Tây tiến- Đề thi theo hướng mới 2019

 

 
SBD:
 
KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LỚP 12 TRUNG HỌC PHÔ THÔNG
NĂM HỌC 2018-2019
Môn: Ngữ văn
       Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề
                                Ngày khảo sát: 9/4/2019
(Đề có 2 phần, gồm 02 trang)

 
ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
            Nắm nhau tôi chôn góc phù sa sông Mã
                        Trăm thác nghìn ghềnh cuộn xoáy vào tơ
                        Làng cong xuống dáng tre già trước tuổi
                        Tiếng gọi đò khuya sạt cả đôi bờ.
 
                        Con hến, con trai một đời nằm lệch
                        Lấm láp đất bùn đứng thẳng cũng nghiêng
                        Mẹ gạt mồ hôi để ngoài câu hát
                        Giấc mơ tôi ngọt hơi thở láng giềng.
 
                        Hạt thóc củ khoai đặt đâu cũng thấp
                        Cả những khi rổ rá đội lên đầu
                        Chiếc liềm nhỏ không còn nơi cắt chấu
                        Gặt hái xong rồi rơm, rạ bó nhau.
            (Nguyễn Minh Khiêm, Một góc phù sa, NXB Hội Nhà văn 2007, tr 18&19)
Câu 1 (0.5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ.
Câu 2 (0.5 điểm). Chỉ ra các từ ngữ/hình ảnh nói về quê hương bình dị, gần gũi trong kí ức của nhà thơ. 
Câu 3 (0.5 điểm). Hai câu thơ Mẹ gạt mồ hôi để ngoài câu hát/Giấc mơ tôi ngọt hơi thở láng giềng gợi cho anh/chị suy nghĩ gì?
Câu 4 (0.5 điểm). Bài học cuộc sống có ý nghĩa nhất với anh/chị khi đọc đoạn thơ trên là gì? Vì sao?

  1. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm).
Từ nội dung đoạn thơ ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về ý nghĩa của những điều giản dị đối với cuộc sống con người.
Câu 2 (5.0 điểm).
Trong bài thơ Tây Tiến, nhà thơ Quang Dũng đã miêu tả con đường hành quân của người lính:
 Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
                        Heo hút cồn mây súng ngửi trời
          Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống
          Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
Và:
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
          Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
         Có nhớ dáng người trên độc mộc
         Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa
                       (Ngữ văn 12, tập 1, NXB GD Việt Nam 2016, tr 88&89)
Cảm nhận của anh/chị về bức tranh thiên nhiên ở hai đoạn thơ trên, từ đó nhận xét về vẻ đẹp lãng mạn của bài thơ Tây Tiến
…………………Hết………………..
 

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THANH HÓA
 
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG
 KỲ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2019
                                 Bài thi: NGỮ VĂN
                         (Hướng dẫn chấm có 03 trang)

 
 

Phần Câu Nội dung Điểm
I   ĐỌC HIỂU 3.00
1  Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm/Phương thức biểu cảm 0.50
2 Các từ ngữ/hình ảnh: phù sa sông Mã, con hến, con trai, hạt thóc, củ khoai, rơm, rạ… (Thí sinh chỉ ra được một đến ba từ ngữ/hình ảnh cho 0.25 điểm, từ bốn từ ngữ/hình ảnh trở lên cho 0.50 điểm) 0.50
3 – Hình ảnh người mẹ tần tảo, lạc quan yêu đời
– Kí ức về tuổi thơ gắn bó với quê hương, xóm giềng và người mẹ yêu quý. Kí ức đẹp đẽ đó sẽ theo mãi cuộc sống con người.
1.00
4  Thí sinh có thể đưa ra những bài học khác nhau nhưng cần lí giải vấn đề phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật (Một số bài học: Trân trọng những người thân yêu xung quanh mình; Gần gũi, gắn bó với quê hương, coi đó là nguồn cội quan trọng đối với bản thân mình…) 1.00
II   LÀM VĂN 7.00
1 Viết đoạn văn về ý nghĩa của những điều giản dị đối với cuộc sống con người 2.00
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn: Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng- phân- hợp, song hành… 0.25
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Ý nghĩa của những điều giản dị đối với cuộc sống con người 0.25
c. Triển khai vấn đề nghị luận: Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng cần làm rõ ý nghĩa của những điều giản dị đối với cuộc sống con người. Có thể viết đoạn văn theo hướng sau:
Điều giản dị trong cuộc sống con người chính là những gì gần gũi, gắn bó thân thiết xung quanh mỗi người.
Những điều giản dị có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với cuộc sống con người. Những điều giản dị có thể trở thành điểm tựa, bồi đắp cho con người giá trị tinh thần cao quí (tình làng nghĩa xóm, gia đình sâu nặng…); góp phần thanh lọc tâm hồn, hoàn thiện nhân cách để trở thành người tử tế.
– Mỗi người cần biết trân trọng những điều giản dị nhỏ bé, bởi đó có thể là nơi vẫy gọi ta về, làm bừng sáng kí ức đẹp đẽ…
1.00
 
 
 
 
 
 
 
 
 
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp 0.25
e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, sâu sắc về vấn đề nghị luận 0.25
2 Cảm nhận về bức tranh thiên nhiên ở hai đoạn thơ 5.00
a. Đảm bảo cấu trúc của bài văn nghị luận: Mở bài giới thiệu được vấn đề cần nghị luận, Thân bài triển khai được vấn đề nghị luận, Kết bài khái quát được vấn đề. 0.25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Cảm nhận về bức tranh thiên nhiên ở hai đoạn thơ, từ đó nhận xét về vẻ đẹp lãng mạn của bài thơ 0.25
c. Triển khai vấn đề nghị luận: Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Cơ bản đảm bảo các nội dung sau: 4.00
1. Vài nét về tác giả Quang Dũng, bài thơ Tây Tiến 0.50
Tác giả: Quang Dũng là một gương mặt tiêu biểu của thơ ca Việt Nam ngay từ những năm đầu cuộc kháng chiến chống Pháp với hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa.
Tác phẩm: sáng tác cuối 1948 tại Phù Lưu Chanh khi tác giả đã rời xa đơn vị Tây Tiến chưa được bao lâu. Bài thơ được in trong tập Mây đầu ô (1986).
Hai đoạn thơ: là bức họa ngôn từ, bức tranh thiên nhiên miền Tây vừa hùng vĩ, dữ dội vừa thơ mộng, trữ tình…
0.25
 
 
0.25
2. Bức tranh thiên nhiên ở hai đoạn thơ 3.00
* Đoạn thơ thứ nhất
– Thiên nhiên miền Tây Bắc được miêu tả hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp nhưng đều được khắc họa đồng thời cả sự hiểm trở lẫn vẻ đẹp hùng vĩ, kì thú; mưa rừng cho thấy cả thung lũng mờ mịt như tan loãng trong biển mưa, không gian bỗng như mênh mang, xa vời hơn…
– Thiên nhiên cho thấy sự khó khăn, gian khổ và lòng dũng cảm, can trường của người lính trên những chặng đường hành quân.
– Bức tranh thiên nhiên trở nên ấn tượng bởi được thể hiện qua những câu thơ được viết bằng thanh trắc, các từ láy, hình ảnh độc đáo phép tiểu đối…
* Đoạn thơ thứ hai
Chiều sương mơ hồ, bảng lảng; hồn lau như biết sẻ chia nỗi niềm với con người; hoa đong đưa như muốn làm duyên làm dáng… Cảnh buồn song chứa chan thi vị.
– Thiên nhiên hé mở tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, lãng mạn, giàu mộng mơ của người lính Tây Tiến.
– Bức tranh thiên nhiên thơ mộng trữ tình được hiện lên qua lớp từ ngữ, hình ảnh giàu sức gợi tả, biểu cảm; chất nhạc và chất thơ hòa quyện; nét vẽ mềm mại, tinh tế…
* Tương đồng và khác biệt
– Cả hai đoạn thơ đều miêu tả thiên nhiên Tây Bắc trên chặng đường hành quân của người lính Tây Tiến. Thiên nhiên đều được diễn tả thành niềm thương, nỗi nhớ; là phông nền để tôn vinh vẻ đẹp của người lính Tây Tiến. Hai đoạn thơ cũng là dòng cảm xúc chan chứa, tiếc nuối về vẻ đẹp của thiên nhiên trong hoài niệm.
– Nếu bức tranh núi rừng Tây Bắc ở đoạn thơ thứ nhất là những nét vẽ rắn rỏi, cứng cỏi khắc họa không gian hùng vĩ, dữ dội như thử thách lòng người thì ở đoạn thơ thứ hai lại là những nét vẽ mềm mại, mơ hồ, huyền ảo bởi sương khói và sông nước. Đoạn thơ đầu chủ yếu tác giả sử dụng thanh trắc kết hợp với từ láy khắc họa ấn tượng về độ cao độ và độ sâu của địa hình Tây Bắc thì đoạn thơ thứ hai lại dàn trải đều đều theo những thanh bằng góp phần tô rõ hơn những phẳng lặng, bình yên của sông nước nơi đây. Bút pháp đối lập tương phản đã giúp nhà thơ vẽ bức tranh thiên nhiên Tây Bắc với vẻ đẹp đa chiều.
 
0.50
 
 
 
0.50
 
0.25
 
 
 
0.50
 
 
0.50
 
0.25
 
 
 
0.25
 
 
 
 
0.25
3. Nhận xét về vẻ đẹp lãng mạn của bài thơ 0.50
– Qua hai đoạn thơ hiện lên một “cái tôi” hào hoa, thanh lịch giàu chất lãng mạn, với khả năng cảm nhận một cách tinh tế vẻ đẹp của thiên nhiên và tình người, đồng thời lại rất mực hồn nhiên, bình dị, chân thật. Tây Tiến như một thứ quả trái mùa lạ lẫm.
– Vẻ đẹp lãng mạn đã chi phối bài thơ Tây Tiến, từ ngôn ngữ, giọng điệu đến hình tượng người lính. Điều dó cũng góp phần khẳng định Quang Dũng là một nghệ sĩ tài hoa. Sáng tạo của người nghệ sĩ trong nghệ thuật không chỉ không lặp lại người khác mà còn không lặp lại chính mình.
0.25
 
 
 
0.25
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp 0.25
 e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, sâu sắc về vấn đề nghị luận 0.25

* Lưu ý:
– Học sinh có thể trình bày theo bố cục khác nhưng vẫn đảm bảo tính logic thì giám khảo căn cứ vào bài làm cụ thể để cho điểm một cách hợp lí.
– Đặc biệt khuyến khích những bài làm sáng tạo. 
 

,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *