp của họ, cần bảo vệ, phát huy những giá trị quý giá mà họ đã đem lại cho xã hội, cần tạo một môi trường trong sạch, lành mạnh để người hiền tài được phát huy hết tiềm năng, Cần có sự quan tâm đãi ngộ kịp thời, đúng đắn với người hiện tại. Có như vậy thì hiền tài mới ngày càng dồi dào và đất nước mới thực sự hưng thịnh. Ngược lại, có hiền tài mà không trọng dụng, thậm chí còn tìm cách hủy hoại thì hiền tài cạn kiệt, không còn những người tài đức để kiến tạo đất nước, xã hội lâm vào suy thoái. ,trì trệ, quốc gia tất sẽ đi đến chỗ suy yếu. Bên cạnh đó tác giả khẳng định việc dựng bia là một việc cần thiết và đúng đắn. Ngoài ý nghĩa tôn vinh tên tuổi của các bậc hiền tài, ghi nhớ công lao của những người có đóng góp to lớn cho đất nước, dân tộc thì mục đích của việc dựng bia là để răn dạy lẽ phải, ngăn ngừa sự tha hoá biến chất của những người có tài, có chức quyền trong thiên hạ. Để những người tài trở thành hiền tài, thành nguyên khí quốc gia thì triểu đình cần phải có chính sách đào tạo và sử dụng hiệu quả, phải có những điều răn dạy nghiêm khắc trước mắt và lâu dài. Bia đá sẽ là lời nhắc nhở hiền tài có ý thức rõ ràng hơn về trách nhiệm của mình đối với sự hưng vong của đất nước và dân tộc. Trách nhiệm, nghĩa vụ của “kẻ sĩ chốn trường ốc lều tranh” phải như thế nào? Phải “tự trọng tấm thân” rèn đức rèn tài, phải “ra sức báo đáp’ ân đức minh quân thánh đế. Đoạn trích không chỉ mang những giá trị và hơi thở của thời đại mà còn ứng nghiệm cho đến mãi sau này.