ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG 8 TUẦN HỌC KỲ II NĂM HỌC 2023 – 2024 Bài thi: NGỮ VĂN 11 |
|
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề.
(Đề thi gồm 02 trang) |
Họ và tên thí sinh: ……………………………………………………………. SBD:………………………
ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc văn bản sau:
Sách và đọc sách
Tuổi trẻ đọc sách như nhìn trăng qua cái kẽ, lớn tuổi đọc sách như ngắm trăng ở ngoài sân, tuổi già đọc sách như thưởng trăng trên đài. Do từng trải nhiều hay ít mà sở đắc nhiều hay ít.
Có thể đọc những cuốn sách không có chữ (chẳng hạn cuốn sách ngoài đời) thì mới nói được những câu kinh nhân; có thể hiểu những điều giảng không được thì mới thấy được cái huyền vi nhất của đạo Phật.
Văn chương bất hủ cổ kim đều viết bằng huyết lệ. Văn chương là sơn thủy trên án thư, sơn thủy là văn chương trên đất.
Thú nhất là đọc sách; đọc sử thì vui ít mà giận nhiều, nhưng chỗ giận đó cũng là chỗ vui.
Nên đọc kinh thư vào mùa đông, để tinh thần được chuyển nhất; nên đọc sử vào mùa hè vì ngày dài; nên đọc chư tử vào mùa thu vì có nhiều ý lạ; nên đọc chư tập vào mùa xuân vì thời tiết đổi mới.
Văn nhân mà bàn về binh thư, phần nhiều là bàn luận trên giấy (nghĩa là trên lí thuyết); vũ tướng mà bàn về văn chương, một nửa là nghe lỏm.
Người biết đọc sách thì cái gì cũng là sách: sơn thủy cũng là sách, cờ rượu cũng là sách, hoa nguyệt cũng là sách. Người biết đi coi phong cảnh thì cái gì cũng là sơn thủy: thư sử cũng là sơn thủy, thơ rượu cũng là sơn thủy, hoa nguyệt cũng là sơn thủy.
Người xưa muốn đọc sách mười năm, du ngoạn sơn thủy mười năm, rồi mười năm kiểm điểm lại kinh nghiệm. Tôi nghĩ kiểm điểm chẳng cần tới mười năm, chỉ hai ba năm cũng đủ, còn đọc sách và du ngoạn sơn thủy thì gấp hai, gấp năm lần mười năm cũng chưa mãn nguyện. Có lẽ “phải sống ba trăm năm” như Hoàng Cửu Yên nói, may mới đủ chăng?
Cổ nhân nói: “Thơ, có khổ rồi mới khéo” (Thi tất cùng nhi hậu công) vì có khốn khổ rồi giọng mới có nhiều cảm khái mà dễ có sở trường. Còn hạng người phú quý đã không lo buồn về cảnh nghèo hèn, thì chỉ vịnh về phong vân tuyết lộ, thơ có gì mà hay? Muốn thay đổi đi thì chỉ có cách đi du lịch, để được thấy núi sông, phong thổ, sản vật, nhân tình, hoặc thấy cái khổ của dân chúng sau những cuộc binh đao, trong những năm mất mùa vì hạn vì lụt, rồi tả trong thơ. Thế là mượn cái cùng sầu của người để cung cấp cho sự ngâm vịnh của ta. Vậy thơ cũng bất tất phải khổ rồi mới khéo.
(Dẫn theo Lâm Ngữ Đường, Sống đẹp, Nguyễn Hiến Lê dịch, NXB Tao đàn, Sài Gòn 1965)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1 (0,5 điểm). Văn bản trên bàn về vấn đề gì?
Câu 2 (0,5 điểm). Xác định hệ thống luận điểm của văn bản trên.
Câu 3 (1,0 điểm). Anh/chị hiểu như thế nào về câu văn sau: Tuổi trẻ đọc sách như nhìn trăng qua cái kẽ, lớn tuổi đọc sách như ngắm trăng ở ngoài sân, tuổi già đọc sách như thưởng trăng trên đài.
Câu 4 (1,0 điểm). Nêu hiệu quả của biện pháp tu từ điệp từ trong đoạn văn sau: Người xưa muốn đọc sách mười năm, du ngoạn sơn thủy mười năm, rồi mười năm kiểm điểm lại kinh nghiệm. Tôi nghĩ kiểm điểm chẳng cần tới mười năm, chỉ hai ba năm cũng đủ, còn đọc sách và du ngoạn sơn thủy thì gấp hai, gấp năm lần mười năm cũng chưa mãn nguyện.
Câu 5 (1,0 điểm). Anh/chị có đồng tình với quan điểm của tác giả: Người biết đọc sách thì cái gì cũng là sách: sơn thủy cũng là sách, cờ rượu cũng là sách, hoa nguyệt cũng là sách. Vì sao?
VIẾT (6,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm). Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trả lời câu hỏi: Làm thế nào để tạo được thói quen đọc sách?
Câu 2 (4,0 điểm). Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật Kim Trọng trong đoạn thơ sau:
2741.Từ ngày muôn dặm phù tang,
Nửa năm ở đất Liêu dương lại nhà. Vội sang vườn Thúy dò la, Nhìn phong cảnh cũ nay đà khác xưa. 2745.Đầy vườn cỏ mọc lau thưa, Song trăng quạnh quẽ vách mưa rã rời. Trước sau nào thấy bóng người, Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông.
|
2749.Xập xè én liệng lầu không,
Cỏ lan mặt đất rêu phong dấu giày. Cuối tường gai góc mọc đầy, Đi về này những lối này năm xưa. 2753.Chung quanh lặng ngắt như tờ, Nỗi niềm tâm sự bây giờ hỏi ai? (Trích Truyện Kiều- Nguyễn Du, NXB Giáo Dục 1978, tr155-156)
|
CHÚ THÍCH: Đoạn trích từ câu 2741 đến câu 2754, nói về việc chàng Kim sau khi hộ tang chú quay trở lại tìm Thúy Kiều thì gặp gia cảnh, nhà cửa tiêu điều, người xưa vắng bóng.
- 2741. Phù tang: Phù trì đám tang, cũng nghĩa như hộ tang.
- Vườn Thuý: cái vườn có hiên “Lãm Thuý” chỗ Kim Trọng trọ học lúc trước. Nhưng ở đây chỉ nơi hai người đi về tình tự lúc trước.
- 2748. Thôi Hộ đời Đường, nhân tiết Thanh minh, đi đến nơi kỳ ngộ, tìm người con gái đã gặp gỡ năm trước thì chỉ thấy cửa đóng, người đi đâu vắng, nhân đó mà làm bài thơ, trong có câu: nhân diện bất tri hà xứ khứ, đào hoa y cự tiểu đông phong. Nghĩa là: mặt người không biết đi đằng nào, hoa đào vẫn cười với gió đông như cũ. Cây này dùng câu ý thơ ấy để nói không thấy bóng dánh nàng Kiều ở đâu, chỉ thấy hoa đào vẫn cười với gió đông như năm xưa mà thôi.
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG 8 TUẦN HỌC KỲ II+ Luận điểm 1:
NĂM HỌC 2023 – 2024 Bài thi: NGỮ VĂN 11 |
|
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề.
(Đáp án gồm 04 trang) |
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I | ĐỌC HIỂU | 4,0 | |
1 | – Văn bản trên bàn về vấn đề: Sách và việc đọc sách.
Lưu ý: HS trả lời như đáp án được 0.5 điểm. HS không trả lời hoặc trả lời khác không cho điểm. |
0,5 | |
2 | – Hệ thống luận điểm của văn bản trên:
+ Luận điểm 1: đọc sách như thế nào? + Luận điểm 2: mối quan hệ giữa sách và đời sống + Luận điểm 3: nhà văn (nhà thơ) làm thế nào để có một cuốn sách hay? Lưu ý: HS trả lời từ 2 – 3 luận điểm cho 0,5 điểm. HS trả lời được1 luận điểm cho 0,25 điểm. HS không trả lời hoặc trả lời khác không cho điểm. |
0,5 | |
3 | – Hiểu về câu văn sau: Tuổi trẻ đọc sách như nhìn trăng qua cái kẽ, lớn tuổi đọc sách như ngắm trăng ở ngoài sân, tuổi già đọc sách như thưởng trăng trên đài.
+ Tuổi trẻ đọc sách như nhìn trăng qua cái kẽ: tuổi trẻ đọc sách chỉ thấy được phạm vi nhỏ hẹp. + Lớn tuổi đọc sách như ngắm trăng ở ngoài sân: theo thời gian kinh nghiệm, vốn sống nhiều hơn thì tầm nhìn được mở rộng hơn khi đọc sách + Tuổi già đọc sách như thưởng trăng trên đài: vốn văn hóa và kinh nghiệm sống phong phú thì đọc sách càng hiểu sâu hơn, rộng hơn. -> hiểu một cuốn sách hay là một việc không đơn giản. Càng lớn tuổi, có nhiều vốn sống, văn hóa, kinh nghiệm thì lĩnh hội sẽ càng sâu sắc hơn. Lưu ý: HS trả lời như đáp án cho 1,0 điểm. HS trả lời được 2 ý cho 0,75 điểm. HS trả lời được 1 ý cho 0,5 điểm HS không trả lời hoặc trả lời khác không cho điểm. |
1,0 | |
4 | – Biện pháp tu từ điệp từ: mười năm. (0,25 điểm)
– Hiệu quả: + Làm cho câu văn nhịp nhàng, tăng tính liên kết. (0,25 điểm) + Nhấn mạnh khoảng thời gian mang tính chất ước lệ trong cuộc đời mỗi người, đọc sách và trải nghiệm quan trọng hơn là để kiểm điểm lại những kinh nghiệm. Qua đó,câu văn thể hiện thái độ yêu thích việc đọc sách và trải nghiệm của tác giả. (0,5 điểm, mỗi ý cho 0,25 điểm). Lưu ý: Chấp nhận cách diễn đạt khác nhưng hiểu đúng bản chất vẫn cho điểm tối đa. |
1,0 | |
5 |
-Đồng tình với quan điểm của tác giả: Người biết đọc sách thì cái gì cũng là sách: sơn thủy cũng là sách, cờ rượu cũng là sách, hoa nguyệt cũng là sách.(0,25) Lí giải: – Đọc sách sẽ giúp ta khai thông trí tuệ, phát huy tư duy, năng lực hiểu biết, sáng tạo. – Khi biết đọc sách một cách đúng đắn thì mỗi người sẽ tìm thấy niềm vui, giá trị đích thực mà cuộc sống mang lại. Lưu ý: Trả lời đúng 1 trong 2 ý cho 0,5 điểm. Trả lời đúng 2 ý cho 0,75 điểm. Chấp nhận cách diễn đạt khác nhưng hiểu đúng bản chất vẫn cho điểm tối đa. |
1,0
0,25 |
|
II | LÀM VĂN | 7,0 | |
1
2 |
Viết một đoạn văn (khoảng 200) chữ t trình bày suy nghĩ để trả lời cho câu hỏi: làm thế nào để tạo được thói quen đọc sách?
|
2,0 | |
a.Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn
Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch,quy nạp, tổng-phân-hợp, móc xích hoặc song hành. |
0,25 |
||
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận : làm thế nào để tạo được thói quen đọc sách? | 0,25 | ||
c. Triển khai vấn đề cần nghị luận
Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp, để triển khai vấn đề cần nghị luận theo nhiều cách khác nhau. Dưới đây là một số định hướng: – Để tạo được thói quen đọc sách, cần: + Tạo sự thoải mái khi đọc sách (tìm hoặc tự tạo không gian yên tĩnh khi đọc sách) + Thiết lập thời gian đọc sách cho riêng mình. + Tạo danh sách những cuốn sách bạn muốn đọc và theo dõi tiến trình đọc. + Coi sách như người bạn đồng hành. – Tạo được thói quen khi đọc sách có vai trò quan trọng giúp mỗi người hoàn thiện bản thân, nâng cao hiểu biết. Tuy vậy cần lựa chọn những cuốn sách hay, phù hợp với lứa tuổi không nên đọc những cuốn sách vô bổ sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến tâm hồn người đọc. |
1,0 | ||
d.Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. |
0,25 |
||
e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề cần nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ. |
0,25 |
||
Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật Kim Trọng trong trích đoạn Truyện Kiều của Nguyễn Du. | 4,0 | ||
a.Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. |
0,25 |
||
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Diễn biến tâm trạng của nhân vật Kim Trọng được thể hiện qua đoạn trích |
0,25 |
||
c.Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: |
|||
*Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Du, tác phẩm Truyện Kiều và đoạn trích | 0,25 | ||
*Diễn biến tâm trạng của Kim Trọng được thể hiện qua đoạn trích.
– Diễn biến tâm trạng của Kim Trọng + Bốn câu đầu: tâm trạng bồn chồn, nhớ mong, khắc khoải vừa hồi hộp, náo nức vừa chan chứa hi vọng của chàng Kim trong khi xa người yêu giờ đang nóng lòng gặp mặt. + Bốn câu tiếp:Tâm trạng đau xót của Kim Trọng khi nhìn cảnh hiện tại đều hoang tàn, đổ nát, quạnh hiu. Bên cạnh đó là tâm trạng hụt hẫng, đau buồn khi cảnh cũ còn đây mà người xưa đã vắng bóng. + Sáu câu cuối: tâm trạng mơ hồ, mông lung không có ý niệm về thời gian và không gian. Trong tâm trạng nửa tỉnh nửa mơ, nửa sống với hiện tại nửa sống với quá khứ ấy nỗi lòng Kim Trọng bật lên qua câu hỏi quặn thắt: “ Nỗi niềm, tâm sự bây giờ hỏi ai?”
– Nghệ thuật: Sử dụng thể thơ lục bát; từ ngữ giản dị, gợi hình gợi cảm (quạnh quẽ, rã rời, sập sè,…); hình ảnh, chi tiết chọn lọc, ấn tượng… |
2,0 | ||
*Đánh giá – Đoạn thơ khắc họa rõ nét tâm trạng của nhân vật trữ tình. Đó là tâm trạng phức hợp đan cài giữa hi vọng – thất vọng, hiện tại – quá khứ, thực – mộng, hạnh phúc và đau đớn..tất cả đều tập trung thể hiện tình yêu đằm thắm, thiết tha của Kim Trọng với Thúy Kiều. – Đoạn trích là một trong những mẫu mực của nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, sử dụng thành công các phép đối, điển cổ, ngôn ngữ kết hợp giữa lời của người kể chuyện ở ngôi thứ ba và điểm nhìn nương vào bên trong nhân vật Kim Trọng để thể hiện sâu sắc đời sống nội tâm nhân vật; khẳng định tài năng của người cầm bút. Lưu ý – Phân tích và đánh giá theo định hướng, lý lẽ thuyết phục cho từ 2,0 –2,5 điểm – Phân tích và đánh giá theo định hướng, lý lẽ còn sơ sài cho từ 1,25–1,75 – Phân tích chung chung, không có định hướng cho 0,5 – 1,0 điểm – Phân tích chung chung, không có định hướng, sơ sài cho dưới 1,0 điểm – Lạc đề hoặc không làm cho 0 điểm |
0,5 |
||
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt |
0,25 | ||
e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề cần nghị luận; có cách diễn dạt mới mẻ. |
0,5 |