Đề bài: Phân tích đoạn trích “Kiêu binh nổi loạn” (Trích “Hoàng Lê nhất thống chí)
“Kiêu Binh nổi loạn”
Nhắc đến tiểu thuyết lịch sử, nếu như người Trung Quốc tự hào về “Tam quốc diễn nghĩa” của La Quán Trung thì người Việt Nam cũng có quyền tự hào về “Hoàng Lê nhất thống chí” của Ngô Gia văn phái. Tác phẩm ghi lại một cách chân thực, sinh động một thời kì lịch sử của nước nhà. Trong đó đoạn trích “Kiêu binh nổi loạn” có thể nói là đoạn trích gây ấn tượng mạnh mẽ khi đã tái hiện một màn “ bi hài kịch” của thời đại phong kiến Trịnh-Lê thối nát không còn gì có thể cứu vãn.
Hoàng Lê nhất thống chí có nghĩa là ghi chép về sự thống nhất thiên hạ của nhà Lê, song thực chất tác phẩm lại phản ánh hai sự kiện lớn nhất trong lịch sử nước ta cuối thế kỉ XVIII. Đó là sự sụp đổ không gì cứu vãn nổi của nhà nước phong kiến Lê – Trịnh và sức mạnh phi thường, công lao to lớn đối với đất nước của phong trào Tây Sơn. Đoạn trích “Kiêu binh nổi loạn” nói về cuộc nổi dậy của đám thân quân chống lại tập đoàn chúa Trịnh Cán, mà đối tượng chính là Quận Huy Hoàng Đình Bảo, với danh nghĩa đòi lại ngôi chúa cho Trịnh Tông, con trưởng Trịnh Sâm. Danh nghĩ cuộc nổi dậy là chính đáng nhằm khôi phục lại kỉ cương, bảo vệ nhà chúa, nhưng trái lại nó lại là sự biến mở đầu cho sự sụp đổ cơ đồ họ Trịnh và kéo theo cả sự sụp đổ của nhà Lê.
Thông thường các cuộc chính biến bao giờ cũng được chuẩn bị rất chu đáo về các mặt: danh nghĩa, mục đích, lực lượng, kế hoạch, thời gian và nhân sự, mà quan trọng nhất là bộ phận đầu não. Cuộc nổi dậy của kiêu binh lần này không thế, nó được khởi sướng một cách gần như ngẫu nhiên, từ một câu hỏi không có chủ đích của Thế tử cũ: ” Bên ngoài lòng người ra sao?”. Có thể nói đó là câu hỏi không có chủ đích bởi vì Trịnh Tông lúc đó đang ở trong tình huống bị giam giữ không liên lạc được với bên ngoài, không có phe cánh, chỉ có một ít gia thần, nỗi lo của Tông bây giờ chỉ là làm sao được bảo toàn tính mạng. Sau khi hỏi Dự Vũ – đầu bếp của Thái Tử và viên gia thần tên Gia Thọ, thế tử lấy làm mừng và sai Dự Vũ làm cơm rượu, mời bọn biện lại trong đám thân quân tới đánh chén, đồng thời ngỏ ý muốn anh em giúp đỡ vua chúa. Họ ngầm đi báo nhau và hẹn ngày tụ họp ở chùa Khán Sơn, tuy nhiên, họ vẫn còn sợ thanh thế Quận Huy. Lúc này, chỉ có Bằng Vũ là người dám đứng lên nói nên anh cũng được bầu làm chủ mưu.
Có thể nói ý kiến của Gia Thọ đã có tác động lớn đến quyết định của Trịnh Tông. Từ “mừng thầm” đến “mừng lắm”, Tống đã bắt tay vào hành động: “mời bọn biện lại trong đám thân quân tới đánh chén” và lấy nghĩa khí khích động họ. Quả thật lời kêu gọi của Trịnh Tông rất có tình có lí: Thế tử không có tội, mụ họ Đặng mê hoặc Tiên chúa, Hoàng Đình Bảo vốn có chí phản nghịch, vương tử Cán bé dại, yếu ốm; sự câu kết của Đặng Thị và Quận Huy đã đưa cơ đồ nhà Chúa đến chỗ nguy biến nay mai. Ba quân đối với nhà chúa vừa có tình quê hương (người ở đất “thang mộc”), vốn sẵn lòng trung nghĩa, là nanh vuốt của nhà nước, lại chịu ơn nhà Chúa nuôi nấng trong hai trăm năm, trong tình hình ấy “giúp đỡ nhà Chúa” là trách nhiệm, là nghĩa vua tôi, huống nữa lại còn “sách son, khoan sắt lưu truyền muôn đời”. Sau đó, họ cùng nhau uống máu ăn thề, hẹn khi nào nghe hiệu trống của Bằng Vũ thì cùng kéo đến để khởi sự. Quận Huy cũng biết tin dữ sắp đến, đem nói với mọi người trong triều. Đêm đó, Quận Huy ngủ trong phủ nhưng cũng chỉ đem theo vài người hầu mà không hề phòng bị gì.
Và đúng như lệnh, sáng hôm sau, sau lễ cúng cơm, kiểu binh nổi trống khởi sự, cuộc bạo động diễn ra ngay trong sân phủ chúa trước mật các quan đậm màu sắc trung cổ, và vô chính phủ. Khi đánh nhau thì họ “đâm chém túi bụi”, “lấy gạch đá ném tới tấp”; riêng Quận Huy thì họ lôi từ trên mình voi xuống “đánh đấm túi bụi giết chết ngay tại chỗ”, mổ bụng ăn gan sống, đem thây vứt ngoài của Tuyên Vũ; em Quận Huy cũng bị đập chết bằng gạch rồi vứt xuống hồ Thuỷ Quân; nhà cửa dinh thự Quận Huy và tất cả các quan văn quan võ thuộc phe Đặng Thị Huệ hoặc thường ngày bị họ ghét cũng bị đập phá tan tành, bị lùng bắt giết chết…. Họ làm náo động kinh thành đến mấy ngày mà Trịnh Tông hạ chỉ ngăn cấm cũng không được. Qua ngòi bút của tác giả ta có thể hình dung được các thế lực chính trị đương thời: Quận Huy đã bị cô lập, đến mức không một ai cũng chiến đấu với ông, trừ người em ruột Lí Vũ Hầu; các quan trong triều giữ thái độ trung lập cốt bảo mạng , còn thân quân thì rất mạnh. Họ tự phát, không người chỉ huy nhưng cậy số đông họ cứ sấn tới và sự kích động đã làm cho họ can đảm, hăng hái, đó cũng là một nguyên nhan chính đem đến thành công cho cuộc biến.
“Cuộc biến” đạt được thắng lợi nhanh chóng, giết được Hoàng Đình Bảo, hạ bệ được phe cánh Đặng Thị Huệ và lấy được ngôi chúa cho Trịnh Tông, dân kinh thành có được một chuyện vui là kèo đi xem chúa “đông như họp chợ”, còn binh lính thì hả hê, reo mừng, người đi đường đều hí hửng nói “chúa ta lập rồi”, kinh kì phải nghỉ phiên chợ! Tuy nhiên, đối với gia đình họ Trịnh, sự kiện này là bằng chứng của sự sụp đổ hoàn toàn của uy quyền phủ chúa. Hai anh em Trịnh Tông, kẻ thì sợ quá mà chết, kẻ thì chở thành đồ chơi, con rồi trong tay quân lính. Cuộc rước Trịnh Tông từ nhà Tả Xuyên sang phủ chúa chẳng có lấy một chút uy nghiêm mà nói như GS. Hoàng Hữu Yên:” Đúng là một trò đúa giỡn!”. Họ “ dùng tạm chiếc mâm vẫn bầy cỗ lộc làm ghế, đặt Thế tử ngồi lên, rồi tám người kề vai vào khiêng. Chốc chốc họ nâng bổng chiếc mâm lên trên đầu mà đội, đầu mỏi lại hạ xuống vai, rồi vai mỏi lại nâng lên đầu. Cứ thế lên lên xuống xuống y như người ta giỡn quả cầu hoặc rước pho tượng phật. Mỗi lần Thế tử được nhô cao lên quân lính lại vỗ tay reo hò vang lên một chập. Những kẻ buôn bán ở các phố phường, chợ búa đều tranh nhau kéo đến xem Chúa, sân phủ đông như họp chợ. Quả thực cuộc đăng quang của một vị chúa chính thống như Trịnh Tông chỉ là một màn bi hài kịch mà với những nhà nho tâm huyết có thể cười ra nước mất. Kiêu binh đã lập Trịnh Tông lên, cảnh khiêng Tông trên chiếc mâm gỗ, đưa lên, đưa xuống, mọi người xúm lại đông như họp chợ. Hai tiếng “họp chợ” thật mỉa mai! Họ lại đặt sập gụ ngoài phủ đường để đưa Tông lên ngôi. Mấy chữ “ngoài phủ đường” cũng hài hước, chẳng có chút uy nghiêm nào. Trịnh Tông thì tuy vẫn được gọi bằng những danh hiệu những từ ngữ trang trọng cao qúy của bậc đế vương: thế tử, mặt rồng, Thánh chúa… nhưng ngai vàng chỉ là cái mâm đặt trên vai đám lính tráng, để cho hàng phố đến xem như họp chợ, vốn là ông chúa bù nhìn, hắn lên ngôi chúa hoàn toàn nhờ sự đưa đẩy tình cờ của số phận, tất cả chỗ dựa là đám lính tráng tự phát nổi lên. Cho nên khi đã làm chúa rồi, vẫn không sao làm chủ được đám âm binh làm loạn: phá nhà, giết người, cướp của…Bởi vậy một triều đại, một đất nước muốn thái bình thịnh trị thì người đứng đầu phải thuận lòng trời, hợp lòng dân, phải là người vừa có tài, có đức, trung với nước, hiếu với dân…có những quyết sách giúp đất nước đi lên. Tránh những kẻ đứng đầu tham chức quyền, làm những việc trái luân thường đạo lí, tham nhũng, gây ra những trọng tội , tạo mẫu thuẫn trong nội bộ thì rồi ắt sẽ có biến, sự loạn lạc và lụn bại sẽ xẩy ra.
Khác với bút pháp truyện cổ tích , truyện Nôm…, nhân vật và hoàn cảnh được lí tưởng hoá, phân tuyến rạch ròi, Kiêu binh nổi loạn không thế, đã được ghi chép gần gũi với hiện thực. Điều đó được thể hiện trong việc xây dựng các nhân vật . Kiêu binh nổi loạn có hai phe: Trịnh Tông và Trịnh Cán; phe Trịnh Tông có thể xem là chính thống, phe Hoàng Đình Bảo và Đăng Thị Huệ là phản nghịch nhưng cả hai đều không có những nhân vật cực đoan, hoặc quá hoàn hảo, hoặc quá xấu xa, mà nói chung đều đa dạng, đều thực.
Cuối cùng nhân vật chính trong cuộc biến này là đám kiêu binh. Lúc đầu cả đám run sợ về khí thế Quận Huy nhưng càng về sau bọn chúng vùng lên chiến đầu, sẵn sàng hi sinh để đòi lại công bằng, để vượt qua áp bức bóc lột để trở thành người làm chủ tình thế. Bọn chúng như nhưng “con giun xéo lắm cũng quằn”, xuất phát từ lòng căm phẫn, kinh bỉ nên đã khiêu binh nổi loạn và hành động ấy với mục đích như để trả thù, rửa hận. Có thể lúc đầu do thói quen của sự phục tùng, nghe lệnh nhưng chỉ trong giây lát sự căm phẫn nổi lên bọn chúng cùng nhau hợp lại để tấn công đã cho ta thấy sức mạnh của sự đoàn kết, sức mạnh của tập thể. Những hành động của đám khiêu binh còn cho ta thấy được sự suy tàn, thối nát của chế độ cầm quyền, sự sụp đổ của một vương triều bất lực ngồi nhìn đám lính tự phát nổi lên làm chủ. Họ có công đem lại ngôi chúa cho con trưởng, theo nho gia đó là “phò chính”, song đối với lịch sử họ lại có công ở chỗ đẩy nhanh sự suy sụp của một thế chế đã hết sức mục ruỗng. Họ là những nạn nhân của sự đè nén, của thân nô lệ, “tức nước vỡ bờ”, họ cũng mong tìm một vị chúa, một chính thể dễ thở hơn và họ có sức mạnh; khi đã đồng lòng họ làm được tất cả. Nhưng dưới ngòi bút của tác giả, họ dẫu sao vẫn là một đám đông ít học, tự phát và vô chính phủ. Họ nói những điều lễ nghĩa, cao cả nhưng trong hành động của họ thì lại nặng về trả thù cá nhân, dễ bị kích động và thích đập phá nhiều hơn là quý trọng những giá trị văn hoá, tinh thần. Có nhà nghiên cứu cho rằng tác giả Hoàng Lê nhất thống chí đã đánh giá thấp hoặc quá khắt khe với kiêu binh, song có lẽ đó chính là giá trị hiện thực của ngòi bút tác giả. Như một danh nhân đã nói “đám đông dốt nát và manh động” thế tất không thể làm được việc lớn.Đám kiêu binh là sản phẩm được sản sinh ra từ chế độ chính trị phong kiến Lê – Trịnh. Đám kiêu binh tha hoá đã góp phần quan trọng vào quá trình sụp đổ của chế độ phong kiến Lê – Trịnh thối nát. Đó là kết quả của mối tương tác nhân – quả. Hiện tượng kiêu binh là dấu hiệu ngày tàn của chế độ độc tài phong kiến đang đến gần.
Đoạn trích: “Kiêu binh nổi loạn” dưới ngòi bút tả thực và trào phúng của Ngô Gia Văn phái đã phơi bày ra trước mắt chúng ta một sự thật của triều đại phong kiến thối nát. Nạn kiêu binh xảy ra cũng có nguyên do của nó, ở trên vua-chúa-quan lại tham nhũng, quan liêu, mua quan bán chức, ức hiếp dân chúng, thì ở dưới quân lính, tay sai tất ăn theo mà làm càn, chẳng coi phép nước, pháp luật ra gì, rồi cũng cậy quyền, cậy thế mà đánh đập, áp bức nhân dân. Việc này mà xảy ra, thì dân coi lính, coi quan, coi vua, coi chúa chẳng khác nào kẻ thù, để toan đập, toan đánh, toan giết đi… rồi cuối cùng phép nước lại chẳng ra gì.