|
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG
LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2022 – 2023 Môn: NGỮ VĂN Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề có 01 trang) |
Đọc bài thơ sau:
Sang thế kỷ với con tàu quá rộng
Hoa hồng sang, gai nhọn cũng sang
Tay vun cây và bão dập mùa màng
Sông ôm sóng cả bên bồi bên lở
Thương cảm, phản thùng, khoan dung, thớ lợ
Vé trên tay thanh thản bước lên tàu
Kẻ chậm chân có thể là mây nõn
Mải ngu ngơ với chim mới ra ràng
Kẻ chậm chân có thể là anh nữa
Trái tim cồng kềnh thơ phú đa mang
[Nguồn: Hữu Thỉnh – “Sang thế kỉ”, trích trong tập Thương lượng với thời gian, NXB Hội nhà văn, 2005]
Câu 1 (8,0 điểm)
Trong cuộc sống, kẻ chậm chân luôn là người thua cuộc. Quan điểm này gợi cho anh/chị suy nghĩ gì?
Câu 2 (12,0 điểm)
Trong bài thơ “Sang thế kỉ” , theo anh/ chị vì sao nhà thơ Hữu Thỉnh lại nói về nhà thơ là: “Kẻ chậm chân có thể là anh nữa/ Trái tim cồng kềnh thơ phú đa mang”? Bằng trải nghiệm văn học của mình hãy đối thoại cùng nhà thơ Hữu Thỉnh về vấn đề bản chất của người nghệ sĩ.
_________Hết_________
HƯỚNG DẪN CHẤM
Môn: Ngữ văn 12 Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề) (Hướng dẫn chấm gồm 04 trang) |
- Yêu cầu chung:
- Thí sinh có thể trình bày theo các cách khác nhau nhưng phải đảm bảo nội dung chính, chấp nhận bài viết có những ý ngoài đáp án nhưng phải có căn cứ xác đáng, lí lẽ thuyết phục, trân trọng bài làm của học sinh, khuyến khích những bài văn sáng tạo, có cách kiến giải riêng hợp lí, thuyết phục.
- Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ các yêu cầu đã nêu ở mỗi câu đồng thời phải được triển khai chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc, không cho điểm cao với những bài viết chỉ nêu chung chung, sáo rỗng.
- Giám khảo cần trừ điểm đối với những lỗi chính tả, ngữ pháp, hành văn… trong bài viết.
- Căn cứ vào hướng dẫn chấm, giám khảo có thể chia điểm lẻ trong mỗi câu chi tiết đến 0,25 điểm. Bài thi không làm tròn điểm.
- Yêu cầu cụ thể:
Câu 1 (8,0 điểm)
- Về kĩ năng:
Biết làm văn nghị luận xã hội; bài viết có bố cục rõ ràng; lập luận chặt chẽ; diễn đạt mạch lạc, lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; chữ viết rõ ràng, sạch đẹp.
- Về kiến thức:
– Thí sinh có thể trình bày những quan điểm riêng, nhưng cần có lí lẽ và căn cứ xác đáng, thái độ chân thành, nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội.
– Học sinh có thể trình bày và diễn đạt theo những cách khác nhau song cần đảm bảo ý cơ bản sau:
Ý | Nội dung chính cần đạt | Điểm |
1 | Giới thiệu vấn đề nghị luận rõ ràng, chính xác, hấp dẫn | 0.25 |
2 | Giải thích vấn đề | 2.0 |
– Kẻ chậm chân: người đi sau, người đến muộn, đến trễ.
– Người thua cuộc: không giành được chiến thắng, không đạt được mục tiêu, bỏ mất cơ hội để thành công. |
0.5
0.5
|
|
– Vấn đề đặt ra: Mối quan hệ giữa chậm chân và thua cuộc
+ Người chậm, để mât cơ hội đồng nghĩa với thất bại + Muốn chiến thắng, người ta phải biết chớp thời cơ; tận dụng mọi ưu thế, đặc biệt phải “nhanh” hơn người khác. |
1.0 | |
3 | Bình luận, lý giải, chứng minh | 4,0 |
– Quy luật của cuộc sống là sự vận động và thay đổi không ngừng
Con người cần thích ứng và thay đổi theo. – Như thế nào là người chậm chân trong sự vận động của xã hội? + Người không dễ dàng tiếp cận cái mới + Người không dễ thay đổi + Người không theo kịp sự thay đổi của thời đại, xã hội + Người quá thận trọng – Tại sao trong cuộc sống, kẻ chậm chân luôn là người thua cuộc? + Bỏ qua cơ hội tốt + Chậm thay đổi đồng nghĩa nhường sự thay đổi cho người khác + KHCN – KT phát triển không ngừng, cạnh tranh khốc liệt, trong thế giới cạnh tranh đó: chậm đồng nghĩa với thua cuộc. – Dẫn chứng: Sự cạnh tranh của các hãng công nghệ nổi tiếng trên thế giới. (Học sinh dùng dẫn chứng phù hợp, tiêu biểu, đắt giá để chứng minh) |
|
|
|
||
4 | Bàn luận, mở rộng vấn đề | 1.0 |
– Cần phân biệt rõ chậm chân với thận trọng
– Cần nhận thức được việc tìm hiểu rõ điều kiện thực tế trước khi hành động là một điều quan trọng giúp chúng ta có cơ sở để thành công nhưng đôi khi cũng cần phải có dũng cảm, sự táo bạo, để có những bước tiến xa hơn, đạt được những kì tích, đóng góp cho sự phát triển của cộng đồng. – Cần phê phán những người sợ chậm mà bất chấp sống ẩu, làm liều, hoặctự huyễn hoặc mình bằng những mơ ước xa vời, ảo tưởng về năng lực của bản thân, hoặc những người rụt rè, nhút nhát, không dám hành động. |
||
5 | Bài học nhận thức và hành động
HS rút ra những bài học nhận thức và hành động đúng đắn, sâu sắc, nhân văn, phù hợp với những chuẩn mực đạo đức xã hội. |
0.5 |
6 | Khái quát vấn đề: Đúng, lắng đọng, có chiều sâu | 0.25 |
Câu 2 (12,0 điểm)
- Về kĩ năng:
-Thí sinh phải huy động kiến thức về lí luận văn học, tác phẩm văn học, kĩ năng tạo lập văn bản và khả năng bình luận, cảm thụ văn chương của mình để làm bài.
– Bài viết có văn phong sáng rõ, bố cục rõ ràng, lập luận và dẫn chứng thuyết phục; diễn đạt lưu loát, biết vận dụng kết hợp các thao tác lập luận hiệu quả.
– Thể hiện tốt năng khiếu viết văn, có sáng tạo trong cách nghĩ, cách viết.
- Về kiến thức:
– Bài viết có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo những ý sau:
Ý | Yêu cầu | Điểm |
1. Giải thích
|
Trong bài thơ “Sang thế kỉ”, nhà thơ Hữu Thỉnh lại nói về nhà thơ là: “Kẻ chậm chân có thể là anh nữa/ Trái tim cồng kềnh thơ phú đa mang”:
– Kẻ chậm chân: người đi sau, người đến muộn, đến trễ. Ở đây muốn nói khi sang thế kỉ, mọi thứ hiện đại có thể sang theo nhưng – Trái tim cồng kềnh: là hình ảnh ẩn dụ chỉ thế giới tinh thần, tâm hồn tình cảm của nhà thơ. => Ý kiến để cập đến những tố chất quan trọng của người nghệ sĩ là khả năng quan sát hiện thực, thâu nhận trong thế giới tinh thần tình cảm mình tất cả những vang động của cuộc đời, đặc biệt nhấn mạnh đến cái Tâm của người nghệ sĩ. |
2,0 |
2.Lí giải | – Mỗi người nghệ sĩ đều thuộc về một thời đại nhất định mà họ sống tương ứng “mỗi trang văn đều soi bóng thời đại mà nó ra đời” (Tô Hoài). Nhà văn nào cũng sống trong hiện thực, mở lòng mình đón lấy những vang động từ hiện thực cuộc đời.
– Đặc trưng của văn học: văn học là phản ánh hiện thực cuộc sống và cuộc đời, nhưng hiện thực trong văn học không phải sao chụp nguyên mẫu, y nguyên mà hiện thực được chưng cất, được tái tạo lại trong tác phẩm, đặc biệt hiện thực về con người. – “Văn học là nhân học” – khoa học về con người, khám phá con người ở phương diện tâm hồn, tình cảm, những niềm vui và nỗi buồn. Những buồn đau của con người vì thế trở thành nguồn cảm hứng cho mọi sáng tạo nghệ thuật. Nhà văn bằng hình tượng văn học để lý giải nguyên nhân của nỗi khổ, đề xuất các giải pháp, lên tiếng bênh vực kẻ bất hạnh, kẻ yếu; đấu tranh chống cái ác, cái phản nhân văn. Văn học tồn tại là vì con người, văn học không thể thờ ơ, làm ngơ trước những đau thương, mất mát, bi kịch của con người. Người nghệ sĩ thực thụ phải là người sẵn sàng “lắng nghe” những buồn đau, bể khổ của đời, là người “mang trong mình vết thương lại đi chữa lành vết thương cho người khác” (ý của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư). Cho nên nhà thơ Hữu Thỉnh rất có lý khi cho rằng thi sĩ là người có “trái tim cồng kềnh thơ phú đa mang”. – Tuy nhiên, bất cứ người nghệ sĩ nào họ cũng không chậm chân cùng thời đại họ đang sống nếu ta hiểu theo nghĩa thực. Vì họ, hơn ai hết là những người sống sâu sắc với hiện thực và thời đại họ đang sống. |
2,0 |
3. Chứng minh
|
Chọn dẫn chứng để làm rõ 2 ý sau:
*Tố chất của người nghệ sĩ là nhìn cuộc đời và phản ánh cuộc đời, con người qua tác phẩm *Nhưng nhà thơ phải là người biến những thu nhận được những gì từ cuộc đời thành “giọt mật”, thành “chất đời” mang vẻ đẹp riêng. |
|
3.1. Chứng minh qua Tự tình (Hồ Xuân Hương)
*HXH phản ánh cuộc đời, con người qua cái nhìn riêng của tâm hồn phụ nữ: – Thân phận của người phụ nữ: Con người trở nên nhỏ bé, lạc lõng, cô đơn; Bi kịch người phụ nữ trong xã hội, cảm nhận duyên tình đã trở thành trò đùa của số phận. Chọn phân tích một số câu thơ: Hai câu đề: Nỗi niềm buồn tủi, chán chường • Câu 1: Thể hiện qua việc tái hiện bối cảnh: – Thời gian: + Đêm khuya, trống canh dồn – nhịp gấp gáp, liên hồi của tiếng trống thể hiện bước đi thời gian gấp gáp, vội vã ⇒ Con người chất chứa nỗi niềm, bất an. – Không gian: “văng vẳng”: lấy động tả tĩnh ⇒ không gian rộng lớn nhưng tĩnh vắng. ⇒ Con người trở nên nhỏ bé, lạc lõng, cô đơn. • Câu 2: Diễn tả trực tiếp nỗi buồn tủi bằng cách sử dụng từ ngữ gây ấn tượng mạnh: – Từ “trơ” được nhấn mạnh: nỗi đau, hoàn cảnh “trơ trọi”, tủi hờn, đồng thời thể hiện bản lĩnh thách thức, đối đầu với những bất công ngang trái. – Cái hồng nhan: Kết hợp từ lạ thể hiện sự rẻ rúng. ⇒ Hai vế đối lập: “cái hồng nhan” >< “với nước non”. ⇒ Bi kịch người phụ nữ trong xã hội Hai câu thực: Diễn tả rõ nét hơn tình cảnh lẻ loi và nỗi niềm buồn tủi. • Câu 3: gợi lên hình ảnh người phụ nữ cô đơn trong đêm khuya vắng lặng với bao xót xa. – Chén rượu hương đưa: Tình cảnh lẻ loi, mượn rượu để giải sầu. – Say lại tỉnh: vòng luẩn quẩn không lối thoát, cuộc rượu say rồi tỉnh cũng như cuộc tình vướng vít cũng nhanh tan, để lại sự rã rời. ⇒ Vòng luẩn quẩn ấy gợi cảm nhận duyên tình đã trở thành trò đùa của số phận. • Câu 4: Nỗi chán chường, đau đớn e chề – Hình tượng thơ chứa hai lần bi kịch: + Vầng trăng bóng xế: Trăng đã sắp tàn ⇒ tuổi xuân đã trôi qua. – Khuyết chưa tròn: Nhân duyên chưa trọn vẹn, chưa tìm được hạnh phúc viên mãn, tròn đầy ⇒ sự muộn màng dở dang của con người. – Nghệ thuật đối → tô đậm thêm nỗi sầu đơn lẻ của người muộn màng lỡ dở. ⇒ Niềm mong mỏi thoát khỏi hoàn cảnh thực tại nhưng không tìm được lối thoát. *Nỗi niềm phẫn uất, sự phản kháng của Xuân Hương và cá tính của Hồ Xuân Hương cũng được thể hiện rất rõ trong thơ của nữ sĩ (Chọn phân tích một số câu thơ thể hiện rõ nội dung thứ hai trong bài thơ) Hai câu luận: Nỗi niềm phẫn uất, sự phản kháng của Xuân Hương – Cảnh thiên nhiên qua cảm nhận của người mang niềm phẫn uất và bộc lộ cá tính: + Rêu: sự vật yếu ớt, hèn mọn mà cũng không chịu mềm yếu. + Đá: im lìm nhưng nay phải rắn chắc hơn, phải nhọn hoắt lên để “đâm toạc chân mây”. + Động từ mạnh xiên, đâm kết hợp với bổ ngữ ngang, toạc: thể hiện sự bướng bỉnh, ngang ngạnh. + Nghệ thuật đối, đảo ngữ ⇒ Sự phản kháng mạnh mẽ dữ dội, quyết liệt. ⇒ sức sống đang bị nén xuống đã bắt đầu bật lên mạnh mẽ vô cùng. ⇒ Sự phản kháng của thiên nhiên hay cũng chính là sự phản kháng của con người. Hình ảnh, từ ngữ trong thơ Hồ Xuân Hương thường sắc nhọn, đúng như cá tính của Hồ Xuân Hương (khác với thơ của Bà Huyện Thanh Quan). |
3,0 | |
3.2.Chứng minh qua “Đàn ghita của Lorca” – Thanh Thảo
* “Đàn ghita của Lorca” đã thể hiện tố chất của người nghệ sĩ Thanh Thảo. Bài thơ như một khúc tráng ca tưởng niệm về Lorca, tái hiện hình tượng người nghệ sĩ tự do và cô đơn; một cái chết oan khuất, bi phẫn bởi những thế lực tàn ác; một tâm hồn bất diệt. Bài thơ đã làm sống lại huyền thoại về một con người, một nghệ sĩ, một chiến sĩ, về xứ sở Tây Ban Nha, âm nhạc và thi ca. Bài thơ đã thể hiện sự ngưỡng mộ, xúc động sâu sắc, đồng cảm tri âm của Thanh Thảo với nhà thơ, nghệ sĩ, chiến sĩ Lorca. – Vẻ đẹp bi tráng của Lorca + Lorca được miêu tả trên nền rộng lớn của văn hóa Tây Ban Nha: hình ảnh áo choàng đỏ gắt; vầng trăng; yên ngựa; cô gái Di-gan; nốt nhạc li-la-li-la-li-la. Tất cả làm nổi bật tình yêu và sự gắn bó không thể tách rời của Lorca với xứ sở Tây Ban Nha. Hình ảnh áo choàng đỏ gắt giúp ta liên tưởng đến khung cảnh của một đấu trường giữa công dân Lorca cùng khát vọng dân chủ với nền chính trị độc tài, giữa nền nghệ thuật già nua Tây Ban Nha với nghệ thuật cách tân của Lorca. => Nổi bật hình tượng Lorca là một nghệ sĩ đơn độc lang thang hát nghêu ngao cùng tiếng đàn bọt nước cùng với vầng trăng chếch choáng, trên yên ngựa mỏi mòn, dùng tiếng đàn ghita để giãi bày nỗi đau buồn và khát vọng yêu thương của nhân dân mình. + Cái chết bi tráng của Lorca. Hiện thân cho số phận đau thương: bị bọn phát xít giết hại dã man (bị điệu về bãi bắn, áo choàng bê bết đỏ,…). Cái chết của Lorca gợi lên hình ảnh cái đẹp bị bạo lực tàn ác hủy diệt (tiếng ghita tròn bọt nước võ tan – tiếng ghita ròng ròng máu chảy…) – Sự ngưỡng mộ, xúc động sâu sắc, đồng cảm tri âm của Thanh Thảo với nhà thơ, nghệ sĩ, chiến sĩ Lorca. + Suy ngẫm về cái chết Lorca: Sự đồng cảm, thương xót, ngưỡng vọng (giọt nước mắt vầng trăng, long lanh trong đáy giếng,…). Cái chết của Lorca như một sự giã từ (bơi sang ngang trên chiếc ghita màu bạc; ném lá bùa; ném trái tim mình…), cùng với cây đàn nghệ thuật, Lorca đã cập bến bất tử. + Suy ngẫm về sức sống tiếng đàn, khát vọng nghệ thuật của Lorca: Tiếng đàn tượng trưng cho nghệ thuật của Lorca. Đó là cái đẹp mà sự tàn ác không thể hủy diệt nổi. Nó sẽ sống, lưu truyền mãi tiếng đàn như cỏ mọc hoang mặc cho không ai chôn cất. Nhà thơ Thanh Thảo đã thật sự cảm thông, thấu hiểu khát vọng nghệ thuật của Lorca. Nghệ sĩ Lorca ra đi bất ngờ khiến hành trình cách tân nghệ thuật của ông bị dang dở và con đường ông đã đi qua không ai thực sự hiểu. Lorca đã dặn “khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn”, lời dặn dò thể hiện nhân cách nghệ sĩ, tình yêu say đắm với nghệ thuật và tình yêu tha thiết với đất nước Tây Ban Nha của Lorca. Lorca cho rằng cần phải biết chôn nghệ thuật của ông để thi ca đó không trở thành vật án ngữ, cản trở sự mãnh liệt vào sự bất tử của tiếng đàn. Kết thúc bài thơ, âm thanh li-la-li-la-li-la vang vọng – tiếng đàn nghệ thuật, Lorca còn mãi với thời gian. *Thanh Thảo là người biến những thu nhận được những gì từ cuộc đời thành “giọt mật”, thành “chất đời” mang vẻ đẹp riêng: – Thể thơ tự do, gạt bỏ mọi quy tắc ngữ pháp, không sử dụng các dấu chấm câu, câu thơ dài-ngắn không đều, không viết hoa đầu dòng, nhịp điệu phóng khoáng tự do để cho mạch cảm xúc tuôn trào. – Hình tượng tiếng đàn được xây dựng trong thế song – trùng với hình tượng Lorca. Lorca là một nghệ sĩ kép – nhạc sĩ và nhà thơ, cho nên việc Thanh Thảo chọn hình tượng đàn ghita để tái hiện cuộc đời, nghệ thuật, cái chết của Lorca, dùng hình tượng tiếng đàn ghita suy tư về sự bất tử của Lorca là một sự sáng tạo nghệ thuật mang ý nghĩa sâu sắc. – Bài thơ giàu nhạc tính có sự giao thoa giữa thơ và nhạc. + Bài thơ mang dáng dấp một ca khúc. Mạch kể chuyện (cốt tự sự – tái hiện lại cuộc đời, cái chết của Lorca…) hiện lên qua cấu trúc của một ca khúc (khúc dạo đầu, bản nhạc và vĩ thanh). + Mô phỏng lối tiết tấu của nhạc (mô phỏng chuỗi âm thanh: li-la-li-la-li-la), sử dụng lối diễn tấu ghita, sử dụng những điệp khúc, những từ láy… Thanh Thảo đã “khảm” tiếng nhạc vào ngôn từ, hình ảnh thơ tạo sức gợi lớn. – Sử dụng thi liệu: Thanh Thảo đã thâm nhập vào thế giới nghệ thuật của Lorca, lựa chọn những thi liệu đầy ám ảnh, gợi cảm từ thế giới nghệ thuật ấy đưa vào bài thơ “Đàn ghita của Lorca”. Đó là những thi liệu: đàn ghita, yên ngựa, vầng trăng, áo choàng đỏ, cô gái Di-gan, lá bùa hộ mệnh,… – Ngôn ngữ, hình ảnh thơ: mang tính đa nghĩa, tính biểu tượng cao, được sáng tạo theo lối lạ hóa của thơ tượng trưng, siêu thực: tiếng đàn bọt nước, tiếng ghita lá xanh, tiếng ghita nâu, tiếng ghita tròn bọt nước vỡ tan, tiếng ghita ròng ròng máu chảy, giọt nước mắt vầng trăng… Biện pháp hoán dụ (tiếng hát để chỉ Lorca, áo choàng bê bết đỏ để chỉ cái chết), biện pháp so sánh và chuyển đổi cảm giác theo thuyết tương giao (tiếng ghita nâu, tiếng ghita lá xanh, tiếng ghita tròn) giữa âm thanh, hình ảnh, sắc màu. => Lorca là một nhà thơ cách tân, một nhà thơ tượng trưng siêu thực. Thanh Thảo đã dùng nghệ thuật của Lorca để cảm hiểu, nói về Lorca. Bài thơ là sự tri âm sâu sắc, sự sáng tạo nghệ thuật của nhà thơ Thanh Thảo. Đánh giá – Bài thơ Đàn ghita của Lorca là một thi phẩm thành công kết tinh nhiều nỗ lực tìm tòi, sáng tạo mới mẻ của Thanh Thảo theo hướng hiện đại hóa cả về nội dung và nghệ thuật. – Sự sáng tạo ấy là kết quả của mối đồng cảm sâu sắc của Thanh Thảo với Lorca. Đây chính là sự cộng hưởng của những khát vọng sáng tạo nghệ thuật. Dù Thanh Thảo khẳng định “Lorca trong tôi – Mãi mãi là bí mật” thì bài thơ “Đàn ghita của Lorca” vẫn là một khúc tưởng niệm đặc biệt bằng thơ, “tiếng nói tri âm” của một nhà thơ Việt Nam với nhà thơ Tây Ban Nha thiên tài. |
3,0 | |
4. Đánh giá, bài học
|
– Lời thơ của Hữu Thỉnh đã gợi đến nhiều tố chất của người nghệ sĩ, nhưng tố chất mà ta liên tưởng nhất từ câu thơ là nhà thơ nặng lòng với cuộc đời. Bài thơ ra đời cuối năm 1999, chuẩn bị bước sang thế kỉ XXI, thế có nghĩa nó vẫn còn nguyên giá trị cho một người nghệ sĩ ở thế kỉ XXI.
– Người sáng tác thơ: Phải sống sâu sắc với cuộc đời, biến cuộc đời bề bộn ngoài kia thành giọt đời thấm lặn trên trang thơ, với tâm hồn tinh tế, nhạy cảm. – Người tiếp nhận: cùng nhà thơ đồng sáng tạo, tri âm với những thân phận người gửi vào ngôn ngữ, kí trú trong từng lời thơ. |
2,0 |