Phân tích hình tượng nhân vật Giăng Van giăng trong văn bản Người cầm quyền khôi phục uy quyền ( Trích “Những người khốn khổ_ Vích-to Huy-gô)

Nếu phải chọn một bông hoa đẹp nhất trong khu vườn địa đàng của nhân gian tôi sẽ chọn đoá hoa hồng vừa chớm nở trong sương mai. Nêu phải chọn giọng ca hay nhất trong bản nhạc hoà tấu của đất trời tôi sẽ chọn tiếng hót lánh lót đẹp của cuộc đời tôi sẽ trả lời đó chính là thế giới của văn chương. Văn chương như tiếng đàn vang lên những giai điệu xa xăm đưa con người ta đi vào những điều mới mẻ và nhiệm màu của cuộc đời trần tục, ở đó họ cảm nhận được hương vị, vô vàn lời ca mới mẻ và đầy tính triết lí về kiếp nhân sinh. Từ nhiều điều bình dị của cuộc đời, sau khi đi qua “một tâm hồn, một trí tuệ”, những điều thuần khiết đó như được sơn sửa lại theo cá tính của người nghệ sĩ, người nghệ sĩ hoá thân thành một thợ vẽ đầy lòng nhiệt huyết và tài năng, tạo nên vô số bức tranh ý nghĩa về cuộc đời này. Những bức tranh chứa cả sự khổ đau, sự đấu tranh, có cả tình yêu và niềm hy vọng, đó là những điều luôn bổ sung cho nhau trong mọi lĩnh vực, nhưng sau cùng tình yêu và cái đẹp luôn luôn chiến thắng. Trải qua lịch sử trải dài xuyên suốt, bao nhiêu cuộc đời đã đổ máu, hàng ngàn nổ lực của sự đấu tranh đã vơi đi, để ngày nay còn lại tình yêu thương và nền độc lập. Là một người nghệ sĩ trên cả khuôn mẫu của một nghệ sĩ đích thực, Victor Hugo đã đem từng ngóc ngách của cuộc cách mạng thay đổi cả vận mệnh đất nước Pháp vào trong tác phẩm của mình, từ đó những khía cái của đời sống được mở ra và sống mãi trong lòng người đọc. Những người khốn khổ là một trong những cuốn tiểu thuyết thành công nhất của ông, ở đó xây dựng các nhân vật đại diện cho bộ mặt của con người, thông qua tính cách, hành động của họ làm ta phải suy nghĩ về những điều xung quanh mình. Với nhân vật Giăng Van giăng trong đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền, Victor Hugo đã cho quý độc giả thấy được sức mạnh của tình yêu, sự công bình và lòng bác ái trong cuộc sống, có thể lấn át những thứ xấu xa nhất trên cõi đời này. 

Victor Hugo (1802 – 1885) là một nhà văn kiệt xuất của mọi thời đại, ông sinh ra trong một gia đình quý tộc, nhưng tuổi thơ ông không mấy hạnh phúc khi phải chứng kiến cảnh gia đình phải chia li. Sống trong thời kì đầy những biến động của nước Pháp, nhiều mâu thuẫn về văn hoá chính trị trong xã hội cũng ảnh hưởng đến các sản phẩm nghệ thuật của ông. Những tác phẩm của ông mang đậm hơi hướng về sự chuyển biến của nước Pháp, ở đó có những điểm tối của chế độ chính trị mà ông muôn lên án, bên cạnh đó cũng là những mặt tích cực mà ông phơi bày ra tạo niềm tin cho cuộc đấu tranh dân quyền. Là một nhà văn kiệt xuất của trường phái văn học lãng mạn, những tác phẩm của ông mang màu sắc của tình yêu, sự khát khao và đấu tranh trong sự sống, nhưng đồng thời cũng mang đầy hơi thở của thời đại. Đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền là một chuỗi sự kiện vô cùng nổi tiếng trong cuốn tiểu thuyết Những người khốn khổ, ở đây nhân vật Giăng Van giăng được xây dựng để trở thành một hiện thân của tình yêu thương và niềm khát khao hy vọng trong cuộc sống, là điểm tựa của những số phận con người khốn khổ trong tác phẩm. Hình tượng Giăng Van giăng là một hình tượng mẫu mực, đại diện cho công lí, cho sự thiện lương, chống lại mọi thế lực của cái ác, đem đến những điều hạnh phúc xoa dịu trái tim đang dần bị ăn mòn bởi sự tàn phá của chế độ xã hội. Không chỉ vậy, ông còn là chỗ dựa của họ, ông cưu mang và giúp đỡ những người kém may mắn hơn mình mặc dù ông cũng là một người chả may mắn gì, nhưng bên trong con người ấy vẫn ngập tràn tình yêu thương và lòng bác ái, một vẻ đẹp của sự thiện lương trong sáng, và cũng là chiếc chìa khoá mở ra cánh cổng hoà bình cho nhân loại. 

 

                      Để làm nổi bật tình yêu thương trong Giăng Van giăng, tác giả xây dựng những nhân vật có tính đối lập rõ ràng, từ ngoại hình bên ngoài cho đến tính cách bên trong. Một bên là Giăng Van giăng với sự điềm tĩnh trong cách xử lí tình huống, là người có tấm lòng yêu thương người khác, không màn đến bản thân, một bên là tên ác thú Gia ve với ngoại hình kinh tởm, tính cách độc ác và xấu xa, đầy hung dữ. Ta có thể thấy những người đại diện cho cái thiện luôn mang vẻ đẹp thuần khiết và thanh cao, còn những người làm việc xấu trái với lương tâm thì mang ngoại hình u ám, xấu xí và dữ tợn. Giăng Van giăng là một người kém may mắn chỉ vì một vụ trộm mà phải bị bắt vào tù. Đó không phải vụ trộm những thứ quý giá, “Tôi ăn trộm một ổ bánh mì, Cháu tôi sắp chết đến nơi mà chúng tôi thì đói vật đói vã.” , chỉ vì một ổ bánh mì cho đứa cháu đang sắp chết vì đói mà con người ấy bị bắt giam 19 năm tù, ta có thể thấy được xã hội lúc bấy giờ thật tàn nhẫn, những người ở dưới đáy xã hội như họ không có được tiếng nói để giành lấy sự công bằng cho chính bản thân mình, phải chịu đủ những đày đoạ mà chế độ chính trị xã hội thối nát lúc báy giờ. Suốt những ngày tháng trong tù, Giăng Van giăng không bao giờ cho phép mình tuyệt vọng, bởi “Nỗi niềm tuyệt vọng được bao quanh bởi những vách tường mỏng mảnh, tất thảy đều sẽ mở đường đến với đồi bại và tội ác.” , sau một quãng thời gian dài ông được tự do, giành được lòng tin và sự yêu mến của mọi người ông trở thành một thị trưởng tốt trong mắt người dân Ma đơ len. 

 

                      Trong cuộc gặp gỡ với Gia ve lúc hắn đến bắt Phăng tin đi, những tính cách trong con người Giăng Van giăng được bộc lộ rõ, không chỉ cương nghị và kiến quyết đối với thái độ lòi lõm của Gia ve mà cò sự sự nhẹ nhàng yêu thương trong từng cử chỉ đối với Phăn tin. Đó là một người tỉnh táo trong suy nghĩ, biết phân biệt rõ đâu là tình yêu đâu là kẻ thù, từ đó biết cư xử sao cho chuẩn mực và hợp lẽ. Trong lúc mọi người đâng ở trong căn phòng ở trạm xá vì tình trạng tồi tệ của Phăng tin, Gia ve với thái độ hung dữ và cộc cằn tiến vào căn phòng, mọi sự bình yên được phá vỡ và thay vào đó là bầu không khí căng thẳng, lạnh ngắt. Hắn quát to bằng cái giọng điệu kinh tởm, tỏ ra quyền lực của một “ông thanh tra” : “Mau lên” “Thế nào! Mày có đi không?”, cái giọng nói thét ra lửa ấy khiến ccar phòng trở nên im bặt đi , “Trong cái điệu hắn nói lên hai tiếng ấy có cái gì man rợ và điên cuồng. Không còn là tiếng người nói mà là tiếng thú gầm.”, điều đó chẳng tạo nên một sự uy hiếp nào cả mà thay vào đó chỉ làm cho một kẻ cố tỏ ra quyền lộ rõ cái bản chất của một tên độc ác hèn mọn mà thôi. Hắn xách cổ ảo của Giăng Van giăng lên, nở một nụ cười ghê rợn mà ai cũng thấy tởm, “cái cười ghê tởm phô ra tất cả hai hàm răng”, điệu cười của một con quỷ dữ muốn ăn tươi nuốt sống Giăng Van giăng, nhưng đáp lại thế lực lấn át ấy, ông vẫn tỏ ra bình tĩnh, điệm đạm, ông không cố gỡ tay Gia ve ra khỏi cổ mình. Con người của Giăng Van giăng luôn bất bình trước mọi điều sai trái, cũng như sự uy hiếp của Gia ve lúc này vậy, Gia ve yêu cầu ông gọi mình là “ông thanh tra” nhưng Giăng Van giăng chỉ gọi hắn với cái tên Gia ve, đây sự khinh bỉ đối với tên cầm thú đứng trước mặt đang làm ra những trò lố lăng đồi bại đáng bị lên án. Giăng Van giằng thể hiện sự khinh bạc ra mặt khi đối đầu với Gia ve, ông không hề nao núng hay tỏ ra sợ sệt, đó là lòng dũng cảm và sự tự tin của ông khi ông biết rằng cái lương thiện và lòng yêu thương sẽ luôn chiến thắng những thế lực tàn bạo kia. Giăng Van giăng tỏ thái độ nhún nhường với Gia ve, bởi ông không muốn Phăng tin biết mình là một người tù, chứ không phải là một ông thị trưởng mà cô ấy hằng kính mến. Giăng Van giăng chỉ cầu xin Gia Ve một điều duy nhất : “Xin ông thư cho ba ngày! Ba ngày để đi tìm đứa con cho người đàn bà đáng thương kia! Phải trả giá thế nào tôi cũng chịu. Nếu muốn, ông cứ đi kèm tôi cũng được” , một hành động khiến cho Gia ve cũng phải ngạc nhiên: “Chà chà! Tao không ngờ mày lại ngốc thế! Mày xin tao ba ngày để chuồn hả! Mày bảo là để đi tìm đứa tìm đứa con cho con đĩ kia! Á à! Tốt thật! Tốt thật đấy!” . Hành động của Giăng Van giăng xuất phát từ lòng thương người, ông xót thương cho số phận của người phụ nữ tội nghiệp kia, tấm lòng cảm thông của Giăng Van giang đối với Phăng tin khiến cho người đọc phải cảm động. Đó xuất phát từ tấm lòng lương thiện và tình yêu thương con người từ tận bên trong trái tim của Giăng Van giăng , đó là sự toả sáng của tình yêu trước những điều xấu xa và tầm thường kia, dù cho ở bất kì điều kiện gì thì những điều tốt đẹp vẫn luôn chiến thắng. Victor Hugo đã từng nói rằng : “Nếu chẳng có ai được yêu thương, mặt trời sẽ tắt rụi.”, tình yêu của Giăng Van giăng góp phần cải tạo cuộc sống này, và ngay trước mắt nó đang níu giữ chút hơi thở cuối cùng của Phăng tin, người mà ông dành những tình cảm trong sáng nhất cho cô ấy. Và “Màn đêm nào cũng phải biến mất sau khi mặt trời moc”, tựa như ánh dương soi sáng và giúp đỡ những con người “cùng đường tuyệt lộ”, hình tượng Giăng Van giăng như khai sáng những con đường mới mẻ trong công cuộc thanh lọc và tẩy rửa những ô uế trong tâm hồn con người, mở ra những ước mơ trong sáng và khát vọng đúng đắn trên sự nghiệp cách mạng của nước Pháp. 

 

Sau khi Phăng tin chết, con người điềm đạm ấy bắt đầu bộc lộ những cảm xúc phản kháng, không còn lối hành xử nhún nhường như trước nữa. Ông trực tiếp tố cáo Gia ve là người gây nên cái chết cho cô gái tội nghiệp Phăng tin, ông cậy bàn tay Gia ve ra khỏi áo mình như cậy bàn tay trẻ con, “Giăng Van-giăng đi tới, giật gãy trong mắt chiếc giường cũ nát, việc làm chẳng khó khăn gì đối với những cơ bắp như của ông, ông cầm lăm lăm cái thanh giường trong tay và nhìn Gia-ve trừng trừng”, rồi Giăng Van giăng nói bằng chất giọng nghiệm nghị và đầy sự phẫn nộ : “Tôi khuyên anh đừng quấy rầy tôi lúc này.”, thái độ của Giăng Van giăng trở nên quyết liệt chống đối lại Gia ve, ta thấy được sự chuyển mình trong hành động của ông sau cái chết của Phăng tin. Ta có thể thấy sự run sợ và lùi lại mấy bước của kẻ từng cho mình là “ông thanh tra” kia “Hắn định đi gọi lính tráng, nhưng lo Giăng Van-giăng thừa cơ trốn mất. Hắn đành đứng lại, tay nắm lấy đầu can, lưng tựa vào khung cửa, mắt không rời Giăng Van-giăng”, sự ngạo nghễ của Giăng Van giăng được khôi phục, đúng với cái danh xưng Ngài thị trưởng cao quý mà mọi người ngưỡng mộ. Đây là khung cảnh mà “một người cầm quyền” đã khôi phục lại uy quyền của mình. Sự chiến thắng của cái thiện đã khẳng định sức sống trường tồn của nó, vượt lên mọi sự cản trở và khắc nghiệt của những điều xấu xa, tội ác sẽ chẳng bao giờ đạt được điều nó muốn, bởi chính nghĩa không bao giờ bị gian tà khuất phục. “Ngay cả màn đêm đen tối nhất cũng sẽ tan và mặt trời sẽ mọc.”. Giăng Van giăng tượng trưng cho tư tưởng hoà bình mà Victor Hugo muốn gửi gắm, một thế giới đầy tình yêu thương, không có đấu tranh chính trị hay những cuộc tàn sát đẫm máu,vì một “tương lai sẽ không có cảnh tối tăm, cũng chẳng có những lời dọa nạt, không có sự ngu dốt tột cùng cũng chẳng có cảnh máu đổ vì máu… không một ai giết hại bạn bè mình, trái đất sẽ rạng ngời, loài người sẽ thương yêu nhau. Tương lai ấy sẽ tới, hỡi các công dân, ngày mà tất cả mọi người sẽ chung sống hòa bình, hòa thuận, biết điều, vui vẻ và đầy sinh khí.” – Victor Hugo

 

Đối với Phăng tin, cô gái mà Giăng Van giăng hết lòng che chở, luôn đứng trước cô gái ấy, dùng lẽ phải, sự dũng mãnh và tình thương đối đãi một cách tử tế, đó không chỉ là tình yêu đơn thuần mà là tình yêu giữa những con người đúng nghĩa trong một xã hội đầy rẫy những điều giả dối, lừa lọc, nơi mà những kẻ như Gia ve sai khiến xã hội, đày đoạ những người dưới đáy xã hội như hai con người ấy. Phăng tin chết nhưng là một cô gái may mắn, cô có được tình cảm từ Giăng Van giăng, vậy đã là một cô gái hạnh phúc hơn nhiều người, bởi “Chết vì không có tình yêu thật là khủng khiếp. Chứng ngạt thở của linh hồn.” – Victor Hugo. Phăng tin chết đi để lại trong Giăng Van giăng nhiều cảm xúc, ông “tì khuỷu tay lên thành giường, bàn tay đỡ lấy trán, ngắm Phăng-tin nằm dài không nhúc nhích. Ông ngồi như thế, mải miết, yên lăng, rõ ràng chẳng nghĩ đến điều gì trên đời này nữa”. Ông thì thầm vào tai Phăng tin điều gì đó, trên khuôn mặt của người một người phụ nữ tội nghiệp ấy ánh lên một nụ cười đầy mãn nguyện. “Người đàn ông bị ruồng bỏ ấy có thể nói gì với người đàn bà đã chết? Những lời ấy là lời gì vậy? Chẳng ai trên thế gian này nghe được. Kẻ đã chết có nghe thấy không? Có những ảo tưởng cảm động, có thể là những sự thực cao cả”. Nụ cười ấy thể hiện niềm tin vào một thế giới hạnh phúc sau này của cô gái ấy, nơi mà cô ấy không phải chịu viễn cảnh đày đoạ như cuộc sống hiện tại. Cái chết của Phăng tin là một sự giải thoát, đó cũng là niềm tin vào thế giới đầy tình yêu thương và sự ngọt ngào, nơi đó không có sự xung đột của chiến tranh, không có những mưu đồ chính trị, con người sống hoà thuận với những niềm vui bình thường giản dị nhất. Đó là niềm tin mà Victor Hugo muốn gửi gắm đến quý độc giả của ông. 

 

                           Bằng cách xây dựng tuyến nhân vật tương phản và cốt truyện đầy kịch tính, Victor Hugo đã thể hiện được những tư tưởng đầy giá trị nhân bản của ông về kiếp nhân sinh. Ở đó tình yêu chân chính của những con người dưới đáy xã hội được thể hiện một cách trong sáng, đó là niềm tin về một thế giới cao đẹp nơi không có những xung đột, chỉ có tình yêu thương và niềm trắc ẩn. Tác giả cho chúng ta thấy rằng biết cách trao đi tình yêu thương giống nhu Giăng Van giăng là một điều đáng quý, nó gắn kết con người với con người, như Victor Hugo đã từng nói rằng : “Con có thể cho tặng chẳng cần có lòng yêu thương nhưng không cách gì có thể yêu mà không trao đi. Các hành vi yêu thương dào dạt thể hiện từ những hành vi tử tế nhỏ bé được thực hiện thường xuyên. Yêu tức là biết rằng ngay cả khi con chỉ có một mình con cũng sẽ không bao giờ đơn độc lần nữa, và niềm hạnh phúc lớn lao trong đời, ấy là tin chắc rằng mình được yêu thương – được yêu thương vì bản thân chúng ta và thậm chí là được yêu thương mà không màng đến chúng ta là ai hay là người như thế nào.”, dù chúng ta là ai, dù là những con người đói khổ bần cùng trong xã hội thời chiến, hay chỉ là những con người bình thường trong xã hội bây giờ, ta cũng xứng đáng được yêu thương, và hãy học cách trao đi tình yêu thương. Qua đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền, một sự thật đã được tác giả gửi gắm đến chúng ta là sức mạnh vĩnh cửu của cái thiện và tình yêu thương giữa con người với con người sẽ mãi mãi tồn tại và hiện hữu.

 

Bài 2

Văn học chính là con đường mềm mại nhất để đưa người đọc đến với thế giới thế tâm hồn – nơi mà chúng Ta cảm nhận được triết lí nhân sinh sâu sắc hay những vùng đất yên bình của tình yêu thương. Nếu cuộc đời gieo rắc lên ta những vết thương lòng thì qua lời thơ, dòng văn trong văn học lại chính là viên thuốc xoa dịu cơn đau trải dài ấy. Đọc tác phẩm “Người cầm quyền khôi phục uy quyền” được in trong tập “Những người khốn khổ” của nhà văn Victor Hugo, em thấy được rằng cuộc đời còn biết bao giá trị tốt đẹp giữa người với người dành cho nhau. Với khả năng xây dựng hình ảnh nhân vật tượng trưng cho cái đẹp thiện lành, đại thi hào văn học người Pháp Victor Hugo đã khiến ngừi đọc thêm cảm phục trước một nhân cách cao đẹp của Giăng Văn Giang trong “Người cầm quyền khôi phục uy quyền”.

       Giăng Văn Giang vốn là một người tốt, nhưng vì những biến cố xảy ra ngoài ý muốn kèm theo việc đặt lòng tốt sai chỗ, ông đã rơi vào cảnh tù tội và bị người đời xua đuổi, coi thường. Chỉ vì thương đứa cháu nhỏ đang chịu cảnh đói khát cùng cực mà ông đã sẵn sàng ăn cắp một mẩu bánh mì để đứa nhỏ được qua cơn đói, bị người khác bắt được, Giăng Văn Giang phải chịu 21 năm tù giam. Ông trời thì không lấy đi của ai bất cứ thứ gì, cuộc đời Giăng Văn Giang đầy màn tăm tối khốn khổ nhưng đâu đó vẫn lấp lóe tỏa ánh sáng tình yêu thương, ông được vị giám mục Myricl cứu vớt và nuôi dưỡng, từ đó ông lấy đó làm lẽ sống cho cuộc đời mình. Bản chất thương người như ngọn lửa cháy mãi trong âm hồn ông dù những gáo nước lạnh của tổn thương cuộc đời cũng khó lòng mà dập tắt, ông sẵn sàng ra đầu thú trước Gia-ven chỉ để cứu một kẻ bị oan. Đến khi gặp được Phăng-tin, ông bày tỏ sự thương cảm của mình về cuộc đời của chị và mong muốn tìm được đứa con gái của người đàn bà đang đối diện với cái chết này. Trước cơn tàn ác, bạo ngược của kẻ hống hách Gia-ven, Giăng Văn Giang đã hạ mình van nài, cầu xin hắn cho mình thời hạn để hoàn thành lời hứa của ông với Phăng-tin là cứu con gái của chị vì đó chính là tia hi vọng của sự sống cuối cùng của cô nhưng cuối cùng, Gia-ven đã không rũ một chút tình thương hại nào mà nhẫn tâm dập tắt đi tia sáng thấp thỏm đó…

      Giăng Văn Giang đã hết mình tận tâm, chăm sóc cho bệnh tình ngày một tồi tệ của Phăng-tin. Ông yêu thương và lo lắng cho người đàn bà có số phận thảm thiết này, không những vậy, điều ông sợ nhất là chỉ một cú sốc dù nhẹ hay nặng thôi cũng đã khiến cái chết đên với Phăng-tin bất kỳ lúc nào. Bởi lẽ ông hiểu rõ đứa con quan trọng biết nhường nào đối với người mẹ, cắt lòng mang nặng đẻ đau chín tháng mười ngày để sinh ra đứa con gái trên cuộc đời, giờ đây phải đối diện với nỗi đau mất con, Phăng-tin như không còn điều gì lưu luyến bản thân mình sống tiếp trên cuộc đời này nữa. Người phụ nữ bất hạnh ấy xứng đáng nhận được sự quan tâm và tình yêu thương của bất kỳ ai. Và khi chịu đựng lời lẽ tàn nhẫn độc ác của Gia-ven, Phăng-tin đã không còn đứng vững trước hàng ngàn nổi đau này nữa, chị đã chết, một cái chết đầy thương tâm. Người đàn ông giàu tình thương- Giăng Văn Giang vô cùng đau xót, ông thẫn thờ như chết lặng đi, nhẹ nhàng ân cần vuốt lại mái tóc cho Phăng-tin, thì thầm bên tai chị những lời có cánh làm chị an lòng mà nhắm mắt.

        Victor Hugo đã xây dựng hình tượng nhân vật lý tưởng như Giăng Văn Giang, một cuộc đời kém may mắn, nghèo khổ nhưng không vì vậy mà tha hóa bởi bão giông cuộc đời, ông là đại diện của cái đẹp thiện lành, chính nghĩa, sẵn sàng hết lòng mình vì người khác một cách bất chấp bỏ mặc bản thân. Ắt hẳn khi chúng ta đọc được tác phẩm đều thấy rõ được điều đó, chỉ vì sợ đứa cháu nhỏ đang đói cùng cực mà Giăng Văn Giang đã ăn cắp một mẩu bánh mì để rồi ngồi tù hai mươi mốt năm và sau đó chỉ toàn nhận lại sự xua đuổi khinh bỉ của cộng đồng. Nếu người ta biết được việc ông liều mình ăn cắp mẩu bánh mì để cứu đứa cháu đang đói thì đã không nhốt tù ông, nhưng trên cuộc đời mấy ai chịu thấu hiểu giữa người với người, chỉ trách Giăng Văn Giang thương người, mà lòng nhân ái của ông lại không được mọi người cảm thương. Albert Schweitzen từng nói: “Để con người có thể yêu thương lẫn nhau, có lẽ đó là nhiệm vụ khó khăn nhất” và Giăng Văn Giang đang thực hiện cái nhiệm vụ nhọc nhằn ấy, ông đã hết mình trao đi những yêu thương đến người khác mà chẳng mong cầu lại bất cứ thứ gì và đâu đó trong suy nghĩ của ngài thị trưởng đầy tình thương này, ông mong muốn mọi người, kể cả Gia-ven đều có thể học cách yêu thương người khác như ông đã hi sinh vì đứa cháu nhỏ, hay tận tâm lo lắng cho người đàn bà bất hạnh Phăng-tin.

          Bị dồn vào chân tường trước sự vây bắt của Gia-ven, Giăng văn Giang vẫn giữ cho mình một bản lĩnh phi thường của người đàn ông trách nhiệm này. Ngàu hị trưởng đầy tình thương đã hạ mình, nhún nhường cầu xin Gia-ven xin hoản lai việc bắt ong trong ba ngày dể thực hiện lời hứa tìm con cho Phăng-tin. Ngay cả khi phải đối diện với sự vây bắt, giam cầm tự do của bản thân một lần nữa, Giăng Văn Giang vẫn không hề sợ hãi, ông chỉ lo cho Phăng-tin tội nghiệp đang đối diện với bệnh tình ngày một nghiệm trọng, đi cùng với đó là nỗi đau mất con gái. Ngài thị trưởng lại hi sinh thân mình vì người khác một lần nữa, bỏ mặc sĩ diện của bản thân để van xin, cứu giúp lấy Phăng-tin. Những hành động cao cả, đầy tình nghĩa lòng nhân ái sống hết mình cho tình thương đồng thời thể hiện giá trị thẩm mĩ giàu chất nhân văn trong một con người nghèo khổ.

           Xã hội này hiện hữu không thiếu những kẻ cầm quyền làm kim chỉ nam câm trong cuộc đời như Gia-ven nhưng vô cùng khan hiếm những tính hoa tốt đẹp như ngài thị trưởng Manđơem. Với một Phăng-tin đang bị bệnh nặng, ông luôn tận tâm và dành hết sự ân cần của mình để chăm sóc cho chị. Đứng trước một kẻ hống hách , ngang tàn như Gia-ven ông lại tỏ ra một trạng thái điềm tĩnh, kiên cường đến mức khiến hắn phải khiếp sợ. Từ khoảnh khắc nhún nhường van xin Gia-ven cho bản thân thời gian ba ngày để tìm cô con gái Cô-đét của Phăng-tin đến việc quyết liệt, thay đổi đến chóng mặt khi Phăng-tin chết, Giăng Văn Giang thì thầm vào tai chị những lời có cánh, hôn lên tay chị, vuốt mắt cho chị. Những cử chỉ ấy đều thể hiện nỗi đau xót, lòng thương cảm cho một số phận oan trái bởi con người cao thượng như Giăng Văn Giang. Bên cạnh tấm lòng nhân ái tốt đẹp, ông còn là một người vô cùng quyết liệt, dũng cảm, không hề chùn bước, sợ hãi trước Gia-ven hống hách, tàn ác. Giăng Văn Giang lên giọng đầy thách thức, kết tội Gia-ven là người gián tiếp gây ra cái chết của Phăng-tin khiến hắn có chút gì đó sợ hãi. Ông bẻ gãy thanh giường và tiến về phía Gia-ven một cách quyết liệt, không còn là ngài thị trưởng Manđơlen nhún nhường, hạ mình để cầu xin hắn như lúc ban đầu nữa, Giăng Văn Giang đã khôi phục lại uy quyền của mình khiến một cầm thú như Gia-ven phải sợ hãi. Sợ Hãi trước những trạng thái quyết liệt, mạnh mẽ, bản lĩnh của một con người mang trong mình lòng nhân ái cao đẹp.

              Đọc tác phẩm, ta dễ dàng nhận ra hai hình tượng nhân vật đối lập vô cùng mãnh liệt. Giăng Văn Giang là hiện thân của cái đẹp thiện lành, một tấm lòng yêu thương người vô bờ bến, sẵn sàng đứng lên bảo vệ đồng loại của chính mình,giữ lời hứa với Phăng-tin đến khi chị chết. Mặt còn lại, Gia-ven như con thú độc ác, hung dữ, tàn nhẫn buông lời cay đắng ngay cả khi với một người đang đối diện với cái chết như Phăng-tin, giọng điệu ngang tàn, hóng hách của hắn đủ để làm người khác khiếp sợ và ghét bỏ. Nhưng Victor Hugo đã chứng minh một điều hiển nhiên luôn xảy ra trong cuộc sống rằng: “ Cái ác luôn phải cúi đầu trước cái thiện” và Gia-ven đã khiếp sợ trước một Giăng Văn Giang dũng cảm, quyết liệt.

            Đoạn trích “Người cầm quyền khôi phục uy quyền” là đoạn trích vô cùng ấn tượng trong oàn bộ tiểu thuyết. Đoạn trích mang đậm dấu ấn đặc trưng của chủ nghĩa lãng mạn với thủ pháp phóng đại, so sánh, ẩn dụ và tương phản đối lập giữa hai nhân vật đại diện cho cái đẹp, cái thiện là Giăng Văn Giang và cái ác, cái xấu là tên Gia-ven hống hách, tàn nhẫn. Qua đó thể hiện tư tưởng nhân đạo của đại thi hào người Pháp Victor Hugo vào con đường cải tạo xã hội, hướng đến một thế giới chân thiện mỹ. Khát khao thay đổi cuộc sống bằng chính tình yêu thương, bằng những tâm hồn giàu đẹp và xóa tan đi cái xấu, cái dơ dáy làm trì trệ sự phát triển văn mình xã hội.

         Bằng quyền lực của lòng tốt, sự vị tha và sức mạnh của chính nghĩa, Giăng Văn Giang đã trở nên người cầm quyền dũng cảm và quyết liệt chống lại cái xấu, tàn bạo như kẻ thanh tra Gia-ven khiến hắn phải cúi đầu khiếp sợ. Thứ ánh sáng bao la của tình thương đã cứu rỗi đứa cháu nhỏ, kẻ bị oan và Phăng-tin bất hạnh, bao tâm hồn cằn cỗi cần lắm sự yêu thương. Không vhir trong truyện mà xã hội hiện nay cần lắm những tấm lòng tốt như ngài thị trưởng Manđơlen đây, ông là đại diện cho cái đẹp thiện lành, chính nghĩa và cả một hệ tư tưởng mà Victor Hugo muốn nhắn nhủ đến độc giả. Qua tác phẩm, điều quan trọng nhất mà tôi học được có lẽ là: “ Quý giá nhất trên cuộc đời không phải vàng, bạc, kim cương mà là tình thương yêu người”.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *