Đề văn 11 đọc hiểu Vừa ăn vừa…đi, thuyết minh về bài Khất thực Nguyễn Du

                       ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II, NĂM HỌC 2023-2024

                                                                                                           MÔN: NGỮ VĂN 11

                                                                          Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)

ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

 Đọc văn bản sau:

Vừa ăn vừa…đi!

Xét về chuyện ăn, có những món ăn của người đàng Trong nói chung và người Quảng nói riêng, ngẫm ra không khác gì fastfood của phương Tây, bởi có thể vừa ăn vừa…đi. Nếu thong dong ngồi một chỗ để ăn thì làm gì có chuyện chỉ mất hai thế kỉ mà người đàng Trong đã đi từ Quảng Nam vào tới Hà Tiên; mà vừa đi lại vừa đối đầu với kẻ địch và sống mái với cọp beo, với rừng thiêng nước độc!

Người đi mở cõi không phải có sẵn thức ăn, họ phải sáng tạo ra cách chế biến để ăn nhiều ngày hoặc tận dụng những gì gặp trên đường để làm ra các món ăn tại chỗ, để đảm bảo “vừa đi vừa ăn”.

Trước hết là biến cái bánh chưng của đàng Ngoài ra bánh tét của đàng Trong. Kế thừa của tổ tiên nhưng biến hoá cho hợp thời hợp cảnh. Sinh thời nhà văn Nguyễn Văn Xuân nói bánh tét dài đòn dễ mang xách, ăn được nhiều lần, có khi cả hơn chục ngày. Cứ mở sợi lạt, lột bánh ra rồi cắn một đầu sợi lạt trên miệng, một đầu cầm trên tay cắt bánh như một con dao, còn bao nhiêu gói lại, hôm sau ăn tiếp! Cái bánh tráng( bánh đa) lại cũng vừa đi vừa ăn nhưng ngược chiều ra Bắc theo đoàn quân của Nguyễn Huệ. Bánh tráng là di sản của người Chàm được người đàng Trong kế thừa, có thể nướng mà cũng có thể chỉ nhúng nước cho mềm để dễ ăn vì bột gạo, bột sắn làm bánh ấy đã chín […].

Tôi nghĩ thêm, cả món khoai lang chà cũng vậy. Cứ bỏ theo trong bọc, trong túi. Khi đi đường mà đói thì lấy ra ăn rồi ghé vào khe suối, bến sông vục nước uống. Khoai chà gặp nước nở ra, no!

Đến món mì Quảng thì lạ hơn. Không cần phải đến nhưn là bò hay gà mới ăn được như bún, phở. Bắt được con rắn, con ếch, con cá, con tôm trên đường đi, hay con vịt con ngan trong vườn nhà, thậm chí con sứa dưới biển…cũng có thể làm một bữa mì, không nề hà chi. Thiếu chất béo thì bỏ thêm vào nhúm đậu phộng. Thiếu chất tươi thì hái tạm mớ rau rừng. Độ biến tấu biết bao nhiêu mà kể.

 Bây giờ lại nói về hai món: Lẩu và nộm( hay gỏi). Tôi đồ rằng đó cũng là món ăn nhiều biến tấu của những đoàn người đang di chuyển. Có gỏi tôm, gỏi cá sặc, cá chuồn…trộn với bất cứ thứ rau, cỏ, lá gì tìm thấy trên đường và chút mắm, cũng làm xổi với những gì bắt được. Dừng lại trên đường, dựng chòi tá túc, nhóm được bếp thì món gỏi ấy thành ra món…lẩu, tinh tươm sôi chín hơn với những con lóc, con rô, con thịt lớn hơn. Ăn uống kiểu đó, cần gì bàn ghế, chén đĩa sang trọng! Và rồi lại lên đường.

     Người miền Bắc, hay kinh kì xứ Huế ăn uống công phu, cả đồ dùng để ăn cũng chế tác cầu kỳ khác với những lưu dân đang vừa đi vừa ăn. Chuyện ăn, cách ăn chắc có tác động đến tính khí của con người. Phải chăng vì đó mà người Quảng, người đàng trong nói chung tính tình bộc trực, cởi mở và dễ tha thứ cho… cuộc đời?

(Trích Làng xứ Quảng, Trương Điện Thắng, NXB Trẻ, tr25-28)

 Thực hiện các yêu cầu sau:

      Câu 1. (0,5 điểm) Chỉ ra phương ngữ Quảng Nam trong hai câu văn sau: Đến món mì Quảng thì lạ hơn. Không cần phải đến nhưn là bò hay gà mới ăn được như bún, phở.

Câu 2. (0,5 điểm) Nêu tên biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn sau: Bắt được con rắn, con ếch, con cá, con tôm trên đường đi, hay con vịt con ngan trong vườn nhà, thậm chí con sứa dưới biển…cũng có thể làm một bữa mì, không nề hà chi.

Câu 3. (0,5 điểm) Ghi lại tên các món ăn của người Quảng Nam được tác giả nhắc đến trong văn bản trên.

Câu 4. (1,0 điểm) Nhan đề “Vừa ăn vừa… đi” có ý nghĩa gì?

Câu 5. (1,0 điểm) Phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ lặp cấu trúc trong hai câu văn sau:

Thiếu chất béo thì bỏ thêm vào nhúm đậu phộng. Thiếu chất tươi thì hái tạm mớ rau rừng.

Câu 6. (1,0 điểm) Cho biết ý nghĩa câu văn: Chuyện ăn, cách ăn chắc có tác động đến tính khí của con người.

Câu 7. (1,0 điểm) Nhận xét thái độ, tình cảm của tác giả đối với văn hóa ẩm thực và con người xứ Quảng?

Câu 8. (0,5 điểm) Anh/chị hãy viết đoạn văn (3-5 câu) giới thiệu hương vị món ăn Quảng Nam mà mình yêu thích.

VIẾT (4,0 điểm)

Viết văn bản thuyết minh về tác phẩm

                             KHẤT THỰC

                                          ( Nguyễn Du)

Phiên âm:   

                     Tằng lăng trường kiếm ỷ thanh thiên,

                     Triển chuyển nê đồ tam thập niên.

                     Văn tự hà tằng vi ngã dụng,

                     Cơ hàn bất giác thụ nhân liên.

Dịch nghĩa:

Kiếm dài ngạo nghễ nương dựa trời xanh

                     Lăn lóc trong bùn lầy đã ba chục năm

                     Văn chương chữ nghĩa nào đã từng ích gì cho ta?

                     Không ngờ đói rét phải nhận lòng thương hại của người.

Dịch thơ:     

                     Tựa kiếm nhìn lên thăm thẳm xanh,

                     Ba mươi năm lội giữa bùn tanh.

                     Văn chương(1) phù phiếm không no được,

                     Đói rách(2) người thương, tủi phận mình

( Viết về Nguyễn Du và Truyện Kiều, Nguyễn Trí Tích, NXB Thanh Niên, tr.561)

Chú thích :

 – Bài thơ trích trong Thanh Hiên thi tập(1786-1795), tập thơ được sáng tác trong những năm tháng bi thương nhất của cuộc đời Nguyễn Du nên chất chứa những bi kịch cá nhân. Gia đình tan tác, anh em chia lìa; cuộc sống riêng cùng quẫn, bế tắc khiến những trang thơ Nguyễn Du như một tiếng thở dài trước cuộc đời và thân phận.

– (1) Có thể liên hệ với câu thơ Văn chương không mệnh đốt còn vương trong Độc Tiểu Thanh kí để hiểu sâu sắc hơn ý thơ này.

– (2) Trong suốt ba mươi năm của cuộc sống thăng trầm, đã có lúc Nguyên Du phải sống trong sự túng thiếu nghèo nàn, phải đi khất thực trong thiên hạ.

—————————— Hết ——————————

Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN 11

(Hướng dẫn chấm này có 02 trang)     

Đọc hiểu Câu Nội dung Điểm  
I ĐỌC HIỂU 6,0  
Câu 1 Từ thuộc phương ngữ Quảng Nam trong hai câu văn sau: nhưn

   Hướng dẫn chấm: Học sinh trả lời đúng như đáp

0,5  
Câu 2 Biện pháp tu từ: Liệt kê

   Hướng dẫn chấm: Học sinh trả lời đúng như đáp

0,5
Câu 3 Bánh tét, khoai lang chà, mì Quảng, lẩu, nộm(hay gỏi)

   Hướng dẫn chấm:

   – Học sinh trả lời 3-5 món như đáp án : 0,5đ

Học sinh trả lời 1-2 món như đáp án : 0,25đ

0,5
Câu 4 Ý nghĩa nhan đề Vừa ăn vừa… đi:

+ Một nét ẩm thực vừa tiện lợi, vừa dân dã của người đàng Trong nói chung, người Quảng Nam nói riêng.

+ Hình ảnh của cha ông thời khai hoang mở cõi

   Hướng dẫn chấm: Học sinh trả lời đúng mỗi ý như đáp án hoặc có ý tương tự, mỗi ý được 0,5đ

1,0  
  Câu 5 Hiệu quả biện pháp lặp cấu trúc:

– Về mặt hình thức: Tạo âm điệu, sự sinh động, hấp dẫn, gợi hình gợi cảm cho đoạn văn(0,25đ).

– Về mặt nội dung:

+ Cho thấy sự đơn giản trong cách ăn món mì Quảng nói riêng và các món ăn Quảng Nam nói chung.

+ Thể hiện một nét đẹp của ẩm thực xứ Quảng.

   Hướng dẫn chấm: Học sinh trả lời đúng một ý như đáp án hoặc có ý tương tự được 0,7

1,0  
  Câu 6 Ý nghĩa câu văn: Chuyện ăn, cách ăn chắc có tác động đến tính khí của con người.

– Mối quan hệ giữa việc ăn uống với tính cách con người cũng là mối quan hệ giữa con người và môi trường sống.

– Ẩm thực là một nét văn hóa độc đáo góp phần hình thành và phát triển văn hóa sống của cộng đồng.

   Hướng dẫn chấm: Học sinh trả lời đúng mỗi ý như đáp án hoặc có ý tương tự, mỗi ý được 0,5đ

1,0  
  Câu 7 Nhận xét tình cảm, thái độ của tác giả:

– Tình cảm yêu quý, thái độ trân trọng đối với văn hóa ẩm thực và con người xứ Quảng.

– Thể hiện sự gắn bó, sự hiểu biết và tình yêu tha thiết đối với quê hương Quảng Nam của Trương Điện Thắng.

   Hướng dẫn chấm: Học sinh trả lời đúng mỗi ý như đáp án hoặc có ý tương tự, mỗi ý được 0,5đ

1,0  
  Câu 8   Viết đoạn văn:

– Dung lượng ít nhất 3 câu.

– Nội dung: Về hương vị một món ăn xứ Quảng.

   Hướng dẫn chấm: Học sinh trả lời đúng mỗi ý như đáp án hoặc có ý tương tự, mỗi ý được 0,2

1,0
LÀM VĂN 4,0  
   
1. Yêu cầu về kĩ năng:

Đảm bảo cấu trúc của một bài văn thuyết minh

0,2 5  
2. Yêu cầu về kiến thức:    
 a. Giới thiệu vấn đề cần thuyết minh

 b. Trình bày đúng vấn đề cần thuyết minh

– Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Du.

– Giới thiệu khái quát về bài thơ Khất thực của Nguyên Du( Thể thơ, xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác, nhan đề, cảm hứng chủ đạo…).

– Giá trị tư tưởng :

+ Bài thơ thể hiện nỗi cô đơn, bế tắc cho thân phận của con người tài cao chí lớn nhưng phải sống cuộc đời túng quẫn, bần hàn. Nỗi xót xa cho nghiệp văn chương giữa cơn dâu bể của thời đại đảo điên.

+  Qua nỗi đau riêng của một tâm hồn lớn, có thể thấy nỗi đau chung của con người sống trong một thời đổ vỡ, xáo trộn cùng cực.

+ Đặt ra cho thời đại vấn đề “Tài mệnh tương đố”

– Giá trị nghệ thuật :

+ Thể thơ tứ tuyệt hàm súc, cô đọng

+ Xây dựng hình ảnh đối lập.

+ Mô típ “Văn chương” trở thành nỗi ám ảnh trong thơ Nguyễn Du.

c. Đánh giá chung:

– Cùng với các tác phẩm khác trong “Thanh Hiên thi tập”, tác phẩm đã góp tiếng nói xót thương thân phận cùng nỗi nghiền ngẫm về nhân sinh, đồng thời lên án xã hội phong kiến đương thời.

– Bài thơ góp phần khẳng định bậc kì tài Nguyễn Du cả thơ chữ Nôm lẫn thơ chữ Hán.

 

0,5

 

0,5

0,5

 

1,0

 

 

 

 

 

 

0,5

 

 

 

0,25

d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. 0,25  
e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ. 0,25  
 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *