Đề thi thử THPT quốc gia bài Vợ chồng A Phủ Tô Hoài

 

 

 
                  
(Đề thi có 01 trang)

KỲ THI THỬ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2019
                                                LẤN 1
                                                Bài thi: Ngữ văn
                         Thời gian: 120  phút, không kể thời gian phát đề

ĐỌC HIỂU (3.0 điểm).
Đọc đoạn trích dưới đây:
        Chúa đã cho bạn những gì bạn cần để bắt đầu tạo nên tương lai tốt đẹp của mình. Tuy vậy, phần lớn mọi người thường nói những câu như:“Giá mà tôi có cái này, giá mà tôi khác đi, giá mà tôi xinh đẹp hơn, giá mà tôi có nhiều tiền hơn… thì tôi sẽ có khả năng làm được điều mà Chúa mong muốn tôi thực hiện.” Và hầu hết thời gian chúng ta đều phớt lờ những cơ hội mà Chúa đặt trong tầm tay mình. Ta thường đánh giá quá cao tầm quan trọng của những gì mà mình không có. Chúa không bao giờ đòi hỏi bạn bất cứ thứ gì mà bạn không thể đem đến cho Ngài. Bạn không biết nên bắt đầu từ đâu? Hãy bắt đầu với những thứ mà Chúa đã ban sẵn cho bạn. John Wooden(1) đã từng nói:
         “Đừng bao giờ để những gì bạn không thể làm ngăn bạn làm những gì bạn có thể làm.” Sự nhàn rỗi và lười biếng lâu ngày sẽ làm tê liệt khả năng sáng tạo của bạn. Đầu óc không vững vàng, lúc thích cái này, lúc thích cái kia thì chẳng thể làm được gì nên hồn cả. Đừng chờ đợi những điều kiện lý tưởng để hành động đúng đắn, hãy sử dụng những điều kiện bình thường. Chúng ta không cần thêm sức mạnh, khả năng hay những cơ hội to lớn hơn. Điều mà chúng ta thực sự cần là sử dụng những gì chúng ta có tại nơi mà chúng ta đang ở. Sự lôi cuốn của những thứ xa xôi và thách thức chỉ là lừa dối mà thôi. Cơ hội tuyệt vời thực sự nằm ở chính nơi bạn đang đứng.
   ( Trích từ sách John MaSon- Sinh ra  là một bản thể, đừng chết như một bản sao, NXB Lao động, Hà Nội, 2017)
Thực hiện các yêu cầu :
Câu 1. Theo tác giả phần lớn mọi người nói những câu gì về bản thân?
Câu 2. Việc tác giả trích dẫn ý kiến Jonhn Wooden có tác dụng gì?
Câu 3. Theo anh/chị thế nào là chờ đợi những điều kiện lý tưởngsử dụng những điều kiện bình thường?
Câu 4. Anh/chị có đồng tình với ý kiến của tác giả: “Sự lôi cuốn của những thứ xa xôi và thách thức chỉ là lừa dối mà thôi” không? Vì sao?
LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm)
         Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về những gì cần phải bắt đầu để tạo nên tương lai tốt đẹp cho bản thân.
Câu 2 (5.0 điểm)
         Trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, nhà văn Tô Hoài đã viết về Mị như sau : “Ở lâu trong cái khổ, Mị quen rồi”
                             (Tô Hoài- Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr6)
Theo anh/chị Mị đã quen với cái khổ nào khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra? Từ sự cảm nhận đó,  hãy bình luận ngòi bút hiện thực và tư tưởng nhân đạo của nhà văn.
                                                                ——–Hết——–
                          Thí sinh không sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
                            Họ và tên thí sinh…..…………………………………….Số báo danh…………………….
 
 
 
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2019
MÔN NGỮ VĂN
 

Phần Câu Nội dung Điểm  
Đọc hiểu   ĐỌC – HIỂU 3,0  
 
 
 
 
 
 
 
 
 
1  Mọi người nói những câu về bản thân: Giá tôi có cái này, giá tôi khác đi, giá xinh đẹp,.. nhiều tiền hơn. 0,5  
2  
– Chỉ ra tác hại của việc đánh mất bản thân, hoàn cảnh ngăn cản chúng ta hành động
– Khuyên chúng ta phải thay đổi tư duy, mạnh dạn hành động để có được thành công
– Dẫn ý kiến người khác tăng tính thuyết phục cho vấn đề nghị luận.
 
0,5  
3 + Chờ đợi những điều kiện lý tưởng: Thái độ chờ thời; đợi cơ hội chín muồi, hoàn hảo ngoài sự mong đợi khi đó mới bắt  đầu hành động
+ Sử dụng điều kiện bình thường: Tinh thần dấn thân, vượt khó để thực hiện công việc, nhiệm vụ ngay cả khi điều kiện chưa thật thuận lợi.
+  Câu văn khái quát lên hai quan điểm sống đối lập; lời khuyên tác giả nhấn mạnh ở vế sau của câu nói.
1,0
 
4 Nêu quan điểm bản thân. Hs có thể đồng tình hay không đồng tình nhưng lí giải phải thuyết phục, đúng với lẽ phải và đạo lý.  
1,0
 
II   LÀM VĂN 7,0  
  1 Về những gì  bạn phải bắt đầu để tạo nên tương lai tốt đẹp 2,0  
    a. Đảm bảo thể thức một đoạn văn 0,25  
    b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,25  
    c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.
H/S có thể trình bày theo nhiều cách khác, có thể theo hướng sau:
1  
    + Xác định vị trí bản thân hiện tại (công việc, điểm xuất phát, là học sinh cuối cấp, nêu bối cảnh thời đại công nghệ 4.0 rộng mở với nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức )
+ Mỗi người tùy hoàn cảnh, điều kiện bản thân mà nỗ lực cho hiện tại khác nhau nhưng tựu chung phải chuận bị: Xây dựng ước mơ; trau dồi tích lũy trí tuệ, đạo đức, sức khỏe, bản lĩnh, kĩ năng sống, đánh giá được khả năng của bản thân. Hết mình làm tốt công việc bản thân hiện tại “Để chuẩn bị tốt cho tương lai, cách tốt nhất là đem trí tuệ và nhiệt tình để làm hoàn hảo những công việc hiện tại”. (W. Osler)
+ Những gì bản thân bắt đầu phải thực tế, tốt đẹp, phù hợp với đạo lí, lẽ phải
.
 
0,25
 
0,5
 
0,25
 
 
    d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận 0,25  
    e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa của tiếng Việt. 0,25  
  2 Cảm nhận chi tiết, nhân vật, bình luận 5,0  
    a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận
Có đầy đủ cấu trúc Mở bài, Thân bài, Kết bài. Mở bài giới thiệu được vấn đề cần nghị luận; Thân bài triển khai được các luận điểm; Kết bài khái quát được vấn đề.
0,25  
    b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,5  
    c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.
HS có thể trình bày bài viết theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo một số ý cơ bản sau đây:
3.5  điểm  
    * Giới thiệu khái quát:  về tác giả, tác phẩm,  vị trí câu văn 0,5
 
a. Cảm nhận nhân vật qua câu văn khái quát
+ Câu văn là lời kể, lời bình luận của người kể theo điểm nhìn của nhân vật Mị. Câu văn đã khái quát lên số phận, cuộc đời, thái độ của nàng dâu gạt nợ và hậu quả của sự áp bức mà giai cấp thống trị dội lên cuộc đời người phụ nữ.
+ Nêu qua vài nét về lai lịch, nguyên nhân Mị về làm dâu nhà thống lí
+ Cảm nhận cái khổ của Mị:  Thân phận nàng dâu nhưng thực tế Mị là  một nô tì, kẻ tôi đòi nơi nhà thống lí. Mị bị đày đọa thể xác (lao động khổ sai, bị hành hạ bởi roi vọt của chồng),  nỗi đau tinh thần ( phải sống chịu đựng với người mình không yêu, bị cầm tù nơi căn phòng tối tăm, thần quyền trói buộc); học sinh chỉ ra được hậu quả của sự áp bức ấy đã làm cho nhân vật tê liệt, mất đi cảm giác, ý thức
b. Bình luận: Giá trị hiện thực và tư tưởng nhân đạo của nhà văn. Hiện thực ở giá trị khái quát số phận, cuộc đời của người phụ nữ miền núi sống kiếp trâu ngựa; thái độ và hành động tàn bạo của giai cấp thống trị.
Nhân đạo: Tấm lòng xót thương, cảm thông chia sẻ của nhà văn và niềm căm phẫn trước bất công ngang trai mà giai cấp thống trị đã gieo rắc cho người lao động
Nét mới trong cảm quan hiện thực và nhân đạo: Thế giới Tây Bắc hiện ra không rung rợn, xa lạ trong cái nhìn mỉa mai, định kiện trái lại bằng cái nhìn nâng niu, bênh vực của nhà văn dành cho người lao động
+ Học sinh nêu nghệ thuật khắc họa cái khổ của nhà văn: Giọng văn chậm rãi như nhịp chảy lê thê, buồn chán; miêu tả cử chỉ, điệu bộ;  tô đậm chi tiêt; ngôn ngữ…
 
2,0
(0,25)
 
 
 
(0,25)
(1,5)
 
 
 
 
1,0
(0,5)
 
 
 
 
(0,25)
 
 
 
(0,25)
    d. Sáng tạo: có cách diễn đạt độc đáo; suy nghĩ, kiến giải mới mẻ về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm và tư tưởng của tác giả. 0,5  
    e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa của tiếng Việt. 0, 25  
    Tổng điểm 10  

 
 

,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *