Đọc hiểu và NLVH viết bài thuyết minh tổng hợp giới thiệu về một nhân vật lịch sử

ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc đoạn trích sau:

LỊCH SỬ GIẢI NOBEL: QUY TRÌNH VÀ GIẢI THƯỞNG

Nobel là hệ thống giải thưởng được trao cho các cá nhân và tổ chức đạt được những thành tựu lớn lao phục vụ cho lợi ích của nhân loại, theo ý nguyện của nhà khoa học nổi tiếng Alfred Nobel.

Lịch sử Giải Nobel

Alfred Nobel là nhà khoa học, nhà phát minh đại tài, chủ nhân của 355 bằng sáng chế, trong đó đáng chú ý nhất là phát minh về thuốc nổ. Cả cuộc đời cống hiến cho khoa học, Alfred Nobel đã đạt tới đỉnh cao của vinh quang và giàu có. Sau khi qua đời vào năm 1896, Alfred Nobel đã để lại một bản di chúc gây kinh ngạc và khó hiểu cho mọi người khi ông chỉ dành một phần nhỏ gia tài của mình cho bạn bè và người thân để “khỏi tạo nên những kẻ lười biếng”. Phần tài sản còn lại của ông đã được đem bán thành tiền mặt, tương đương với 70 triệu krona Thụy Điển lúc đó, để gửi ngân hàng. Số tiền lãi hàng năm sẽ trích ra, chia làm 5 giải thưởng tặng “cho những người có đóng góp lớn nhất cho nhân loại” trên các lĩnh vực: Vật lý, Hóa học, Sinh học (hoặc Y học), Văn chương, và Hòa bình. Trong các giải thưởng Nobel thì Giải Vật lý, Hóa học, Văn học và Kinh tế do Viện hàn lâm khoa học hoàng gia Thụy Điển quyết định; Giải Sinh học / Y học do Ủy ban Nobel của Viện Karolinska quyết định; và Giải Hòa bình do Ủy ban Nobel thuộc Quốc hội Na Uy quyết định.

Quy trình bầu chọn giải Nobel

Vào tháng 9 của năm trước năm trao giải, Ủy ban Nobel bí mật gửi mẫu đề cử cho 3.000 chuyên gia là những người từng được nhận giải Nobel, thành viên của đơn vị trao thưởng, các chuyên gia trong lĩnh vực Vật lý, Hóa học, Sinh học hoặc Y học, các giáo sư đầu ngành của nhiều trường đại học và các viện nghiên cứu. Tháng 2 của năm trao giải là thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ. Ủy ban Nobel sẽ sàng lọc và lựa ra các ứng cử viên. Sau đó, hội đồng chọn ra khoảng từ 250- 350 người lọt vào vòng tiếp. Từ tháng 3 đến tháng 5, các chuyên gia đánh giá công trình của các ứng cử viên, sau đó Ủy ban Nobel tiến cử người đạt giải để Viện Hàn lâm chọn trên đa số phiếu bầu. Tháng 6 đến tháng 8, Ủy ban Nobel tập hợp các báo cáo có kèm theo danh sách tiến cử gửi cho Viện Hàn lâm. Bản báo cáo này được các thành viên hội đồng cùng ký tên. Từ tháng 9 đến đầu tháng 10, Ủy ban Nobel đệ trình ý kiến lựa chọn của họ lên Viện hàn lâm khoa học Hoàng gia Thụy Điển và các tổ chức trao thưởng khác. Thực tế, không phải lúc nào đơn vị trao giải cũng làm theo sự tiến cử của Ủy ban này. Vào đầu tháng 10, Viện hàn lâm chọn ra người đạt giải dựa trên đa số phiếu bầu, sau đó chính thức công bố tên người đạt giải. Việc bỏ phiếu để chọn ra người đạt giải Nobel được giữ bí mật đến giờ chót. Hằng năm, trước ngày 15/11, Ban tổ chức sẽ phải công bố danh sách những người được nhận phần thưởng cao quý này. Theo quy định của Ủy ban Nobel, những thông tin liên quan đến quá trình xét tặng giải được giữ kín trong 50 năm.

Giá trị giải thưởng

Chủ nhân của giải Nobel sẽ được trao giấy chứng nhận, huy chương vàng cùng phần thưởng tiền mặt. Số tiền phụ thuộc vào thu nhập của Ủy ban Nobel. Năm 2017, Quỹ Nobel quyết định tăng tiền thưởng cho các hạng mục giải Nobel thêm 1 triệu krona Thụy Điển (khoảng 120 nghìn USD) so với mùa giải đó trước, lên 9 triệu krona (khoảng 1,1 triệu USD). Đây là lần điều chỉnh giá trị tiền thưởng đầu tiên kể từ năm 2012 khi Quỹ Nobel quyết định giảm giá trị tiền thưởng 20% mỗi hạng mục, trong bối cảnh phải cân đối ngân sách trong dài hạn. Năm 2020, Hiệp hội Nobel đã quyết định tăng thêm 1 triệu krona (khoảng 110 nghìn USD) so với năm trước đó, đưa con số tiền thưởng của giải Nobel lên thành 10 triệu krona. Mới đây nhất, ngày 15/9/2023, Quỹ Nobel thông báo tiếp tục tăng 1 triệu krona. Như vậy, người vinh dự nhận giải Nobel năm nay sẽ được trao phần thưởng bằng tiền mặt có tổng trị giá 11 triệu krona (tương đương 986 nghìn USD).

Đến nay, dù vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau về cách xét giải, nhưng phần lớn những người được nhận giải thưởng Nobel đều là những người có cống hiến vĩ đại cho nhân loại. Cùng với giải, tấm lòng cao thượng và nhân đạo của người lập ra nó, Alfred Nobel, vẫn mãi được nhân loại ghi nhận.

(Theo Thông tấn xã Việt Nam)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Văn bản trên viết về vấn đề gì? (0,5 điểm)

Câu 2. Chỉ ra các yếu tố hình thức được sử dụng trong văn bản? (0,5 điểm)

Câu 3. Văn bản trên có mấy thông tin chính? Đó là những thông tin nào? (0,5 điểm)

Câu 4. Nhận xét về cách đặt nhan đề của tác giả? (0,5 điểm)

Câu 5. Phân tích vai trò của đoạn sa-pô và các dòng in đậm trong việc thể hiện nội dung của văn bản? (0,5 điểm)

Câu 6. Mục đích của tác giả khi viết văn bản trên là gì? Tác giả thể hiện thái độ như thế nào đối với người sáng lập ra giải thưởng Nobel? (1,0 điểm)

Câu 7. Anh/ chị có đồng tình với cách làm của Alfred Nobel: chỉ dành một phần nhỏ gia tài của mình cho bạn bè và người thân để “khỏi tạo nên những kẻ lười biếng” không? Lí giải vì sao? (1,0 điểm)

Câu 8. Từ nội dung văn bản trên, anh/ chị có suy nghĩ gì về sự cần thiết phải có lòng cao thượng trong cuộc sống? (Viết khoảng 8 – 10 dòng) (1,5 điểm)

LÀM VĂN (4,0 điểm)

Hãy viết bài thuyết minh tổng hợp giới thiệu về một nhân vật lịch sử mà anh/ chị yêu thích.

ĐÁP ÁN ĐỀ 5

Phần Câu Nội dung Điểm
I ĐỌC HIỂU 6,0
1 Văn bản trên viết về vấn đề: Đờn ca tài tử Nam Bộ. 0.5
2 Các yếu tố hình thức được sử dụng trong văn bản:

–  Nhan đề

–  Các dòng im đậm

0.5
3 Văn bản trên bao gồm 3 thông tin chính:

–  Lịch sử hình thành

–  Quá trình phát triển Đờn ca tài tử

–  Đặc điểm của Đờn ca tài tử

0.5
4 Nhận xét về cách đặt nhan đề: Nhan đề đã nêu lên được một cách

khái quát nội dung của văn bản.

0.5
5 Mục đích: giới thiệu với người đọc về Đờn ca tài tử Nam Bộ (lịch sử

hình thành, quá trình phát triển, đặc điểm)

0.5
6 –  Các phần trong văn bản có mối liên hệ chặt chẽ, bổ sung cho nhau, cung cấp cho người đọc một cái nhìn khái quát về loại hình Đờn ca tài tử Nam Bộ: từ lịch sử hình thành đến quá trình phát triển và đặc điểm của loại hình này.

–  Mỗi phần cung cấp một thông tin về Đờn ca tài tử Nam Bộ, và đều nhằm hướng tới một mục đích duy nhất: làm sáng tỏ nội dung chính

của văn bản.

1.0
7 Bản thân rút ra được nhiều thông tin bổ ích như:

–  Biết được nguồn gốc ra đời của Đờn ca tài tử Nam Bộ.

–  Biết được quá trình phát triển của Đờn ca tài tử Nam Bộ.

–  Biết được các đặc điểm cơ bản của Đờn ca tài tử Nam Bộ.

1.0
8 Suy nghĩ gì về vai trò của âm nhạc đối với cuộc sống con người:

–  Âm nhạc là nơi con người gửi gắm những tâm sự của mình

–  Âm nhạc giúp cho con người được thư giãn, thoải mái.

–   Âm nhạc làm cho đời sống tinh thần của con người trở nên phong phú, giàu có hơn.

1.5
II VIẾT 4,0
a. Đảm bảo cấu trúc bài thuyết minh tổng hợp 0,25
b. Xác định đúng vấn đề

Giới thiệu về một loại hình âm nhạc mà bản thân am hiểu.

0,5
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Tham khảo: CHÈO

1.  Khái quát:

–   Chèo là loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian cổ của Việt Nam, phát triển mạnh ở phía Bắc, trọng tâm là vùng đồng bằng sông Hồng.

–  Là nghệ thuật mang tính quần chúng, được sử dụng trong hội hè, lễ

nghi,…

2.5

 

– Chèo không chỉ phản ánh xã hội mà còn đi sâu vào bản sắc dân tộc, kết tinh của đầy đủ các loại hình dân tộc.

2. Nguồn gốc hình thành và quá trình phát triển:

–  Hình thành và phát triển từ thế kỉ thứ 10, dưới thời nhà Đinh, được cho là bắt nguồn từ trò nhại.

–  Vùng đất kinh đô của chèo là cố đô Hoa Lư.

–  Người sáng lập là bà Phạm Thị Trân, một người ca vũ trong cung, sau đó được truyền ra khắp Đại Cồ Việt.

–   Thế kỷ 14, chèo có một dấu mốc quan trọng: chịu ảnh hưởng của kinh kịch Trung Quốc.

–  Thế kỷ 15, chèo lại trở lại với nông thôn Việt gắn với sinh hoạt và hội hè của người dân trong các lễ hội cầu mưa, cảm tạ thần thánh,… do vua Lê Thánh Tông theo đạo Khổng, không cho phép diễn trong cung đình.

–  Từ thế kỉ 18 đến thế kỉ 19 là đỉnh cao của sự phát triển nghệ thuật chèo.

–  Thế kỷ 20, chèo quay lại thành thị và một số vở chèo mới ra đời.

3. Đặc trưng của chèo:

–   Làn điệu chèo không dựa vào kịch bản mà dựa vào sự phong phú trong lối hát và diễn xuất của người diễn viên.

–  Chèo có thể hát đôi, hát đơn hoặc hát đồng ca.

–   Chèo hội tụ tất cả các làn điệu dân ca của vùng đồng bằng sông Hồng như hát xoan, hát xẩm,…

–   Mỗi vở chèo sẽ bao gồm: kịch bản kịch tính, phương pháp tự sự, cách thể hiện nhân vật ước lệ gắn với những câu thơ chữ Hán, điển cố, các câu thơ lục bát tự do,…

–  Nội dung: Miêu tả cuộc sống của người dân ở nông thôn cũng như những đức tính cao quý của họ với lối diễn hài hước, gây cười.

–  Nhân vật trong chèo có 5 loại: Sinh, Đào, Lão, Mụ, Hề

+ Hề, Lão, Mụ: diễn theo lối dân dã.

+ Sinh, Đào: diễn theo lối cổ điển, hình tượng văn chương.

+ Vai diễn hề là đặc sắc riêng chỉ có trong chèo, miêu tả những thói hư tật xấu, gây tiếng cười cho mọi người.

–    Nhạc cụ: một vở diễn chèo phải có ít nhất 3 loại đàn dây: đàn nguyệt, đàn bầu, đàn nhị, thêm sáo và nhất thiết phải có trống.

4. Các yếu tố cấu thành một vở chèo hoàn chính:

Bao gồm 5 yếu tố: kịch bản, mĩ thuật, đạo diễn, múa, diễn xuất của diễn viên.

–  Kịch bản văn học: tạo nên chất chèo và tư duy chèo

–  Diễn xuất: là linh hồn của vở chèo

–  Mĩ thuật: là bối cảnh, đất diễn.

 

–   Đạo diễn: là người sắp trò, cầm trịch, là những người thầy truyền nghề.

–  Múa: biểu hiện tâm trạng, nội dung nhân vật, …

5. Các làn điệu chèo và các tổ chức chèo hiện tại:

–  Các làn điệu chèo: có tới hơn 200 làn điệu chèo khác nhau.

–  Các tổ chức chèo: bao gồm chuyên và không chuyên: Nhà hát chèo Việt Nam, nhà hát chèo Quân đội, nhà hát chèo Hải Phòng, đoàn chèo Phú Thọ, đoàn chèo Quảng Ninh,…

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

0,25
e. Sáng tạo: Bài viết có giọng điệu riêng; cách diễn đạt sáng tạo, văn

phong trôi chảy.

0,5
Tổng điểm 10.0

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *