Phân tích và làm rõ ý nghĩa của tiếng cười trong đoạn trích “Mắc mưu Thị Hến” (trích tuồng hài Nghêu, Sò, Ốc, Hến)

Đề bài: Phân tích và làm rõ ý nghĩa của tiếng cười trong đoạn trích “Mắc mưu Thị Hến” (trích tuồng hài Nghêu, Sò, Ốc, Hến)

 

Bài viết

         Văn chương bắt nguồn từ đời sống, bắt nguồn từ chính những cảm xúc tình cảm chân thật nhất của con người. Đến với văn chương, dù ở bất kì thể loại nào nó cũng đều mang lại cho người đọc những nhận thức đúng đắn về hiện thực, tìm tòi mới mẻ về cuộc đời, khơi gợi ở con người những tình cảm sâu kín và hơn hết là những bài học quý giá mà nhân văn. Nhắc tới loại hình nghệ thuật văn hóa dân gian – tuồng ta sẽ càng cảm nhận rõ hơn về những đặc sắc văn chương nghệ thuật có từ lâu đời, những nét độc đáo riêng mà bất kì thể loại hiện đại nào ở ngày nay cũng khó sánh bằng. Hơi thở nghệ thuật bao trùm lấy vở tuồng đồ “Nghêu, Sò, Ốc, Hến” cụ thể với “Mắc mưu Thị Hến” tác phẩm sẽ bóc trần hiện thực cho ta những tiếng cười thoải mái và ý nghĩa.

         Tuồng là loại hình nghệ thuật sân khấu cổ truyền đặc sắc của Việt Nam được hình thành trên cơ sở ca vũ nhạc và các trò diễn xướng dân gian vốn có từ lâu đời và rất phong phú của dân tộc. Với Tuồng hài, tác phẩm thường viết về đề tài sinh hoạt, lấy tiếng cười để phản ánh hiện thực xã hội, có cốt truyện phong phú, gẫn gũi với cuộc sống của người bình dân xưa. Nghệ thuật tuồng không tả thực mà tả ý, không đi sâu vào những chi tiết tỉ mỉ mà chú trọng lột tả cái thần phần cốt lõi, bản chất của sự kiện và con người; dùng phương pháp gợi tả để lôi kéo, kích thích trí tưởng tượng của khán giả cùng tham gia sáng tạo và đồng cảm với nghệ sỹ biểu diễn. “Cái thần” chính là đỉnh cao của nghệ thuật biểu diễn tuồng. Nhờ những động tác tưởng tưởng này, người nghệ sỹ tuồng vượt ra ngoài khuôn khổ chật hẹp của sân khấu, tạo nên toàn bộ cuộc sống xã hội. 

        “Mắc mưu Thị Hến” –  tác phẩm được trích trong vở tuồng hài nổi tiếng “Nghêu, Sò, Ốc, Hến” mang một nét độc đáo không chỉ về nghệ thuật mà sâu xa nội dung của nó còn vạch trần những góc khuất của hiện thực cuộc sống lúc bấy giờ vơi những cái lố lăng, đồi bại, giả tạo của lớp quan chức lạm quyền xưa, qua đó còn nổi bật lên hình tượng người phụ nữ khéo léo, thông minh, mưu mẹo với những tài trí khôn lường. Trong tác phẩm ta có thể thấy rõ, Nghêu, Đề Hầu hay Huyện Trìa đều là những gương mặt tiêu biểu cho tầng lớp cầm quyền ấy, lớp quan lại tham lam hèn nhát. Trên công đường hay ngoài ánh sáng, họ ra vẻ uy nghiêm, trong sạch, quang minh chính đại nhưng đối mặt với những góc tối bên trong lại nhanh chóng lộ bộ mặt thật của mình, tham lam, hèn nhát với dục vọng tầm thường. Họ đều say mê, tham luyến Thị Hến, mê đến mức Huyện Trìa cũng vội vội vàng vàng xử cho Thị thắng kiện, họ cùng nhau giở bộ mặt sở khanh đểu cáng của mình để dụ Thị về bên mình. Hình ảnh một thầy tu phá giới sa đọa – Nghêu đến tán tỉnh Thị Hến vào đêm khuya cho ta một phen trầm trồ:

Trời tăm tối đi hầu bổ ngửa,

Cây bụi bờ rờ chẳng ra đường.

(Này! Này! Thím ơi! Mỗ đã sang. Mở cửa mình vào với!)

Thật đúng với cái danh xưng thầy tu phá giới, chẳng làm đúng phận nay đi lách luật, vứt đi bộ mặt đàng hoàng của mình mà đi ve vãn một người đàn bà góa chồng:

(Này này!) Khuyên cùng với đó,

Chớ khá phụ đây.

Tuy làm vầy cũng tiếng ông thầy

Ở như vậy uổng tài bà góa

Mới vừa đây hình ảnh của người thầy bói đĩnh đạc giàu “chân thành” còn động lòng thương mà tử tế cưu mang người đàn bà ngay sau đó đã vội vàng hốt hoảng sốt vó lo lắng, hoang mang, sợ hãi đã nhanh chóng để tìm chỗ trốn khi nghe thầy Đề đến làm cho ta có một vố cười no nê:

 “Trốn chỗ nào khác chỉ cho min/ 

(Chớ) Ra cửa có thầy Đề đứng đó!

Sợ bị phát hiện Nghêu đã chui xuống gầm phản nhà Hến. Đây hoàn toàn là hành động của kẻ nhút nhát, sợ sệt. Hóa ra hắn cũng chỉ là một gã hèn mọn, chỉ được cái nói khoác lác. Và rồi khi nghe Huyện Trìa nói về việc “Phàm tu hành mà đã xuất gia/ Có phá giới đánh đòn phát lạc” thì Nghêu đã chui từ gầm phản ra và thay đổi bộ mặt vui vẻ để lấy lòng, còn nịnh hót khen những lời của Huyện Trìa là đúng đắn khác hoàn toàn so với lúc đầu khi Đề Hầu đến, Nghêu đã lật mặt thay đổi cảm xúc tuy vẫn còn run sợ nhưng hắn lại ngon ngọt. Tác giả đã rất thành công trong việc dùng ngôn ngữ hành động để tạo tiếng cười thành công khắc họa một thầy mói mù với bản chất hèn nhát, xấu xa. 

Đề Hầu đến nhà Thị Hến với những câu nói ve vãn đồng thời mang nỗi trách móc:

Ơn mỗ cứu cho bữa trước

Nay nường còn nhớ chưa quên?

Sao đã cùng ông Huyện kết duyên

Mà vội phụ thầy Đề tình ngãi (hử)?

Chỉ qua vài câu thoại ta phần nào thấy rõ thói bịp bợm của tên thích trăng hoa ghẹo nguyệt, thói nói lời ngọt ngào hiếm ai có thể bắt chước được. Rõ ràng là một tên có quyền có thế nay chỉ không thể kìm được dục vọng tầm thường của mình và đêm hôm đến để “gạ tình”:

Đó không thương đây cũng quyết liều,

(Chừ) Duyên đã khẳn nường tua giữ dạ.

Cho đến khi nghe thấy tiếng quan huyện, hắn ta ngạc nhiên, mặt biến sắc, sợ hãi đến kinh hồn. Rồi lại trở nên hoảng loạn, sợ nếu bị phát hiện thì Đề Hầu sẽ khổ vì vậy mà không lửng lự vội đi tìm chỗ để trốn. Thật ra mạnh miệng là thế nhưng Đề Hầu cũng vẫn chỉ là một tên lạm quyền đe hèn, vì sợ mặt mũi dính tai tiếng xấu mà chẳng ngần ngại khổ sở đi trốn.

Huyện Trìa cũng chẳng khấm khá là bao, ta thấy một quan chức cấp cao ra đàng hoàng cao ngạo nay lại có những hành động thật đáng khiến người ta bất ngờ:

Việc thuế má án từ quá gấp, 

Đêm tối tăm đàng xá (lại) khó đi

Tưởng mụ đà tới lúc ngủ khì,

Làm mỗ chạy ướt đầu bổ sấp

Khi sớm, tối đợi mình lâu lắm

Từ rày xin tới mụ cho liên.

Sốt vó làm cho xong công viêc mà đến, hằng ngày làm bộ mặt chính trực, đằng sau bóc lột biết bao nhiêu người dân vô tội, xử oan, lợi dụng vai vế quyền lực để khống chế pháp luật, thỏa mãn những tâm điền ích kỷ của mình, nhìn thấy được người đàn bà vừa mắt đã vội vàng giở thói lưu manh, đây chính là bộ mặt thật của đống quan lại thời bây giờ, với những hèn nhát, ích kỷ cùng dục vọng tầm thường đáng lên án.

      Cả ba đều bị mắc mưu trước một người đàn bà góa chồng Thị Hến, đây chính là người phụ nữ của Việt Nam ta thời xưa, có sắc có tài, hoàn toàn biết dùng những mưu mẹo tài trí của mình cho bọn cầm quyền một phen khiếp vía. Thị lanh lẹ cài mưu cho cả ba người cùng đến rồi lại lấy cái cớ để ba người cùng mắc mưu xuât đầu lộ diện và bị một phen bẽ mặt. Hơn nữa trong lúc mở cửa mời Đề Hầu vào nhà, Thị Hến còn dùng những lời lẽ ngon ngọt, lấy chuyện tình cảm gắn bó lâu dài, không thay đổi nên chuyện ân ái nên thong thả uống rượu trà vui chơi, còn giả bộ hỏi về việc tu mà phá giới nhằm tạo sự hiềm khích giữa Nghêu với Đề Hầu. Tất cả những điều này đều giúp nổi bật lên hình ảnh một Thị đầy trí tuệ cả ba người đều là người có chức, có quyền mà lại bị mắc mưu của một người đàn bà góa, người phụ nữ chân yếu tay mềm. Mưu kế đã thành công vang dội, còn dạy dỗ cho đám người đấy hết thói làm càn như “tới ngõ nói điêu”, “đến nhà làm bậy”,…

      Tiếng cười ở đoạn trích “Mắc mưu Thị Hến” rất có ý nghĩa đối với cuộc sống ngày hôm nay. Bời vì đây là vở tuồng hài dân gian, tiếng cười trong vở tuồng này không chỉ giúp ta sảng khoái tinh thần sau cả ngày làm việc mệt nhọc, mà nó còn là những bài học thâm thúy để ta đáng suy ngẫm rất nhiều. Đặc biệt đối với những phần tử cơ hội, quen thói cửa quyền, sống trong dục vọng tầm thường, làm những việc trái với luân thường đạo lý thời nào cũng có thì những bài học trong đó như là tiếng nói lên án, phê phán để họ tìm về với luân thường đạo lý. Các tác giả dân gian đã thể hiện thái độ phê phán, châm biếm với các nhân vật qua các hành động, ngôn ngữ. Tác giả phơi bày cho ta thấy những thói hư tật xấu, bộ mặt tham lam giả dối, hèn nhát với những dục vọng tầm thường của tầng lớp cường hào ác bá phong kiến. Quan huyện và thầy đề – bọn cường hào phong kiến ngày ngày kiếm cớ phạt vạ dân những tội như để chó “cắn hóng”, mổ trâu không xin phép, nhà có người chết không khai tử. Họ bàn bạc, chia chác công khai những đồng tiền mồ hôi nước mắt của người dân. Trên công đường, họ ra vẻ uy nghiêm, quang minh chính đại nhưng nhanh chóng lộ bộ mặt tham lam, hèn nhát với dục vọng tầm thường. Còn đối với người phụ nữ, Hến giãi bày nỗi khổ của người đàn bà góa chân yếu tay mềm, bị nhiều kẻ dòm ngó, “trêu hoa ghẹo nguyệt”. Người đàn bà góa chồng Thị Hến ấy ta lại thấy trong cô có sự khao khát được hạnh phúc, được bảo vệ, Hến trẻ trung, thông minh có, xinh đẹp nhưng trong mắt mọi người nàng lại lẳng lơ, điêu ngoa. Tất cả đã được tác giả dân gian khắc họa đầy đủ diện mạo bức tranh làng quê phong kiến buổi suy tàn.

         Vở tuồng “Nghêu, Sò, Ốc, hến” là vở tuồng hài thuộc vào hàng mẫu mực của nghệ thuật sân khấu tuồng, được hình thành dựa vào cốt truyện văn học dân gian. Có thể xã hội hiện đại phát triển nhiều thứ mới cao cấp hơn ra đời nhưng chỉ có tiếng cười trong tuồng không khiến ta nhàm chán, không khiến ta mất đi sự náo nức ngóng từng giai đoạn bởi trong đó tuồng vẫn giữ được yếu tố truyền thống hấp dẫn. Một tác phẩm phê phán, châm biếm và mỉa mai những kẻ mê sắc, xử kiện không công bằng, bị cái đẹp làm mờ mắt, cuối cùng lại bẽ mặt dưới tay một ả góa. Đưa ra bài học cảnh tỉnh, răn đe đối với mọi người, không nên sa đọa vào cái đẹp mà đánh mất đi lý trí bằng cách thể hiện đặc trưng của sân khấu chèo qua nhân vật, tình huống, lời thoại, cử chỉ với giọng điệu mỉa mai, châm biếm. Ngôn từ thuần Việt, dung dị, dễ hiểu, sử dụng một số thủ pháp gây cười như: “gậy ông đập lưng ông”; kết cục bất ngờ trái ngược hoàn toàn với điều chờ đợi; lối chơi chữ, sử dụng câu đố, nói lái, nói liều để gỡ thế bí; đem cái cao quý, thiêng liêng đặt bên cạnh cái dung tục tầm thường… “Ốc, Nghêu, Sò, Hến” là vở tuồng nổi tiếng, là kết tinh của những tinh hoa đặc sắc nghệ thuật dân gian Việt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *