Nghị luận Hoa ban Trích Nhật ký lên Tây Bắc – Nguyễn Tuân

PHẦN ĐỌC HIỂU:

          Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

(1)Có những nhà thơ không bao giờ có thể làm được một câu thơ – tôi muốn nói một câu đáng gọi là thơ. Những người ấy hẳn là những người đáng thương nhất trong thiên hạ. Sao người ta thương hại những kẻ bị tình phụ nuôi một giấc mộng ái ân không thành, mà không ai thương lấy những kẻ mang một mối tình thơ u uất chịu để tan tành giấc mộng quý nhất và lớn nhất ở đời; giấc mộng thơ?

(2)Hôm nay trong khi viết quyển sách này, một quyển sách họ sẽ xem như một sự mỉa mai đau đớn, thơ Vũ Đình Liên bỗng nhắc tôi nghĩ đến những con người xấu số kia.

(3)Tôi có cần phải nói ngay rằng Vũ Đình Liên không phải một người xấu số? Trong làng thơ mới, Vũ Đình Liên là một người cũ. Từ khi phong trào thơ mới ra đời, ta thấy có thơ Vũ Đình Liên trên các báo. Người cũng ca tình yêu như hầu hết mọi nhà thơ hồi bấy giờ. Nhưng hai nguồn thi cảm chính của người là lòng thương người và tình hoài cổ. Người thương những kẻ thân tàn ma dại, người nhớ những cảnh cũ người xưa. Có một lần hai nguồn cảm hứng ấy đã gặp nhau và đã để lại cho chúng ta một bài thơ kiệt tác: Ông đồ. Ông đồ năm năm đến mùa hoa đào, lại ngồi viết thuê bên đường phố. “Ông chính là cái di tích tiều tụy đáng thương của một thời tàn”. Ít khi có một bài thơ bình dị mà cảm động như vậy. Tôi tưởng như đọc lời sám hối của cả một bọn thanh niên chúng ta đối với lớp người đương đi về cõi chết. Đã lâu lắm chúng ta chỉ xúm nhau lại chế giễu họ quê mùa, mạt sát họ hủ lậu… Cái cảnh thương tâm của nền Nho học lúc mạt vận chúng ta vô tình như không lưu ý. Trong bọn họ, chúng ta vẫn có một hai người ca tụng đạo Nho và các nhà nho. Nhưng chế giễu mạt sát không nên, mà ca tụng cũng không được. Phần đông các nhà nho còn sót lại chỉ đáng thương. Không nghiên cứu, không lý luận, Vũ Đình Liên với một tấm lòng dễ cảm nhận ra sự thực ấy và gián tiếp chỉ cho ta cái thái độ hợp lý hơn cả đối với các bực phụ huynh của ta. Bài thơ của người có thể xem là một nghĩa cử.[…]

(Trích Thi nhân Việt Nam – Hoài Thanh)

Câu 1. Văn bản trên có sự kết hợp của những phương thức biểu đạt nào?

Câu 2. Đoạn (3) của văn bản trên bàn về đối tượng nào?

Câu 3. Phân tích biện pháp tu từ trong câu văn sau: Người thương những kẻ thân tàn ma dại, người nhớ những cảnh cũ người xưa.

Câu 4. Em có cảm nhận gì về tình cảm, thái độ của tác giả đối với nhà thơ Vũ Đình Liên trong văn bản trên?

Câu 5. Em có đồng tình với nhận định của tác giả Hoài Thanh “Không nghiên cứu, không lý luận, Vũ Đình Liên với một tấm lòng dễ cảm nhận ra sự thực ấy và gián tiếp chỉ cho ta cái thái độ hợp lý hơn cả đối với các bực phụ huynh của ta. Bài thơ của người có thể xem là một nghĩa cử” không, vì sao?

PHẦN VIẾT VĂN:

Câu 1. Nhà thơ Vũ Đình Liên đã cho ta một bài học về sự quý trọng những giá trị văn hóa của người xưa qua bài thơ “Ông đồ”. Em hãy viết một đoạn văn 200 chữ bàn về ý nghĩa sự trân trọng những di sản văn hóa của tiền nhân.

Câu 2. Cho đoạn trích sau

Hoa ban Tây Bắc, mùa ban nở hoa, nở rộ lung linh, hoa trắng núi trắng giời (cũng trắng núi trắng giời như mưa mùa Tây Bắc) hoa ban n không kịp rụng.

Ban đúng là thứ cây và thứ hoa đặc thù của Tây Bắc. Cùng là núi là rừng của chung ca Tổ quốc, nhưng bên Việt Bắc không có hoa ban. Và ngay Tây Bc, vào hẳn địa giới khu tự trị rồi mới thấy hoa ban chứ phía Suôi Rút mà ngược lên mấy chục cây s quá cái mốc hết địa giới tnh Hòa Bình vẫn chưa có bóng một cây ban nào.

Trên đường trục số 6, có nhiều quãng ban mọc tập trung hai ven đường. Như quãng Đại Cò Nòi, quãng Tiểu Cò Nòi, đèo Pha Đin và đèo Khau Ma Hòng ở Lai Châu v.v.. Mùa ban nở tháng hai hoa trắng có tí má hồng xếp hàng sẵn bên đường như một buổi liên hoan đón khách quý vào thăm khu tự trị. Không phải là cưi ngựa xem hoa, mà là ngồi commăngca mà xem hoa; ngồi bên cái máy nổ vận tải mà xuyên qua dặm hoa ban, cái xe hiện tại đi qua c một thiên tình sử cù của người Thái vn còn lưu lại một chút hương mát mát xa xa.

Theo ch tôi biết ở Tây Bắc, có một khu vực rừng ban rất dài rất rộng, cứ đi bộ với một đà bước vừa phải, thì đi đường rừng hai ngày liền mà không hết hoa ban. Từ bờ sông Đà qua Nậm Giin bắt ra đường trục số 6, quãng rừng này toàn là ban. Hạnh phúc thay cho người đi công tác mùa xuân mà lọt vào trận địa hoa này vào lúc nó mãn khai thi đua nở cho hết để đóng mùa. Đứng ở bên phía Quỳnh Nhai nhìn sang núi bên Tuần Giáo, cứ thy xanh xanh đùn đùn lên những chòm khói bằng cái nong, giống hệt tán khói đạn cao xạ nổ gia bầu trời. Sang Sông Đà, đi gần mãi lại thì mi sực nhớ là mùa xuân tan dần, rừng ban đang ra những tàn những tán hoa trắng.

Ban sau lưng anh, ban trước mặt, ban bên phải, ban bên trái, ban ở trên đầu ở trên đnh, ban ở dưới chân ở trong lòng lũng. Ban ngang ngang tm người anh nhưng lại nép bên kia mép vực đá. Nếu không sợ sa xuống vực, cứ vừa bước vừa ngước lên, thấy mây trời cứ vờn vào nhị vào cánh ban trong suốt, ánh sáng như lọc qua một thứ giấy thông hào hồng hồng. Nếu không sợ vp, vừa bước vừa nhìn xuống vực sâu, thấy rừng hoa trắng như đang loãng ra trên dòng suối thăm thẳm xanh ve dưới lũng sâu. Trắng trời trắng núi một thế giới ban. Người anh ròng rã hai ngày quyện trong một mùi thơm mát nhẹ đăng đắng ẩn ẩn hiện hiện một mùi phong lan rừng cấm. Từ trên thinh không phả xuống cái hương tình của tình sử Thái, luồng thơm này liên tiếp nhng lung thơm khác. Đôi lúc, một luồng gió nóng tạt ngang vào, thổi từ một quả đồi người Mèo đang đốt cỏ gianh làm nương tra bắp. Có hơi nóng đốt hương, hương ban bốc mạnh lên như cái ngào ngạt hấp hơi của một gian buồng nhiều vòng hoa hồng nẫu cánh vì tiếng nhị tiếng sáo và hơi trầm hơi nến. Con ngựa thồ tài liệu đi trước, móng ngựa trước móng ngựa sau đều bết những cánh ban vừa gim lên, còn hăng lên cái mùi hoa tươi bị nghiến nát.

Hoa ban tiếng Mèo gọi là pà lầu. Pà là hoa. Ch lầu còn có nghĩa là già, người già. Một anh bạn Mèo cắt nghĩa cho tôi nghe: “Hoa ban là thứ hoa có thể làm cho người già trẻ lại như là cô gái Mèo mặc váy chếp bằng lanh trắng. Màu trắng hoa ban làm cho bà già Mèo nhớ lại tuổi thanh xuân mình mặc váy trắng in hình lên núi xanh mùa xuân”.

Ngày xuân công tác vùng cao, con ngựa đi trước, anh lính đi sau. Hoa ban cứ rụng xuống sut dặm dài, ngày hôm đầu nó vừa rụng, ngày hôm sau vn liên tiếp nở và rụng, con ngựa xem chừng đã mi c mỏi đuôi lắm rồi. C hôm qua c hôm nay, nó luôn lắc bờm và quất đuôi hất nhng cánh hoa đã ùn lên mình nó. Nhìn cánh hoa hôm nay rụng giữa rừng gianh mà sừng sng lại hiện v không biết bao nhiêu cái xuân Mèo cù ở vùng này hồi chưa giải phóng. C cái rừng ban nở trắng phau và kéo dài mấy chục cây s này cũng là một khu lịch sử. Lịch sử chiến đâu, lịch s gây cơ sờ địch hậu Tây Bc, lịch sử giải phóng của Tuần Giáo, lịch sử chiến đu của người Mèo Tuần Giáo và thành tích địa phương của anh hùng Mèo Sùng Phái Sình.[…]

(Hoa ban Trích Nhật ký lên Tây Bắc – Nguyễn Tuân)

Cảm nhận vẻ đẹp của hoa ban Tây Bắc trong đoạn trích trên. Qua đoạn trích, em hãy nhận xét về tình cảm của tác giả Nguyễn Tuân với vùng đất Tây Bắc.

ĐÁP ÁN

PHẦN ĐỌC HIỂU:

Câu 1: Bài thơ có sự kết hợp của phương thức biểu đạt nghị luận và biểu cảm.

Câu 2: Đối tượng bàn luận trong đoạn (3) là nhà thơ Vũ Đình Liên và bài thơ “Ông đồ”.

Câu 3:

– Biện pháp tu từ: Điệp cấu trúc câu.

– Tác dụng:

+ Tạo sự nhịp nhàng uyển chuyển của lời văn.

+ Nhấn mạnh cảm xúc chủ đạo trong thơ Vũ Đình Liên là niềm hoài cổ và xót thương những cảnh đời tàn úa.

Câu 4: Cảm nhận về thái độ tình cảm của tác giả Hoài Thanh đối với nhà thơ Vũ Đình Liên.

– Tác giả Hoài Thanh tỏ ra trân trọng những xúc cảm, những hoài niệm quá khứ của Vũ Đình Liên trên thi đàn thơ mới.

– Ngợi ca, cảm phục nhà thơ Vũ Đình Liên bởi tình người, bởi đạo đức của ông được thể hiện qua bài thơ “Ông đồ”: Bài thơ của người có thể xem là một nghĩa cử.

Câu 5: HS trả lời theo hướng đồng tình hoặc không đồng tình nhưng có cách giải thích hợp lí (Đa phần sẽ chọn theo hướng đồng tình).

GỢI Ý:

– Đồng tình với nhận định của tác giả Hoài Thanh.

– Lí do: Bài thơ “Ông đồ” của Vũ Đình Liên quả thực đã dạy cho ta một cách sống, đó là biết trân trọng những giá trị văn hóa cao đẹp mà người xưa đã để lại. Bài thơ như một nghĩa cử cao đẹp đối với người xưa bởi nó chẳng khác nào là sự tri ân đối với thế hệ đi trước. Khi mà xã hội ta đang ở thời kì Âu hóa, ngay cả thơ ca cũng mang nguồn cảm xúc mới thì Vũ Đình Liên vẫn còn nhớ nét đẹp cổ truyền.

PHẦN VIẾT VĂN:

Câu 1:

– Giải thích vấn đề:

+ Trân trọng những di sản văn hóa của tiền nhân ý muốn nói tới ý thức coi trọng và giữ gìn những giá trị văn hóa mà người xưa để lại.

+ Trân trọng di sản văn hóa của tiền nhân đôi khi chỉ là con người có ý thức giữ gìn những truyền thống, những nét đẹp văn hóa mà ông cha ta đã để lại, giống như nhân vật ông đồ trong bài thơ cùng tên của Vũ Đình Liên đang cố gắng giữ gìn nét đẹp văn hóa của người Việt trong ngày tết cổ truyền của dân tộc

– Phân tích ý nghĩa của ý thức coi trọng những di sản văn hóa của người xưa:

+ Trân quý và giữ gìn những giá trị văn hóa của người xưa là một biểu hiện của ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

+ Biết yêu quý và giữ gìn di sản văn hóa của tiền nhân con người sẽ giữ gìn được cốt cách, không bị ngoại lai, không bị mất gốc trong thời kì hội nhập lắm thị phi.

+ Yêu quý, trân trọng những di sản văn hóa của tiền nhân để hướng về nguồn cội, hướng về ông cha, để biết ơn những người đi trước đã tạo dựng thành quả của ngày hôm nay.

– Mở rộng vấn đề:

+ Phê phán, lên án những kẻ mất gốc, quên đi nguồn cội, thiếu ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc.

+ Bài học: Mỗi người phải biết yêu quý, gìn giữ và phát huy những tinh hoa văn hóa dân tộc.

Câu 2:

Mở bài:

– Giới thiệu về tác giả Nguyễn Tuân và “Nhật kí lên Tây Bắc”

– Nêu vấn đề nghị luận: Đoạn trích khắc họa vẻ đẹp hoa ban của vùng đất Tây Bắc. Qua đoạn trích, nhà văn Nguyễn Tuân thể hiện tình cảm yêu mến và gắn bó sâu sắc với thiên nhiên, con người vùng đất này.

– Trích dẫn văn bản.

Thân bài:

* Cảm nhận vẻ đẹp của hình tượng hoa ban:

– Hoa ban mang vẻ đẹp đặc trưng của núi rừng Tây Bắc:

+ Vào mùa, hoa nở trắng núi rừng, trắng trời Tây Bắc, nở không kịp rụng.

+ Hoa ban nhiều nhất là ở khu tự trị.

– Hoa ban Tây Bắc như có linh hồn, có sức hút kì lạ đối với người thưởng hoa:

+ Tác giả dùng thủ pháp so sánh, nhân cách hóa khi miêu tả hoa ban vào độ tháng hai: Mùa ban nở tháng hai hoa trắng có tí má hồng xếp hàng sẵn bên đường như một buổi liên hoan đón khách quý vào thăm khu tự trị. => Hoa ban không chỉ đẹp về hình hài mà dường như có tâm hồn, cũng biết yêu quý người như tấm lòng mến khách của người dân Tây Bắc.

+ Hoa ban lưu dấu thiên tình sử của đồng bào dân tộc Thái vùng cao, cho nên người ngắm hoa cũng thưởng thức hoa cầu kì và tinh tế: ngồi bên cái máy nổ vận tải mà xuyên qua dặm hoa ban, cái xe hiện tại đi qua c một thiên tình sử cù của người Thái vn còn lưu lại một chút hương mát mát xa xa.

– Vào mùa ban nở, người thưởng hoa chẳng khác nào lọt vào một trận địa của hoa ban, không dễ gì thoát được:

+ Trên Tây Bắc, có những chỗ bạt ngạt là hoa ban, đi hai ngày đường vẫn chưa ra khỏi rừng ban.

+ Thế giới hoa ban như bủa vây con người, dàn trận địa vây hãm con người, đem lại cảm giác hạnh phúc cho người đi công tác vào mùa xuân: Hạnh phúc thay cho người đi công tác mùa xuân mà lọt vào trận địa hoa này vào lúc nó mãn khai thi đua nở cho hết để đóng mùa.

+ Cuối xuân, rừng ban nở nốt những tàn, những tán trắng

– Hoa như có tình cảm riêng, quyến luyến con người bởi dáng hình và hương thơm của nó:

+ Trên mảnh đất Tây Bắc, ở đâu người ta cũng thấy hoa ban: Ban sau lưng anh, ban trước mặt, ban bên phải, ban bên trái, ban ở trên đầu ở trên đnh, ban ở dưới chân ở trong lòng lũng. Ban ngang ngang tm người anh nhưng lại nép bên kia mép vực đá.

+ Hoa ban là sản phẩm của thiên nhiên tạo hóa, là bạn với mây trời, núi rừng Tây Bắc: mây trời cứ vờn vào nhị vào cánh ban trong suốt, ánh sáng như lọc qua một thứ giấy thông hào hồng hồngrừng hoa trắng như đang loãng ra trên dòng suối thăm thẳm xanh ve dưới lũng sâu

+ Hoa ban phả cái hương tình của tình sử người Thái, có hương vị riêng, mát nhẹ và đăng đắng: Từ trên thinh không phả xuống cái hương tình của tình sử Thái, luồng thơm này liên tiếp nhng lung thơm khác.

+ Hoa ban mang hương vị nồng nàn, hắc hắc của người Mèo: Có hơi nóng đốt hương, hương ban bốc mạnh lên như cái ngào ngạt hấp hơi của một gian buồng nhiều vòng hoa hồng nẫu cánh vì tiếng nhị tiếng sáo và hơi trầm hơi nến. Con ngựa thồ tài liệu đi trước, móng ngựa trước móng ngựa sau đều bết những cánh ban vừa gim lên, còn hăng lên cái mùi hoa tươi bị nghiến nát.

– Hoa ban với người Mèo có ý nghĩa thiêng liêng:

+ Theo tiếng Mèo, hoa ban gọi là pà lầu, nghĩa là hoa của người già, vì hoa ban có thể làm cho người già trẻ lại.

+ Màu trắng của hoa ban đánh thức kí ức tuổi thanh xuân những bà già người Mèo, khiến họ như trẻ trung hơn.

– Hoa ban gắn với lịch sử đấu tranh anh dũng của đồng bào dân tộc Tây Bắc:

+ Cánh hoa ban rụng gợi nghĩ đến những mùa xuân Tây Bắc ngày chưa giải phóng: Nhìn cái hoa hôm nay rụng giữa rừng gianh mà sừng sng lại hiện v không biết bao nhiêu cái xuân Mèo cù ở vùng này hồi chưa giải phóng.

+ Cánh rừng ban bạt ngàn mấy chục cây số gợi lên lịch sử cách mạng Tây Bắc oai hùng và những con người Tây Bắc anh hùng: C cái rừng ban nở trắng phau và kéo dài mấy chục cây s này cũng là một khu lịch sử. Lịch sử chiến đâu, lịch sử gây cơ sờ địch hậu Tây Bc, lịch sử giải phóng của Tuần Giáo, lịch sử chiến đu của người Mèo Tuần Giáo và thành tích địa phương của anh hùng Mèo Sùng Phái Sình.

* Những đặc sắc về nghệ thuật:

– Tác giả kết hợp giữa miêu tả với bộc lộ cảm xúc, khiến cho giọng văn mượt mà, nhẹ nhàng sâu lắng, giàu tính trữ tình.

– Bài kí là sự vận dụng những hiểu biết về văn hóa, lịch sử, địa lí vùng đất Tây Bắc của tác giả.

– Tác giả vận dụng kết hợp các thủ pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, liệt kê khiến đối tượng miêu tả hiện ra sinh động, có hồn.

* Nhận xét về tình cảm của nhà văn đối với vùng đất Tây Bắc:

– Biểu hiện tình cảm của nhà văn đối với vùng đất Tây Bắc:

+ Tác giả trân trọng tình cảm mến khách và những vẻ đẹp tâm hồn của con người Tây Bắc.

+ Qua bài kí, Nguyễn Tuân đã bộc lộ một tình yêu thiên nhiên sâu sắc, thiết tha bằng việc khắc họa một khung cảnh thiên nhiên Tây Bắc sinh động, làm đắm say lòng người.

– Nhận xét:

+ Tình cảm của nhà văn đối với mảnh đất Tây Bắc thể hiện sự gắn bó máu thịt của Nguyễn Tuân với mảnh đất này, như nhiều người khẳng định.

+ Tình cảm với mảnh đất Tây Bắc tạo nên một văn phong riêng của Nguyễn Tuân khi viết về mảnh đất và con người nơi đây.

Kết bài:

– Nêu cảm nhận chung về vẻ đẹp của hình tượng hoa ban.

– Đánh giá chung về tài năng viết kí của tác giả.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *