Đọc hiểu Vực không đáy , NLXH về lòng trắc ẩn

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II

MÔN:  NGỮ VĂN – Khối 11 – Năm học: 2023 -2024

TỔ VĂN                                   Thời gian làm bài: 90 phút

    Đề thi gồm 02 trang

Phần đọc (6,0 điểm)

Đọc văn bản sau:

     Ba đi làm về thấy bà già ngồi chình ình giữa nhà, ngay bộ bàn trà, một con mèo xám vắt ngang vai, và mẹ thì quỳ dưới bà ta, ôm bàn chân gầy như cọng củi vào lòng, cắt giũa những cái móng dài tựa phù thủy trung cổ trong tranh vẽ.

    Đó là một bà già mặt nhàu nếp gấp, mầu da cũ mốc chừng như sắp thiu ôi, chỉ cặp mắt đôi khi lóe lên một tia nhìn lơ vơ, khó tả. Nó chẳng biểu lộ ý nghĩ nào ngoài việc phát ra tín hiệu còn chút sự sống trong cái xác khô khòng. Nghe tiếng ba bỏ giày ở cửa, mẹ vẫn không quay người nhìn, nói:

    – Chồng con đó má. Ảnh đẹp trai hén!

    Bà già không ra vẻ phản đối hay đồng tình, chỉ giương mắt đục ra ngó rồi lại tiếp tục lim dim tận hưởng sự nuông chiều, không một chút mặc cảm. Mẹ kể sáng đi chợ về thì thấy bà già đứng dựa cửa nhà đụt mưa, nhưng nước đã tạt ướt sũng ống quần, thấy tội nên mẹ mời bà vào nhà ngồi cho đỡ lạnh. Một hồi nghe thức ăn trong bếp dậy mùi, bà già kêu, “bây à, má đói”.

    – Nghe thương đứt ruột.

    Ba phát hiện ra mẹ không chỉ cho má ăn, còn tắm táp, kỳ cọ, cho bà mặc quần áo của mình. Bộ đồ rách tã kia mẹ đem giặt, phơi trên sào, đã thôi rỏ nước. Kéo mẹ ra một góc, ba thầm thì, coi chừng dân trộm cắp bất lương. Mẹ cười, “má không làm vậy với mình đâu”. Chữ “má” làm ba không thốt nên lời.(1)

    Đêm đó mẹ nằm bên ba mà cứ bận tâm tới bà già với con mèo ngoài phòng khách. Không biết má nằm đất có bị đau mình không. Nghĩ má lạ chỗ ngủ không yên, mẹ ôm Bi và Quới ra ngủ chiếu với bà, cả bọn rầm rì quá nửa đêm. Không biết họ nói những gì mà bà già còn hứng chí ca, “sắm được sào dài sông bỗng cạn queo/mưa dầm nắng lửa mình ên chống chèo”. Giọng the thé, lẫn trong tiếng mèo phụ họa, nghe rợn. (2)

    Má ở lại một đêm rồi biến mất. Bộ đồ mẹ đưa má mặc đỡ cũng được xếp thẳng nếp, đặt trên ghế dựa. Không lấy đi bất cứ thứ gì, bà già còn để lại con mèo tên Chó. Mẹ buồn suốt cả tuần sau đó, cứ thắc thỏm không biết má đi đâu, đang giữa mùa mưa dầm dề. Nghe giọng bao dung như thể nếu bà già ở lại, mẹ sẽ nuôi luôn.(3)

    Khoảng thời gian ít ỏi bà già ghé qua, chẳng lưu lại gì ngoài những cọng tóc rơi trong phòng tắm, mà hôm sau khi làm công việc cọ rửa, mẹ đã dọn sạch. Sẽ giống một giấc mơ, nếu không có con mèo xám. Tính khí tự nhiên y hệt bà già, nó mạnh dạn đi lại trong nhà không một chút bỡ ngỡ, cả hành động nhảy vào nôi nằm dưới chân Bi ngủ, như quen thuộc lâu rồi. Tuyệt không thấy con vật ngó ra cửa trông chủ cũ, chừng như bụi mưa ngoài đó, mặt đường ướt nhoét làm nó ớn. (4)

    Bỗng dưng ba có cảm giác, bà già vẫn ở lởn vởn đâu đây, qua cách mẹ bồn chồn ngó mây kéo bầy, những lần đưa nhau đi chơi phố đột nhiên mẹ bảo ba dừng xe, gửi Bi lại để chạy theo một người nào đó, rồi trở lại với vẻ mặt thất vọng. Một bữa bắt gặp con Chó (thật ra là mèo) đang thè lưỡi liếm bột ăm dặm trên miệng Bi, ba nổi khùng kêu mẹ liệng con mèo (tên Chó) đi phứt cho rồi. “Đâu được, của má đó, biết đâu má lại về tìm nó”, mẹ cười, xoa đầu con vật. Nghe giọng, khó biết mẹ đang nói về bà già lang thang, mà đến cái tên thật của bà ta mẹ cũng còn ngơ ngác.(5)

 

(Trích Vực không đáy in trong tập truyện ngắn Không ai qua sông của Nguyễn Ngọc Tư, NXB Trẻ, 2016, tr.5-8)   

 

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1: Câu chuyện được kể từ ngôi kể nào? Qua điểm nhìn của ai? Việc lựa chọn ngôi kể và điểm nhìn như vậy có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm?

Câu 2: Nhận biết và phân tích sự kết hợp giữa lời người kể chuyện và lời nhân vật trong đoạn (1) của văn bản.

Câu 3: Phân tích ý nghĩa chi tiết diễn tả hành động của nhân vật người mẹ trong câu văn sau: Ba phát hiện ra mẹ không chỉ cho má ăn, còn tắm táp, kỳ cọ, cho bà mặc quần áo của mình. Bộ đồ rách tã kia mẹ đem giặt, phơi trên sào, đã thôi rỏ nước.

Câu 4: Phân tích và đánh giá một thông điệp tiêu biểu mà văn bản muốn gửi đến người đọc.

Câu 5: Bằng trải nghiệm văn học của mình, anh/ chị hãy so sánh văn bản trên với một văn bản khác cùng đề tài để tìm ra điểm giống và khác nhau giữa hai văn bản.

Câu 6: Tìm và phân tích tác dụng của hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường trong trường hợp sau:

                                         Lom khom dưới núi, tiều vài chú,

                                         Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.

( Trích Qua Đèo Ngang – Bà Huyện Thanh Quan)

Phần viết (4,0 điểm)

Anh/ chị hãy viết bài văn nghị luận về lòng trắc ẩn của con người trong cuộc sống được gợi ta từ đoạn trích trong truyện ngắn Vực không đáy của Nguyễn Ngọc Tư.

        

                  MA TRẬN  ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II

               MÔN:  NGỮ VĂN – Khối 11 – Năm học: 2023 -2024

               TỔ VĂN                                                     Thời gian làm bài: 90 phút

 

TT Kĩ năng Nội dung/đơn vị kiến thức Mức độ nhận thức Tổng

 

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao
1

 

 

Đọc Văn bản truyện ngắn ngoài sách giáo khoa 2.0 2.0 1.5 0.5 6
Tỉ lệ (%) 20% 20% 15% 5% 60
2 Viết

 

Viết đoạn nghị luận xã hội khoảng 120- 150 chữ         1
Tỉ lệ (%) 20% 10% 5% 5% 40
Tổng 40 30 20 10 100
Tỉ lệ % 40% 30% 20% 10%
Tỉ lệ chung 70% 30%

 

Lưu ý:

– Tất cả các câu hỏi trong đề kiểm tra là câu hỏi tự luận.

– Cách cho điểm mỗi câu hỏi được quy định chi tiết trong Đáp án – Hướng dẫn chấm. 

 BẢNG ĐẶC TẢ  ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II

                MÔN:  NGỮ VĂN – Khối 11 – Năm học: 2023 -2024

               TỔ VĂN                                                     Thời gian làm bài: 90 phút

 

TT Nội dung

kiến thức/

Kĩ năng

Đơn vị kiến thức/Kĩ năng Mức độ kiến thức,

kĩ năng cần kiểm tra, đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Tổng
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao  
1 ĐỌC HIỂU Văn bản, đoạn trích truyện ngắn (VĂN BẢN NGOÀI SGK)

Vực không đáy – Nguyễn Ngọc Tư

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhận biết:

– Nhận biết được người kể chuyện (ngôi thứ ba hoặc ngôi thứ nhất)

– Nhận biết được điểm nhìn, sự nối kết giữa lời người kể chuyện và lời của nhân vật.

– Nhận biết một số chi tiết đặc sắc

– Nhận biết hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ.

Thông hiểu

– Phân tích, lí giải được mối quan hệ của các sự việc, chi tiết trong tính chỉnh thể của tác phẩm.

– Phân tích và lí giải được thông điệp của tác giả thể hiện trong văn bản.

– Phân tích được tác dụng của hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ.

Vận dụng:

– Đánh giá được ý nghĩa hay tác động của văn bản tới quan niệm, cách nhìn của cá nhân với văn học và cuộc sống.

– Thể hiện thái độ đồng tình hoặc không đồng tình với các vấn đề đặt ra từ văn bản.

Vận dụng cao:

– So sánh được hai văn bản văn học cùng đề tài ở các giai đoạn khác nhau; liên tưởng, mở rộng vấn đề để hiểu sâu hơn với tác phẩm.

2.0 2.0 1.5 0.5 6
2 VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI ĐƯỢC GỢI RA TỪ TRUYỆN NGẮN “ VỰC KHÔNG ĐÁY” –  NGUYỄN NGỌC TƯ

 

Sự thấu cảm của con người trong cuộc sống

 

Nhận biết:

– Xác định được vấn đề cần bàn luận.

– Xác định được cách thức trình bày bài văn.

Thông hiểu:

– Diễn giải về nội dung, ý nghĩa của vấn đề.

Vận dụng:

– Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu, các phép liên kết, các phương thức biểu đạt, các thao tác lập luận phù hợp để  triển khai lập luận, bày tỏ quan điểm của bản thân về vấn đề bàn luận.

Vận dụng cao:

– Huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân để bàn luận về vấn đề xã hội

– Có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh; đoạn văn giàu sức thuyết phục.

        1*

 

 

 

 

Tổng           7
Tỉ lệ %   40 30 20 10 100
Tỉ lệ chung   70 30 100

Lưu ý:

– Đối với các câu hỏi ở phần Đọc hiểu, mỗi câu hỏi cần được ra ở một chỉ báo của Mức độ kiến thức, kĩ năng cần kiểm tra, đánh giá tương ứng (một chỉ báo là một gạch đầu dòng).

– Những đơn vị kiến thức/kĩ năng của các bài học Tiếng Việt, Làm văn, Lí luận văn học, Lịch sử văn học được tích hợp trong kiểm tra, đánh giá ở phần Đọc hiểu và phần Làm văn.

– (1*) Một bài văn đánh giá 4 mức độ nhận thức (nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao); tỉ lệ điểm cho từng mức độ được thể hiện trong đáp án và hướng dẫn chấm.

 

HƯỚNG DẪN CHẤM  ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II

           MÔN:  NGỮ VĂN – Khối 11 – Năm học: 2023 -2024

                                           Thời gian làm bài: 90 phút

 

Phần Câu Nội dung Thang điểm
I

 

ĐỌC – HIỂU 6,0
1       – Ngôi kể thứ 3

– Điểm nhìn của đứa con, ba, mẹ, bà già

– Tác dụng: Tạo tính khách quan, cái nhìn đa chiều…

0,25

0.5

0.25

2 –          Lời người kể chuyện: Ba đi làm về ….

–          Lời nhân vật má: Chồng con đó. Ảnh đẹp trai hén.

                             Nghe thương đứt ruột.

                             Má không làm vậy với mình đâu

–          Lời nhân vật bà già: Bây à, má đói

–          Sự kết nối giữa lời người kể chuyện với lời nhân vật tạo nên sự hấp dẫn, sinh động, lôi cuốn, độc đáo, chân thực. Người đọc dễ hình dung cảm xúc, thái độ của nhân vật, linh hoạt…

0,25

0.25

 

 

 

0.25

0.25

3 –          Chi tiết diễn tả hành động: Mẹ cho má ăn, tắm táp, kì cọ, cho bà mặc quần áo của mình. Đồ rách đem giặt phơi trên sào.

–          Phân tích ý nghĩa hành động: Thể hiện tính cách nhân vật, làm rõ chủ đề tư tưởng của tác phẩm giúp ta hình dung người mẹ chăm sóc bà già nhiệt tình, nhẹ nhàng, chu đáo, tử tế, bao dung, tràn đầy sự thương cảm, chân thành. Coi bà già như mẹ của mình…

0.25

 

0.75

4 –          Chỉ ra 1 thông điệp: Hãy sống tử tế, nhân văn, thấu cảm, đặt niềm tin vào người khác…

–          Phân tích đánh giá ý nghĩa:Đây là thông điệp có giá trị, ý nghĩa thiết thực.  Nâng đỡ tinh thần con người, xoa dịu nỗi đau, hành động nghĩa cử nhỏ nhưng có ý nghĩa lớn, tạo ra giá trị sống…

0.5

 

0.5

5 –          So sánh với Truyện Kiều hoặc Đôc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du…

–          Điểm giống: Viết về số phận của con người với sự cảm thông, chia sẻ…

–          Điểm khác: Nguyễn Ngọc Tư viết về sự cưu mang của nhân vật má đối với bà già lang thang. Còn Nguyễn Du viết về sự cảm thương cho số phận của nàng Kiều, nàng Tiểu Thanh…

0.5

0.25

0.25

6 –          Hiện tượng đảo trật tự từ ngữ.

–          Đưa 2 từ láy lom khomlác đác lên trước trạng ngữ và chủ ngữ.

–          Tác dụng nhằm nhấn mạnh, tăng sức biểu cảm cho sự diễn đạt. Tô đậm hình ảnh con người bé nhỏ giữa không gian bao la và tính chất tiêu điều, thưa thớt trong cảnh sinh hoạt ở chốn Đèo Ngang.

0.25

0.25

0.5

Tổng điểm phần I 6,0
II VIẾT 4,0
Viết bài văn nghị luận về lòng trắc ẩn của con người trong cuộc sống được gợi ra từ truyện ngắn Vực không đáy của Nguyễn ngọc Tư. 4.0
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức bài văn

– Viết đúng hình thức của bài văn có MB. TB. KB

– Diễn đạt lưu loát, mạch lạc, không mắc lỗi ngữ pháp dùng từ đặt câu,…

– Hs có thể trình bày theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành.

0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:

Lòng trắc ẩn của con người trong cuộc sống.

0,5
c. Triển khai vấn đề cần nghị luận

Học sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ Lòng trắc ẩn của con người trong cuộc sống

Có thể triển khai theo hướng sau:

– Mở bài

+Dẫn dắt và nêu đề: Lòng trắc ẩn của con người trong cuộc sống được gợi ra trong tác phẩm Vực không đáy của Nguyễn ngọc Tư.

+ Nêu quan điểm của người viết.

– Thân bài: Trình bày hệ thống luận điểm, lí lẽ bằng chứng hợp lí, thuyết phục để làm sáng tỏ vấn đề.

+ Giải thích: Lòng trắc ẩn là gì? Lòng trắc ẩn là khả năng cảm nhận và động viên người khác trong những hoàn cảnh khó khăn, đau buồn.

+ Phân tích, chứng minh: Lòng trắc ẩn trong cuộc sống

·         Đây là một phẩm chất rất quý giá của con người, giúp cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. Nếu chúng ta có lòng trắc ẩn, chúng ta sẽ không chỉ giúp đỡ người khác vượt qua những khó khăn trong cuộc sống mà còn thể hiện được tình cảm, sự chia sẻ, sự đồng cảm. Điều này giúp xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa con người, tạo nên một xã hội chung thủy và đoàn kết.

·         Tuy nhiên, lòng trắc ẩn không phải ai cũng có, có những người chỉ biết đến bản thân mình và thờ ơ trước nỗi đau của người khác. Thậm chí, còn có những người giúp đỡ người khác với mục đích, tư lợi cho bản thân. Những hành động như vậy không chỉ không giúp đỡ người khác mà còn gây ra hậu quả xấu cho bản thân và xã hội.

+ Dẫn chứng thực tế để chứng minh: cần hợp lí và thuyết phục

+ Bàn luận mở rộng:

·         Bình luận về cách tác phẩm đặt ra và giải quyết vấn đề.

·         Phản hồi các ý kiến trái chiều.

·         Đánh giá đóng góp của tác phẩm trong việc giải quyết vấn đề xã hội.

–          Kết bài

+ Khẳng định lại quan điểm của người viết.

+ Rút ra bài học, đưa ra đề xuất, giải pháp.

3.0
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu và sáng tạo

– Đảm bảo chuẩn chı́nh tả, ngữ nghĩa, ngữ phá p tiếng Viêṭ .

– Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.

0,25
Tổng điểm phần II 4,0
Tổng điểm toàn bài (I + II) 10,0

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *