Nhân cách nhà Nho chân chính trong hai bài thơ: Nhàn Nguyễn Bỉnh Khiêm và Bài ca ngắn đi trên bãi cát Cao Bá Quát

Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề)                                                                                                Môn: NGỮ VĂN

Câu 1
: (8.0 điểm)

Một cậu bé đang đùa nghịch với đống cát trên sân. Nhìn thấy một tảng đá lớn choán chỗ phía trước, cậu liền tìm cách đẩy tảng đá đi chỗ khác. Nhưng dù đã cố gắng hết sức, cậu vẫn không lay chuyển được tảng đá. Cậu bất lực ngồi xuống, oà khóc.
Người cha ở trong nhà nhìn thấy sự cố gắng của con trai bèn bước ra hỏi:
– Con đã dùng hết sức mạnh của mình chưa?
Cậu bé rấm rứt gật đầu:
– Con đã cố hết sức và bằng mọi cách rồi.
– Chưa đâu, con à! – Người cha điềm đạm nói. Con chưa nhờ bố giúp, phải không?
(Theo Quà tặng cuộc sống (P.173), www.kyluc.vn, 09/11/2016)
Từ gợi ý của mẩu chuyện trên, anh/ chị hãy viết bài văn về chủ đề: Sức mạnh thật sự.
 
Câu 2: (12.0 điểm)
 
Nhân cách nhà Nho chân chính trong hai bài thơ: Nhàn – Nguyễn Bỉnh Khiêm và Bài ca ngắn đi trên bãi cát (Sa hành đoản ca) – Cao Bá Quát.
 
… Hết …
 
– Thí sinh không được sử dụng tài liệu.
– Giám thị không giải thích gì thêm.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO          KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 11 CẤP TỈNH
               VĨNH LONG                                                 NĂM HỌC 2016 – 2017

ĐỀ CHÍNH THỨC

 
HƯỚNG DẪN CHẤM THI MÔN NGỮ VĂN
(Hướng dẫn chấm thi gồm 03 trang)

Câu 1: (8.0 điểm)
Yêu cầu chung: Thí sinh trình bày ý kiến của bản thân bằng một bài văn nghị luận xã hội. Lập luận chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
Yêu cầu cụ thể: Thí sinh có thể trình bày ý kiến của mình bằng nhiều cách khác nhau, theo nhiều hướng khác nhau.
Dưới đây là một số gợi ý cho nội dung bài viết:
– Giải thích ý nghĩa của “sức mạnh” → sức lực, năng lực vốn có của con người. Hiểu rộng hơn, sức mạnh còn là khả năng tác động đến người khác, khả năng huy động sức mạnh bên ngoài bản thân để thực hiện một công việc hoặc vượt qua thử thách nào đó.
– Trước những thử thách của cuộc sống, mỗi người cần tận dụng hết khả năng của bản thân để vượt qua. Sức mạnh lúc đó chính là sức khỏe, là trí tuệ, những kinh nghiệm mà bản thân có được trên đường đời.
– Tuy nhiên, có lúc, thử thách vượt khỏi khả năng bản thân → cần biết phát huy “sức mạnh bên ngoài”: sự hỗ trợ của người thân, bạn bè, kiên nhẫn, chờ đợi thời cơ khác…
– Phê phán người dễ bỏ cuộc hoặc luôn có tâm lí ỷ lại, dựa dẫm vào sự giúp đỡ của người khác…
– Bài học của bản thân.
Tiêu chuẩn cho điểm:
Điểm 7 – 8: Bài làm đáp ứng tốt những yêu cầu trên, ý thật sâu sắc. Văn mạch lạc, lập luận sắc bén, thuyết phục. Biết chọn lọc, phân tích dẫn chứng để làm rõ vấn đề. Cách viết linh hoạt, sinh động, có sáng tạo. Có thể mắc một vài sai sót nhỏ.
Điểm 5 – 6: Bài làm đáp ứng khá tốt các yêu cầu trên. Văn khá trôi chảy, có cảm xúc, lập luận khá chặt chẽ, cách viết tương đối chuẩn mực. Có phân tích dẫn chứng để làm rõ vấn đề. Có thể mắc một số lỗi nhỏ về diễn đạt, chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
Điểm 3 – 4: Bài làm tỏ ra trình bày được vấn đề nhưng chưa sâu, ý chung chung. Chưa nắm vững thao tác. Lập luận đôi chỗ còn lúng túng, sa vào phân tích dẫn chứng hoặc chỉ làm rõ được 1/2 nội dung vấn đề. Còn mắc nhiều lỗi về diễn đạt, chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
Điểm 1 – 2: Bài làm chưa bám sát vào đề. Văn yếu, ý nghèo, mắc quá nhiều lỗi diễn đạt, chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
Điểm 0: Không làm bài.
 
Câu 2: (12.0 điểm)
Yêu cầu chung: Vận dụng kiến thức lí luận văn học, văn học sử và kiến thức về hai bài thơ, thí sinh làm rõ yêu cầu của đề. Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ. Văn mạch lạc, giàu cảm xúc, sáng tạo.
Yêu cầu cụ thể: Thí sinh có thể trình bày theo nhiều hướng khác nhau, bằng nhiều cách khác nhau. Dưới đây là một số định hướng nội dung cho bài viết:

HDC thi chọn HSG lớp 11 cấp tỉnh – Môn Ngữ văn – Trang 01

Giải thích
– Nhà Nho: chỉ chung những trí thức xưa, học tập và chịu ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo/ tư tưởng do Khổng Tử đề ra.
– Nhân cách của nhà Nho chân chính → vẻ đẹp trong quan niệm sống, cách ứng xử tích cực trước thời thế → một số biểu hiện: tư tưởng hành đạo giúp đời, giữ vững khí tiết trong mọi hoàn cảnh, xem thường danh lợi phú quý…
Nhân cách nhà Nho chân chính trong hai bài thơ (thí sinh kết hợp giữa lí luận và phân tích nội dung và nghệ thuật bài thơ để làm rõ các luận điểm)
– Bài Nhàn – Nguyễn Bỉnh Khiêm:
+ Vui với cuộc sống nhàn nhã, bình dị, thanh đạm → cách để giữ tâm hồn thanh cao, trong sạch, đúng với tư tưởng “an bần lạc đạo”.
+ Xa lánh chốn quan trường tranh đua, giành giật; xem công danh phú quý như giấc mộng thoảng qua → có được tâm hồn thư thái, nhẹ nhàng.
– Bài Bài ca ngắn đi trên bãi cát – Cao Báo Quát:
+ Nhận ra bản chất của con đường danh lợi trong thời buổi bấy giờ: đầy khó khăn, mờ mịt, có sức cám dỗ ghê gớm, khó cưỡng → người không tỉnh táo sẽ bị mê muội, cứ mãi bước nặng nề, vô thức trên “cùng đồ”.
+ Nỗi trăn trở, day dứt của người theo đuổi lí tưởng “lập thân, lập danh”: nhận ra tính chất vô nghĩa của lối học khoa cử, khát khao mãnh liệt một lối thoát cho bản thân và cho cả tầng lớp Nho sĩ đương thời.
– Nhận xét:
Cả hai nhà thơ trên đều có nhân cách cao đẹp, đáng trân trọng, nhưng phản ứng với thời cuộc ở mỗi người mỗi khác:
+ Với Nguyễn Bỉnh Khiêm, nhận thấy quan trường là chốn tranh đoạt, ô trọc, ông sớm chọn con đường ẩn dật, “hành ít, tàng nhiều” → thái độ dứt khoát, đầy mạnh mẽ → xem ở ẩn là niềm vui, lẽ sống, cách để giữ khí tiết, di dưỡng tính tình → giọng điệu thơ vui tươi, nhẹ nhàng.
+ Với Cao Bá Quát, tuy nhận thấy tính chất vô nghĩa của con đường khoa hoạn, có phần bất mãn trước thời cuộc nhưng nhất thời chưa thể tìm ra được hướng đi dứt khoát cho mình, vẫn còn mang nặng nợ công danh → khó tránh rơi vào bi kịch tinh thần: đau đớn, bế tắc → giọng điệu thơ đầy bi phẫn, ai oán.
Đánh giá chung
– Khẳng định nhân cách cao quý, đáng trân trọng… của hai nhà thơ.
– Chất triết lí sâu xa, ngôn từ, hình ảnh được chọn lọc, nhiều sức gợi… → bài thơ như tuyên ngôn về lẽ sống của chính tác giả…
Tiêu chuẩn cho điểm:
Điểm 11 – 12: Bài làm đáp ứng trọn vẹn những yêu cầu trên. Bố cục chặt chẽ, kĩ năng vững. Luận điểm rõ. phân tích sâu sắc. Bài làm có nét riêng hoặc sáng tạo. Văn mạch lạc, giàu cảm xúc. Có thể mắc một vài lỗi rất nhỏ.
Điểm 9 – 10: Bài làm đáp ứng khá tốt các yêu cầu trên. Bố cục rõ ràng, xác lập được luận điểm, phân tích khá sâu. Văn mạch lạc, cảm xúc, có dẫn chứng đầy đủ, chính xác. Có thể mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt, chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

HDC thi chọn HSG lớp 11 cấp tỉnh – Môn Ngữ văn – Trang 02

Điểm 7 – 8: Bài làm tỏ ra hiểu vấn đề. Bố cục rõ. Có xác lập luận điểm nhưng phân tích chưa sâu, có dẫn chứng cụ thể. Văn khá trôi chảy, có chú ý rút ra nhận xét nhưng chưa sâu. Còn mắc một số lỗi nhỏ về diễn đạt, chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
Điểm 5 – 6: Bài làm tỏ ra nắm yêu cầu của đề nhưng còn lúng túng trong xác lập luận điểm, dẫn chứng chưa đầy đủ, chưa rút ra được ý “Nhận xét”. Diễn đạt đôi chỗ còn lúng túng, còn mắc một số lỗi về diễn đạt, chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
Điểm 3 – 4: Bài làm chưa rõ yêu cầu đề, nặng về phân tích tác phẩm chung chung hoặc chỉ làm rõ được vấn đề ở một trong hai tác phẩm đề đặt ra, không rút ra được nội dung ý “Nhận xét”. Còn mắc nhiều lỗi diễn đạt, chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
Điểm 1 – 2: Bài làm có bám sát vào đề nhưng ý quá lan man. Văn yếu, ý nghèo, mắc quá nhiều lỗi diễn đạt, chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
Điểm 0: Không làm bài hoặc hoàn toàn lạc đề.
 
Lưu ý chung:
– Giám khảo căn cứ vào hướng dẫn chấm và vận dụng linh hoạt vào thực tế bài làm của thí sinh để cân nhắc khi cho điểm.
– Đặc biệt, giám khảo cần chú ý khuyến khích những bài làm có nét riêng trong cảm thụ, trong suy nghĩ nhưng vẫn hợp lí và có sự sáng tạo trong cách trình bày, diễn đạt…
– Chấp nhận những cách diễn đạt tương đồng về ý.
 
 
 

,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *