Phân tích hình ảnh bàn tay T nú trong hai lần miêu tả- Đề Rừng xà nu theo hướng mới

ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN 2, NĂM HỌC: 2018 – 2019
MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề
ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
            Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Loài người không được cho sẵn bất cứ cái gì trên mặt đất này. Tất cả những gì anh ta cần – anh ta phải làm ra chúng. Và ở đây loài người đối mặt với sự lựa chọn cơ bản nhất của mình: anh ta chỉ có thể tồn tại được theo một trong hai cách – bằng cách làm việc độc lập với bộ óc của riêng anh ta, hay là trở thành một kẻ ăn bám nhờ bộ óc của những người khác. Người sáng tạo chọn cách thứ nhất. Kẻ ăn bám thì chọn cách thứ hai. Người sáng tạo một mình đối mặt với tự nhiên. Kẻ ăn bám đối mặt với tự nhiên thông qua những trung gian.
            Mối quan tâm của người sáng tạo là chinh phục tự nhiên. Còn mối quan tâm của kẻ ăn bám là chinh phục con người.
            Người sáng tạo sống với lao động của mình. Anh ta không cần ai khác. Mục đích cơ bản của anh ta là chính bản thân anh ta. Kẻ ăn bám sống cuộc đời thứ cấp. Anh ta cần những người khác. Những người khác trở thành động lực chính của anh ta.
(Trích tiểu thuyết Suối nguồn, Ayn Rand, NXB Trẻ, TP HCM, 2017, tr.1174)
Câu 1. Theo tác giả đoạn trích trên, loài người chỉ có thể tồn tại được bằng cách nào? (0,5 điểm)
Câu 2. Trong đoạn trích, tác giả đã nhắc đến những đặc điểm nào của người sáng tạo? (0,5 điểm)
Câu 3. Theo anh (chị) việc tác giả khẳng định: “Người sáng tạo sống với lao động của mình. Anh ta không cần ai khác.” có ý nghĩa gì? (1,0 điểm)
Câu 4. Anh (chị) có đồng tình với ý kiến: Mối quan tâm của người sáng tạo là chinh phục tự nhiên. Còn mối quan tâm của kẻ ăn bám là chinh phục con người.? Vì sao? (1,0 điểm)
LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh (chị) hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về hậu quả của lối sống ăn bám.
Câu 2. (5,0 điểm)
Trong truyện ngắn Rừng xà nu, nhà văn Nguyễn Trung Thành đã miêu tả đôi bàn tay Tnú:
Khi giặc tra tấn mẹ con Mai: “Hai bàn tay anh bíu chặt lấy gốc cây khi bọn lính, mười thằng, dẫn Mai ra giữa sân”; “Anh đã bứt đứt hàng chục trái vả mà không hay”; “Hai cánh tay rộng lớn như hai cánh lim chắc của anh ôm chặt lấy mẹ con Mai.”
Khi bị giặc đốt mười đầu ngón tay: “Mười ngón tay Tnú đã thành mười ngọn đuốc …Tnú không thèm, không thèm kêu van”; “Lửa đã tắt trên mười đầu ngón tay Tnú. Nhưng đống lửa xà nu lớn giữa nhà vẫn đỏ. Xác mười tên lính giặc ngổn ngang quanh đống lửa đó.”
(Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017)
Phân tích hình ảnh đôi bàn tay Tnú trong hai lần miêu tả trên, từ đó làm nổi bật sự thay đổi của nhân vật này.
 
– Hết –
 
* Chú ý:
Thí sinh không được sử dụng tài liệu khi làm bài.
Giám thị coi thi không giải thích gì thêm.
Trường THPT Quảng Xương II
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN 2, NĂM HỌC: 2018 – 2019
MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút (Không kể thời gian phát đề)

Phần Câu Nội dung cần đạt Điểm
I   Đọc hiểu: 3.0
  1 Theo tác giả đoạn trích, loài người chỉ có thể tồn tại được theo sự lựa chọn một trong hai cách: bằng cách làm việc độc lập với bộ óc của riêng anh ta, hay là trở thành một kẻ ăn bám nhờ bộ óc của những người khác. 0.5
  2 Những đặc điểm của người sáng tạo: làm việc độc lập với bộ óc của riêng anh ta; một mình đối mặt với tự nhiên; mối quan tâm của người sáng tạo là chinh phục tự nhiên; sống với lao động của mình;  không cần ai khác; mục đích cơ bản của anh ta là chính bản thân anh ta. 0.5
  3 Việc tác giả khẳng định: “Người sáng tạo sống với lao động của mình. Anh ta không cần ai khác.” có ý nghĩa:
HS có thể theo gợi ý sau:
– Tác giả đề cao, ca ngợi người sáng tạo.
– Đồng thời tác giả muốn nói người sáng tạo luôn có khả năng tự lập, khả năng sáng tạo, có lòng tự trọng cao, không cần dựa dẫm, ỷ lại vào bất kì ai nhằm khẳng định giá trị bản thân bằng chính lao động của mình và để sống một cuộc đời thật sự có ý nghĩa …
1.0
  4 Thí sinh có thể đồng tình, không đồng tình, hoặc đồng tình một phần nhưng phải có lí giải hợp lí, thuyết phục. 1.0
II   Làm văn: 7.0
  1 Viết đoạn văn (200 chữ) trình bày suy nghĩ về hậu quả của lối sống ăn bám. 2.0
    a. Viết đúng bố cục của một đoạn văn khoảng 200 chữ. Trình bày mạch lạc rõ ràng, không sai lỗi chính tả, dùng từ đặt câu… 0,25
    b. Xác định đúng vấn đề nghị luận:
Hậu quả của lối sống ăn bám. Khuyến khích sự sáng tạo của thí sinh khi viết đoạn văn.
    c. Triển khai vấn đề nghị luận:
Thí sinh lựa chọn các thao thác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ hậu quả của lối sống ăn bám.
Có thể theo hướng sau:
– Lối sống ăn bám là một thói tật của con người, là khi con người sống dựa dẫm, phụ thuộc, kí sinh, lợi dụng người khác để mưu lợi cho bản thân mình.
– Khi sống theo kiểu ăn bám, con người thường có thái độ ỷ lại, thiếu tự lập, không có kĩ năng sống, không đủ sức đề kháng với những thử thách trong cuộc đời.
– Khi sống theo kiểu ăn bám, con người hạ thấp giá trị, nhân cách, dễ đánh mất cái tôi của mình.
– Một xã hội tồn tại nhiều kẻ ăn bám, xã hội không thể phát triển.
1.5
 
 
 
 
0,5
 
 
0,5
 
 
0,25
 
0,25
    d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt 0.25
 
    e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
  2 Phân tích hình ảnh đôi bàn tay Tnú trong hai lần miêu tả trên, từ đó làm nổi bật sự thay đổi của nhân vật này. 5.0
    Yêu cầu về hình thức:
– Đảm bảo bố cục một bài văn nghị luận văn học.
– Trình bày mạch lạc rõ ràng, không sai lỗi chính tả, dùng từ đặt câu…
0,25
    Yêu cầu về nội dung:
– Xác định đúng vấn đề cần nghị luận.
– Bài viết có sáng tạo.
4,75
    Yêu cầu cơ bản: phân tích hình ảnh đôi bàn tay Tnú qua 2 lần miêu tả để làm nổi bật sự thay đổi của nhân vật này.  
    1. Giới thiệu chung: 0.5
    Giới thiệu ngắn gọn về tác giả Nguyễn Trung Thành, tác phẩm Rừng xà nu và nhân vật Tnú, đôi bàn tay Tnú.  
    2. Phân tích hình ảnh đôi bàn tay Tnú qua hai lần miêu tả của nhà văn như y/c của đề: 4.0
 
    2.1. Khái quát chung:
+ Ở Tnú hình tượng đôi bàn tay mang dấu ấn tính cách, cuộc đời: Đôi bàn tay Tnú như một “Bản lí lịch trích ngang” về cuộc đời anh.
– Trong tác phẩm có rất nhiều chi tiết mà nhà văn xây dựng gây ấn tượng mạnh mẽ tới người đọc. Đặc biệt hình ảnh đôi bàn tay Tnú có sức lay động lớn.
– Nhà văn nhiều lần miêu tả về đôi bàn tay Tnú. Tuy nhiên, có hai lần rất tiêu biểu ông miêu tả về đôi bàn tay ấy trong hai hoàn cảnh khắc nghiệt, gắn với những hành động khác nhau của Tnú và dân làng Xô Man.
0,5
 
 
 
0.25
 
 
0.25
    2.2. Phân tích cụ thể: 3,5
    + Khi giặc tra tấn mẹ con Mai: “Hai bàn tay anh bíu chặt lấy gốc cây khi bọn lính, mười thằng, dẫn Mai ra giữa sân”; “Anh đã bứt đứt hàng chục trái vả mà không hay”; “Hai cánh tay rộng lớn như hai cánh lim chắc của anh ôm chặt lấy mẹ con Mai.”
=> Giặc tra tấn mẹ con Mai nằm trong âm mưu thâm độc của kẻ thù muốn bắt Tnú, muốn tiêu diệt tận gốc nhân vật là thủ lĩnh cách mạng lãnh đạo dân làng Xô Man chống lại chúng.
=> Ý nghĩa: Giặc bắt vợ con Tnú tra tấn dã man hòng lung lạc tinh thần anh. Đây là một trong hai hoàn cảnh khắc nghiệt đối với cuộc đời Tnú. Chứng kiến cảnh ấy, Tnú đã tay không xông ra cứu vợ con bằng đôi bàn tay rộng lớn như hai cánh lim chắc” của mình. Động lực ghê gớm ấy chỉ có thể được khơi nguồn từ trái tim cháy bỏng ngọn lửa yêu thương và ngọn lửa căm thù… Tuy nhiên, chỉ với hai bàn tay không Tnú đã không cứu được vợ con, mà cụ Mết và dân làng cũng không cứu được Tnú. Đó là một bi kịch … Lần này, Tnú và dân làng phải chịu những tổn thất, những đau đớn. Tuy nhiên những tổn thất, đau đớn đó chỉ là tạm thời mà thôi. Cuộc đấu tranh hứa hẹn sẽ mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn và đi xa hơn về sau này. Đây là hoàn cảnh mà đôi bàn tay Tnú còn lành lặn. Đôi bàn tay thể hiện Tnú là một con người sống rất tình nghĩa. Anh là người chồng, người cha đầy trách nhiệm. Đôi bàn tay Tnú là đôi bàn tay căm thù tột độ bọn giặc xâm lược đã tra tấn, giết hại vợ con anh – mối thù của gia đình Tnú đối với kẻ thù.
1,0
 
 
 
 
0,25
 
 
0,75
 
 
 
 
 
 
 
 
 
    + Khi bị giặc đốt mười đầu ngón tay: “Mười ngón tay Tnú đã thành mười ngọn đuốc …Tnú không thèm, không thèm kêu van”; “Lửa đã tắt trên mười đầu ngón tay Tnú. Nhưng đống lửa xà nu lớn giữa nhà vẫn đỏ. Xác mười tên lính giặc ngổn ngang quanh đống lửa đó.”
=> Giặc tra tấn Tnú lần này hòng làm lung lạc ý chí đấu tranh cách mạng của anh và dân làng Xô Man, từ đó Tnú và dân làng sẽ phải hạ vũ khí đầu hàng, chấp nhận thân phận nô lệ. Nhưng không, tội ác của chúng càng làm cho ngọn lửa căm hờn của Tnú, của dân làng bùng cháy lên mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
=> Ý nghĩa:
– Đây chính là hoàn cảnh vô cùng khắc nghiệt trong cuộc đời Tnú: Mặc dù bị đốt mười đầu ngón tay nhưng Tnú vẫn nhớ lời anh Quyết dạy: “Người cộng sản không thèm kêu van …”, Tnú đã “không thèm kêu van”. Tnú một lòng trung thành với cách mạng, luôn thể hiện ý chí, bản lĩnh gan dạ, dũng cảm của một người anh hùng. Đôi bàn tay Tnú khi bị giặc đốt không còn lành lặn. Đôi bàn tay anh lúc này là chứng tích của một giai đoạn đau thương, của thời điểm lòng căm hận sôi trào – mối thù của bản thân Tnú đối với kẻ thù. Vì vậy, đó là đôi bàn tay trừng phạt, bàn tay quả báo đối với chúng khi anh bóp chết tên chỉ huy đồn giặc trong một trận chiến đấu của quân giải phóng.
– Cũng chính từ thời điểm đôi bàn tay Tnú bị đốt mà dân làng Xô Man đã nổi dậy trong đêm đồng khởi với vũ khí trong tay để cứu Tnú, cứu dân làng và kết quả là “Lửa đã tắt trên mười đầu ngón tay Tnú. Nhưng đống lửa xà nu lớn giữa nhà vẫn đỏ. Xác mười tên lính giặc ngổn ngang quanh đống lửa đó.”. Kẻ thù đã phải đền tội cho những tội ác mà chúng đã gây ra cho Tnú và dân làng.
1,0
 
 
 
 
0,25
 
 
 
 
 
0,75
    2.3. Từ hình ảnh đôi bàn tay Tnú qua hai lần miêu tả trên, làm nổi bật sự thay đổi của nhân vật này. 1,5
    + Qua hai lần miêu tả đôi bàn tay Tnú như trên, nhà văn NTT cho thấy sự thay đổi, sự chuyển biến lớn, có ý nghĩa sống còn trong nhận thức, trong hành động của Tnú, của dân làng Xô Man, đồng thời làm sáng tỏ chân lí của thời đại đánh Mĩ: “Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo!”:
Trong câu chuyện bi tráng về cuộc đời Tnú có đến bốn lần cụ Mết nhắc đi nhắc lại việc Tnú “không cứu được vợ con”. Cụ Mết nhắc như vậy là để nhấn mạnh một sự thật: nếu chỉ có hai bàn tay không (trong hoàn cảnh giặc tra tấn mẹ con Mai) thì chẳng những Tnú không cứu được vợ con mà dân làng Xô Man cũng không cứu được Tnú, không cứu được buôn làng mình.
à Từ hình ảnh đôi bàn tay Tnú mà tác giả cũng muốn khắc ghi một chân lí: muốn thoát khỏi sự đè nén, áp bức của kẻ thù, muốn được tự do thì chỉ có con đường duy nhất là phải đứng lên đấu tranh với kẻ thù hung bạo.
– Bi kịch của Tnú khi chưa cầm vũ khí cũng là bi kịch của người dân Strá khi chưa giác ngộ chân lí (bà Nhan, anh Xút bị giặc giết hại). Tnú là người có thừa sức mạnh cá nhân nhưng với hai bàn tay không có vũ khí trước kẻ thù hung bạo anh đã không bảo vệ được vợ con và bản thân.
– Tnú chỉ được cứu, dân làng Xô Man chỉ được cứu, được bảo vệ, được giải phóng khi đã cầm vũ khí đứng lên trong đêm đồng khởi để Xác mười tên lính giặc ngổn ngang quanh đống lửa đó.”. (trong hoàn cảnh Tnú bị giặc đốt mười đầu ngón tay).
=> Cuộc đời bi tráng của Tnú qua hình ảnh đôi bàn tay gắn chặt với cuộc đời của dân làng Xô Man quê mình, là một minh chứng cho chân lí của thời đại đánh Mĩ: “Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo!” – Phải dùng bạo lực CM để tiêu diệt bạo lực phản CM. Nghĩa là phải đấu tranh vũ trang.
=> Hình tượng đôi bàn tay Tnú cũng rất điển hình cho con đường đấu tranh đến với cách mạng của nhân vật này, của dân làng Xô Man, người dân Tây Nguyên đi từ tự phát đến tự giác, từ bóng tối bước ra ánh sáng, từ nô lệ đến tự do trong thời đại chống Mĩ. Nói về sự thay đổi, sự chuyển biến này không thể không nhắc đến vai trò của Đảng, của cách mạng (đại diện là nhân vật Anh Quyết) đã giác ngộ lí tưởng, con đường đấu tranh cho Tnú, cho dân làng Xô Man.
0,5
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
0,5
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
0,5
    3. Kết luận chung:
– Tnú đã can đảm vượt lên mọi đau đớn – bi kịch cá nhân, quyết tâm trả thù nhà, đền nợ nước. Câu chuyện về cuộc đời và con đường đi lên của Tnú mang ý nghĩa tiêu biểu cho số phận và con đường của các dân tộc Tây Nguyên trong cuộc k/c chống đế quốc Mĩ.
– Nguyễn Trung Thành cũng rất thành công trong việc truyền tải, ngợi ca tấm lòng yêu nước, căm thù giặc, sự chuyển biến trong nhận thức về cách mạng, đấu tranh cách mạng của Tnú, của dân làng Xô Man, của người dân Tây Nguyên.
0,5
 

* Chú ý: Giám khảo khi chấm nếu phát hiện được những bài viết hay, sáng tạo mạnh dạn cho điểm cao, điểm tối đa.
– Hết –
 
 
 

,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *